Tin tức / Thế giới / Châu Âu
Ngoại trưởng Mỹ đến Ukraina, hứa viện trợ 1 tỉ đôla
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đứng cạnh các chướng ngại vật tại nơi tưởng niệm những người biểu tình đã thiệt mạng tại Kiev, Ukraina, ngày 4/3/2014.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry có mặt tại thủ đô Kyiv của Ukraina, nơi ông loan báo một khoản viện trợ trị giá 1 tỉ đô la cho quốc gia bị chia rẽ vì xáo trộn chính trị.
Vào lúc ông Kerry bày tỏ sự ủng hộ đối với chính phủ lâm thời Ukraina, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói nước ông sẵn sàng sử dụng tất cả mọi giải pháp để bảo vệ người Nga tại Ukraina. Ông nói thêm ông hy vọng sẽ không phải dùng vũ lực.
Trong bình luận công khai đầu tiên kể từ khi Tổng thống Ukraina bị lật đổ Viktor Yanukovych trốn khỏi Kyiv, nhà lãnh đạo Nga gọi việc thay đổi quyền lực chính trị tại Ukraina là 'một cuộc đảo chánh bất hợp hiến và chiếm quyền bằng vũ lực' và nói ông Yanukovych vẫn còn là nhà lãnh đạo “hợp pháp” của Ukraina dù ông không có hy vọng tái đắc cử.
Bình luận của Tổng thống Putin được đưa ra giữa lúc cuộc khủng hoảng ngày càng tăng vì có sự hiện diện của quân đội Nga trong vùng Crimea của Ukraina. Hoa Kỳ và các nước đồng minh châu Âu đang cứu xét những chế tài đối với Nga vì Nga đã chuyển quân vào Ukraina.
Trong khi có mặt tại Ukraina, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sẽ gặp các thành viên của chính phủ lâm thời và củng cố sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với chủ quyền của Ukraina. Những khoản cho vay sẽ được ông Kerry loan báo nhằm giảm bớt hậu quả của đề nghị cắt các khoản trợ cấp năng lượng đối với người dân Ukraina.
Tổng thống Putin đã ra lệnh cho hàng chục ngàn binh sĩ đang tập trận tại miền tây nước Nga, gần biên giới Ukraina trở về căn cứ. Cuộc tập trận đã chấm dứt theo kế hoạch từ trước, do đó hiện không rõ động thái này có mục đích giảm bớt căng thẳng hay không.
Moscow đã phủ nhận các cuộc tập trận, bắt đầu vào tuần qua, có liên hệ đến tình hình tại Ukraina.
Tối ngày hôm qua Tổng thống Barack Obama đã họp với Ngoại trưởng Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và những thành viên của toán an ninh quốc gia của ông tại Tòa Bạch Ốc để thảo luận những giải pháp về chính sách.
Trước đó trong ngày hôm qua, Tổng thống Obama kêu gọi Quốc hội chấp thuận một gói viện trợ cho tân chính phủ Ukraina.
Cùng với những thúc đẩy ngoại giao, ngày hôm qua Bộ quốc phòng Hoa Kỳ cho biết ngưng những cuộc tiếp xúc quân sự với Nga.
Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, Chuẩn Đô đốc John Kirby, nói động thái này nhằm thúc đẩy Moscow xuống thang cuộc khủng hoảng Ukraina, và nói việc ngưng chỉ này bao gồm những cuộc tập trận, những cuộc gặp song phương, viếng thăm các cảng và kế hoạch họp hội nghị.
Bộ trưởng Ngoại giao các nước Liên hiệp châu Âu đã công bố hạn chót là ngày thứ Năm tới để Tổng thống Nga Vladimir Putin rút hết quân đội khỏi Ukraina nếu không sẽ bị trừng phạt.
Trong khi đó, Nga kêu gọi Ukraina trở lại thỏa thuận ngày 21 tháng 2 giữa Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych và phe đối lập liên hệ đến việc thành lập một chính phủ đoàn kết quốc gia.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Psaki ngày hôm qua nói rằng mặc dù thỏa thuận có thể được dùng làm 'căn bản', nhưng những sự thay đổi quan trọng về hoàn cảnh kể từ đó đã làm cho thỏa thuận này không còn hiệu lực nữa.
Ngày hôm qua, Tổng thống Obama cáo buộc Nga vi phạm luật quốc tế bằng những hành động tại Ukraina. Ông nói Nga đang 'đứng ở lề trái của lịch sử'.
Nga nói những hoạt động quân sự của họ nhằm bảo vệ công dân Nga tại Ukraina. Tuy nhiên đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc Tuy nhiên đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc Samantha Power phát biểu tại một phiên họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào ngày hôm qua là việc can thiệp của Nga là 'hành vi xâm lược' và không phải là một 'sứ mạng nhân đạo' như Nga đang tìm cách mô tả.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày hôm qua nói chuyện bằng điện thoại với Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev. Tòa Bạch Ốc cho biết ông Biden hối thúc Nga rút quân khỏi Ukraina, ủng hộ việc triễn khai ngay lập tức các quan sát viên quốc tế và bắt đầu một 'cuộc đối thoại chính trị có ý nghĩa' với chính phủ Ukraina.
Crimea là một bán đảo tại Hắc Hải được đặt dưới quyền kiểm soát của Ukraina vào năm 1954 dưới thời của cựu lãnh tụ Liên bang Sô viết Nikita Khruschev. Vùng này vẫn thuộc Ukraina khi Liên bang Sô viết sụp đổ vào năm 1991. Crimea có một ranh giới nhỏ bé với Nga ở điểm cực đông, và cảng Sevastapol ở Crimea là căn cứ của hạm đội Hắc Hải Nga.
Hầu hết người dân sống tại Crimea thuộc sắc tộc Nga, nhưng vùng này cũng là nơi cư ngụ của sắc dân Tatar theo Hồi Giáo thường tỏ ra khinh thường người Nga.
Những xáo trộn tại Ukraina bắt đầu khi Tổng thống Yanukovych không ký một hiệp ước thương mại với Liên hiệp châu Âu, và thay vào đó, ông muốn có những mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga và được Nga viện trợ kinh tế. Động thái này đã làm phát sanh nhiều tuần lễ biểu tình thân Tây phương chống chính phủ tại Kyiv và tại các nơi khác ở Ukraina, và buộc Tổng thống Yanukovych thân Nga phải trốn khỏi thủ đô vào cuối tháng Hai vừa qua.
http://www.voatiengviet.com/content/ngoai-truong-my-den-ukraina-hua-vien-tro-mot-ty-dola/1863843.html
Vào lúc ông Kerry bày tỏ sự ủng hộ đối với chính phủ lâm thời Ukraina, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói nước ông sẵn sàng sử dụng tất cả mọi giải pháp để bảo vệ người Nga tại Ukraina. Ông nói thêm ông hy vọng sẽ không phải dùng vũ lực.
Trong bình luận công khai đầu tiên kể từ khi Tổng thống Ukraina bị lật đổ Viktor Yanukovych trốn khỏi Kyiv, nhà lãnh đạo Nga gọi việc thay đổi quyền lực chính trị tại Ukraina là 'một cuộc đảo chánh bất hợp hiến và chiếm quyền bằng vũ lực' và nói ông Yanukovych vẫn còn là nhà lãnh đạo “hợp pháp” của Ukraina dù ông không có hy vọng tái đắc cử.
Bình luận của Tổng thống Putin được đưa ra giữa lúc cuộc khủng hoảng ngày càng tăng vì có sự hiện diện của quân đội Nga trong vùng Crimea của Ukraina. Hoa Kỳ và các nước đồng minh châu Âu đang cứu xét những chế tài đối với Nga vì Nga đã chuyển quân vào Ukraina.
Trong khi có mặt tại Ukraina, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sẽ gặp các thành viên của chính phủ lâm thời và củng cố sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với chủ quyền của Ukraina. Những khoản cho vay sẽ được ông Kerry loan báo nhằm giảm bớt hậu quả của đề nghị cắt các khoản trợ cấp năng lượng đối với người dân Ukraina.
Tổng thống Putin đã ra lệnh cho hàng chục ngàn binh sĩ đang tập trận tại miền tây nước Nga, gần biên giới Ukraina trở về căn cứ. Cuộc tập trận đã chấm dứt theo kế hoạch từ trước, do đó hiện không rõ động thái này có mục đích giảm bớt căng thẳng hay không.
Moscow đã phủ nhận các cuộc tập trận, bắt đầu vào tuần qua, có liên hệ đến tình hình tại Ukraina.
Tối ngày hôm qua Tổng thống Barack Obama đã họp với Ngoại trưởng Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và những thành viên của toán an ninh quốc gia của ông tại Tòa Bạch Ốc để thảo luận những giải pháp về chính sách.
Trước đó trong ngày hôm qua, Tổng thống Obama kêu gọi Quốc hội chấp thuận một gói viện trợ cho tân chính phủ Ukraina.
Cùng với những thúc đẩy ngoại giao, ngày hôm qua Bộ quốc phòng Hoa Kỳ cho biết ngưng những cuộc tiếp xúc quân sự với Nga.
Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, Chuẩn Đô đốc John Kirby, nói động thái này nhằm thúc đẩy Moscow xuống thang cuộc khủng hoảng Ukraina, và nói việc ngưng chỉ này bao gồm những cuộc tập trận, những cuộc gặp song phương, viếng thăm các cảng và kế hoạch họp hội nghị.
Bộ trưởng Ngoại giao các nước Liên hiệp châu Âu đã công bố hạn chót là ngày thứ Năm tới để Tổng thống Nga Vladimir Putin rút hết quân đội khỏi Ukraina nếu không sẽ bị trừng phạt.
Trong khi đó, Nga kêu gọi Ukraina trở lại thỏa thuận ngày 21 tháng 2 giữa Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych và phe đối lập liên hệ đến việc thành lập một chính phủ đoàn kết quốc gia.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Psaki ngày hôm qua nói rằng mặc dù thỏa thuận có thể được dùng làm 'căn bản', nhưng những sự thay đổi quan trọng về hoàn cảnh kể từ đó đã làm cho thỏa thuận này không còn hiệu lực nữa.
Ngày hôm qua, Tổng thống Obama cáo buộc Nga vi phạm luật quốc tế bằng những hành động tại Ukraina. Ông nói Nga đang 'đứng ở lề trái của lịch sử'.
Nga nói những hoạt động quân sự của họ nhằm bảo vệ công dân Nga tại Ukraina. Tuy nhiên đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc Tuy nhiên đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc Samantha Power phát biểu tại một phiên họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào ngày hôm qua là việc can thiệp của Nga là 'hành vi xâm lược' và không phải là một 'sứ mạng nhân đạo' như Nga đang tìm cách mô tả.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày hôm qua nói chuyện bằng điện thoại với Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev. Tòa Bạch Ốc cho biết ông Biden hối thúc Nga rút quân khỏi Ukraina, ủng hộ việc triễn khai ngay lập tức các quan sát viên quốc tế và bắt đầu một 'cuộc đối thoại chính trị có ý nghĩa' với chính phủ Ukraina.
Crimea là một bán đảo tại Hắc Hải được đặt dưới quyền kiểm soát của Ukraina vào năm 1954 dưới thời của cựu lãnh tụ Liên bang Sô viết Nikita Khruschev. Vùng này vẫn thuộc Ukraina khi Liên bang Sô viết sụp đổ vào năm 1991. Crimea có một ranh giới nhỏ bé với Nga ở điểm cực đông, và cảng Sevastapol ở Crimea là căn cứ của hạm đội Hắc Hải Nga.
Hầu hết người dân sống tại Crimea thuộc sắc tộc Nga, nhưng vùng này cũng là nơi cư ngụ của sắc dân Tatar theo Hồi Giáo thường tỏ ra khinh thường người Nga.
Những xáo trộn tại Ukraina bắt đầu khi Tổng thống Yanukovych không ký một hiệp ước thương mại với Liên hiệp châu Âu, và thay vào đó, ông muốn có những mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga và được Nga viện trợ kinh tế. Động thái này đã làm phát sanh nhiều tuần lễ biểu tình thân Tây phương chống chính phủ tại Kyiv và tại các nơi khác ở Ukraina, và buộc Tổng thống Yanukovych thân Nga phải trốn khỏi thủ đô vào cuối tháng Hai vừa qua.
http://www.voatiengviet.com/content/ngoai-truong-my-den-ukraina-hua-vien-tro-mot-ty-dola/1863843.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten