8 món ăn giúp quý ông tăng 'sức mạnh phòng the'
Các món cháo gan gà tơ hồng, cháo hạt sen long nhãn, canh tôm thịt dê, cá chạch hầm... đều có tác dụng vị thuốc chữa liệt dương, tăng cường sinh lý đàn ông.
Liệt dương là một trong những nguyên nhân dẫn tới bi kịch trong
nhiều gia đình. Do tập tục phương Đông và ở nước ta, nhiều người bệnh thường e
ngại không dám đi khám và điều trị. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, chủ yếu
là do thận khí không đủ, tinh huyết suy yếu gây nên; ngoài ra còn do căng thẳng
thần kinh, tâm và tỳ bị tổn hại, sinh hoạt phòng the không có chừng mực hoặc
dùng các thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc hạ áp… kéo dài.
Dưới đây là 8 món ăn - bài thuốc chữa trị chứng bệnh liệt dương,
yếu sinh lý.
Bài 1: Cháo gan gà - tơ hồng
Tơ hồng 15 g, gan gà trống 4-5 buồng, gạo lức 100 g, muối 5 g.
Tơ hồng gói trong 3 lớp vải, gan gà rửa sạch cho cùng gạo đã đãi sạch nấu cháo
loãng, cho muối vừa ăn. Ngày ăn 1 bát lúc đói. Công dụng: bổ gan thận, ích tinh
khí, trị chứng liệt dương, di tinh, tiểu đêm nhiều, đau lưng, mỏi gối, thị lực
kém.
Cháo gan gà. |
Bài 2: Cháo hạt sen, long nhãn
Hạt sen 15 g, long nhãn 15 g, táo đỏ 5 quả, gạo nếp 100 g. Tất
cả đãi, rửa sạch cho vào nồi, nước 1 lít, đun to lửa cho sôi rồi nhỏ lửa. Cháo
gần chín cho long nhãn vào quấy đều, tiếp tục nấu đến khi được cháo chín. Ngày
ăn 1-2 lần. Công dụng: bổ tâm, dưỡng huyết, cố tinh, nhuận táo, bồi bổ sức khỏe,
trị liệt dương di tinh.
Bài 3: Cháo thục địa, hoài sơn
Thục địa 20 g, hoài sơn 30 g, hồi hương 3 g, phục linh 20 g, gạo
lức 100 g, đường đỏ 20 g. Rửa sạch các vị thuốc cho vào nồi, đổ nước nấu lấy
nước đặc, bỏ bã, cho tiếp gạo đã đãi sạch, đun to lửa cho sôi rồi nhỏ lửa nấu
thành cháo loãng, cho đường vừa ăn. Ngày ăn 1 bát, ăn nóng. Công dụng: bổ huyết,
bổ âm, kiện tỳ vị, ích khí, trị liệt dương.
Bài 4: Canh tôm, thịt dê
Thịt dê 250 g, tôm nõn 25 g, gừng, hành, muối, hạt tiêu bột, vừa
đủ. Rửa sạch thịt, luộc chín, thái mỏng, cho vào nồi đất cùng tôm, gừng hành
muối, tiêu bột, nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi rồi nhỏ lửa nấu tới chín nhừ là
được. Ăn kèm trong bữa cơm. Công dụng: ôn thận, bổ dương, cường thận, trị thận
dương hư suy, gây các chứng liệt dương, xuất tinh sớm, váng đầu hoa mắt, mệt mỏi
thần kinh, lưng đau, gối mỏi.
Bài 5: Cá chạch hầm
Cá chạch 5 con, làm sạch, ướp với mật ong khoảng 30 phút rồi hầm
cách thủy 1 giờ. Ăn trong ngày. Công dụng: trị liệt dương do thận yếu.
Cá chạch hầm. |
Bài 6: Canh đuôi lợn, tục đoạn
Đuôi lợn 50 g, đỗ trọng 20 g, ba kích 20 g, tục đoạn 20 g, nhục
thung dung 20 g, đậu đen 30 g, gia vị vừa đủ. Đuôi lợn rửa sạch đem hầm với các
vị thuốc trên, nêm gia vị vừa dùng. Dùng liên tục 7-10 ngày. Công dụng: bổ thận,
trị chứng không xuất tinh.
Bài 7: Canh hải sâm
Hải sâm 100 g ngâm cho nở, măng 20 g, nấm hương 5 g, dầu thực
vật, rượu, bột ngọt, hành băm, gừng băm, muối, tiêu bột vừa đủ. Hải sâm thái
từng thỏi, măng xé nhỏ, phi hành, gừng cho thơm, đổ vào nước dùng, cho tiếp hải
sâm, nấm, măng, gia vị đun tới sôi, rắc tiêu bột là được. Ăn kèm trong bữa cơm.
Công dụng: bổ thận tráng dương ích khí, bổ âm thông trường, nhuận táo, trị thận
hư, liệt dương, tăng huyết áp.
Bài 8: Canh tỏa dương - thịt dê
Tỏa dương 5 g, nhục thung dung 5 g, thịt dê 50 g, bột mì 200 g.
Sắc kỹ tỏa dương và nhục thung dung, lấy nước bỏ bã rồi nhào với bột mì thật
nhuyễn, cán mỏng, cắt thành sợi, nấu với thịt dê, chế đủ gia vị, dùng làm đồ
điểm tâm hằng ngày. Công dụng: bổ thận, trị chứng không xuất tinh.
Theo Sức Khỏe Đời Sống
Geen opmerkingen:
Een reactie posten