Crooners : Vuốt chữ mượt mà, thấm mềm tim đá
John Barrowman, ca sĩ crooner trẻ tuổi người Scotland (DR)
Làng nhạc Anh Mỹ có rất nhiều giọng ca lãng mạn trữ tình. Nhưng khi nhắc đến chữ crooner, người nghe nghĩ đến ngay các giọng ca nam, với cách diễn đạt biểu cảm tình tứ, nhả chữ mê hồn. Người Pháp gọi các ca sĩ với lối thể hiện mơn trớn là chanteur de charme. Chữ này không có từ tương đương dành cho phái nữ, chứng tỏ là lối hát crooner là một sở trường của phái nam.
Trong làng nhạc quốc tế, giọng ca crooner đầu tiên không phải là Frank Sinatra hay Nat King Cole, mà chính là ca sĩ người Mỹ Tony Martin. Cho dù ông không nổi danh bằng hai đồng nghiệp, nhưng Tony Martin lớn hơn họ vài tuổi và khởi nghiệp ca hát ít nhất là ba năm trước khi Frank Sinatra và Nat King Cole vào nghề.
Tên thật là Alvin Morris, ông nổi danh từ giữa những năm 1930 trở đi, ban đầu trên sân khấu ca nhạc rồi sau đó trong làng điện ảnh. Ngoài đời, Tony Martin còn là chồng trong vòng 60 năm của ngôi sao màn bạc Cyd Charisse, còn được mệnh danh là cặp chân dài và đẹp nhất của làng phim Hollywood. Mùa hè vừa qua (cuối tháng 7 năm 2012), Tony Martin qua đời tại Mỹ, hưởng thọ 98 tuổi, để lại gần 40 bộ phim và 500 bài hát.
Theo các nhà phê bình, Tony Martin cùng với nam danh ca Bing Crosby đã mở đường cho trường phái sweet and low (ngọt và trầm), vạch ra khuôn thước, lập nên tiêu chuẩn cho rất nhiều nếu không nói là hầu hết các giọng ca crooner đi sau, kể cả Dean Martin, Tony Bennett, Paul Anka, Harry Belafonte và Andy Williams.
Trong số các bài hát tủ của những giọng ca crooner có nhạc phẩm What a Difference a Day Makes, ban đầu ăn khách qua tiếng hát của Dinah Washington, một trong những diva của làng nhạc jazz. Khi được trình bày lại bởi các giọng ca nam, nhịp điệu bài hát vốn đã chậm rãi, lại càng khoan thai.
Từ Dean artin, Ingram Washington, cho đến lớp ca sĩ trẻ tuổi thời bây giờ như Jamie Cullum, John Barrowman các ca sĩ crooner buộc phải tôi luyện cách nhả chữ. Một trong những bậc thầy trong lãnh vực này là ông hoàng Nat King Cole, nổi tiếng nhờ cách luyến láy đầy đặn, lối phát âm tròn vành.
Có thể nói là cho tới giờ này, không có ai diễn bài Fascination (Mê Hoặc) hay bằng ông hoàng Nat King Cole. Nổi danh ban đầu như là một tay đàn dương cầm nhạc jazz, ông có cái tài biến tấu phá cách trên từng độ dài của nốt nhạc. Sở trường của Nat King Cole, ngoài chất giọng sang trọng quý phái, còn nằm ở trong cách nén câu, níu chữ. Nghe ông hát, mà trái tim có cảm tưởng thổn thức rung động trong mỗi ca từ, níu lại từng chữ như thể cầm chân người yêu, quấn quýt bên nhau không nỡ lìa xa.
Nhạc phẩm Fascination trong nguyên tác là một ca khúc tiếng Pháp, do hai tác giả Maurice de Féraudy và Fermo Marchetti viết vào năm 1932, tức cách đây vừa đúng 80 năm. Ban đầu là một điệu valse, bài hát khi được chuyển thể nhịp điệu và ca từ, trở thành một bản nhạc kinh điển của các giọng ca crooner. Theo các chuyên gia, phong cách diễn đạt này ban đầu gắn liền với nhạc jazz, rồi sau đó trở nên phổ biến nhờ nhạc pop và nhạc nhẹ.
Lối hát crooner chỉ thật sự phát triển với thời kỳ phát minh máy vi âm và đĩa nhựa. Crooner đến từ động từ to croon có nghĩa là thì thầm. Một khi chiếc micro (microphone) đã ra đời thì khi thu thanh, người ca sĩ không cần phải hát lớn tiếng, mà có thể thì thầm mơn trớn như thể đang thủ thỉ bên tai. Lối hát rất gần đó rất hợp với các giọng ca nồng ấm trung trầm, càng tự nhiên bao nhiêu, càng biểu cảm bấy nhiêu.
Không phải ngẫu nhiên mà thời kỳ hoàng kim của làng phim Hollywood trùng hợp với sự cực thịnh của các giọng ca crooner. Điện ảnh nhờ vào lối thu hình và thu âm rất gần, đã thay đổi cung cách diễn xuất của làng kịch nói. Phim ảnh cũng giúp tạo dựng định hình phong cách của các ca sĩ trữ tình, thường có tướng mạo bảnh bao, vóc dáng đào hoa bởi vì đối tượng mà họ muốn quyến rũ, mê hoặc thường là phái nữ.
Frank Sinatra, Dean Martin, Tom Jones, Matt Monro, và ngay cả Elvis ở giai đoạn thứ nhì trong sự nghiệp, chẳng những crooner trong cách hát mà còn ít nhiều ở trong dáng dấp điệu bộ. Lối diễn đạt ấy ảnh hưởng cho đến tận bây giờ. Những nghệ sĩ trẻ tuổi như Harry Connick Junior, John Barrowman và Michael Bublé hát pop jazz nhưng với phong cách đậm đặc chất crooner.
Riêng trong làng nhạc Pháp, giọng ca crooner đầu tiên là Jean Sablon từ giữa những năm 1930. Ngay sau ông, thì có Yves Montand, Gilbert Bécaud, Guy Marchand, Sacha Distel, Joe Dassin, trẻ hơn nữa thì có Marc Lavoine và Dany Brillant, cho dù họ rất khác biệt trong thể loại âm nhạc. Marc Lavoine thiên về pop, còn Dany Brillant chủ yếu theo đuổi dòng nhạc La Tinh, gần đây anh có ghi âm lại bài Bambino của Dalida, nhân dịp 25 năm ngày giỗ của nữ danh ca.
Thời gian gần đây, nhiều ca sĩ khai thác trở lại lối hát crooner. Những ca sĩ người Ý có hát tiếng Pháp như Toto Cutugno hay Boby Solo đều trình làng phiên bản mới của các điệu ca vang bóng một thời nhưng vay mượn phong cách crooner. Các tên tuổi gắn liền với nhạc rock, chẳng hạn như Eddy Mitchell và Johnny Hallyday khi hát tình khúc cũng trở nên mơn trớn hơn thay vì gân cốt cường điệu.
Trong làng nhạc nhẹ, Herbert Léonard trên album mang tựa đề Déclarations d’Amour (Những lời tỏ tình), kết hợp lối hòa âm rất mộc với cách hát vuốt ve mơn trớn. Những bài hát mà anh chọn nằm trong répertoire của các danh ca crooner nổi tiếng từ Joe Dassin cho đến Luis Miguel và Julio Iglesias.
Khá nhiều tình khúc của Julio, tiêu biểu nhất là bài No vengo No voy (Je n’ai pas changé) và Pobre Diablo (Pauvres Diables) từng được chuyển dịch sang nhiều thứ tiếng, trở thành các bản nhạc gối đầu của các giọng ca trữ tình. Bản nhạc Pauvres Diables buộc phải thay đổi tựa đề ban đầu vì được người nghe biết đến nhiều hơn nhờ câu hát Vous les Femmes. Nhờ vào phong cách đào hoa, mà ca sĩ crooner còn được gọi là giọng ca đánh cắp trái tim ngọc ngà. Tiếng hát đậm đà nên thấm mềm sỏi đá, quyến rũ hồn ta nhờ vuốt chữ mượt mà.
http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20120915-crooner-nhung-giong-ca-danh-cap-trai-tim
Trong làng nhạc quốc tế, giọng ca crooner đầu tiên không phải là Frank Sinatra hay Nat King Cole, mà chính là ca sĩ người Mỹ Tony Martin. Cho dù ông không nổi danh bằng hai đồng nghiệp, nhưng Tony Martin lớn hơn họ vài tuổi và khởi nghiệp ca hát ít nhất là ba năm trước khi Frank Sinatra và Nat King Cole vào nghề.
Tên thật là Alvin Morris, ông nổi danh từ giữa những năm 1930 trở đi, ban đầu trên sân khấu ca nhạc rồi sau đó trong làng điện ảnh. Ngoài đời, Tony Martin còn là chồng trong vòng 60 năm của ngôi sao màn bạc Cyd Charisse, còn được mệnh danh là cặp chân dài và đẹp nhất của làng phim Hollywood. Mùa hè vừa qua (cuối tháng 7 năm 2012), Tony Martin qua đời tại Mỹ, hưởng thọ 98 tuổi, để lại gần 40 bộ phim và 500 bài hát.
Trong số các bài hát tủ của những giọng ca crooner có nhạc phẩm What a Difference a Day Makes, ban đầu ăn khách qua tiếng hát của Dinah Washington, một trong những diva của làng nhạc jazz. Khi được trình bày lại bởi các giọng ca nam, nhịp điệu bài hát vốn đã chậm rãi, lại càng khoan thai.
Từ Dean artin, Ingram Washington, cho đến lớp ca sĩ trẻ tuổi thời bây giờ như Jamie Cullum, John Barrowman các ca sĩ crooner buộc phải tôi luyện cách nhả chữ. Một trong những bậc thầy trong lãnh vực này là ông hoàng Nat King Cole, nổi tiếng nhờ cách luyến láy đầy đặn, lối phát âm tròn vành.
Nhạc phẩm Fascination trong nguyên tác là một ca khúc tiếng Pháp, do hai tác giả Maurice de Féraudy và Fermo Marchetti viết vào năm 1932, tức cách đây vừa đúng 80 năm. Ban đầu là một điệu valse, bài hát khi được chuyển thể nhịp điệu và ca từ, trở thành một bản nhạc kinh điển của các giọng ca crooner. Theo các chuyên gia, phong cách diễn đạt này ban đầu gắn liền với nhạc jazz, rồi sau đó trở nên phổ biến nhờ nhạc pop và nhạc nhẹ.
Lối hát crooner chỉ thật sự phát triển với thời kỳ phát minh máy vi âm và đĩa nhựa. Crooner đến từ động từ to croon có nghĩa là thì thầm. Một khi chiếc micro (microphone) đã ra đời thì khi thu thanh, người ca sĩ không cần phải hát lớn tiếng, mà có thể thì thầm mơn trớn như thể đang thủ thỉ bên tai. Lối hát rất gần đó rất hợp với các giọng ca nồng ấm trung trầm, càng tự nhiên bao nhiêu, càng biểu cảm bấy nhiêu.
Frank Sinatra, Dean Martin, Tom Jones, Matt Monro, và ngay cả Elvis ở giai đoạn thứ nhì trong sự nghiệp, chẳng những crooner trong cách hát mà còn ít nhiều ở trong dáng dấp điệu bộ. Lối diễn đạt ấy ảnh hưởng cho đến tận bây giờ. Những nghệ sĩ trẻ tuổi như Harry Connick Junior, John Barrowman và Michael Bublé hát pop jazz nhưng với phong cách đậm đặc chất crooner.
Riêng trong làng nhạc Pháp, giọng ca crooner đầu tiên là Jean Sablon từ giữa những năm 1930. Ngay sau ông, thì có Yves Montand, Gilbert Bécaud, Guy Marchand, Sacha Distel, Joe Dassin, trẻ hơn nữa thì có Marc Lavoine và Dany Brillant, cho dù họ rất khác biệt trong thể loại âm nhạc. Marc Lavoine thiên về pop, còn Dany Brillant chủ yếu theo đuổi dòng nhạc La Tinh, gần đây anh có ghi âm lại bài Bambino của Dalida, nhân dịp 25 năm ngày giỗ của nữ danh ca.
Trong làng nhạc nhẹ, Herbert Léonard trên album mang tựa đề Déclarations d’Amour (Những lời tỏ tình), kết hợp lối hòa âm rất mộc với cách hát vuốt ve mơn trớn. Những bài hát mà anh chọn nằm trong répertoire của các danh ca crooner nổi tiếng từ Joe Dassin cho đến Luis Miguel và Julio Iglesias.
Khá nhiều tình khúc của Julio, tiêu biểu nhất là bài No vengo No voy (Je n’ai pas changé) và Pobre Diablo (Pauvres Diables) từng được chuyển dịch sang nhiều thứ tiếng, trở thành các bản nhạc gối đầu của các giọng ca trữ tình. Bản nhạc Pauvres Diables buộc phải thay đổi tựa đề ban đầu vì được người nghe biết đến nhiều hơn nhờ câu hát Vous les Femmes. Nhờ vào phong cách đào hoa, mà ca sĩ crooner còn được gọi là giọng ca đánh cắp trái tim ngọc ngà. Tiếng hát đậm đà nên thấm mềm sỏi đá, quyến rũ hồn ta nhờ vuốt chữ mượt mà.
http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20120915-crooner-nhung-giong-ca-danh-cap-trai-tim
Geen opmerkingen:
Een reactie posten