Tại sao các đại gia cà phê vỡ nợ?
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2012-04-05
Một loạt những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê thuộc hàng đại gia của Việt Nam đang ngập trong nợ nần và đứng trước nguy cơ phá sản, hoặc thu hẹp sản xuất.Điều gì xảy ra cho ngành cà phê Việt Nam, vốn là quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta. Nam Nguyên trình bày vấn đề này.
Khó tiếp cận nguồn vốn
Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,2 triệu tấn trị giá 2,7 tỷ USD vào năm 2011, một thành quả ấn tượng. Thế nhưng mới hết quí 1/2012 báo chí đưa tin dồn dập về tình trạng thua lỗ của nhiều tập đoàn, công ty xuất khẩu cà phê, thậm chí có những gương mặt rất lớn như Thái Hòa, Vinacafe Buôn Ma Thuột, Vinacafe Đà Lạt, Inexim Đaklak.
Những công ty FDI có nguồn vay với lãi suất thấp hơn chỉ khoảng 5% thôi; trong khi các doanh nghiệp của mình nếu vay ngoại tệ chịu 9% còn vay tiền Việt Nam lãi suất tới 22%.Ô. Vân Thanh Huy
Một trong số các đại gia cà phê gặp nạn là Inexim tức Công ty cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu ĐakLak, xuất thân là doanh nghiệp Nhà nước được chuyển đổi cổ phần hóa. Inexim từng là cánh chim đầu đàn của ngành cà phê doanh thu mỗi năm 1.000 tỷ đồng. Hiện nay Inexim đang ôm món nợ quá hạn 365 tỷ đồng, công ty bị lỗ hơn 80 tỷ đồng tính đến tháng 4 năm nay, vốn sở hữu chỉ còn 3,6 tỷ đồng. Inexim đứng trước khả năng phá sản, nhưng ông Vân Thành Huy chủ tịch, tổng giám đốc Inexim hy vọng có thể bán tài sản để trả nợ và tái cơ cấu để tồn tại.
Trả lời Nam Nguyên vào tối ngày 3/4 từ Buôn Ma Thuột ông Vân Thanh Huy, người từng có một nhiệm kỳ là Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam, phát biểu:
“Trong tình hình kiềm chế lạm phát của chính phủ, thứ nhất thắt chặt tiền tệ các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn. Thứ hai lãi suất quá cao. Lãi suất một năm từ 20%-22% thì quá cao so với lợi nhuận trên mặt hàng đó. Bây giờ kinh doanh lợi nhuận 10% là quá hy vọng rồi mà so với lãi suất thì quá cao. Do thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát có việc hạn chế số dư, trước đây doanh nghiệp kinh doanh cả ngàn tỷ đồng doanh thu, do thắt chặt tiền tệ nên doanh số thấp xuống chi phí thì cao lên và lợi nhuận giảm. Một số ngành hàng trong đó có mặt hàng cà phê gặp khó, trong lúc những công ty nước ngoài (FDI) có nguồn vay với lãi suất thấp hơn chỉ khoảng 5% thôi; trong khi các doanh nghiệp của mình nếu vay ngoại tệ chịu 9% còn vay tiền Việt Nam lãi suất tới 22%. Chủ trương mở rộng sản xuất để có tăng trưởng 15%-20% thì mình mở rộng sản xuất, mua thiết bị, mở rộng kho hàng, do thắt chặt tiền tệ thì bây giờ phải co hẹp lại, giải quyết bớt tài sản đi để làm vốn….”
Dư luận cho rằng các đại gia cà phê làm ăn thua lỗ vì đầu tư ngoài ngành hoặc đầu tư lớn hơn khả năng thực hiện. Tuy vậy khó thể phủ nhận là chính phủ và Hiệp hội Cà phê VICOFA luôn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào vùng nguyên liệu, kho bãi và nhà máy chế biến. Ông Vân Thành Huy trả lời chúng tôi về vấn đề này:
“Không phải đầu tư ngoài ngành, chẳng hạn như mình có kho hàng sức chứa 10.000 tấn và muốn mở rộng ra thành 20.000 tấn thì phải xây dựng thêm, mua thêm đất nới rộng kho ra. Ngoài ra về thiết bị công nghệ, chẳng hạn trước đây mình làm 3 tấn/ giờ thì bây giờ sắm máy 10 tấn/ giờ. Trước đây đi vay vốn ngân hàng để làm những chuyện đó, bây giờ thấy không hiệu quả so với lãi suất quá cao thì phải bán bớt để cơ cấu lại vốn và biên chế lại lao động. Thí dụ trước đây sử dụng 300 lao động thì với tình hình này phải giảm bớt lao động. Coi như phải cắt giảm tất cả chi phí.”
“Không phải đầu tư ngoài ngành, chẳng hạn như mình có kho hàng sức chứa 10.000 tấn và muốn mở rộng ra thành 20.000 tấn thì phải xây dựng thêm, mua thêm đất nới rộng kho ra. Ngoài ra về thiết bị công nghệ, chẳng hạn trước đây mình làm 3 tấn/ giờ thì bây giờ sắm máy 10 tấn/ giờ. Trước đây đi vay vốn ngân hàng để làm những chuyện đó, bây giờ thấy không hiệu quả so với lãi suất quá cao thì phải bán bớt để cơ cấu lại vốn và biên chế lại lao động. Thí dụ trước đây sử dụng 300 lao động thì với tình hình này phải giảm bớt lao động. Coi như phải cắt giảm tất cả chi phí.”
Gặp rủi ro khi chốt giá
Doanh nghiệp VN thường tham gia vào các hợp đồng trừ lùi, gặp rủi ro khi chốt giá, khi giá lên thì chốt trước, dẫn đến việc giá outright giá chính thức của mình thấp hơn giá thị trường.Ô. Đỗ Hà Nam
Danh sách các đại gia cà phê ngập trong nợ nần và có nguy cơ phá sản không chỉ riêng Inexim Daklak. Thông tin về Thái Hòa đến sớm nhất khi Tập đoàn này xác định bị lỗ 120 tỷ đồng trong năm 2011 và quyết định tái cơ cấu bán các dự án vùng nguyên liệu cà phê, cao su, nhà kho nhà máy chế biến ở Việt Nam cũng như dự án ở Lào để trả nợ và tránh sụp đổ. Nhưng trường hợp đau đầu nhất là đại gia Vinacafe Buôn Ma Thuột tức Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên hiện đang ôm khối nợ 2.000 tỷ đồng, mất khả năng chi trả và ít có khả năng hồi phục. Vinacafe Buôn Ma Thuột, từng được Hiệp hội Cà phê thế giới xếp hạng công ty xuất khẩu cà phê nhân đơn lẻ lớn nhất toàn cầu, công ty này còn được Chính phủ Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động.
Nhận định về tình trạng nhiều công ty xuất khẩu cà phê gặp khó khăn và có thể ngừng họat động, ông Đỗ Hà Nam Chủ tịch Câu lạc bộ 20 nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam từ Saigon phát biểu:
“Các doanh nghiệp Việt Nam thường tham gia vào các hợp đồng trừ lùi, gặp rủi ro khi chốt giá, khi giá lên thì chốt trước, dẫn đến việc giá outright giá chính thức của mình thấp hơn giá thị trường. Thực tế khi thị trường rớt giá thì chúng ta không chốt giá kịp. Với cách bán hàng nhiều rủi ro cộng với lãi suất ngân hàng như thế có rủi ro cao, không ngạc nhiên khi ngành cà phê gặp khó khăn. Đặc biệt chúng ta rất thiếu kinh nghiệm trong việc chống lại sự thao túng mua bán trừ lùi của sàn cà phê Luân Đôn, mà sàn này thì do các nhà đầu cơ tài chính trên thế giới người ta điều khiển.”
Sự đổ vỡ của một loạt các gương mặt lớn trong ngành xuất khẩu cà phê rơi ngay vào thời điểm chính phủ chính thức công bố, riêng trong quí 1/2012 cả nước có khoảng 12.000 doanh nghiệp giải thể hoặc đăng ký ngừng họat động. Trong cuộc họp báo ngày 1 tháng 4 tại Hà Nội, Ông Vũ Đức Đam chủ nhiệm văn phòng Chính phủ nhìn nhận lãi suất ngân hàng cao và khó tiếp cận tín dụng là một trong các nguyên nhân dẫn tới tình hình khó khăn chung.
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành ở Hà Nội nhận định là, chính phủ phải hành động nhiều hơn nữa sau quyết định hạ giảm 1% lãi suất.
“Đây là việc rất khẩn trương vì theo Phòng Thương Mại thì một số rất lớn doanh nghiệp gần như chiếm một nửa số doanh nghiệp ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ là đình đốn là phá sản. Ngay từ bây giờ Nhà nước, chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phải tìm giải pháp để cho cộng đồng doanh nghiệp có thể tiếp cận tín dụng với lãi suất hợp lý, tức thấp hơn lãi suất hiện tại nhiều. Từ trước đến giờ tôi chủ trương là phải thấp hơn 10% thì doanh nghiệp Việt Nam mới có cái thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong khu vực. Bởi vì ở các nước khác doanh nghiệp chỉ phải chịu lãi suất vốn vay từ 4% tới 6% thôi, doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với cái lãi suất cao như thế thì không thể họat động được.”
Trong tình hình doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đổ vỡ hàng loạt như hiện nay, sẽ chỉ còn những doanh nghiệp trường vốn có nguồn vốn giá rẻ mới có thể tồn tại. Hiện nay 5-6 đại gia cà phê nước ngoài có mặt ở Việt Nam đang chi phối một nửa tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Số lượng các nhà xuất khẩu Việt Nam đang giảm bớt rất nhiều từ hơn 150 doanh nghiệp chỉ còn 20, trong số này lại chỉ có chừng ba doanh nghiệp có tiềm lực mạnh và có nỗ lực giao dịch thẳng với các nhà rang xay. Bản đồ tiêu thụ cà phê Việt Nam đang được vẽ lại, nhưng trước khi việc phân chia thị phần kết thúc, các chuyên gia tiên đoán sẽ còn thêm nhiều vụ phá sản.
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành ở Hà Nội nhận định là, chính phủ phải hành động nhiều hơn nữa sau quyết định hạ giảm 1% lãi suất.
“Đây là việc rất khẩn trương vì theo Phòng Thương Mại thì một số rất lớn doanh nghiệp gần như chiếm một nửa số doanh nghiệp ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ là đình đốn là phá sản. Ngay từ bây giờ Nhà nước, chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phải tìm giải pháp để cho cộng đồng doanh nghiệp có thể tiếp cận tín dụng với lãi suất hợp lý, tức thấp hơn lãi suất hiện tại nhiều. Từ trước đến giờ tôi chủ trương là phải thấp hơn 10% thì doanh nghiệp Việt Nam mới có cái thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong khu vực. Bởi vì ở các nước khác doanh nghiệp chỉ phải chịu lãi suất vốn vay từ 4% tới 6% thôi, doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với cái lãi suất cao như thế thì không thể họat động được.”
Trong tình hình doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đổ vỡ hàng loạt như hiện nay, sẽ chỉ còn những doanh nghiệp trường vốn có nguồn vốn giá rẻ mới có thể tồn tại. Hiện nay 5-6 đại gia cà phê nước ngoài có mặt ở Việt Nam đang chi phối một nửa tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Số lượng các nhà xuất khẩu Việt Nam đang giảm bớt rất nhiều từ hơn 150 doanh nghiệp chỉ còn 20, trong số này lại chỉ có chừng ba doanh nghiệp có tiềm lực mạnh và có nỗ lực giao dịch thẳng với các nhà rang xay. Bản đồ tiêu thụ cà phê Việt Nam đang được vẽ lại, nhưng trước khi việc phân chia thị phần kết thúc, các chuyên gia tiên đoán sẽ còn thêm nhiều vụ phá sản.
Theo dòng thời sự:
- Mua tạm trữ cà phê quá nhiều dấu hỏi
- Nông dân không có lợi trong kế hoạch mua trữ cà phê
- Các cty Việt Nam sẽ trữ khoảng 200.000 tấn cà phê
- Cà phê ở Việt Nam mất giá, tồn đọng lớn
- Việt Nam sẽ mua trữ 500 ngàn tấn gạo
- Nông dân vội vã bán lúa
- Giá lúa tại ĐBSCL đã ngừng sụt giảm
- Thủ tướng yêu cầu thu mua hết lúa của nông dân
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/xa-hoi/y-vn-coffee-co-bankruptcy-nn-04052012122122.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten