maandag 15 oktober 2012

Cựu hoàng Cam Bốt Norodom Sihanouk qua đời tại Bắc Kinh

15 Tháng Mười 2012

Cựu hoàng Cam Bốt Norodom Sihanouk qua đời tại Bắc Kinh

Cựu hoàng Norodom Sihanouk nhân một buổi lễ phật giáo ngày  12/12/2002 tại Phnom Penh.
Cựu hoàng Norodom Sihanouk nhân một buổi lễ phật giáo ngày 12/12/2002 tại Phnom Penh.
Ảnh AFP

Tú Anh
Cựu hoàng Sihanouk từ trần tại Bắc Kinh vào sáng hôm nay 15/10/2012. Nhà lãnh đạo lâu đời nhất châu Á bị cơn bệnh tim mang đi ở tuổi 89.Toàn cõi xứ chùa tháp treo cờ rũ. Quốc vương Sihamoni và Thủ tướng Hun Sen đã tới Bắc Kinh để đem thi hài người được dân chúng mến mộ như một cha già về lại quê nhà.


Theo Tân hoa xã, cựu hoàng Cam Bốt trút hơi thở cuối cùng vào hôm nay, lúc 2 giờ sáng giờ Bắc Kinh thọ 89 tuổi do bệnh tim. Từ gần 20 năm nay, cựu hoàng Norodom Sihanouk thường xuyên sang thủ đô Trung Quốc để trị bệnh ung thư và những căn bệnh bình thường của tuổi già suy nhược : huyết áp cao và tiểu đường.
Theo AFP, Quốc vương Sihamoni và Thủ tướng Hun Sen đã đến thủ đô Trung Quốc ngay ngày hôm nay. Theo di chúc, cựu hoàng muốn được hỏa thiêu và tro được thờ trong cung điện.
Norodom Sihanouk là nhân vật lãnh đạo kỳ cựu nhất châu Á, nhường ngôi cho con trai Sihamoni vào năm 2004 với lý do sức khỏe. Tuy nhiên, cựu hoàng vẫn thường xuyên tuyên bố qua mạng internet những nhận xét riêng về tình hình chính trị xứ sở và không ngần ngại lên án tinh trạng tham ô, độc tài, thái độ xem thường dân chúng của chính quyền và tệ nạn phái hoại tài nguyên thiên nhiên.
Phó Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố là Trung Quốc « mất một người bạn lớn ». Trong khi đó từ Tokyo, chánh văn phòng thủ tướng Osamu Fujimura thẩm định Nhật Bản mất « một người bạn quan trọng ». Ông thay mặt nước Nhật và chính phủ Nhật chia buồn với hoàng gia.
Để tìm hiểu thêm về phản ứng của công luận xứ chùa tháp, mời quý thính giả theo dõi phần tường trình của thông tín viên Phạm Phan vào cuối bản tin.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121015-cuu-hoang-cam-bot-norodom-sihanouk-qua-doi-tai-bac-kinh

Thứ hai, 15/10/2012






Tin tức / Thế giới / Châu Á

Campuchia thương tiếc cựu Quốc vương Norodom Sihanouk

Cựu Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk
CỠ CHỮ - +
Irwin Loy
Tiểu sử cựu quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk

-Sinh năm 1922, đi học tại Saigon và Paris.
-Lên ngôi vua năm 1941.
-Thành lập Phong trào Phi liên kết.
-Bị lật đổ một thời gian ngăn trong thời Chiến tranh Việt Nam và bỏ trốn sang Trung Quốc.
-Tự liên kết với Khmer Ðỏ trong nỗ lực trở lai nắm quyền.
-Từ nước ngoài trở về năm 1991 và lên lại ngôi vua năm 1993.
-Thoái vị và nhường ngôi cho con trai Norodom Sihamoni năm 2004.
-Ði chữa bệnh ở Trung Quốc từ tháng giêng năm 2012.
​​Sáng nay người dân Campuchia thức dậy với tin cựu quốc vương được sùng kính Norodom Sihanouk đã qua đời đêm hôm trước ở Bắc Kinh. Nhà vua 89 tuổi để lại một di sản phong phú nhưng cũng đầy xáo động. Ðối với nhiều người Campuchia, ông sẽ mãi mãi được nhớ đến như một quốc phụ. Từ Phnom Penh, thông tín viên VOA Irwin Loy gửi về bài tường trình sau đây.

Cựu quốc vương Sihanouk qua đời giữa lúc diễn ra những lễ hội tôn giáo quan trọng nhất ở Campuchia tục gọi là Pchum Ben, là lúc người Campuchia tưởng nhớ tổ tiên.

Tại một ngôi chùa ở thủ đô, các vị sư đang tụng kinh trong khi dân chúng dâng thực phẩm cúng dường thân nhân đã khuất. Anh Kong Sidoeun đang chờ bà mẹ già tụng niệm. Anh nói cái chết của người được người dân Campuchia gọi là Quốc phụ khiến cả gia đình anh sững sờ.

Anh Sidoeun nói anh cảm thấy ngỡ ngàng, và không tin được là vị quốc phụ đã qua đời. Thực là rất buồn. Anh đọc tin cho gia đình nghe, và gia đình anh, mẹ anh, người thân của anh đều bàng hoàng.

Trong nửa thế kỷ, lịch sử Campuchia đã đan lồng với cuộc đời của ông Sihanouk. Ông đã lãnh đạo quốc gia đi đến độc lập tách khỏi nước Pháp vào năm 1953. Nhưng hậu thuẫn của ông dành cho Khmer Ðỏ sau cuộc đảo chính năm 1970 lật đổ ông, cũng đã làm tăng sự ủng hộ cho phong trào cộng sản gây tan nát đất nước 5 năm sau đó.

Tuy nhiên, ông Sihanouk vẫn được nhiều người kính nể ở Campuchia. Ðiều này đặc biệt đúng với những người lớn tuổi, thường liên hệ ông với những năm sau khi đất nước được độc lập.

Người này kể rằng đã được nghe cha mẹ và cũng quan sát dân chúng trên khắp nước, họ nghĩ rằng dưới thời ông cai trị, đất nước phát triển rất nhiều. Dân chúng sống an bình vào thời đó. Và trong khu vực, Campuchia là một trong những nước phát triển thời đó, và đấy là một thành quả rất tốt.

Một số công ốc ở thủ đô đã treo cờ rủ. Các đài truyền hình địa phương đều chiếu những bài ca tụng vị cựu quốc vương. Bộ trưởng Bộ Thông tin Khieu Kanharith nói ông Sihanouk đã đưa quốc gia vào thể giới hiện đại.

Ông Kanharith nói lúc còn trẻ, ông thường trích dẫn công trình của nhà vua. Nay đã lớn tuổi, thì mối quan hệ lại mang tính cách cá nhân nhiều hơn. Ðây thực là một mất mát lớn cho cả nước.

Ông Kanharith cho hay các giới chức đang chuẩn bị cử tổ chức một tang lễ theo nghi thức hoàng gia. Con trai của ông Sihanouk và nhà vua hiện thời là Quốc vương Norodom Sihamoni đã đáp máy bay đi Bắc Kinh, cùng với Thủ tướng Hun Sen để đưa thi hài của vị Quốc phụ về nước.
(video)
​​
Thứ hai, 15/10/2012


Tin tức / Thế giới / Châu Á

TQ tưởng niệm cựu hoàng Campuchia, đồng minh quan trọng của Bắc Kinh

Cựu quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk chào những người đến đón ông tại sân bay quốc tế Phnom Penh, 26/5/2006
CỠ CHỮ - +
Cái chết của cựu hoàng Norodom Sihanouk đã được các giới chức cao cấp của Trung Quốc chia buồn và tưởng niệm. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc gọi ông Sihanouk là một “người bạn vĩ đại của nhân dân Trung Quốc,” và trên đài truyền hình nhà nước, các giới chức Trung Quốc ca ngợi các quan hệ với cựu hoàng.

Nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc kể cả Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, đã ngỏ lời chia buồn cùng bà quả phụ Sihanouk tại thủ đô của Trung Quốc, nơi ông Sihanouk đến trị bịnh từ tháng Giêng năm nay.

Trung Quốc có những quan hệ chính trị và tài chánh mật thiết với Campuchia, và giáo sư môn quan hệ quốc tế Nhậm Hiểu của Trường Đại học Phục Đán ở Thượng Hải nói rằng vị cựu hoàng của Campuchia là một phần quan trọng trong mối quan hệ đó.

Giáo sư Nhậm nói khi ông Sihanouk gặp khó khăn và hiểm nguy, Trung Quốc đã giúp ông và tiếp tục coi ông là nhà lãnh đạo của Campuchia.

Vua Sihanouk, nhân vật mà sự nghiệp chính trị tại Campuchia và trong thời gian sống lưu vong kéo dài gần sáu thập niên, lần đầu tiên viếng thăm Trung Quốc hồi năm 1956.

Tân Hoa Xa, hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc, nói rằng vào lúc đó ông Sihanouk đã phát triển các quan hệ cá nhân với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, kể cả với Thủ tướng Chu Ân Lai và lãnh tụ Cộng Sản Mao Trạch Đông.

Năm 1970, sau cuộc đảo chánh quân sự, Vua Sihanouk đã đáp phi cơ tới Bắc Kinh. Tại đây, ông Mao Trạch Đông đề nghị ông trở thành đồng minh của Trung Quốc để chống lại Hoa Kỳ.

Giáo sư Nhậm nói rằng Trung Quốc phản đối việc Hoa Kỳ mang chiến tranh tới Việt Nam, và ngoài ra vào thời điểm đó, Trung Quốc và Hoa Kỳ là kẻ thù của nhau trong chiến tranh lạnh. Từ quan điểm chính trị đó, Trung Quốc ủng hộ ông Shihanouk làm vua xứ Campuchia chống chính phủ Lon Nol, và theo lẽ tự nhiên Trung Quốc phát triển quan hệ hữu nghị vững chắc với ông Sihanouk.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã dành nhiều thời gian hôm thứ Hai để tường thuật về cái chết của cựu hoàng Sihanouk, và về việc Vua Sihanouk coi Trung Quốc như quê hương thứ hai của ông.

Giáo sư môn Quan hệ Đối ngoại thuộc City University, ông Mark Thompson, nói rằng Trung Quốc đã dùng quan hệ của họ với ông Sihanouk, một nhân vật được dân Campuchia yêu mến coi như vị cha già dân tộc, để theo đuổi các mục đích chính trị của Bắc Kinh.

Ông Thompson nói Trung Quốc muốn liên kết với những nhân vật như ông Sihanouk, người đã thu hút sự chú ý của công chúng vì qua không biết bao nhiêu thăng trầm trong sự nghiệp chính trị, vẫn luôn luôn tái xuất hiện trong khi về phần lớn vẫn giữ nguyên uy tín của mình.

Ông Sihanouk dường như luôn có một hình ảnh tốt đẹp dưới mắt mọi người, không bị hoen ố bởi những gì ông đã làm trong quá khứ, như về phe với chế độ Khmer Đỏ.

Ông Thompson nói bằng cách liên kết với một nhân vật như thế, Trung Quốc hy vọng có thể được lây cái uy tín xã hội của cựu hoàng Campuchia một phần nào.”

Trong những năm gần đây, Trung Quốc và Campuchia đã xây dựng được các quan hệ ngày một nồng ấm hơn. Năm 2011, tiền đầu tư của Trung Quốc đổ vào Campuchia đã tăng gấp hơn 10 lần so với tiền đầu tư của Hoa Kỳ, và cũng cao hơn gấp đôi tổng số đầu tư do Trung Quốc đổ vào tất cả các quốc gia láng giềng trong khối ASEAN.

Trên mặt trận ngoại giao, Trung Quốc đã dựa vào sự ủng hộ của Campuchia trong các vụ tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông. Tại hội nghị thượng đỉnh của khối ASEAN năm nay, Campuchia đã gây trì trệ cho các cuộc đàm phán về vụ tranh chấp biển mới đây giữa Trung Quốc với Philippines, và như thế hầu như đứng hẳn về phe nước láng giềng của họ ở phương bắc.

2012-10-18
Cựu hoàng Sihanouk : bảo vệ quyền lực bằng mọi giá
Báo chí Pháp hôm này đặc biệt chú ý đến sự ra đi của cựu vương Cam Bốt Norodom Sihanouk qua nhiều bài tổng kết lại cuộc đời và sự nghiệp của ông với những thăng trầm lịch sử. Nhật báo cánh tả Pháp Libération cũng có bài thể hiện cách nhìn nhận của mình về nhân vật này qua bài viết chạy tựa : « Sihanouk, cố hoàng thân « đỏ » của thảm kịch Cam Bốt ».
Cái « thảm kịch » mà tờ báo muốn đề cập đó chính là thảm họa diệt chủng Khơ Me Đỏ hồi cuối những năm 1970, và đây cũng là một điểm mờ trong bức tranh sự nghiệp của cựu hoàng Sihanouk. Tờ báo nhận định tổng quát như sau : chính phủ Pétain của Pháp đã đưa Sihanouk lên ngôi khi mới 19 tuổi, vì cho rằng ông là người « dễ bảo » « có thể làm « bù nhìn » cho chính quyền thuộc địa Pháp, cựu hoàng Sihanouk đã tùy theo tình hình để thay đổi liên minh nhằm duy trì quyền lực, thế nhưng ông đã không thể ngăn chặn được thảm họa diệt chủng Khơ Me Đỏ.
Đi sâu vào hồ sơ Khơ Me Đỏ, Libération nhắc lại, cựu hoàng Sihanouk đã tỏ ra độc tài khi vào năm 1967 cho quân đàn áp một cuộc nổi dậy ở Samlaut làm thiệt mạng khoảng 1 000 người. Đó cũng chính là những « tiền đề » cho cuộc nội chiến đẫm máu sau này tại Cam Bốt. Vào thời điểm đó, chính cựu hoàng Sihanouk đã là người sáng tạo ra từ Khơ Me Đỏ, lấy ý tưởng từ lá cờ ba màu tượng trưng cho ba giai cấp của Pháp. Ông từng phát biểu rằng : « Ở Cam Bốt có những người « Khơ Me Xanh » theo phe cộng hòa, người « Khơ Me Trắng » theo chế độ quân chủ và người « Khơ Me Đỏ » theo cộng sản ».
Theo Libération, lúc đầu cựu vương Sihanouk ủng hộ chính quyền Bắc Việt và để cho quân đội miền Bắc mượn đường trên lãnh thổ Cam Bốt để tránh các cuộc pháo kích của Mỹ. Vì thế, Washington muốn loại trừ Sihanouk. Năm 1970, Sihanouk bị lật đổ bởi Lon Nol, một người thân Mỹ khi ấy là thủ tướng. Khi ấy Sihanouk đang thăm Paris, sau đó ông phải tới Bắc Kinh để xin chính phủ Trung Quốc giúp ông chiếm lại quyền lực. Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ là Chu Ân Lai đã chấp nhận giúp đỡ, nhưng với điều kiện là Sihanouk phải ủng hộ lực lượng Khơ Me Đỏ. Libération nhận định, khi ấy Sihanouk đã thỏa thuận với Chu Ân Lai mà không hề lường trước được hậu quả diệt chủng Khơ Me Đỏ.
Tờ báo còn nhắc lại, khi ấy, ông Sihanouk còn nói với một nhà báo rằng : « Khi nào lấy lại được quyền lực, tôi sẽ nhổ bỏ Khơ Me Đỏ giống những nhổ bỏ hột sơ ri vậy ». Thế rồi, ông kêu gọi người dân Cam Bốt đứng lên lật đổ Lon Nol và ủng hộ chính quyền Khơ Me Đỏ, nhờ đó mà Pol Pot và Khơ Me Đỏ lên nắm quyền và bắt đầu một thảm họa diệt chủng với gần 2 triệu người Cam Bốt bị sát hại.
Năm 1975 khi Khơ Me Đỏ chiếm đóng Phnom Penh, Sihanouk được bầu làm quốc trưởng nhưng chỉ là bù nhìn, sau đó ông sống cảnh bị quản thúc tại gia. Hiểu được nguy cơ nên ngay năm sau đó ông đã từ chức và chạy đến lánh nạn ở Bắc Kinh rồi ở Bình Nhưỡng. Khi quân đội Việt Nam tiến đánh Khơ Me Đỏ trên lãnh thổ Cam Bốt, Sihanouk đã « hoan nghênh », nhưng sau đó ông phản đối chính quyền mới của Cam Bốt bởi cho rằng do Việt Nam lập nên.
Libération nhắc lại, dù rằng hơn chục người trong gia đình ông bị Khơ Me Đỏ sát hại, nhưng để lật đổ cho được chính quyền « thân Việt Nam », với sự ủng hộ của Mỹ, Sihanouk đã quyết định hợp tác một lần nữa với Khơ Me Đỏ. Năm 1991, hiệp định Paris được ký kết chấm dứt 10 năm nội chiến và hai năm sau đó Sihanouk lại lên ngôi vua. Năm 2004, « vì lí do sức khỏe », quốc vương Sihanouk đã thoái vị, nhường ngôi lại cho con trai, để lên ngôi thái thượng hoàng.
Theo Libération, cựu vương Sihanouk lúc đầu muốn tham gia làm nhân chứng tại phiên tòa xét xử Khơ Me Đỏ nhưng sau đó đã từ chối. Ông cũng không đồng ý việc thành lập bảo tàng diệt chủng tại Cam Bốt vì lo sợ « khơi lại vết thương quá khứ ». Tờ báo nhận định, cựu vương không muốn nhìn về quá khứ bởi lo ngại tái hiện những « bóng ma dĩ vãng » trong đó có bóng ma của chính mình. Một nhà báo từng gặp cựu vương Sihanouk nhiều lần cho biết : « Tôi không hề nghe ông ấy thừa nhận rằng ông ấy là thủ phạm » trong vụ Khơ Me Đỏ.

http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20121016-dat-trong-luong-thuc-bi-thu-hep-870-trieu-nguoi-thieu-doi

Geen opmerkingen:

Een reactie posten