woensdag 26 september 2012

Khởi tố vụ 'nô lệ' lao động ở Nga

26 tháng 9, 2012

(video)


Cảnh 'trại nô lệ' người Việt ở Moscow


Phóng viên BBC Oxana Vozhdaeva quay video nhà máy Vinastar bị tố cáo giữ công nhân như 'nô lệ' ở Moscow.


Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.



Công an Việt Nam đã khởi tố vụ án đưa hơn 100 người sang Nga lao động như nô lệ, các báo trong nước đưa tin.

Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh và Thanh Niên đều dẫn nguồn Cục Cảnh sát hình sự xác nhận động thái này.



Trước đó, theo sau loạt bài điều tra phối hợp của BBC Bấm Tiếng NgaBấm Tiếng Việt, cơ quan di trú và cảnh sát Nga đã đột nhập vào nhà máy may Vinastar ở ngoại ô Moscow hồi đầu tháng Tám và giải cứu hơn 70 công nhân bị giam lỏng tại đây.

Trang tin của Bấm Pháp Luật hôm 25/9 nói cảnh sát "đã khởi tố vụ án hình sự về tội mua bán người đối với vụ một số đối tượng trong và ngoài nước câu kết với nhau đưa người lao động sang Liên bang Nga, sau đó cưỡng ép, bóc lột sức lao động".

Một số lao động cũng Bấm nói với BBC họ bị hành hung nhưng hiện chưa rõ các cáo buộc này có được điều tra hay không.

Báo Bấm Thanh Niên hôm 26/9 dẫn lời bà Nguyễn Duy Thanh Nhân, người đầu tiên đứng ra tố cáo vụ việc từ hồi tháng Năm, bình luận về tin công an Việt Nam khởi tố vụ án:

"Anh chị em mừng lắm, cuối cùng công lý đã thuộc về lẽ phải...

"Về phía cơ quan chức năng, chúng tôi cũng kiến nghị nhanh chóng đưa ra xét xử những kẻ vi phạm pháp luật, đồng thời yêu cầu công ty môi giới phải bồi thường những tổn thất mà người lao động phải chịu trong thời gian đi làm, hoàn trả tiền đặt cọc trước khi đi và bắt chủ sử dụng lao động trả lương."

Bà Nhân cũng được dẫn lời nói năm lao động cuối cùng, chính là những người đứng đầu cuộc phản kháng đòi trở về nước của hơn 100 lao động, đã được người thân "chuộc" từ chủ lao động với giá 500 đô la một người và sẽ về Việt Nam trong ngày 26/9.

Những người này trước đó đã bị công ty may Vinastar báo cảnh sát Nga tới bắt và chủ nhà máy đã đưa những người này đi giấu ở nơi khác.

Khi cơ quan di trú và cảnh sát Nga đột nhập vào nhà máy hồi đầu tháng Tám, năm người này không nằm trong số những người được giải cứu và lần lượt trở về Việt Nam cách đây vài tuần.

Như 'nô lệ'

Trước Pháp Luật và Thanh Niên, báo Bấm Công an nhân dân cũng đã dẫn lời "lãnh đạo" Cục Cảnh sát hình sự xác nhận chuyện khởi tố vụ án liên quan tới việc lao động Việt Nam bị "cưỡng ép, bóc lột sức lao động".

Báo này dẫn lời bà Nguyễn Duy Thanh Nhân kể về chuyện bà ký hợp đồng với Vinastar để sang Nga lao động may với mức lương 700 đô la mỗi tháng.

Tuy nhiên công ty này đã không làm visa sang làm việc mà chỉ là visa thăm thân 48 ngày cho bà.

Khi sang tới Nga, bà cũng bị yêu cầu phải ký lại hợp đồng lao động với những điều kiện ngặt nghèo hơn.

Bà từ chối và đòi về nước, điều Vinastar phải đồng ý trước sức ép của hàng trăm công nhân đứng ra bảo vệ bà.

Bản thân các công nhân này nói với BBC họ bị đối xử như "nô lệ" bị cho ăn đói và ăn cả thực phẩm đã "thiu thối" trong khi phải lao động tới hơn 18 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần.

Một số người còn nói họ bị "đánh đập" và mang thêm nợ nần vì làm không đủ ăn. Các công nhân đã đình công từ khi bà Nhân về nước hồi cuối tháng Năm tới đầu tháng Tám, khi được giải cứu.

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga và Cục quản lý lao động ngoài nước cũng đã tới Vinastar một số lần để giúp giải quyết mâu thuẫn giữa chủ và người lao động.

Tuy nhiên đại diện của Đại sứ quán thuyết phục công nhân tiếp tục ở lại làm việc trong khi một quan chức quản lý lao động ngoài nước nói với BBC điều kiện ăn uống ở Vinastar "tốt hơn" ở một số nơi khác, chẳng hạn ở Trung Đông.

Nhưng dường như Đại sứ quán và cả Cục quản lý lao động nước ngoài đã thay đổi thái độ theo sau vụ đột nhập vào nhà máy Vinastar của cơ quan di trú và cảnh sát Nga.

Một đại diện của Đại sứ quán và một quan chức của Cục quản lý lao động nước ngoài từ chối cung cấp thông tin cho BBC khi được liên hệ trong những ngày vừa qua.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/09/120926_slave_workers_investigation.shtml

Phóng viên BBC Oxana Vozhdaeva quay video nhà máy Vinastar bị tố cáo giữ công nhân như 'nô lệ' ở ngoại ô Moscow.
(video)
Chính quyền Nga đã bố ráp nhà máy sau khi BBC đưa tin về cảnh ngộ của các công nhân.

Hơn 70 công nhân đã được giải thoát và lần lượt trở về Việt Nam trong tuần qua.

Nhưng đây không phải là nhà máy duy nhất có điều kiện lao động khắc nghiệt cho người Việt tại Liên bang Nga.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2012/08/120814_viet_workers_as_slave.shtml

Geen opmerkingen:

Een reactie posten