Vụ kiện 2 thế kỷ: Trịnh Vĩnh Bình vs. Chính phủ Việt Nam
Vụ án Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ VN - Kỳ cuối: Hai chữ ‘hợp lý’ trị giá tỷ đô - Duur: 15:32.
Vụ án Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ VN - Kỳ cuối: Hai chữ 'hợp lý' trị giá tỷ đô Like & Subscribe & Share: https://goo.gl/l3zj7p.- Nieuw
Diễn biến nóng bỏng phiên tòa tỷ phú Trịnh Vĩnh Bình kiện CS Việt Nam - Duur: 25:10.
Diễn biến bên ngoài phiên tòa tỷ phú Hà Lan Trịnh Vĩnh Bình kiện chế độ CS Việt Nam.- Nieuw
PHÓNG SỰ CỘNG ĐỒNG: Vua chả giò Trịnh Vĩnh Bình nói về việc kiện nhà cầm quyền CSVN lừa đảo - Duur: 5:36.
Ông Trịnh Vĩnh Bình, một doanh nhân có quốc tịch Hoà Lan, kiện nhà cầm quyền CSVN lần thứ nhất năm 2006 vì CSVN bị lừa ...
Vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ VN chính thức ra Tòa Quốc tế
VOA Tiếng Việt
Phiên xử giữa doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình, một nhà đầu tư Hà Lan gốc Việt, kiện chính phủ Việt Nam “vi phạm thỏa thuận”, với mức đòi bồi thường “tối thiểu 1,25 tỷ USD”, bắt đầu diễn ra hôm 21/8 tại Tòa Trọng tài Quốc tế ICC, Paris, Pháp.Nhà triệu phú 70 tuổi cho VOA Việt Ngữ biết qua email, rằng ông trên đường tới Trung tâm Trọng tài Quốc tế ở thủ đô nước Pháp, để dự phiên xử. Và sau đó không có tin tức gì thêm. Ông Trịnh Vĩnh Bình đã ngưng tiếp xúc với báo chí kể từ những ngày cuối tháng Bảy, theo yêu cầu của Tòa Trọng tài Quốc tế, quyết định sau khi có khiếu nại của chính phủ Việt Nam.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong khoảng từ 8 đến 10 ngày, theo thông tin ông Bình cho biết trước đây.
Luật sư đại diện cho ông Bình tại phiên tòa là hãng luật danh tiếng của Mỹ, King & Spalding LLP. Luật sư đại diện cho Chính phủ Việt Nam là hãng luật hàng đầu của Anh, Freshfields Bruckhaus Deringer.
Đây là lần thứ 2 ông Bình kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa Trọng tài Quốc tế.
Tháng 1/2015, ông Bình nộp đơn kiện chính phủ Việt Nam với lý do Hà Nội không thực hiện đúng cam kết trong thỏa thuận mà 2 bên đã đồng ý vào năm 2005, trong vụ kiện lần đầu.
Cách đây 14 năm, ông Bình, một doanh nhân thành công trong ngành thực phẩm với biệt danh “Vua Chả Giò” ở Hà Lan, kiện chính phủ Việt Nam ra tòa án quốc tế với mức đòi bồi thường 100 triệu USD. Trong vụ kiện năm 2005, ông Bình được tổ hợp luật sư Mỹ, Covington Burling đại diện, đạt được thỏa thuận ngoài tòa với chính phủ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam miễn án và bồi thường cho ông Bình 15 triệu USD; khi ông Bình có đơn kiến nghị, Chính phủ Việt Nam xem xét trả lại những tài sản “hợp lý” của ông Bình. Đổi lại, ông Bình rút đơn kiện khỏi Tòa Quốc tế và không tiết lộ nội dung thỏa thuận.
Vụ kiện đang diễn ra ở Paris lần này có nguyên ủy từ những năm cuối thập niên 1990 khi ông Bình về Việt Nam đầu tư, rồi bị chính phủ Việt Nam tuyên án 13 năm tù về tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai” và tội “đưa hối lộ.”
Ông Trịnh Vĩnh Bình lúc nhỏ ở Bạc Liêu.
Sinh ra ở Bạc Liêu, Cà Mau, ông Bình đã cùng gia đình vượt biên năm 1976 sau đó định cư ở Hà Lan. Khởi nghiệp với 2 tiệm thực phẩm, ông Bình sau đó đã trở thành nhà triệu phú và trở về Việt Nam theo tiếng gọi “về nước đầu tư.” Hưởng ứng chính sách khuyến khích Việt kiều về nước đầu tư, ông Bình mang theo gần 2,5 triệu USD và 96 kg vàng. Ông kinh doanh ở mọi lĩnh vực từ khách sạn cho tới thủy-hải sản cho tới nông-lâm sản cho tới xuất khẩu.Ông Bình nói với VOA rằng khi về Việt Nam kinh doanh, ông “chỉ nghĩ là thử thôi.” Nhưng ông đã nhân được số vốn ban đầu đưa về Việt Nam lên 8 lần chỉ trong vòng 6 năm trong lĩnh vực đất đai và bất động sản.
Theo nhận định của cựu Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, “ông Bình trở nên thành công và khá nổi tiếng ở Việt Nam” lúc đó nhưng cũng cho rằng sự thành công quá nhanh này đã “tạo ra một sự cuốn hút không bình thường.”
Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình (Ảnh tư liệu)
Vào năm 1996 ông Bình bất ngờ bị bắt với cáo buộc “trốn thuế” và “đưa hối lộ.”Một trong những nguyên nhân mà ông Bình đòi chính phủ Việt Nam bồi thường tại vụ kiện lần này ở Paris là sự vi phạm nhân quyền do nhốt người oan sai. Ông Bình từng bị tạm giam hơn 18 tháng trước khi đưa ra xét xử tội “trốn thuế” theo cáo buộc của Việt Nam. Với sự can thiệp của chính phủ Hà Lan, ông Bình được tại ngoại và vượt biên lần thứ 2 trước khi bị bắt “để thi hành án 11 năm tù.”
Trước khi phiên tòa ở Paris bắt đầu, cựu Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm nói với VOA rằng ông và nhiều quan chức khác của chính phủ Việt Nam đã tìm cách “dàn xếp êm thấm vụ việc” để không ảnh hưởng đến quan hệ 2 nước Việt Nam-Hà Lan nhưng không thành công vì sự mâu thuẫn trong nội bộ của chính phủ về lợi ích cũng như chi phối của lực lượng an ninh. Cũng theo lời nhà cựu ngoại giao hàng đầu của Việt Nam, sở dĩ chính phủ Việt Nam bội ước thỏa thuận ngoài tòa của vụ kiện trước vì “việc trả lại các tài sản cho nguyên đơn đã không thực hiện được… do các tài sản bị tẩu tán, thay đổi chủ sở hữu.”
Ông Cầm, từng là bộ trưởng ngoại giao trong thời gian 1991-2000, nói “mọi chuyện bây giờ phụ thuộc theo cán cân công lý” và ông cho rằng dù Tòa trọng tài ở Paris có ra phán quyết thế nào thì “đây sẽ là một vụ kiện để lại nhiều bài học kinh nghiệm cần phải rút ra.”
Tòa án Trọng tài Quốc tế thuộc Phòng Thương mại Quốc tế (ICC)
Theo quy trình tố tụng trọng tài tại Tòa án ICC, mọi phán quyết đều sẽ mang tính ràng buộc đối với các bên. Bằng việc đưa tranh chấp ra trọng tài theo quy tắc này, ông Bình và chính phủ Việt Nam đã phải nhất trí thi hành bất kỳ phán quyết nào mà không có sự chậm trễ.https://projects.voanews.com/vu-kien-trinh-vinh-binh-vs-chinh-phu-vn/vu-trinh-vinh-binh-kien-chinh-phu-vn-chinh-thuc-ra-toa-quoc-te
Kỳ cuối: Hai chữ ‘hợp lý’ trị giá tỷ đô
Khánh An
VOA – Vụ án Trịnh Vĩnh Bình, từ vụ việc mang tính địa phương tại Bà Rịa – Vũng Tàu, đã mau chóng lên đến trung ương, cả Bộ Chính trị. Người biết chuyện lúc ấy nhận định, “Việt Nam có câu ‘đục nước béo cò’ có lẽ khá đúng trong trường hợp này. Mà ‘cò’ ở đây lại là những con cò lớn và nhiều khi không xuất đầu lộ diện.” Ngay cả Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan thời ấy, trong cuộc trả lời phỏng vấn VOA ngày 18 tháng Tám, cũng nói “vấn đề là từ các cá nhân. Đó là một vụ tham nhũng nhằm chiếm đoạt tài sản của ông Bình ở Việt Nam.” Sau khi ký thỏa thuận ngoài tòa tại Singapore, ông Bình nói rằng mình bị lừa trong một tiêu chí của một điều khoản liên quan đến việc trả lại tài sản của mình tại Việt Nam. Chính điều này đưa đến vụ kiện lần thứ hai, tại Paris vào ngày 21 tháng Tám, với số tiền bồi thường ông Bình đòi “ít nhất 1,25 tỷ đô la.” Xin theo dõi phần cuối dưới đây.
***
Thời điểm ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ Việt Nam ra Tòa trọng tài Quốc tế, báo chí trong nước gần như im tiếng. Rải rác chỉ một vài bài phỏng vấn các chuyên gia pháp luật về các thủ tục kiện tụng tại Tòa trọng tài.Khi hai bên đạt được thỏa thuận ngoài tòa, dòng tin tức bị cắt đứt hoàn toàn, cả trong nước lẫn quốc tế. Các phóng viên quốc tế chuyên theo dõi những vụ kiện tại Tòa trọng tài cũng chỉ biết rằng hai bên đã đạt được thỏa thuận. Còn nội dung thỏa thuận như thế nào không ai rõ.
Nguyên nhân, theo lời ông Bình, là vì đây là điều kiện phía Việt Nam đưa ra trong thỏa thuận: Không tiết lộ thông tin cho truyền thông, báo chí.
Tòa án Trọng tài Quốc tế thuộc Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) (Hình minh họa)
Điều này, theo nhận định của Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc, là một bất lợi cho ông Trịnh Vĩnh Bình:“Cái khó của ông Trịnh Vĩnh Bình là báo chí thế giới rất ít nói về vụ này. Thành ra họ [Việt Nam] nghĩ là họ lờ đi.”
“Lấy mỡ nó rán nó”
Sau thỏa thuận ký kết tại Singapore năm 2006, ông Trịnh Vĩnh Bình trở về Việt Nam.Đúng theo cam kết, Việt Nam miễn án tù và cho phép ông Bình ra vào nước dễ dàng. Dù không hề đề cập đến Bản thỏa thuận, báo Lao Động ngày 11/6/2012 vẫn đưa tin ông Bình “được Chính phủ ta giải quyết miễn chấp hành hình phạt tù, cho về Việt Nam.”
Nhưng điều khoản trả lại tài sản đã không được thực hiện như những hứa hẹn trong thời gian đôi bên thương lượng thỏa thuận, theo lời ông Bình.
“Tôi lại ngây ngô tôi về. Tôi cứ nghĩ là trên nguyên tắc có bản thỏa thuận. Bên chính phủ Việt Nam cam kết, họ ghi rất rõ, 1… 2… 3… Vậy mà họ về họ âm thầm họ làm.”
Không bỏ cuộc, suốt những năm từ 2006-2014, số đơn từ ông Bình gửi để xin giải quyết việc trả lại mấy chục địa điểm tài sản có thể “cân ký được,” ông nói.
Phía Việt Nam thời gian đầu khi nhận được đơn yêu cầu trả lại tài sản của ông Bình cũng có văn thư trả lời cho ông. Một văn bản Bộ Tư pháp Việt Nam gửi cho ông Trịnh Vĩnh Bình vào tháng 9/2008 nói Bộ này “đang nghiên cứu, xem xét theo quy định của pháp luật.” Nhưng theo lời ông Bình, kể từ sau văn thư này, Bộ Tư pháp “bặt vô âm tín.”
Trong các ngày 24/7 và 25/7/2017, VOA liên lạc trực tiếp với lãnh đạo Bộ Tư pháp để xác minh việc này nhưng chỉ được trả lời “bận” và từ chối trả lời các câu hỏi liên quan đến vụ Trịnh Vĩnh Bình.
Cũng trong thời gian này, ông Bình nhận được lời giải thích từ phía đại diện Việt Nam về việc không hoàn trả các tài sản đã tịch biên. Ông Bình kể cho VOA:
“Đoàn đàm phán Việt Nam trình bày lý do tài sản bị sang tay, không thể trả lại.
Họ nói như thế này: ‘Chúng tôi cũng đã nghiên cứu để giải quyết cho ông Bình theo thỏa thuận Singapore. Nhưng khi về, chúng tôi gặp khó khăn là những tài sản đó bây giờ đứng tên người thứ 2, thứ 3…’, tức là họ sang tay, bán mấy lần rồi. Cái câu ‘thứ 2, thứ 3’ là đúng. Nhưng tôi muốn nói cái dối của họ là họ qua họp khoảng năm 2014, 2015. Trong khi chính người phát ngôn đó hồi năm 2009, 2010, trong một văn bản, tìm cách lý giải ‘tiêu chí’ mà trong Bản Thỏa Thuận có ghi là từ ‘hợp lý’. Họ đưa ra hàng lô những cái mà họ cho là không hợp lý để không trả tài sản lại.”
Tiêu chí “hợp lý” nằm trong một điều khoản của bản thỏa thuận mà Chính phủ Việt Nam và ông Trịnh Vĩnh Bình đã ký kết tại Singapore năm 2006 về việc giải quyết trả lại tài sản cho ông Bình. Một phần của điều khoản này có nội dung, khi ông Bình có đơn kiến nghị, Chính phủ Việt Nam xem xét trả lại những tài sản “hợp lý” của ông Bình.
Một số xe hơi cổ của ông Trịnh Vĩnh Bình.
Theo lời ông Bình, Việt Nam đã cố tình thêm chữ “hợp lý” vào bản thỏa thuận, trong khi trước đó trong các bản thảo thương lượng, Việt Nam cam kết trả lại toàn bộ tài sản cho ông.Tại Việt Nam, báo chí thời gian này cũng đưa tin về chuyện nhiều tài sản của ông Trịnh Vĩnh Bình đã bị “xà xẻo”, tự ý bán một cách “tùy tiện và cẩu thả”, đi kèm với tin truy tố một vài cán bộ thuộc Cục thi hành án dân sự, mà theo lời ông Bình, chỉ là “những con tép riu” ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có dính líu đến vụ án của ông. Báo Thanh Niên ngày 11/6/2012 nói “đã có nhiều sai phạm” trong thời kỳ hậu vụ án Trịnh Vĩnh Bình. Nhiều tài sản của ông Bình bị bán một cách “bất minh”, “trong đó có khu ‘đất đẹp’ giá rẻ về tay người nhà [của 3 cán bộ thi hành án]”.
Vẫn theo tờ báo này, “trong quá trình kê biên khu nhà kho thuộc tài sản của ông Bình, các cán bộ này đã phát hiện ra 12 xe ô tô trong nhà kho không được tuyên trong bản án. Thay vì phải xác minh làm rõ nguồn gốc, chủ sở hữu, Hoàng và Linh [2 trong số 3 cán bộ] vội vàng tiến hành cưỡng chế, kê biên số tài sản này.”
Cũng trong thời gian tài sản của ông Bình bị sang tay, “xà xẻo” vô tội vạ ở địa phương, ở cấp trung ương cũng có những “chỉ đạo” xuống cho các bộ, ngành và địa phương liên quan đến vấn đề tài sản của ông Trịnh Vĩnh Bình.
Một văn bản đóng dấu “Hỏa tốc” của Văn phòng chính phủ gửi cho Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án Nhân dân Tối cao và Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM vào ngày 2/4/2010 ghi rõ: “Giao Bộ Tư pháp chủ trì họp với Tòa án Nhân dân Tối cao, Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban Nhân dân các địa phương có liên quan bàn thống nhất biện pháp xử lý tài sản liên quan đến vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2010.”
Trước đó, một văn bản từ Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ngày 12/10/2009 gửi Lãnh đạo Bộ Tư pháp cũng đề nghị Bộ này “có ý kiến” với UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, “chỉ đạo Ủy ban nhân dân thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành dừng việc san lấp, sử dụng đất có liên quan tới việc khiếu tố để chờ ý kiến kết luận giải quyết cuối cùng của cơ quan chức năng, tránh việc khiếu tố kéo dài, phá vỡ cam kết.”
Tuy nhiên, những chỉ đạo từ bên trên đã không hề có hiệu lực trên thực tế tại địa phương.
“Vì những người đi làm [việc giải quyết trả lại tài sản] xuống tới Vũng Tàu thì bị câu móc. Miền Bắc có từ hay lắm ‘Lấy mỡ nó rán nó’. Họ dùng tài sản của mình chia nhau. Ai xuống thì ‘Thôi, đừng làm gì hết. Mình chia nhau’. Rồi họ sang tay ngầm. Họ kéo vào chia chác nhau. Họ làm đủ thứ hồ sơ. Ví dụ từ 10.000 m2, họ làm thành 8.000 m2, 7.000 m2… Rồi cuối cùng họ nói ‘Cái này không giao cho ông Bình được vì hồi xưa có bản án như vậy, vi phạm thế nọ thế kia. Tóm tắt là họ lấy hết của tôi.” Ông Bình nói với VOA.
Ngày 26/7/2017, VOA liên lạc với ông Nguyễn Cao Lục, phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam, để xác minh nội dung các văn bản thì được ông trả lời: “Rất xin lỗi là nó không thuộc lĩnh vực của tôi phụ trách. Cái này bên Bộ Ngoại giao [phụ trách] thôi. Liên hệ với bên Bộ Ngoại giao nhá.”
Sau nhiều lần liên lạc với lãnh đạo và Vụ Báo chí của Bộ Ngoại giao, VOA nhận được trả lời từ Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà vào ngày 8/8/2017: “Chúng tôi sẽ chuyển những câu hỏi này của phóng viên đến các cơ quan chức năng.”
Đơn từ không giải quyết được việc, năm 2012, ông Trịnh Vĩnh Bình về Việt Nam và đến gặp bà Nguyễn Thị Bình, người mà ông từng tận tai nghe trực tiếp trên truyền hình bà chất vấn trước Quốc hội về vụ án của ông.
“Tôi đến cầu cứu bà ấy. Bà Bình thở dài, ngả người ra sau ghế và nói ‘Bình ơi, chị bây giờ không còn quyền chức, không làm gì hết. Thời chị còn quyền chức, chị nói còn chưa nghe nữa mà. Thôi để chị thử.”
Ngày 26/12/2012, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và “đề nghị đ/c [đồng chí] có thể dành ra một ít thời gian chủ trì cuộc họp với các bộ ngành và các tỉnh có liên quan để giải quyết dứt điểm việc này, giữ uy tín cho Chính phủ, đảm bảo công bằng và nghiêm minh của pháp luật, tránh những phức tạp có thể xảy ra không cần thiết.”
Chờ thêm 2 năm nữa, những nỗ lực đòi lại tài sản của ông Bình vẫn chẳng đi tới đâu.
“Để lâu cứt trâu hóa bùn. Kệ. Cứ kéo dài vậy.” Ông Bình chua chát, vì trước đó, Đại tá-Luật gia Lê Mai Anh, nguyên cán bộ Viện Kiểm sát Tối cao, sau khi nhận được kêu cứu từ ông Bình, đã cảnh báo:
“Trả lại tiền cho ông ấy bây giờ là khó khăn lắm. Không thể có chuyện ấy được đâu. Nhưng mà ông ấy vẫn cứ tin Nhà nước mình nên ông ấy cứ chờ đợi từ năm này sang năm khác.”
Kiện lần 2
Tháng 1/2015, ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Tòa trọng tài Quốc tế lần thứ hai.Hồ sơ của ông lần này được chuyển cho tổ hợp luật sư nổi tiếng của Mỹ: King & Spalding.
Trong vụ kiện lần này, ông Trịnh Vĩnh Bình đòi nhà nước Việt Nam phải bồi thường “ít nhất 1,25 tỷ đôla”.
“Tôi đòi hai mục. (1a) là những tài sản mà chính phủ Việt Nam tịch thu hay chiếm đoạt trái phép, vi phạm luật pháp quốc tế về hiệp thương. (1b) Do vụ án gây ra một số hệ quả, nên những hệ quả đó cũng được liệt kê vào để đòi đền bù. Điểm thứ 2 là điểm nhức nhối.”
Ông Trịnh Vĩnh Bình cho biết điểm đòi bồi thường thứ 2 dựa trên tiền lệ của một vụ kiện nhốt tù oan sai ở Mỹ. Trong vụ kiện này, người bị nhốt tù oan 4,5 ngày đã được tòa ra phán quyết buộc Chính phủ Mỹ phải bồi thường 5 triệu đôla. Như vậy, một ngày bị tù oan được bồi thường khoảng 800.000 đôla. Ông Trịnh Vĩnh Bình dựa trên tiền lệ này để quy ra số tiền đòi Chính phủ Việt Nam phải bồi thường cho hơn 18 tháng Việt Nam giam giữ ông.
Hình minh họa.
“Tôi rất tiếc là chính phủ Việt Nam thay vì một vụ việc mà mình thấy mình sai, mình biết mình sai rồi thì giải quyết cho người ta êm đẹp, tức là ngăn ngừa không cho vụ này xảy ra tiếp. Đây là việc nên làm. Nhưng không, Việt Nam thường thường khi có một vụ xảy ra, người ta có khiếu nại hay muốn nói lên sự thật, thì lại tìm cách đàn áp nó xuống, dùng mọi hình thức đe dọa, đàn áp. Tôi cho đây là một cách thức mà khi sử dụng với những người Việt kiều thì gần như 80%, 90% là vô hiệu. Là vì những người Việt sống ở nước ngoài người ta đã hấp thụ được cái gọi là trật tự xã hội, pháp luật ở bên ngoài. Người ta cho rằng đó là quyền của người ta. Người ta được bảo vệ. Còn Việt Nam thì không vậy. Quyền ở trong tay tôi. Trong tay tôi thì tôi có thể làm.”Về phía mình, Chính phủ Việt Nam lần này thuê tổ hợp Luật sư nổi tiếng của Anh, Freshfields Bruckhaus Deringer LLP. VOA nhiều lần liên lạc chuyên viên tư vấn pháp lý hiện đang làm việc với tổ hợp luật sư trên, nhưng đều không nhận được câu trả lời.
Trong văn bản gửi VOA ngày 8/8/2017, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà chỉ trả lời chung cho gần 10 câu hỏi của VOA rằng:
“Chúng tôi sẽ chuyển những câu hỏi này của phóng viên đến các cơ quan chức năng.
Việt Nam luôn hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tại Việt Nam. Mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Những hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định pháp luật”.
Hình minh họa.
Tiến sĩ Vũ Quang Việt, Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc, cho biết về quy trình xử kiện sắp tới:“Xử, xong rồi giả dụ [Tòa trọng tài] có đưa ra một kết luận là phải trả, thì đương nhiên họ sẽ có quyền và bằng cách nào đó nắm tài sản của Việt Nam. Cả cái Âu châu nó lớn. Nếu là Tòa quốc tế thì họ phải chặn account [tài khoản] của chính phủ Việt Nam”.
Cựu chuyên viên của Liên Hiệp Quốc nói thêm: “Tôi nghĩ là để cho họ [Trung tâm Trọng tài Quốc tế] làm. Rồi sau đó Việt Nam học được một bài học. Chả có cách gì khác. Phải để cho nó xảy ra. Trừ phi bây giờ Việt Nam xin nộp lại tất cả những thứ đó, trả lại ngay lập tức, rồi thì quan tòa có thể kêu thôi và bỏ [việc xét xử]”.
Tiến sĩ Joris Voorhoeve, người trước đây trong tư cách Bộ trưởng Quốc phòng của Hà Lan đã có rất nhiều can thiệp, yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải xem xét lại vụ án, trong cuộc phỏng vấn với VOA ngày 18/8/2017, nói bản án của Việt Nam đối với ông Trịnh Vĩnh Bình là “bất công”.
“Vấn đề là từ các cá nhân. Đó là một vụ tham nhũng nhằm chiếm đoạt tài sản của ông Bình ở Việt Nam”.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Voorhoeve nhận định vụ án này là một “thử nghiệm” về lòng tin, không chỉ từ phía Hà Lan mà còn ở Hoa Kỳ và các nước khác, đối với việc tuân thủ Luật pháp quốc tế và trong nước của Việt Nam.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Voorhoeve trong cuộc phỏng vấn qua Skype với VOA, 18/8/2017.
Thắng, thua? Đau!
Nguyên đơn vụ kiện, ông Trịnh Vĩnh Bình, khá tự tin về khả năng thắng kiện.“Dĩ nhiên quyết định cuối cùng vẫn là ở tòa. Nhưng tôi thấy chính phủ Việt Nam, đừng nói là phần trăm, mà tôi dám nói mạnh miệng rằng phần ngàn cũng không có. Bởi vì trong vụ này không phải là sai ít, mà là sai từ Luật của Việt Nam, mà chính chính phủ Việt Nam bây giờ cũng biết sai.”
Trong khi đó, những người dân ở phía “Bị đơn,” cũng không hề tỏ ra lạc quan.
Nhà báo Nguyên Bình, con gái tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nói với VOA:“Làm sao mà thắng được? Một là mình không có thầy kiện giỏi. Hai là người ta đã nghiên cứu kỹ rồi. Người ta cũng thông thạo luật pháp quốc tế rồi. Thế thì chuyện thua là phần lớn hơn là không thua. Mà đã thua rồi thì mất rất nhiều thứ. Không những về kinh tế, mà còn về chính trị, ngoại giao. Cái đấy là chắc chắn rồi”.
Theo bà, Việt Nam “chỉ có cách thương lượng với ông Trịnh Vĩnh Bình và xin lỗi ông ấy.”
“Việt Nam bây giờ đang thiếu tiền, thiếu vốn, muốn kêu gọi Việt kiều cũng như các nhà đầu tư ở các nước vào đầu tư, mà nếu vụ này phanh phui ra và bị thất bại thì ảnh hưởng sẽ rất lớn. Chẳng biết ai người ta còn muốn vào Việt Nam đầu tư kiểu này nữa không?”
Theo bà Nguyên Bình, “về lâu dài, phải dân chủ hóa. Phải không được kỳ thị những người giỏi về luật pháp và có kinh nghiệm làm ăn quốc tế. Chứ còn bây giờ cái gì cũng Đảng. Mà Đảng thì không hiểu biết gì về làm ăn kinh tế. Một ông chưa bao giờ đọc một cuốn sách về kinh tế mà lại cứ lãnh đạo và quyết định mọi thứ, thì thua là cái chắc. Không phải thua một ông Trịnh Vĩnh Bình này, mà còn có thể thua rất nhiều trong những vụ làm ăn với châu Âu”.
Hầu hết các giới chức Việt Nam mà VOA phỏng vấn khi thực hiện loạt bài này đều dè dặt trong việc đưa ra tiên đoán về khả năng thắng, thua của Việt Nam.
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng (Ảnh tư liệu)
Cựu Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nói: “Trước đây đã có thỏa thuận ngoài tòa, nghĩa là Việt Nam đã phải lùi một bước. Lần này liệu còn có đất lùi nữa hay không là tùy vào sự chuẩn bị của đội ngũ luật sư mà trong nước đã phải bỏ tiền ra thuê rất đắt. Nhóm lợi ích thu về được một ít tiền của ông Bình, không biết có nổi dăm triệu không, mà bây giờ nếu phải đền bù có thể lên đến nhiều trăm triệu đôla. Tiền này ai gánh chịu? Người dân và doanh nghiệp Việt Nam đóng thuế ở Việt Nam è cổ bỏ tiền thuê luật sư để cãi cho những người mà chính luật pháp Việt Nam cũng đã bỏ tù họ”.Phiên xử đầu tiên của vụ kiện sẽ diễn ra vào ngày 21/8/2017 tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế ở Paris, Pháp.
Trong những năm tháng chuẩn bị cho vụ kiện, ông Bình nói với VOA rằng ông luôn chuẩn bị tâm thế để đối mặt với tình huống xấu nhất.
“Qua vụ này, tôi nghĩ Việt Nam sẽ trả một giá rất đắt. Tôi cam đoan như vậy. Đừng có nghĩ là đe dọa tôi, không ăn thua gì. Tôi không là gì cả. Văn bản của tôi bây giờ nằm trong tay luật sư. Từ lâu, khi vào cuộc chơi, tôi đã chấp nhận cuộc chơi. Tôi đã chuẩn bị di chúc và ủy quyền hết rồi. Tôi chả là gì hết. Nếu còn tôi, thì còn có thể ở một mức nào đó thương lượng để giải quyết những thiệt hại và ngăn ngừa trong tương lai để không cho những quan tham làm chuyện này tiếp”.
Ông Bình tham quan địa điểm đầu tư tiềm năng tại Việt Nam vào tháng 4/1990.
Khi được hỏi nếu được lựa chọn lại, ông có quyết định về Việt Nam đầu tư?Ông Trịnh Vĩnh Bình trả lời:
“Tôi có thể nói rằng thuê tôi cũng không dám. Cho tiền tôi một ngày bao nhiêu tôi cũng không dám. Thực ra không phải là không dám, mà tôi không muốn. Tại sao mình phải phí thời giờ như vậy? Tâm sức của mình phải được tưởng thưởng ít nhất trên tinh thần.”
Ước mơ, hoài bão xây dựng quê hương đã được ông Trịnh Vĩnh Bình rất nhiều lần, bằng nhiều cách, trình bày với các cơ quan chức năng của Việt Nam, như trong một văn bản ông đã gửi cách đây 7 năm:
“Nếu tài sản nhỏ nhoi của gia đình tôi có bị quan chức Vũng Tàu tìm cách tịch thu (để họ ngấm ngầm chia chác nhau bằng nhiều cách, như họ đang luồn lách, tha hồ mà làm như hiện nay), thì nó sẽ không có giá trị gì đối với đất nước Việt Nam. Điều làm cho tài sản gia đình tôi có lợi ích đối với đất nước Việt Nam chính là phải để nó tiếp tục sản xuất sinh nở ra những lợi ích tự nhiên, làm tấm bảng quảng cáo mạnh cho việc thu hút thêm đầu tư nước ngoài, khích lệ thu hút sự đóng góp tích cực từ khối kiều bào… đó mới là có lợi.”
Cả ông Trịnh Vĩnh Bình lẫn một số giới chức của Việt Nam mà VOA phỏng vấn đều tỏ ra không vui vẻ gì trong vụ kiện này.
Ông Trịnh Vĩnh Bình nói “đấu tranh” tại tòa quốc tế là lựa chọn cuối cùng của ông. Vì theo lời ông, “cái gì cũng vậy, cũng phải có đấu tranh để theo luật đào thải.”
Tất cả họ, cả bên bị đơn lẫn nguyên đơn, nói như lời Đại sứ Đinh Hoàng Thắng, đều “đau” trong vụ án xuyên thế kỷ này.
https://projects.voanews.com/vu-kien-trinh-vinh-binh-vs-chinh-phu-vn/ky-cuoi-2-chu-hop-ly-tri-gia-ty-do
Cựu Bộ trưởng Hà Lan: ‘Việt Nam bất công với ông Bình’
Khánh An (thực hiện)
Hoàng Long (chuyển ngữ)
VOA – Giáo sư Joris Voorhoeve, trong tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan (1994 – 1998), đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy Chính phủ Hà Lan yêu cầu Chính phủ Việt Nam giải quyết vụ án Trịnh Vĩnh Bình.Hoàng Long (chuyển ngữ)
TS Voorhoeve hiện là giảng viên Đại học Leiden và là một chuyên gia về Quan hệ Quốc tế.
Với các vị trí như lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do, đảng cầm quyền của Hà Lan, thành viên của Hội đồng Chính phủ Hà Lan, Dân biểu Quốc hội từng là lãnh tụ khối đa số tại Hạ viện, TS Voorhoeve có uy tín và ảnh hưởng chính trị tại Hà Lan.
Theo lời Cựu Đại sứ Việt Nam ở Hà Lan, TS Đinh Hoàng Thắng, ngay từ những ngày đầu khi ông Thắng nhận nhiệm sở ở Hà Lan, Tiến sĩ Voorhoeve, lúc đó là Bộ trưởng Quốc phòng, đã tiếp cận ông nhiều lần và nhờ ông chuyển yêu cầu của phía Hà Lan đòi Việt Nam giải quyết vụ ông Trịnh Vĩnh Bình một cách công bằng và hoàn trả tài sản cho ông Bình.
Trong dịp Thủ tướng Phan Văn Khải đến thăm Hà Lan năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Voorhoeve còn yêu cầu sắp xếp để ông tận tay trao cho Thủ tướng Việt Nam tập hồ sơ dày hơn 500 trang về vụ án Trịnh Vĩnh Bình.
Mời quý vị theo dõi buổi phỏng vấn của VOA với Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Voorhoeve, người khẳng định việc kết án của ông Bình là “bất công” và vụ này là một “phép thử” về việc tuân thủ luật pháp hay đứng về phía các quan chức tham nhũng của Việt Nam.
***
VOA: Ông thấy việc Việt Nam truy tố ông Trịnh Vĩnh Bình có bất công không? Nếu có thì tại sao?Bộ Trưởng (BT) Joris Voorhoeve: Có, rất không công bằng bởi vì chỉ dựa trên lời khai sai trái, một lời khai giả tạo rằng ông Bình gian lận thuế, vốn dĩ không đúng sự thật. Và người đưa ra lời khai sai trái này sau đó đã rút lại và nói rằng ông ta bị ép cung và rất hối lỗi. Ông ta nói điều này ngay trước khi qua đời.
VOA: Nếu việc truy tố là bất công thì vấn đề nằm ở chỗ luật pháp hay ở cá nhân?
BT Joris Voorhoeve: Đặc biệt nằm ở chỗ cá nhân. Vụ này là vụ một trưởng công an địa phương tham nhũng tìm cách chiếm đoạt tài sản do ông Bình nắm giữ ở Việt Nam.
VOA: Chính phủ Hà Lan can dự vào vụ ông Bình như thế nào để bảo vệ công dân mình?
BT Joris Voorhoeve: Tôi biết ông Bình cũng hơn 30 năm rồi. Và khi tôi hay tin chuyện gì xảy ra với ông ấy ở Việt Nam, tôi rất lo ngại và tôi theo dõi vụ việc. Và tôi hết sức lo ngại về những cáo buộc sai trái và tôi đã cố gắng làm việc thông qua Bộ Ngoại giao, bản thân tôi là Bộ trưởng Quốc phòng, để nói rõ với nhà chức trách Việt Nam rằng họ phải sửa chữa cách cư xử sai trái của họ đối với ông Bình. Và tiếc là cho tới bây giờ những nỗ lực này vẫn không hiệu quả.
VOA: Chính phủ Việt Nam hồi đáp phản ứng của Hà Lan như thế nào?
BT Joris Voorhoeve: Họ phản ứng với yêu cầu của chính phủ Hà Lan và của đại sứ Hà Lan bằng những phản hồi không rõ ràng, chỉ đơn giản nói chính phủ Việt Nam có lưu ý vấn đề này và có điều gì đó không đúng và họ sẽ xem xét, nhưng thật ra họ chẳng làm gì để sửa chữa cách đối đãi bất công đối với ông Bình cả.
VOA: Vụ việc của ông Bình có tác động gì tới mối quan hệ giữa Việt Nam và Hà Lan không?
BT Joris Voorhoeve: Có, rất nhiều nữa là đằng khác. Điều rất quan trọng đối với quan hệ quốc tế và đầu tư và thương mại quốc tế là các nước có thể tin cậy lẫn nhau là rất quan trọng, rằng họ tuân thủ luật pháp quốc gia và quốc tế. Và vụ việc mà chúng ta đang bàn ở đây không chỉ được theo dõi ở Hà Lan mà còn ở Mỹ và các quốc gia khác, bởi vì vụ việc này là một phép thử đối với Chính phủ Việt Nam, liệu họ sẽ tuân thủ luật pháp hoặc đứng về những quan chức tham nhũng.
VOA: Chính phủ Hà Lan có xem việc ông Bình bị truy tố là vi phạm Hiệp định Đầu tư Song phương không?
BT Joris Voorhoeve: Có, và ông Trịnh tất nhiên cũng theo đuổi điều này thông qua những hành động cá nhân. Ông ấy thuê được một luật sư giỏi ở Mỹ để áp dụng luật pháp cho vụ kiện của mình. Bởi vì chính phủ Việt Nam đã không tự nguyện sửa những điều sai trái đã xảy ra.
VOA: Thỏa thuận dàn xếp năm 2006 giữa ông Bình và chính phủ Việt Nam có phải dựa trên Hiệp định Đầu tư Song phương không?
BT Joris Voorhoeve: Dàn xếp là một chuyện nhưng phía Việt Nam không thi hành thỏa thuận. Họ câu giờ rồi cứ đàm phán hết lần này tới lần khác và tài sản của ông Bình cũng không được trả lại như quy định trong thỏa thuận đó. Vì vậy cái cách mà chính phủ Việt Nam giải quyết vụ này tới giờ vẫn rất không thỏa đáng.
VOA: Ông bình luận như thế nào về vụ xét xử sắp tới liên quan tới vụ kiện của ông Bình?
BT Joris Voorhoeve: Tôi cho rằng vụ kiện này sẽ hoàn toàn giải oan cho ông Bình và sẽ yêu cầu nhà chức trách Việt Nam thi hành các thỏa thuận đã được đưa ra trước đó, và ông Bình được bồi thường cho những sự trì trệ và thiệt hại to lớn mà ông phải gánh chịu.
https://projects.voanews.com/vu-kien-trinh-vinh-binh-vs-chinh-phu-vn/cuu-bo-truong-ha-lan-viet-nam-bat-cong-voi-ong-binh
Bộ Chính trị náo loạn vì Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện Việt Nam - Duur: 14:25.
- Nieuw
Quan chức CSVN đập đầu ăn vạ khi Trịnh Vĩnh Bình nắm chắc phần thắng trong phiên toà ngày thứ 3 - Duur: 30:21.
Like & Subscribe & Share : https://goo.gl/YY4gK0 Quan chức CSVN đập đầu ăn vạ khi Trịnh Vĩnh Bình nằm chắc phần thắng ...- Nieuw
Triệu phú Trịnh Vĩnh Bình tuyên bố sẽ khiến CSVN phá sản trong phiên tòa 21/8 tại Paris - Duur: 15:51.
Đăng Ký theo dõi kênh nhận tin mới tại đây: https://goo.gl/BjeprC Triệu phú Trịnh Vĩnh Bình tuyên bố sẽ khiến CSVN phá sản ...- Nieuw
Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình thề kiện bay tóc Chính phủ Việt Nam tại tòa án quốc tế- Duur: 12:53.
Vụ án Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà nước Việt Nam cách đây hơn 10 năm nay lại làm xôn xao dư luận khi ông Trịnh Vĩnh Bình quyết ...
Vụ án Trịnh Vĩnh Bình Kỳ 4: xuất hiện thế lực ngầm thao túng chính phủ, rắp tâm triệt tiêu ông Bình - Duur: 11:16.
Đăng Ký theo dõi kênh nhận tin mới tại đây: https://goo.gl/BjeprC Vụ án Trịnh Vĩnh Bình Kỳ 4: xuất hiện thế lực ngầm thao túng ...- Nieuw
Khai dân trí 23/8/2017 :Thưa kiện TRỊNH VĨNH BÌNH -Và những điều cần biết - Duur: 49:12.
Khai dân trí 23/8/2017 :Thưa kiện TRỊNH VĨNH BÌNH -Và những điều cần biết -Việt nam công hòa ,tinh nhanh nhất trong ngày ...- Nieuw
Phân tích Vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính Phủ VN - Trần Đình Thiên - Duur: 49:48.
Phân tích Vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính Phủ VN - Trần Đình Thiên GNT TV (Góc Nhìn Thẳng Vietnam) là Kênh Video Về Hiện ...- Nieuw
Trực tiếp vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình ngày 2: Quan chức CSVN chạy trốn bằng cửa sau của tòa - Duur: 25:54.
Đăng Ký theo dõi kênh nhận tin mới tại đây: https://goo.gl/BjeprC Trực tiếp vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình ngày 2: Quan chức CSVN chạy ...- Nieuw
ĐIỂM TIN TRONG TUẦN : : Vua chả giò Trịnh Vĩnh Bình tái khởi kiện nhà cầm quyền CSVN tội lừa đảo - Duur: 13:45.
SAIGON TV - Đài Truyền Hình Việt Ngữ Hàng Đầu Tại Hải Ngoại ❤ SAIGON TIMES NEWS - goo.gl/jxfLBa ❤ SUBSCRIBE ...
V.O.A 23/8/2017 | Trịnh Vĩnh Bình khiến phái đoàn Chính phủ Việt Nam phơi mặt ở tòa án quốc tế- Duur: 55:03.
Liên tục cập nhật tin tức chính xác và đầy đủ nhất về sự thật hiện tình Việt Nam và Thế giới.- Nieuw
Phái đoàn Việt Nam tháo chạy khỏi phiên tòa Trịnh Vĩnh Bình - Duur: 29:05.
Diễn biến ngày đầu tiên tại phiên tòa tỷ phú Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà cầm quyền CSVN.- Nieuw
Phạm Văn Thành tường thuật trực tiếp vụ Trình Vĩnh Bình từ Paris - Duur: 24:35.
Phạm Văn Thành tường thuật trực tiếp vụ Trình Vĩnh Bình từ Paris https://youtu.be/2laTjiLI7Zg Các bạn bấm đăng ký để nhận ...- Nieuw
Trực tiếp phiên toà triệu phú Trịnh Vĩnh Bình kiện CSVN tại Paris vào ngày 21/8 - Duur: 1:18:31.
Like & Subscribe & Share : https://goo.gl/YY4gK0 Trực tiếp phiên toà triệu phú Trịnh Vĩnh Bình kiện CSVN tại Paris vào ngày 21/8.- Nieuw
Sắp thua kiện Trịnh Vĩnh Bình Trọng Lú cầu viện Trung Cộng mượn tiền để trả- Duur: 30:11.
Bấm Like, Share và Subscribe tại đây: https://goo.gl Sắp thua kiện Trịnh Vĩnh Bình Trọng Lú cầu viện Trung Cộng mượn tiền để ...- Nieuw
Vụ án Trịnh Vĩnh Bình Kỳ 3: Lộ diện nhiều ông lớn nhúng chàm, Alibaba và 40 tên cướp - Duur: 13:03.
Đăng Ký theo dõi kênh nhận tin mới tại đây: https://goo.gl/BjeprC Vụ án Trịnh Vĩnh Bình Kỳ 3: Lộ diện nhiều ông lớn nhúng chàm, ...- Nieuw
Trinh Vĩnh Bình - Hỏi và đáp - Duur: 55:08.
- Nieuw
Vụ án Trịnh Vĩnh Bình và những hệ lụy - Trần Nhật Phong - Duur: 29:45.
Vụ án Trịnh Vĩnh Bình và những hệ lụy - Trần Nhật Phong GNT TV (Góc Nhìn Thẳng Vietnam) là Kênh Video Về Hiện Tình Đất ...- Nieuw
Geen opmerkingen:
Een reactie posten