woensdag 23 augustus 2017

Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam: gọi “ngụy quân, ngụy quyền” là miệt thị (!) nên gọi là..."chính quyền Sài Gòn"

Nguyễn Xuân Nghĩa mới nhất: Hà Nội công nhận VNCH, vì sao? - Duur: 10:58.

      • 2 dagen geleden
      • 98.161 weergaven
      Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa bàn về tình hình chính trị Việt Nam, lý giải nguyên nhân vì sao chính quyền cộng sản Hà Nội gián ...
      • Nieuw

Giáo sư Xuân Nghĩa tại sao chính quyền Hà Nội lại công nhận VNCH trong thời điểm này - Duur: 29:02.

      • 1 dag geleden
      • 737 weergaven
      Giáo sư Xuân Nghĩa tại sao chính quyền Hà Nội lại công nhận VNCH trong thời điểm này https://youtu.be/y9h1guXLWtU Các bạn ...
      • Nieuw

Mỹ Thừa Nhận Bỏ Rơi VNCH-Vì Sao? Và Góc nhìn lịch sử- Duur: 10:10.

      • 11 maanden geleden
      • 378.592 weergaven

Giờ Giải Ảo - Afspeellijst

 Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam: gọi “ngụy quân, ngụy quyền” là miệt thị!


Ông Ngô Đình Diệm (thứ ba từ trái) cùng với chính phủ của ông chụp tại Sài Gòn năm 1955.
Ông Ngô Đình Diệm (thứ ba từ trái) cùng với chính phủ của ông chụp tại Sài Gòn năm 1955.
AFP


Ngày 18-8, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã cho ra mắt bộ Lịch sử Việt Nam. Một trong nhiều điểm mới của bộ sách lịch sử này được báo Tuổi Trẻ nói là việc đề cập đến sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng hòa như một thực thể chính trị độc lập tại miền Nam Việt Nam, xóa bỏ tên gọi ngụy quân, ngụy quyền trước đây.
Bộ sách Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập, bao quát nền lịch sử của Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000 do Viện Sử học Việt Nam biên soạn với sự tham gia của hơn 30 chuyên gia sử học.

Nên gọi trung tính!


Kể từ khi bộ sách được giới thiệu, một bộ phận dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin chính quyền Việt Nam Cộng hòa không còn bị gọi là ngụy quyền mà được gọi là Chính quyền Sài Gòn. Giải thích về lý do dẫn đến sự thay đổi trong cách gọi này, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã, người đã từng góp ý trong quá trình biên soạn bộ sách này, cho rằng trong thời kỳ còn đấu tranh chính trị, chuyện chính quyền này không thừa nhận chính quyền kia cũng là điều dễ hiểu:
"Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả.Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ"
- PGS.TS Trần Đức Cường
"Theo tôi trong thời kỳ đấu tranh chính trị thì không thừa nhận nhau là chuyện thường. Nhưng bây giờ khi thống nhất và lo xây dựng đất nước thì Việt Nam Cộng Hòa là một sự thực đã diễn ra trong lịch sử và được nhiều nước công nhận và có tham gia Liên Hiệp Quốc nữa."
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa được thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1955, với ông Ngô Đình Diệm là Tổng thống đầu tiên, sau khi có một thời gian ngắn dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại, người sau đó bị phế truất và phải lưu vong tại Pháp. Chính phủ này được Hoa Kỳ và 77 quốc gia khác công nhận. Năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đệ đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc nhưng đề nghị này bị Liên Xô phủ quyết.
Đáp lại thắc mắc của chúng tôi rằng chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã từng tồn tại nhiều chục năm về trước nhưng vì sao đến tận bây giờ Việt Nam mới đổi cách gọi chính quyền miền Nam, Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói rằng những vấn đề về chính trị phải có điều kiện mới có thể thay đổi được, còn tùy theo tình hình. Ông cho rằng “bây giờ thời gian đã chín mùi”.
Chúng tôi cũng có dịp trao đổi với PGS.TS Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện sử học, hiện là Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đồng thời là tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam này. PGS.TS Trần Đức Cường cho chúng tôi biết lý do các nhà sử học thống nhất bỏ tên gọi ngụy quyền đối với chế độ Việt Nam Cộng Hòa:
"Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt Nam một cách lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả".
"Thứ hai, quân đội Sài Gòn thực chất được Mỹ trang bị hoàn toàn và quan trọng hơn là thực hiện mưu đồ của Mỹ. Đó cũng là một đội quân đi đánh thuê. Thực chất các nhà sử học không có một đánh giá nào khác so với thời gian trước đây."
"Nhưng về cách gọi, chúng tôi nghĩ rằng trong một văn bản khoa học, mình gọi trung tính vẫn hơn là ngụy quân, ngụy quyền. Bởi vì cách gọi này mang tính biểu cảm, miệt thị cho nên chúng tôi gọi là quân đội Sài Gòn và chính quyền Sài Gòn."

image
Sáng ngày 19/1/2014, dân Hà Nội đã có mặt tại tượng đài Lý Thái Tổ – Hồ Gươm – Hà Nội để tham gia buổi Lễ tưởng niệm tri ân 74 quân nhân Hải Quân VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến năm 1974 ở Hoàng Sa Courtesy of Thoibao

Tiến sĩ Nguyễn Nhã lại phân tích rằng “Việt Nam sẽ rất lời nếu công nhận chính quyền Việt Nam Cộng Hòa”. Trước hết là vấn đề biển đảo:
"Trước hết là việc đấu tranh giành chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa. Theo luật pháp quốc tế thì cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi Trung Quốc bắt đầu vào xâm lấn, cho rằng Paracels (quần đảo Hoàng Sa) là đất vô chủ. Nhưng thực chất đâu có vô chủ. Hồi đó luật pháp quốc tế quy định phải chiếm hữu thật sự, mang tính nhà nước, liên tục và hòa bình. Tức là phải liên tục, nếu không công nhận Việt Nam Cộng Hòa thì làm sao liên tục được!"

Một yếu tố khác rất quan trọng được vị Tiến sĩ Sử học này nhấn mạnh đó là dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, các nhà nghiên cứu và kinh tế làm việc rất độc lập. Ông đánh giá đó là một điểm tốt cần được học hỏi, phát huy.
Ngoài ra, ông còn tiết lộ rằng kể cả về văn hóa giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũng có nhiều điều quý giá:

"Theo tôi đó là một di sản quý giá của cả dân tộc chứ không phải chỉ có chính trị, hay chính quyền!"

Không có sức ép

"Hồi đó luật pháp quốc tế quy định phải chiếm hữu thật sự, mang tính nhà nước, liên tục và hòa bình. Tức là phải liên tục, nếu không công nhận Việt Nam Cộng Hòa thì làm sao liên tục được!"
- Tiến sĩ Nguyễn Nhã

Khi được hỏi việc công nhận chính quyền Việt Nam Cộng Hòa giữa thời điểm này, các nhà sử học có phải chịu sức ép nào không, PGS-TS Trần Đức Cường khẳng định rằng việc đổi cách gọi tên chỉ thể hiện sự trung tính, tôn trọng lẫn nhau, là quyết định của tập thể các nhà nghiên cứu sử học, chứ không có bất cứ sức ép hay động cơ gì. Ông cho biết trước đây tên Chính quyền Sài Gòn đã từng được sử dụng chứ không phải bây giờ mới là lần đầu tiên:
"Một ví dụ, bạn về tìm đọc cuốn Bách khoa Toàn thư Quân sự Việt Nam của Bộ Quốc phòng in năm 2015, tức là cách đây đã 2 năm rồi do Bộ Quốc phòng chỉ đạo. Cuốn đó đã không dùng khái niệm ngụy quân, ngụy quyền mà dùng từ Quân đội và Chính quyền Sài Gòn."

Tiến sĩ Nguyễn Nhã cũng đồng tình với quan điểm rằng không có sức ép nào trong chuyện đổi cách gọi này mà chỉ là các nhà sử học đồng lòng đưa ra ý kiến nên thay đổi và được chấp thuận.

Cũng cần điểm lại vài nét lịch sử, sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ và toàn bộ miền Nam Việt Nam thuộc kiểm soát của chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cùng nhau tiến hành cuộc Tổng tuyển cử toàn quốc vào ngày 25 tháng 04 năm 1976 để bầu ra Quốc hội và Chính phủ thống nhất cho cả hai miền.

Vào ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội mới gồm đại biểu từ cả hai miền đã quyết định thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dựa trên cơ sở kế thừa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.


GS Vũ Minh Giang nói về bộ 'Lịch sử Việt Nam'

  • 7 giờ trước
Giáo sư Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, bình luận về bộ sách 'Lịch sử Việt Nam' gồm mười lăm tập do Viện Sử học Việt Nam mới công bố.
Về sự kiện chiến tranh biên giới Trung - Việt tháng 2/1979 mà bộ sách do PGS. TS. Trần Đức Cường làm tổng chủ biên vừa được Viện trên công bố trong đó gọi đó là 'cuộc chiến xâm lược' mà Trung Quốc tiến hành nhắm vào Việt Nam, Giáo sư Giang nói:




"Tôi phải nói ngay là tôi chưa đọc (bộ sách), nhưng về quan điểm ấy quan điểm của tôi là như thế này: thứ nhất, cuộc tấn công vào Việt Nam ngày 17/2/1979 của quân Trung Quốc, đấy là một sự kiện lịch sử lớn, không thể không đưa vào bộ lịch sử Việt Nam.
Về 'mệnh lệnh' tranh cãi trận Gạc Ma 29 năm trước
VN: Lập đài tưởng niệm trận Gạc Ma và nhìn lại
Thu hồi sách của Trần Trọng Kim: Nên hay không?
"Thứ hai, cuộc chiến tranh này, Việt Nam có quan hệ với Trung Quốc đến đâu chăng nữa, thì tính chất của nó không thể nói khác được, đấy là một cuộc chiến tranh xâm phạm lãnh thổ và có thể coi đấy là một cuộc xâm lược.
"Và việc ấy tôi nhắc lại là không biết trong quyển ấy có viết thế không, nhưng quan điểm của tôi là viết như thế cũng đúng, không có điều gì phải băn khoăn cả."

'Bớt đi biểu cảm'





Lịch sử Việt NamBản quyền hình ảnh Other
Image caption Bộ sách Lịch sử Việt Nam do Viện sử học VN biên soạn mời được công bố trong hạ tuần tháng 8/2017.
'Tôi rất ngạc nhiên về vụ thu hồi sách'
Trần Trọng Kim 'là một sử gia uyên bác'
'Việt Nam đã học được bài học cảnh giác'
Về chi tiết các tác giả cuốn 'Lịch sử Việt Nam' của Viện Sử học Việt Nam xuất bản đã không sử dụng cách gọi 'ngụy quân, ngụy quyền' khi đề cập chính quyền Việt Nam Cộng hòa, một thực thể cầm quyền ở miền Nam Việt Nam trước 30/4/1975, ông Vũ Minh Giang nói:




"Điều nữa là trong lịch sử Việt Nam có nhiều thực thể lịch sử mà cách trình bày, cách gọi tên như thế nào đó là quyền của mỗi người, cái đó không có một quy ước nào là phải gọi thế này, hay gọi thế kia, nhưng với một bộ lịch sử mà có tính khoa học cao và nhất là tới đây có những bộ sử mà nó đảm bảo tính chuẩn quốc tế của nó, thì bớt đi những từ biểu cảm khi nói về các thực thể lịch sử, thì tính chất khoa học cao lên.
"Chẳng hạn như đối với thực thể chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì gọi đúng tên, định danh là như thế, tôi cho rằng nó đúng với những thực thể lịch sử ấy, thay vì việc thể hiện sự biểu cảm trong các danh xưng.
'Những người thích, yêu thì nói một kiểu, còn những người không thích thì nói một cách, thì đấy là cách, quyền của mỗi người khi mà gọi danh xưng ấy. Nhưng đã viết vào một bộ sử mà có tính chuẩn tắc, khoa học, nên sử dụng những từ hạn chế biểu cảm, đấy là quan điểm của tôi," Giáo sư Vũ Minh Giang nói với BBC hôm 23/8/2017.
Bộ sách 'Lịch sử Việt Nam' do Viện Sử học Việt Nam soạn thảo được hoàn thành sau 9 năm với hơn 30 nhà nghiên cứu sử học tham gia, có độ dầy hơn 10 nghìn trang, đây được coi là bộ 'thông sử' quy mô 'chưa từng thấy' từ trước tới nay ở Việt Nam phản ánh lịch sử nước này từ khởi thủy cho đến những năm 2000, theo truyền thông Việt Nam.

 http://www.bbc.com/vietnamese/media-41029124

Lịch sử Việt Nam sẽ sang trang khi không còn “ngụy quân ngụy quyền”?

Hòa Ái, phóng viên RFA
2017-08-21


Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Người Sài Gòn di tản hôm 29/4/1975.
Người Sài Gòn di tản hôm 29/4/1975.
Photo: AFP

Bộ sách thông sử bao quát nền lịch sử của Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000, có tựa đề “Lịch sử Việt Nam”, vừa được ấn hành tái bản lần thứ nhất với nội dung chỉnh sửa và bổ sung; trong đó thay đổi cách gọi “Chính quyền Sài Gòn-Quân đội Sài Gòn” thay vì “ngụy quân, ngụy quyền” khi nhắc đến Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, kể từ sau ngày 30/04/1975 cho đến nay.

Không gọi “ngụy quân, ngụy quyền”

Dư luận trong nước những ngày qua phấn khởi đón nhận bộ sách “Lịch sử Việt Nam” gồm 15 tập với hơn 10 ngàn trang, được 30 nhà nghiên cứu sử học biên soạn trong 9 năm, vừa được tái bản lần thứ nhất và phát hành vào hôm 18 tháng 8.
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận qua trang Fanpage của Báo mạng điện tử Tuổi Trẻ Online, rất nhiều độc giả bày tỏ sự vui mừng và hoan nghên các nhà sử học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học & Xã hội Việt Nam đã nhìn nhận lịch sử và viết đúng với những gì xảy ra trong lịch sử trong việc thay đổi cách gọi tên “Chính quyền Sài Gòn, Quân đội Sài Gòn”, chứ không gọi “ngụy quân, ngụy quyền” cùng lời khẳng định của Phó Giáo sư-Tiến sĩ Trần Đức Cường trong buổi giới thiệu bộ sách “Lịch sử Việt Nam” rằng “Lịch sử phải khách quan và phải viết thế nào để mọi người chấp nhận”.
Báo Tuổi Trẻ Online dẫn lời nhận định của Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh rằng việc từ bỏ cách gọi “ngụy quân, ngụy quyền” mang lại những tác động tích cực đối với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, cụ thể là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng công pháp quốc tế. Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã cũng xác nhận với RFA rằng Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phải được Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chính thức thừa nhận thì mới đảm bảo tính pháp lý quốc tế liên tục để đấu tranh bảo vệ chủ quyền chính đáng của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.
...Khó có thể nói đó là một sự chuyển hướng thực sự của Nhà nước hay không. Chính sách của Việt Nam khó mà nói trước lắm. Hôm nay như thế này, ngày mai lại thế khác. Hôm nay mềm dịu vì một vài dữ kiện mới, nhưng tháng tới lại đổi hoàn toàn
-Ông Trần Công Sung
Trong khi đó, từ Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh cho biết Chính quyền Hà Nội đã phạm phải một lỗi lầm quan trọng là không thừa nhận thể chế Việt Nam Cộng Hòa, theo Hiệp định Geneve 1954 và Hiệp định Paris 1973 mà Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã tham gia ký kết. Theo quan điểm nhận xét cá nhân của ông về bộ sách “Lịch sử Việt Nam” mới vừa phát hành, thay đổi cách gọi tên đối với Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là một cách mà Chính phủ Hà Nội bắn tiếng để chấp nhận những gì thuộc về của Việt Nam Cộng Hòa và có thể thừa kế quyền lợi hợp pháp, hợp lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 cũng như có thể trở thành quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ như trước đây, bởi vì:
“Bây giờ đứng trước tình hình ở Biển Đông, có thể có một số những biến động rất lớn. Đồng thời hiện tại Chính phủ Hà Nội và Chính phủ Hoa Kỳ đã có những bước thỏa thuận ngầm, điều đó tôi có các nguồn thông tin để khẳng định rằng Hoa Kỳ đang bí mật để trang bị vũ khí cho Việt Nam.”
Từ Paris, Pháp quốc, cựu Nhà báo Trần Công Sung của Việt Tấn Xã Việt Nam Cộng Hòa còn chú ý đến ý kiến của không ít chuyên gia sử học trong quốc nội, được đăng tải trên Tuổi Trẻ Online, cho rằng việc từ bỏ cách gọi “ngụy quân, ngụy quyền” và công nhận Việt Nam Cộng Hòa như một chính quyền độc lập là bước tiến quan trọng để hàn gắn vết thương của người Việt sau chiến tranh, mà Tiến sĩ Nguyễn Nhã nhắc lại việc công nhận này sẽ tạo sự đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân tộc, theo ý nguyện lúc sinh thời của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Tiền đề của hòa hợp hòa giải dân tộc?


ĐinhocLap.jpg
Xe tăng quân đội miền Bắc tiến vào dinh Ðộc Lập trưa ngày 30-4-1975. Photo: AFP

Tuy nhiên, ông Trần Công Sung nhấn mạnh với RFA là rất khó dự đoán được Chính quyền Hà Nội sẽ thừa nhận sai lầm của họ và chính thức công nhận Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa hay không. Cựu nhà báo của Việt Tấn Xã Việt Nam Cộng Hòa nói thêm:
“Đã có những tờ báo khen ngợi chuyện đó. Nhưng cũng có một vài tờ báo chính thức của Nhà nước bắt đầu chỉ trích. Thành ra khó có thể nói đó là một sự chuyển hướng thực sự của Nhà nước hay không. Chính sách của Việt Nam khó mà nói trước lắm. Hôm nay như thế này, ngày mai lại thế khác. Hôm nay mềm dịu vì một vài dữ kiện mới, nhưng tháng tới lại đổi hoàn toàn.”
Thế nhưng, số đông những người Việt hải ngoại, thuộc thế hệ 1.5 chia sẻ đối với họ việc Chính quyền Hà Nội cho phép xuất bản bộ sách lịch sử mà có động thái thay đổi, không gọi tên “ngụy quân, nguy quyền” như suốt hơn 4 thập niên qua là một dấu hiệu mở ra cho sự kết nối của các thế hệ người Việt trong tương lai. Cựu Trung tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Anh Tuấn nói với chúng tôi ông tin vào điều đó, mặc dù ngay thời điểm hiện tại, những người như ông vẫn còn dè dặt:
Hòa giải với dân chúng, hòa giải với đảng phái, hòa giải với tôn giáo, hòa giải với tất cả những người trong nước. Có hòa giải được rồi thì mới hòa hợp được với người dân trong nước, làm sao cho dân chúng tin nơi anh thì lúc đó hãy nói chuyện với người Việt hải ngoại
-Cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo
“Nhìn lịch sử của thế giới, nhìn lịch sử của Hoa Kỳ thì mình cũng thấy họ mất 40-50 năm sau mới bắt đầu hòa hợp hòa giải được. Trong 42 năm vừa qua, tôi nghĩ là có thể thay đổi. Sẽ không có sự thay đổi nếu như không đổi hướng đi. Và nếu bây giờ Việt Nam bắt đầu chuyển hướng thì có thể đây là sự hy vọng. Tuy nhiên, quá khứ đã cho thấy có sự hy vọng của người Việt (hải ngoại) rất nhiều nhưng cũng đã bị lường gạt quá nhiều nên sự tin tưởng vào những câu nói của họ thì chưa biết có thành thật hay không.”
Đáp câu hỏi của RFA xoay quanh quan điểm của một số những người là hậu duệ của Việt Nam Cộng Hòa, đang sinh sống tại hải ngoại mà có tấm lòng luôn hướng về đất mẹ với mong muốn góp một bàn tay cho quê hương được hùng cường, văn minh, thì liệu rằng họ có thể là những chìa khóa đầu tiên để mở cánh cửa cho việc “hòa hợp hòa giải” một khi Chính quyền Hà Nội chính thức công nhận thể chế Việt Nam Cộng Hòa, cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ Binh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, quả quyết để thể hiện thực tâm mà Chính quyền Hà Nội kêu gọi “hòa hợp hòa giải” thì hãy tiến hành hòa giải với người dân trong nước trước:
“Hòa giải với dân chúng, hòa giải với đảng phái, hòa giải với tôn giáo, hòa giải với tất cả những người trong nước. Có hòa giải được rồi thì mới hòa hợp được với người dân trong nước, làm sao cho dân chúng tin nơi anh (Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo) thì lúc đó hãy nói chuyện với người Việt hải ngoại.”
Và những người Việt hải ngoại mà Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc đều chấm dứt cuộc trò chuyện với chúng tôi bằng câu nói dân tộc Việt Nam chỉ có thể hòa hợp khi không còn chế độ Cộng sản, với lý do như cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo dẫn lời của ông Phạm Khắc Hòe, Ngự tiền văn phòng đổng lý, hàm Thượng thư của Vua Bảo Đại, từng giữ các chức vụ: Giám đốc Nha Pháp chính và Đổng lý văn phòng Bộ Nội Vụ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã nói với ông trong khoảnh khắc ngắn ngủi của thời gian 17 năm tù mà hai người gặp nhau rằng “Các anh sống 100 năm nữa cũng không hiểu được người Cộng sản đâu”.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten