Một nhà ly khai Trung Quốc : Bắc Kinh hợp tác đại học để gởi gián điệp
Nhà kinh tế học Trung Quốc Hạ Nghiệp Lương, hiện đang sống tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Wikipedia.
Một cựu giảng viên đại học Trung Quốc vừa sang tỵ nạn tại Hoa Kỳ vào tháng 01/2014, báo động tình trạng Bắc Kinh gài nhiều gián điệp vào các đại học Mỹ thông qua các chương trình hợp tác giảng dạy và nghiên cứu.
Người đưa ra tuyên bố nói trên là ông Hạ Nghiệp Lương (Xia Yeliang), nguyên là giáo sư kinh tế học đại học Bắc Kinh, một trong các cơ sở đại học có uy tín nhất tại Trung Quốc. Phát biểu tại Cato Institute, một trung tâm nghiên cứu độc lập, có trụ sở tại Washington, giáo sư Hạ Nghiệp Lương khẳng định : « Hàng năm, trong số các giáo sư (Trung Quốc) được mời sang Mỹ giảng dạy, tôi có thể nói chắc chắn là có các gián điệp. Trên thực tế, họ không làm bất cứ một nghiên cứu nào ». Ông Hạ Nghiệp Lương nói đã nhận được thông tin về việc Bắc Kinh đưa các « gián điệp thực sự » vào các trường đại học Mỹ.
Nhà ly khai Trung Quốc đặt câu hỏi : « Nếu Hitler còn đó và muốn hợp tác với các đại học Phương Tây, liệu quý vị có chấp nhận không ? » và ông nhận xét : « Một số người cho rằng chúng ta không thể so sánh như vậy được. Nhưng trên một số phương diện, có một sự tương đồng ».
Cựu giáo sư kinh tế đại học Bắc Kinh cũng hy vọng đại học Mỹ tiếp tục giữ quan hệ với các đồng sự Trung Quốc, và khuyến khích sinh viên Trung Quốc du học, đồng thời kêu gọi cần tỉnh táo trước các ý định thực sự của các sinh viên muốn học tập tại Mỹ. Ông Hạ Nghiệp Lương báo động khả năng lợi dụng của nhiều sinh viên Trung Quốc khiến uy tín của các đại học Mỹ bị hoen ố. Theo nhà ly khai này, đại học Mỹ nên mở rộng cửa cho các sinh viên Trung Quốc cũng như các quốc gia vùng Vịnh, với điều kiện họ trân trọng một số giá trị nhân quyền nền tảng, như tự do ngôn luận.
Hạ Nghiệp Lương là một trong số hơn 300 trí thức và nhà hoạt động tham gia ký tên vào Hiến chương 08 (năm 2008), kêu gọi cải cách chính trị tại Trung Quốc, chấm dứt chế độ độc đảng. Trong số những người chấp bút Hiến chương 2008, có Giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba, hiện đang bị cầm tù.
Ông Hạ Nghiệp Lương từng được nhiều đại học Mỹ thỉnh giảng. Ông bị đại học Bắc Kinh sa thải vào tháng 10/2013, với lý do giảng dạy kém. Ngược lại, cựu giáo sư đại học Bắc Kinh khẳng định ông luôn nhận được các đánh giá tốt trong quá trình làm việc 13 năm tại cơ sở này.
Nhà ly khai Trung Quốc đặt câu hỏi : « Nếu Hitler còn đó và muốn hợp tác với các đại học Phương Tây, liệu quý vị có chấp nhận không ? » và ông nhận xét : « Một số người cho rằng chúng ta không thể so sánh như vậy được. Nhưng trên một số phương diện, có một sự tương đồng ».
Cựu giáo sư kinh tế đại học Bắc Kinh cũng hy vọng đại học Mỹ tiếp tục giữ quan hệ với các đồng sự Trung Quốc, và khuyến khích sinh viên Trung Quốc du học, đồng thời kêu gọi cần tỉnh táo trước các ý định thực sự của các sinh viên muốn học tập tại Mỹ. Ông Hạ Nghiệp Lương báo động khả năng lợi dụng của nhiều sinh viên Trung Quốc khiến uy tín của các đại học Mỹ bị hoen ố. Theo nhà ly khai này, đại học Mỹ nên mở rộng cửa cho các sinh viên Trung Quốc cũng như các quốc gia vùng Vịnh, với điều kiện họ trân trọng một số giá trị nhân quyền nền tảng, như tự do ngôn luận.
Hạ Nghiệp Lương là một trong số hơn 300 trí thức và nhà hoạt động tham gia ký tên vào Hiến chương 08 (năm 2008), kêu gọi cải cách chính trị tại Trung Quốc, chấm dứt chế độ độc đảng. Trong số những người chấp bút Hiến chương 2008, có Giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba, hiện đang bị cầm tù.
Ông Hạ Nghiệp Lương từng được nhiều đại học Mỹ thỉnh giảng. Ông bị đại học Bắc Kinh sa thải vào tháng 10/2013, với lý do giảng dạy kém. Ngược lại, cựu giáo sư đại học Bắc Kinh khẳng định ông luôn nhận được các đánh giá tốt trong quá trình làm việc 13 năm tại cơ sở này.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten