Người Việt Đông
Bắc
Tại một thành phố nhỏ trong một tiểu
bang nhỏ như Connecticut, nơi cộng đồng người Việt cũng rất nhỏ so với các thành
phố khác của vùng Ðông Bắc Hoa Kỳ. Nhưng ít ai biết được rằng, một trong số
người Việt ở đây lại có một ngôi nhà được thiết kế như một viện bảo tàng có quy
mô rất lớn so với một tư gia.
Với sự đam mê đồ cổ và tình yêu đối với văn hóa Việt Nam, anh Trần Ðình Thắng đã sưu tầm được rất nhiều cổ vật, đồ gốm của Việt Nam từ các thế kỷ. Gần đây khi những thông tin về bản đồ Trung Quốc từ thời nhà Thanh và Dân Quốc sơ kỳ đều không bao gồm vùng Hoàng Sa và Trường Sa tạo nên dư luận về chứng cớ về mặt quốc tế. Anh Trần Ðình Thắng là người lưu trữ và đưa ra các chi tiết về các tấm bản đồ này một cách thuyết phục nhất. Chương trình phỏng vấn anh trên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) đang thu hút bạn độc khắp nơi. Ký giả Người Việt Ðông Bắc đã từng đến nhà anh Thắng và thấy được “bảo tàng thất” này. Xin giới thiệu với độc giả bài phỏng vấn anh Trần Ðình Thắng về chủ đề: Lãnh thổ Trung Hoa trong bản đồ thế giới. (NVÐB): Anh xúc tiến sưu tầm các bản đồ liên quan đến Hoàng Sa & Trường Sa nhân cơ duyên nào? Trần Ðình Thắng (TÐT): Tôi xúc tiến tìm tài liệu về Hoàng Sa & Trường Sa khoảng dịp Hè 2010 khi người bạn TS. Trần Ðức Anh Sơn, viện phó Viện Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Ðà Nẵng, nhờ tôi tìm kiếm tài liệu tại các thư viện New York City. Sau khi tìm được một ít thông tin, rồi tôi chỉ dừng tại đó và quên luôn. Khoảng cuối tháng 7, khi tôi đọc tin trên báo Tuổi Trẻ về bản đồ nhà Thanh (Trung Hoa) do TS Mai Hồng tại Viện Hán Nôm công bố, tôi thấy phần cuối bản đồ chỉ đảo Hải Nam là điểm cuối cùng của đất Trung Hoa. Ðang trên Ebay tìm mua đồ cổ Việt Nam, tôi thấy vài bản đồ Indochina có đảo Hải Nam tương tự như bản đồ nhà Thanh, thế là tôi tập trung tìm kiếm. Tôi tìm ra khoảng 10 bản đồ và sau đó hỏi ý kiến của Sơn và TS Nguyễn Nhã, mọi người cảm nhận tốt. Tôi quyết định mua các bản đồ này, và tiếp tục mở rộng tìm kiếm online, tôi tìm được khoảng 100 bản đồ Trung Hoa có kích thước từ 18cmx26cm cho đến 58cmx85cm, nơi bán là tại Mỹ, Anh, Canada, Úc. Và tôi chọn mua 80 bản đồ với giá thấp, mỗi bản đồ trung bình là $25. Các bản đồ này có thời gian từ 1626 cho đến 1980 do các nhà xuất bản tại Anh, Mỹ, Ðức, Pháp, Hà Lan in ấn và phát hành. Trong 80 bản đồ sưu tầm, có 10 bản đồ được in lại từ file, còn lại là 70 bản đồ gốc. Trong quá trình tìm bản đồ, tôi phát hiện 2 sách Postal Atlas Map of China và 1 sách Atlas of the Chinese Empire. Ðây là điều bất ngờ lớn nhất đối với tôi vì tôi không tin những sách toàn đồ (atlas) cổ của Trung Hoa tồn tại đến ngày nay. Tôi kêu gọi sự đóng góp của bạn bè và quyết định mua 2 sách và xem đây như là cái duyên có được sách toàn đồ cổ Trung Hoa. Trên nguồn cảm hứng này, tôi đang kêu gọi thêm bạn bè để mua luôn sách toàn đồ thứ 3. Sách Atlas of the Chinese Empire in vào năm 1908 tại London do China Inland Mission in ấn và phát hành với sự giúp đỡ của Chinese Imperial Post Offices và chuyên gia Edward Stanford. Sách có 23 bản đồ, kích thước bản đồ là 31cmx41cm. Ðây là cuốn sách toàn đồ đầu tiên về Trung Hoa. Sách này có nguồn từ London với giá $1000. Sách thứ hai in vào năm 1919, gọi là Trung Hoa Bưu Chính Dư Ðồ, do Tổng Cục Bưu Chính thuộc Bộ Giao Thông Trung Hoa biên soạn & phát hành tại Nam Kinh. Sách có 49 bản đồ, kích thước bản đồ là 61cmx71cm. Sách có 3 ngôn ngữ là Anh, Pháp, Trung Hoa. Ðây là cuốn sách toàn đồ đầu tiên của Trung Hoa có kích thước lớn và do chính phủ Trung Hoa phát hành. Sách này có nguồn từ Ba Lan với giá $5000. Sách thứ ba in vào năm 1933, gọi là Trung Hoa Dân Quốc Bưu Chính Dư Ðồ, do Tổng Cục Bưu Chính thuộc Bộ Giao Thông Trung Hoa biên soạn & phát hành tại Nam Kinh. Sách có 29 bản đồ, kích thước bản đồ là 61cmx71cm. Sách có 3 ngôn ngữ là Anh, Pháp, Trung Hoa. Sách này có nguồn từ New York City với giá $3000. Trong gần 2 tháng là thời gian tôi tập hợp các bản đồ, chụp hình, mã số, ghi chú và làm khung hình. NVÐB: Những bản đồ này có ý nghĩa như thế nào về chủ quyền biển đảo Việt Nam? TÐT: 80 bản đồ do nhiều nhà xuất bản khác nhau tại Anh, Mỹ, Pháp, Ðức, Hà Lan in ấn đều xác định cực Nam của Trung Hoa là đảo Hải Nam. Người Tây phương làm việc gì cũng dựa trên vấn đề khoa học và tất nhiên phải có sự chấp thuận của nhà Thanh - đất của người Trung Hoa ở phương nào thì các nhà địa lý vẽ bản đồ bao gồm phương đó và hải đảo nơi đó. Thời xưa, người phương Tây thiết lập bản đồ để thuận tiện trong ngoại giao, giao thương buôn bán và đường hàng hải giữa các quốc gia trong khu vực Châu Á-Châu Âu, vì thế bản đồ phải thể hiện tính chính xác & trung thực về địa lý của các nước trong khu vực. Các bản đồ phương Tây xác định rõ ràng lãnh thổ và hải đảo của Trung Hoa, trong 25 hải đảo liệt kê có nhiều đảo nhỏ hơn những đảo thuộc Hoàng Sa & Trường Sa, nhưng chúng ta không thấy tên Paracel hay Spratly trong danh sách. Vậy các bản đồ phương Tây xác nhận Hoàng Sa & Trường Sa không thuộc về Trung Hoa. Bản đồ Dầu khí & Năng lượng trong sách “The People's Republic of China - A new industrial power with a strong mineral base” do Cục Tài Nguyên Hoa Kỳ xuất bản năm 1975 và bản đồ Dầu khí & Khí đốt do Petroleum News tại Hong Kong xuất bản năm 1979 đều không có Hoàng Sa & Trường Sa. Hai sách bản đồ Bưu Chính là do chính phủ Trung Hoa in ấn. Trong phần mục lục ghi địa danh và hải đảo Trung Hoa, có chính quyền địa phương, có đường giao thông đường bộ và đường thủy, để vận chuyển bưu chính. Các sách Trung Hoa Bưu Chính Dư Ðồ không đề cấp đến Hoàng Sa & Trường Sa, có nghĩa là 2 quần đảo này nằm ngoài lãnh thổ Trung Hoa. Bản đồ của nhà địa lý H. Moll do nhà xuất bản Macmillan Company in vào năm 1736 tại London, vẽ Hoàng Sa & Trường Sa nằm sát Việt Nam. Sử liệu Việt Nam khẳng định rằng thờ Lê & Nguyễn có những đội cai quản Hoàng Sa & Trường Sa. Bản đồ “The East Indies & Indochina: Industries & Communications, Harmsworth Universal Atlas” do nhà xuất bản London Geographical Institute in vào năm 1906 tại London và bản đồ “Asie Politique, Atlas Universel de Geographie” do nhà xuất bản Librairie Hachette in vào năm 1937 tại Paris chỉ các tuyến hàng hải trọng điểm từ các nơi như Ấn Ðộ, Bangkok, Singapore, Saigon đến Hongkong đều đi ngang qua Hoàng Sa nơi mà Pháp quản lý vùng biển và đảo của Indochina. Ngoài ra, Hoàng Sa có thể là nơi dừng chân cho các tàu bè di chuyển trên tuyến hàng hải Nam-Bắc của Châu Á. Sau hiệp định Geneva 1954, Pháp trao trả “toàn vẹn lãnh thổ” cho Việt Nam, tất nhiên phải có Hoàng Sa trong đó. NVÐB: Vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam-Trung Quốc có thể dẫn đến xung đột quân sự trên biển. Anh đánh giá vấn đề này như thế nào? TÐT: Tranh chấp lãnh thổ và hải đảo dẫn đến xung đột quân sự là điều khó xảy ra hiện nay. Trung Quốc có lợi gì khi phát động cuộc chiến tranh? Một khía cạnh khác, trong các trận đánh truyền thống từ trước đến nay trên thế giới, người ta không sợ đối phương có quân hùng tướng mạnh, người ta chỉ sợ đối phương có “khí thế.” Mặc dù ngày nay công nghệ vũ khí đã làm thay đổi nhiều về thế trận, nhưng cơ bản vẫn thuộc về con người. Trung Quốc thừa hiểu Việt Nam không phải là đối thủ của họ, nhưng họ sợ khí thế của người Việt Nam. Lịch sử Việt Nam-Trung Quốc ngàn năm qua nói với họ điều này. NVÐB: Việc chứng minh chủ quyền của một quốc gia là việc làm của chính phủ. Tại sao anh làm việc này như là việc của cá nhân? TÐT: Khi nhìn một loạt bản đồ Tây phương về lãnh thổ Trung Hoa là tôi suy nghĩ ngay đến việc thu thập các bản đồ này để chứng minh chủ quyền lãnh thổ cho Việt Nam. Một công việc rất nhẹ nhàng! Tôi không xem việc này là của chính phủ hay việc kia là của người dân. Tôi thấy việc nào có lợi cho xã hội cho cộng đồng là tôi làm.
Tổng số tiền mua các tài liệu này là $6,000, tôi kêu gọi bạn bè trong nước và tại Mỹ đóng góp để có thể hoàn thành bộ sưu tập bản đồ này. Tôi nhận thấy nhiều bạn bè của tôi ở Việt Nam rất nhiệt tình đóng góp tiền và họ có nhiều cảm xúc như cùng tôi làm chung dự án này. Nhân đây, tôi chia sẻ niềm hân hoan của dự án đến cùng các bạn bè đã đóng góp tiền bạc. NVÐB: Anh là một tay chơi đồ cổ có hạng dẫn đến những đam mê tìm hiểu về chủ quyền biển đảo, những món đồ này có niên đại như thế nào? TÐT: Ðây là những món đồ gốm lưu lạc trên thế giới có những thứ có niên đại tới 2000 năm. Chúng ta cần có nhiều người biết trân quý những văn vật này như là một căn cước của văn hóa lịch sử Việt Nam. NVÐB: Xin cám ơn anh đã trả lời cuộc phỏng vấn và các giải thích tường tận về các tấm bản đồ. http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=155915&zoneid=1 |
vrijdag 5 oktober 2012
Người lưu giữ bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa lớn nhất Hải Ngoại
October 04, 2012
Abonneren op:
Reacties posten (Atom)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten