Nhóm nghiên cứu Nhật – Trung công bố bản đồ gen hoàn chỉnh của cây lúa
@wikipedia
Ngày 03/10/2012, tmột nhóm nghiên cứu Trung Quốc và Nhật Bản đã công bố, trên tạp chí khoa học Nature, « một bản đồ hoàn chỉnh » về các biến thể gen của cây lúa, nguồn cung cấp lương thực cho một nửa dân cư trên hành tinh. Nghiên cứu cho thấy giống lúa chủ yếu hiện nay có nguồn gốc từ vùng châu thổ hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây.
Nghiên cứu kể trên là kết quả của việc phân tích tỉ mỉ mã di truyền - ADN của hơn 1.000 giống lúa trồng (bao gồm hai tiểu nhóm indica và japonica) và gần 500 giống lúa hoang (thuộc nhóm Oryza rufipogon), tổ tiên của các giống lúa trồng hiện nay.
Theo các nghiên cứu, gần như tuyệt đại đa số cây lúa được trồng hiện nay là thuộc về giống Oryza sativa L., được gọi chung là « lúa châu Á ». Giống này được phân thành hai tiểu nhóm là indica và japonica. Lúa thuộc tiểu nhóm japonica có hạt ngắn và dính (tức lúa nếp), trong khi đó tiểu nhóm indica có hạt dài và không dính (tức lúa tẻ).
Điều được các nhà nghiên cứu trong ê-kíp kể trên cùng chấp nhận là, giống lúa được trồng hiện nay có nguồn gốc từ giống lúa hoang Oryza rufipogon, cách đây hàng nghìn năm. Tuy nhiên, nguồn gốc và quá trình thuần hóa giống lúa này vẫn còn là chủ đề tranh luận.
Về nguồn gốc của tiểu nhóm Oryza sativa japonica, tức là giống lúa trồng ra đời đầu tiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giống lúa này được thuần hóa bắt đầu từ các cây lúa hoang ở miền Nam Trung Quốc, khu vực trung tâm đồng bằng sông Châu Giang, hay còn gọi là Việt Giang, thuộc hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay.
Tiếp theo đó, giống lúa thuộc tiểu nhóm japonica được lai với các loài lúa hoang tại miền Nam Châu Á và Đông Nam Á để tạo thành các loại lúa thuộc tiểu nhóm indica.
Hiện tại, trên thế giới hiện nay có khoảng 155 triệu hecta dùng để trồng lúa trên thế giới, sản xuất ra 720 triệu tấn lúa/năm, trong 90% là ở Châu Á.
Theo một số dự đoán, để bảo đảm an ninh lương thực đối với một phần quan trọng của cư dân toàn cầu, sản lượng lúa phải tăng gấp đôi, vào khoảng năm 2030 và cần phải phát triển các giống lúa có sản lượng cao hơn.
Ngoài hai tiểu nhóm giống lúa lớn kể trên, tại Châu Phi còn một giống lúa với số lượng ít, có tên khoa học là Oryza glaberrima, thường được gọi là « lúa Châu Phi ».
Sản lượng lương thực thế giới 2012 giảm
Theo dự báo của FAO được công bố hôm nay, 04/10/2012, sản lượng lương thực thế giới năm nay có thể giảm đến 2,6% so với năm ngoái. Điều này có nghĩa là lượng lương thực dự trữ toàn cầu sẽ giảm đáng kể vào cuối mùa thu hoạch năm 2013, với khoảng 28 triệu tấn bị hụt đi.
Cũng theo số liệu của FA0, giá thực phẩm vào tháng 9 tăng nhẹ. Trong những tháng gần đây, giá ngô và đậu tương tăng vọt, do nạn hạn hán kỷ lục tại Hoa Kỳ. Khả năng thiếu mưa tại Nga và vùng Biển Đen gây ra các lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực mới.
http://www.viet.rfi.fr/khoa-hoc/20121004-nhom-nghien-cuu-nhat-%E2%80%93-trung-cong-bo-ban-do-gen-hoan-chinh-cua-cay-lua
Theo các nghiên cứu, gần như tuyệt đại đa số cây lúa được trồng hiện nay là thuộc về giống Oryza sativa L., được gọi chung là « lúa châu Á ». Giống này được phân thành hai tiểu nhóm là indica và japonica. Lúa thuộc tiểu nhóm japonica có hạt ngắn và dính (tức lúa nếp), trong khi đó tiểu nhóm indica có hạt dài và không dính (tức lúa tẻ).
Điều được các nhà nghiên cứu trong ê-kíp kể trên cùng chấp nhận là, giống lúa được trồng hiện nay có nguồn gốc từ giống lúa hoang Oryza rufipogon, cách đây hàng nghìn năm. Tuy nhiên, nguồn gốc và quá trình thuần hóa giống lúa này vẫn còn là chủ đề tranh luận.
Về nguồn gốc của tiểu nhóm Oryza sativa japonica, tức là giống lúa trồng ra đời đầu tiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giống lúa này được thuần hóa bắt đầu từ các cây lúa hoang ở miền Nam Trung Quốc, khu vực trung tâm đồng bằng sông Châu Giang, hay còn gọi là Việt Giang, thuộc hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay.
Tiếp theo đó, giống lúa thuộc tiểu nhóm japonica được lai với các loài lúa hoang tại miền Nam Châu Á và Đông Nam Á để tạo thành các loại lúa thuộc tiểu nhóm indica.
Hiện tại, trên thế giới hiện nay có khoảng 155 triệu hecta dùng để trồng lúa trên thế giới, sản xuất ra 720 triệu tấn lúa/năm, trong 90% là ở Châu Á.
Theo một số dự đoán, để bảo đảm an ninh lương thực đối với một phần quan trọng của cư dân toàn cầu, sản lượng lúa phải tăng gấp đôi, vào khoảng năm 2030 và cần phải phát triển các giống lúa có sản lượng cao hơn.
Ngoài hai tiểu nhóm giống lúa lớn kể trên, tại Châu Phi còn một giống lúa với số lượng ít, có tên khoa học là Oryza glaberrima, thường được gọi là « lúa Châu Phi ».
Sản lượng lương thực thế giới 2012 giảm
Theo dự báo của FAO được công bố hôm nay, 04/10/2012, sản lượng lương thực thế giới năm nay có thể giảm đến 2,6% so với năm ngoái. Điều này có nghĩa là lượng lương thực dự trữ toàn cầu sẽ giảm đáng kể vào cuối mùa thu hoạch năm 2013, với khoảng 28 triệu tấn bị hụt đi.
Cũng theo số liệu của FA0, giá thực phẩm vào tháng 9 tăng nhẹ. Trong những tháng gần đây, giá ngô và đậu tương tăng vọt, do nạn hạn hán kỷ lục tại Hoa Kỳ. Khả năng thiếu mưa tại Nga và vùng Biển Đen gây ra các lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực mới.
http://www.viet.rfi.fr/khoa-hoc/20121004-nhom-nghien-cuu-nhat-%E2%80%93-trung-cong-bo-ban-do-gen-hoan-chinh-cua-cay-lua
Geen opmerkingen:
Een reactie posten