Vụ Tập Cận Bình phản ánh tư duy lãnh đạo lạc hậu của đảng Cộng sản Trung Quốc
Ông Tập Cận Bình. Ảnh chụp tại Dublin tháng 2/2012
REUTERS/David Moir/Files
Hủy một loạt cuộc gặp với chính khách nước ngoài, vắng bóng trên chính trường gần hai tuần lễ, ông Tập Cận Bình, người sẽ trở thành lãnh đạo số một của Trung Quốc, tái xuất hiện hôm 15/09/2012 với bộ mặt tươi cười và làm như không có việc gì đã xẩy ra. Kể từ khi phó chủ tịch Trung Quốc vắng mặt cho đến khi quay lại hoạt động, Bắc Kinh không hề có một lời giải thích.
Theo giới quan sát, cách ứng xử của Bắc Kinh trong vụ này cho thấy, đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn duy trì tư duy lạc hậu, không phù hợp với tầm lãnh đạo một cường quốc có nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới. Giới phân tích chính trị ngạc nhiêu về cách đảng Cộng sản Trung Quốc xử lý sự cố này. Vết thương của ông Tập Cận Bình vẫn còn là một bí mật quốc gia, trong lúc theo nhiều nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo Đảng, thì phó chủ tịch Trung Quốc chỉ bị đau lưng do bơi. Có thể nói, cái lưng sái cột sống của ông Tập Cận Bình không chỉ gây đau đớn, mà còn làm tổn hại đến uy tín của ông.
Chuyên gia về lịch sử đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Roderick MacFarquhar, ở đại học Harvard nhận định rằng, các quan chức trong Đảng đã không chấp nhận những đòi hỏi cần phải có khi lãnh đạo một cường quốc trong thời đại hiện nay và ban lãnh đạo mới của Trung Quốc cần phải xem xét lại vì vấn đề này có nguy cơ trầm trọng thêm.
Vụ Tập Cận Bình cho thấy kiểu suy nghĩ lạc hậu, cái gì cũng giữ bí mật, của đảng Cộng sản Trung Quốc, trong thời điểm đặc biệt nhậy cảm về chính trị : Trung Quốc chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18 và chuyển giao thế hệ lãnh đạo.
Theo nhận định của ông Damien Ma, chuyên gia về Trung Quốc tại Eurasia Group, một tổ chức tư vấn về địa chính trị, thì về cơ bản, Trung Quốc đang ở trong một hệ thống kế thừa từ đầu thế kỷ 20 và hoàn toàn tụt hậu, không đáp ứng được các đòi hỏi của một nước Trung Quốc thế kỷ 21.
Cho đến nay, sức khỏe của các quan chức lãnh đạo Trung Quốc vẫn là điều kiêng kỵ. Trong quá khứ, Mao Trạch Đông cũng đã nhiều lần « biến mất ». Ví dụ từ cuối năm 1965 đến giữa năm 1966, Mao không hề xuất hiện lần nào, chắc chắn là do vấn đề sức khỏe. Khi ông ta xuất hiện trở lại, các phương tiện truyền thông đã được huy động rầm rộ, hết lời ca ngợi việc Mao bơi trên sông Dương Tử chứng tỏ là Người Cầm Lái vĩ đại có sức khỏe dồi dào.
Từ ba thập niên qua, Trung Quốc đã tiến hành cải cách kinh tế, công nghiệp hóa, trở thành « công xưởng » của thế giới, internet cũng phát triển rất mạnh và nhanh. Thế nhưng, chính trị lại không không hề thay đổi.
Giáo sư khoa học chính trị Trịnh Vũ Thạc (Joseph Cheng), đại học Hồng Kông, nhận định, những nhân vật bảo thủ trong đảng Cộng sản Trung Quốc « tiếp tục nghĩ rằng sức khỏe của một số lãnh đạo chính là một bí mật quốc gia » và « loại thông tin này có thể ảnh hưởng đến tiến trình chuyển giao lãnh đạo hoặc đại hội Đảng ».
Chính vì không có thông tin chính thức về ông Tập Cận Bình, nên mới xuất hiện nhiều tin đồn trên các mạng xã hội, blog, như ông bị đau tim, hoặc ung thư hoặc là nạn nhân trong một âm mưu ám sát…
Ông Danne Chamorro, giám đốc phụ trách châu Á-Thái Bình Duơng của Control Risks, một tập đoàn tư vấn về các rủi ro, nhấn mạnh : « Do không thông báo chính thức, đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho phép người dân nhìn thấy được những điểm yếu trong hệ thống ». « Người dân bắt đầu tự hỏi : Phải chăng hệ thống mong manh như vậy ? Liệu hệ thống này có đủ khả năng đối mặt với thế giới hiện đại hay không ? ».
Chuyên gia về lịch sử đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Roderick MacFarquhar, ở đại học Harvard nhận định rằng, các quan chức trong Đảng đã không chấp nhận những đòi hỏi cần phải có khi lãnh đạo một cường quốc trong thời đại hiện nay và ban lãnh đạo mới của Trung Quốc cần phải xem xét lại vì vấn đề này có nguy cơ trầm trọng thêm.
Vụ Tập Cận Bình cho thấy kiểu suy nghĩ lạc hậu, cái gì cũng giữ bí mật, của đảng Cộng sản Trung Quốc, trong thời điểm đặc biệt nhậy cảm về chính trị : Trung Quốc chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18 và chuyển giao thế hệ lãnh đạo.
Theo nhận định của ông Damien Ma, chuyên gia về Trung Quốc tại Eurasia Group, một tổ chức tư vấn về địa chính trị, thì về cơ bản, Trung Quốc đang ở trong một hệ thống kế thừa từ đầu thế kỷ 20 và hoàn toàn tụt hậu, không đáp ứng được các đòi hỏi của một nước Trung Quốc thế kỷ 21.
Cho đến nay, sức khỏe của các quan chức lãnh đạo Trung Quốc vẫn là điều kiêng kỵ. Trong quá khứ, Mao Trạch Đông cũng đã nhiều lần « biến mất ». Ví dụ từ cuối năm 1965 đến giữa năm 1966, Mao không hề xuất hiện lần nào, chắc chắn là do vấn đề sức khỏe. Khi ông ta xuất hiện trở lại, các phương tiện truyền thông đã được huy động rầm rộ, hết lời ca ngợi việc Mao bơi trên sông Dương Tử chứng tỏ là Người Cầm Lái vĩ đại có sức khỏe dồi dào.
Từ ba thập niên qua, Trung Quốc đã tiến hành cải cách kinh tế, công nghiệp hóa, trở thành « công xưởng » của thế giới, internet cũng phát triển rất mạnh và nhanh. Thế nhưng, chính trị lại không không hề thay đổi.
Giáo sư khoa học chính trị Trịnh Vũ Thạc (Joseph Cheng), đại học Hồng Kông, nhận định, những nhân vật bảo thủ trong đảng Cộng sản Trung Quốc « tiếp tục nghĩ rằng sức khỏe của một số lãnh đạo chính là một bí mật quốc gia » và « loại thông tin này có thể ảnh hưởng đến tiến trình chuyển giao lãnh đạo hoặc đại hội Đảng ».
Chính vì không có thông tin chính thức về ông Tập Cận Bình, nên mới xuất hiện nhiều tin đồn trên các mạng xã hội, blog, như ông bị đau tim, hoặc ung thư hoặc là nạn nhân trong một âm mưu ám sát…
Ông Danne Chamorro, giám đốc phụ trách châu Á-Thái Bình Duơng của Control Risks, một tập đoàn tư vấn về các rủi ro, nhấn mạnh : « Do không thông báo chính thức, đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho phép người dân nhìn thấy được những điểm yếu trong hệ thống ». « Người dân bắt đầu tự hỏi : Phải chăng hệ thống mong manh như vậy ? Liệu hệ thống này có đủ khả năng đối mặt với thế giới hiện đại hay không ? ».
Geen opmerkingen:
Een reactie posten