Ái Vân với "Hãy cho tôi lên đường" – ca khúc đầy chất thép
Ca sĩ Ái Vân
DR
Vào ngày 17 tháng 2 năm 1979, xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước, và cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung đã chính thức nổ ra.
Chiến tranh biên giới Việt – Trung vào mùa xuân 1979 là một cuộc chiến ngắn, nhưng khốc liệt, kéo dài khoảng chừng hơn một tháng với thiệt hại nặng nề cả về người lẫn tài sản cho cả hai phía.
Cuối tháng 3 cùng năm, Trung Quốc công khai tuyên bố cho rút hoàn toàn quân đội, nhưng cuộc đấu tranh giằng co giữa đôi bên còn kéo dài đến tận năm 1989 mới chấm dứt, và phải đợi đến hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt Nam –Trung Quốc mới chính thức được bình thường hóa trở lại.
Vào thời điểm ấy, trong khi mà cuộc chiến đấu chính nghĩa bảo vệ độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chống quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh, đang sôi sục ngoài biên giới phía bắc, thì ở hậu phương, trên một mặt trận khác, trận tuyến văn hóa, cụ thể là âm nhạc, rất nhiều ca khúc của các nhạc sĩ Việt Nam đương thời, đã nhanh chóng lần lượt ra đời, và "Hãy cho tôi lên đường" của nhạc sĩ Hoàng Hiệp viết tháng 2.1979, cũng là một trong số những bài hát mở đầu cho dòng nhạc "biên giới phía Bắc" đó.
Thực ra xét ở nhiều khía cạnh, "Hãy cho tôi lên đường"chưa phải là bài hát xuất sắc nhất của thời kỳ này. Cùng chung mạch cảm xúc đó, người ta còn thấy những ca khúc hoành tráng khác, đã xuất hiện gần như ngay lập tức khi chiến tranh bùng nổ. Nhưng có lẽ điều đặc biệt mà "Hãy cho tôi lên đường" có được, chính là thời điểm và cách thức nó ra đời, và ca sĩ Ái Vân là người đầu tiên thể hiện.
Ngày ấy tất cả đều nghèo khó, song dường như có vẻ vô tư đến kỳ lạ. Đó là những ngày của 35 năm trước. Những người lính bỗng nghe thấy một giai điệu thiết tha lả lướt, từ một nữ ca sĩ có gương mặt đẹp như thiên thần, mỏng manh, nhưng kỳ diệu thay, lại đầy chất thép, đủ mạnh để thôi thúc ai đó sẵn sàng lên đường về miền biên cương bảo vệ đất nước. Ca khúc ấy đã nghiễm nhiên bám chặt vào dòng chảy của thời sự.
Ở thời kỳ nào thì nền âm nhạc Việt Nam cũng sản sinh ra các giọng ca vượt thời gian, kịp thời ghi lại những dấu ấn lịch sử dân tộc, và Ái Vân cũng là một trong số những ca sĩ đó.
Một dân tộc có những bài ca như vậy không thể chiến bại, một đất nước có những bài ca như thế không thể bị xâm chiếm, và nhân dân của những bài ca ấy không thể bị khuất phục.
Chiến tranh biên giới Việt – Trung vào mùa xuân 1979 là một cuộc chiến ngắn, nhưng khốc liệt, kéo dài khoảng chừng hơn một tháng với thiệt hại nặng nề cả về người lẫn tài sản cho cả hai phía.
Cuối tháng 3 cùng năm, Trung Quốc công khai tuyên bố cho rút hoàn toàn quân đội, nhưng cuộc đấu tranh giằng co giữa đôi bên còn kéo dài đến tận năm 1989 mới chấm dứt, và phải đợi đến hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt Nam –Trung Quốc mới chính thức được bình thường hóa trở lại.
Vào thời điểm ấy, trong khi mà cuộc chiến đấu chính nghĩa bảo vệ độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chống quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh, đang sôi sục ngoài biên giới phía bắc, thì ở hậu phương, trên một mặt trận khác, trận tuyến văn hóa, cụ thể là âm nhạc, rất nhiều ca khúc của các nhạc sĩ Việt Nam đương thời, đã nhanh chóng lần lượt ra đời, và "Hãy cho tôi lên đường" của nhạc sĩ Hoàng Hiệp viết tháng 2.1979, cũng là một trong số những bài hát mở đầu cho dòng nhạc "biên giới phía Bắc" đó.
Thực ra xét ở nhiều khía cạnh, "Hãy cho tôi lên đường"chưa phải là bài hát xuất sắc nhất của thời kỳ này. Cùng chung mạch cảm xúc đó, người ta còn thấy những ca khúc hoành tráng khác, đã xuất hiện gần như ngay lập tức khi chiến tranh bùng nổ. Nhưng có lẽ điều đặc biệt mà "Hãy cho tôi lên đường" có được, chính là thời điểm và cách thức nó ra đời, và ca sĩ Ái Vân là người đầu tiên thể hiện.
Ngày ấy tất cả đều nghèo khó, song dường như có vẻ vô tư đến kỳ lạ. Đó là những ngày của 35 năm trước. Những người lính bỗng nghe thấy một giai điệu thiết tha lả lướt, từ một nữ ca sĩ có gương mặt đẹp như thiên thần, mỏng manh, nhưng kỳ diệu thay, lại đầy chất thép, đủ mạnh để thôi thúc ai đó sẵn sàng lên đường về miền biên cương bảo vệ đất nước. Ca khúc ấy đã nghiễm nhiên bám chặt vào dòng chảy của thời sự.
Ở thời kỳ nào thì nền âm nhạc Việt Nam cũng sản sinh ra các giọng ca vượt thời gian, kịp thời ghi lại những dấu ấn lịch sử dân tộc, và Ái Vân cũng là một trong số những ca sĩ đó.
Một dân tộc có những bài ca như vậy không thể chiến bại, một đất nước có những bài ca như thế không thể bị xâm chiếm, và nhân dân của những bài ca ấy không thể bị khuất phục.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten