Tin tức / Việt Nam
Blogger Phạm Viết Ðào bị kết án 15 tháng tù
HÀ NỘI — Ông Phạm Viết Đào, 62 tuổi, trở thành blogger mới nhất tại Việt Nam bị tuyên án tù vì đã chỉ trích chính phủ, giữa lúc Hà Nội tiếp tục chiến dịch đàn áp ngày càng dữ dội nhắm vào giới bất đồng chính kiến trên mạng. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Sau một phiên xử tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội kéo dài 2 giờ đồng hồ hôm nay, ông Phạm Viết Đào bị tuyên án 15 tháng tù về tội gọi là 'lạm dụng các quyền dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước', chiếu theo Điều 258 của Bộ Luật Hình sự.
Theo cáo trạng, trang blog của ông Đào 'xuyên tạc' và 'bôi nhọ' các nhà lãnh đạo cấp cao. Ông Đào là một cựu giới chức của Bộ Văn Hóa và là một đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông chọn giải pháp tự bào chữa cho chính mình trước tòa.
Trong ngày ông ra tòa, rất nhiều nhà hoạt động đã bày tỏ sự ủng hộ dành cho ông trên trang mạng xã hội Facebook. Trong số này có cô Trịnh Kim Tiến, 23 tuổi, một nhà đấu tranh nổi tiếng chống bạo lực do cảnh sát gây ra tại Việt Nam. Cô Kim Tiến đã tải lên một bức ảnh của cô với ông Đào chụp tại một cuộc biểu tình chống Trung Quốc hồi năm 2011. Cô Kim Tiến nói:
"Chú ấy là một blogger với sự văn chương tâm linh, trên blog chú viết về tình hình xã hội chính trị, chú viết lên án về các vấn nạn trong xã hội, cũng như lên án những bộ sậu của đảng CS Việt Nam đã có những việc làm sai trái gây ra tình trạng suy kiệt của đất nước, và chú rất mạnh mẽ trong công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước. Những tiếng nói đi biểu tình để phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc ở Biển Ðông. Chú ấy có một người em đã hy sinh trong trận chiến biên giới 1979 với Trung Quốc. Trong blog ấy có rất nhiều người đọc vì có nhiều tin tức về chính trị thời sự, và chú bị quy ghép điều luật 258 là điều luật lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước. Ðiều luật 258 này là điều luật mơ hồ và phi lý, không rõ ràng và chà đạp quyền con người, và điều luật này là vi hiến. Hiện tại ngày hôm nay chú ấy bị đem ra xét xử vì điều 258 này. Bản án 15 tháng tù giam là bất công và điều luật 258 là vi hiến."
Những người biểu tình chống Trung Quốc ngày càng sử dụng trang Facebook nhiều hơn và những trang blog để thảo luận về những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa- mà Việt Nam gọi là Biển Đông, chồng chéo với những đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam. Vấn đề này là một vấn đề rất nhạy cảm đối với chính phủ ở Việt Nam, là nước có những quan hệ thương mại mạnh mẽ với Trung Quốc. Những bài viết về cuộc tranh chấp lãnh thổ này bị truyền thông chính thức của nhà nước kiểm duyệt.
Ông Phạm Viết Đào là một trong 3 blogger bị bắt giữ vào giữa năm 2013. Cựu ký giả Trương Duy Nhất bị tuyên án 2 năm tù hồi đầu tháng này, và blogger Đinh Nhật Uy bị tuyên án 15 tháng tù treo.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc bộ phận Á châu của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, văn phòng đặt tại thành phố New York, nói rằng có thể ví cách Việt Nam đối xử với các blogger như một 'dây chuyền sản xuất'. Ông Robertson giải thích:
“Họ đã quyết định là họ muốn bỏ tù những người này và họ chỉ việc bắt những người này xếp hàng rồi ra tay quật ngã. Họ đối xử với những nhân vật bất đồng chính kiến này như những cây ky trong môn bowling.”
Cả 3 blogger này đều bị kết án dựa trên Điều 258 của Bộ Luật Hinh sự mà Tổ chức Human Rights Watch mô tả là “một điều khoản mù mờ” thường được sử dụng để bỏ tù những người chỉ trích ôn hòa các chính sách và cách hành sử của chính quyền.
Ông Robertson nói đây là một chiến thuật có mục đích bịt miệng những tiếng nói chỉ trích chính phủ.
“Tất cả những điều đó trên cơ bản là tìm cách đập tan những hoạt động truyền thông và thông tin của nhóm nhà tranh đấu này, những người vẫn tiếp tục tăng sức ép đối với chính quyền Việt Nam về mọi vấn đề có liên quan tới đất đai, nhân quyền và tham nhũng.”
Theo Human Rights Watch, Việt Nam đã kết án và tống giam 61 nhà bất đồng chính kiến và những nhân vật tranh đấu trong năm 2013, so với khoảng 40 người trong năm 2012.
Chính quyền Việt Nam nhiều lần nói rằng họ chỉ bỏ tù những người vi phạm luật pháp, và không hề có tù nhân chính trị tại Việt Nam.
Sau một phiên xử tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội kéo dài 2 giờ đồng hồ hôm nay, ông Phạm Viết Đào bị tuyên án 15 tháng tù về tội gọi là 'lạm dụng các quyền dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước', chiếu theo Điều 258 của Bộ Luật Hình sự.
Theo cáo trạng, trang blog của ông Đào 'xuyên tạc' và 'bôi nhọ' các nhà lãnh đạo cấp cao. Ông Đào là một cựu giới chức của Bộ Văn Hóa và là một đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông chọn giải pháp tự bào chữa cho chính mình trước tòa.
Trong ngày ông ra tòa, rất nhiều nhà hoạt động đã bày tỏ sự ủng hộ dành cho ông trên trang mạng xã hội Facebook. Trong số này có cô Trịnh Kim Tiến, 23 tuổi, một nhà đấu tranh nổi tiếng chống bạo lực do cảnh sát gây ra tại Việt Nam. Cô Kim Tiến đã tải lên một bức ảnh của cô với ông Đào chụp tại một cuộc biểu tình chống Trung Quốc hồi năm 2011. Cô Kim Tiến nói:
"Chú ấy là một blogger với sự văn chương tâm linh, trên blog chú viết về tình hình xã hội chính trị, chú viết lên án về các vấn nạn trong xã hội, cũng như lên án những bộ sậu của đảng CS Việt Nam đã có những việc làm sai trái gây ra tình trạng suy kiệt của đất nước, và chú rất mạnh mẽ trong công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước. Những tiếng nói đi biểu tình để phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc ở Biển Ðông. Chú ấy có một người em đã hy sinh trong trận chiến biên giới 1979 với Trung Quốc. Trong blog ấy có rất nhiều người đọc vì có nhiều tin tức về chính trị thời sự, và chú bị quy ghép điều luật 258 là điều luật lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước. Ðiều luật 258 này là điều luật mơ hồ và phi lý, không rõ ràng và chà đạp quyền con người, và điều luật này là vi hiến. Hiện tại ngày hôm nay chú ấy bị đem ra xét xử vì điều 258 này. Bản án 15 tháng tù giam là bất công và điều luật 258 là vi hiến."
Những người biểu tình chống Trung Quốc ngày càng sử dụng trang Facebook nhiều hơn và những trang blog để thảo luận về những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa- mà Việt Nam gọi là Biển Đông, chồng chéo với những đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam. Vấn đề này là một vấn đề rất nhạy cảm đối với chính phủ ở Việt Nam, là nước có những quan hệ thương mại mạnh mẽ với Trung Quốc. Những bài viết về cuộc tranh chấp lãnh thổ này bị truyền thông chính thức của nhà nước kiểm duyệt.
Ông Phạm Viết Đào là một trong 3 blogger bị bắt giữ vào giữa năm 2013. Cựu ký giả Trương Duy Nhất bị tuyên án 2 năm tù hồi đầu tháng này, và blogger Đinh Nhật Uy bị tuyên án 15 tháng tù treo.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc bộ phận Á châu của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, văn phòng đặt tại thành phố New York, nói rằng có thể ví cách Việt Nam đối xử với các blogger như một 'dây chuyền sản xuất'. Ông Robertson giải thích:
“Họ đã quyết định là họ muốn bỏ tù những người này và họ chỉ việc bắt những người này xếp hàng rồi ra tay quật ngã. Họ đối xử với những nhân vật bất đồng chính kiến này như những cây ky trong môn bowling.”
Cả 3 blogger này đều bị kết án dựa trên Điều 258 của Bộ Luật Hinh sự mà Tổ chức Human Rights Watch mô tả là “một điều khoản mù mờ” thường được sử dụng để bỏ tù những người chỉ trích ôn hòa các chính sách và cách hành sử của chính quyền.
Ông Robertson nói đây là một chiến thuật có mục đích bịt miệng những tiếng nói chỉ trích chính phủ.
“Tất cả những điều đó trên cơ bản là tìm cách đập tan những hoạt động truyền thông và thông tin của nhóm nhà tranh đấu này, những người vẫn tiếp tục tăng sức ép đối với chính quyền Việt Nam về mọi vấn đề có liên quan tới đất đai, nhân quyền và tham nhũng.”
Theo Human Rights Watch, Việt Nam đã kết án và tống giam 61 nhà bất đồng chính kiến và những nhân vật tranh đấu trong năm 2013, so với khoảng 40 người trong năm 2012.
Chính quyền Việt Nam nhiều lần nói rằng họ chỉ bỏ tù những người vi phạm luật pháp, và không hề có tù nhân chính trị tại Việt Nam.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten