Việt Nam không bao giờ nhượng bộ về chủ quyền
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
Trong cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng an ninh Việt - Trung mới đây, hai bên đã bàn về nhiều chủ đề trong đó có Biển Đông. Đại diện Việt Nam khẳng định chúng ta cam kết giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình, nhưng không bao giờ nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền.
Đây là cuộc đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng lần thứ hai, diễn ra ngày 29/8 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Cuộc đối thoại diễn ra dưới sự đồng chủ trì của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Tại cuộc đối thoại, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên nhất trí đánh giá quan hệ giữa hai Đảng, hai nhà nước tiếp tục phát triển phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Quan hệ kinh tế và thương mại phát triển nhanh, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân liên tục được mở rộng...
Với đà phát triển chung của quan hệ hai nước, hợp tác quốc phòng Việt-Trung cũng có những bước tiến mạnh mẽ. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp nhằm tạo sự tin cậy, hiểu biết nhau, xây dựng quan hệ gắn bó giữa quân đội hai nước. Trong đó, nổi bật là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, vào đầu năm 2010, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thượng tướng Lương Quang Liệt và dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) cuối năm 2010, và chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thượng tướng Quách Bá Hùng, Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc vào đầu năm 2011.
Quan hệ giao lưu, hợp tác, phối hợp giữa hải quân, biên phòng và quân khu giáp biên hai nước được đẩy mạnh. Các cuộc tuần tra liên hợp trên biển và trên bộ đạt được kết quả tốt. Việc trao đổi học viên quân sự tăng cả số lượng và chuyên ngành...
Tại cuộc đối thoại, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên nhất trí đánh giá quan hệ giữa hai Đảng, hai nhà nước tiếp tục phát triển phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Quan hệ kinh tế và thương mại phát triển nhanh, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân liên tục được mở rộng...
Với đà phát triển chung của quan hệ hai nước, hợp tác quốc phòng Việt-Trung cũng có những bước tiến mạnh mẽ. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp nhằm tạo sự tin cậy, hiểu biết nhau, xây dựng quan hệ gắn bó giữa quân đội hai nước. Trong đó, nổi bật là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, vào đầu năm 2010, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thượng tướng Lương Quang Liệt và dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) cuối năm 2010, và chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thượng tướng Quách Bá Hùng, Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc vào đầu năm 2011.
Quan hệ giao lưu, hợp tác, phối hợp giữa hải quân, biên phòng và quân khu giáp biên hai nước được đẩy mạnh. Các cuộc tuần tra liên hợp trên biển và trên bộ đạt được kết quả tốt. Việc trao đổi học viên quân sự tăng cả số lượng và chuyên ngành...
Quang cảnh buổi đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh Việt-Trung cấp Thứ trưởng lần thứ hai. Ảnh: TTXVN. |
Tại Đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh Việt-Trung lần này, hai bên thống nhất tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực như tăng cường trao đổi đoàn, sớm hoàn thành đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng, mở rộng trao đổi đào tạo học viên quân sự dài hạn và ngắn hạn. Trung Quốc nhất trí chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc...
Hai bên cũng cho rằng cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để chiến sĩ và nhân dân Việt-Trung hiểu rõ mối quan hệ truyền thống, hợp tác thiết thực và cùng có lợi giữa quân đội và nhân dân hai nước.
Tại cuộc đối thoại, hai bên cũng dành thời gian trao đổi về tình hình Trung Đông-Bắc Phi và đặc biệt là việc đẩy mạnh can dự của các nước lớn vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
“Chúng ta cần nghiên cứu kỹ hệ lụy của sự can dự này để xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và không bị bất ngờ”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.
Tuy nhiên, ông cho rằng: “Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự can dự này là do các nước nội bộ khu vực phát sinh vấn đề với nhau”.
“Chúng ta cần nghiên cứu kỹ hệ lụy của sự can dự này để xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và không bị bất ngờ”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.
Tuy nhiên, ông cho rằng: “Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự can dự này là do các nước nội bộ khu vực phát sinh vấn đề với nhau”.
Biển Đông
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên đã thẳng thắn trao đổi những vấn đề còn khác biệt trong quan hệ hai nước.
Theo Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, hiện nay điểm bất đồng và nhạy cảm nhất trong quan hệ hai nước là tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, hai nước cần xử lý thỏa đáng vấn đề này vì đại cục quan hệ Việt-Trung và ổn định khu vực
“Hòa bình hai bên đều có lợi. Đối đầu hai bên đều thiệt hại”, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên nói.
Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đại cục với Trung Quốc và mong muốn tìm được giải pháp “cùng thắng”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nêu rõ vấn đề Biển Đông có ba khía cạnh khác nhau nhưng liên quan mật thiết, đó là Tuyên bố chủ quyền của các nước liên quan; Xử lý mối quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc; Xử lý trên các diễn đàn đa phương.
Việt Nam và Trung Quốc có nhiều tuyên bố chủ quyền vào nhiều thời điểm, nội dung và phạm vi khác nhau. Giải quyết vấn đề phải tôn trọng lịch sử nhưng dù thế nào đi chăng nữa cũng phải tuân thủ luật pháp quốc tế.
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho rằng các vấn đề trên Biển Đông cần được xử lý theo luật pháp quốc tế, đó là những vấn đề mang tính quốc tế theo Luật Biển phải giải quyết trên bình diện quốc tế, những vấn đề liên quan đến nhiều nước cần phải giải quyết giữa những nước liên quan, những vấn đề liên quan đến hai nước cần giải quyết song phương. Những tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc, rõ ràng cần giải quyết hai nước với nhau, theo luật pháp quốc tế và công khai minh bạch.
“Việt Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc vì chính lợi ích của chúng tôi", Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng chia sẻ, để bảo vệ và xây dựng đất nước chỉ có một con đường là giữ gìn độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ và quan hệ tốt với cộng đồng thế giới, không thể có những điều đó nếu dựa vào nước này để chống nước kia.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng nêu bật việc cần phải công khai, minh bạch trên các diễn đàn để nhân dân hai nước và cộng đồng quốc tế hiểu rõ bản chất vấn đề Biển Đông trong mối quan hệ hữu nghị tổng thể giữa hai nước: “Có thông tin đầy đủ và chính xác là nhu cầu của hơn 80 triệu người dân Việt Nam và hơn 1 tỷ 350 triệu người dân Trung Quốc.”
Trung tướng nhấn mạnh thêm: “Một thực tế hiển nhiên là Trung Quốc cam kết không lấy đất, lấy biển của Việt Nam, và Việt Nam cũng không bao giờ nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền. Và Việt Nam cũng không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc!.”
Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng phát triển với Trung Quốc ở những khu vực thực sự có tranh chấp theo luật pháp quốc tế quy định, và về lâu dài sẽ tìm giải pháp xử lý mà hai bên có thể chấp nhận được, nhưng “trong lúc chưa phân định được, hai bên tuyệt đối không được sử dụng vũ lực và thậm chí cũng không được nghĩ đến việc sử dụng vũ lực,” Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh.
Theo Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, hiện nay điểm bất đồng và nhạy cảm nhất trong quan hệ hai nước là tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, hai nước cần xử lý thỏa đáng vấn đề này vì đại cục quan hệ Việt-Trung và ổn định khu vực
“Hòa bình hai bên đều có lợi. Đối đầu hai bên đều thiệt hại”, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên nói.
Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đại cục với Trung Quốc và mong muốn tìm được giải pháp “cùng thắng”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nêu rõ vấn đề Biển Đông có ba khía cạnh khác nhau nhưng liên quan mật thiết, đó là Tuyên bố chủ quyền của các nước liên quan; Xử lý mối quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc; Xử lý trên các diễn đàn đa phương.
Việt Nam và Trung Quốc có nhiều tuyên bố chủ quyền vào nhiều thời điểm, nội dung và phạm vi khác nhau. Giải quyết vấn đề phải tôn trọng lịch sử nhưng dù thế nào đi chăng nữa cũng phải tuân thủ luật pháp quốc tế.
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho rằng các vấn đề trên Biển Đông cần được xử lý theo luật pháp quốc tế, đó là những vấn đề mang tính quốc tế theo Luật Biển phải giải quyết trên bình diện quốc tế, những vấn đề liên quan đến nhiều nước cần phải giải quyết giữa những nước liên quan, những vấn đề liên quan đến hai nước cần giải quyết song phương. Những tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc, rõ ràng cần giải quyết hai nước với nhau, theo luật pháp quốc tế và công khai minh bạch.
“Việt Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc vì chính lợi ích của chúng tôi", Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng chia sẻ, để bảo vệ và xây dựng đất nước chỉ có một con đường là giữ gìn độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ và quan hệ tốt với cộng đồng thế giới, không thể có những điều đó nếu dựa vào nước này để chống nước kia.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng nêu bật việc cần phải công khai, minh bạch trên các diễn đàn để nhân dân hai nước và cộng đồng quốc tế hiểu rõ bản chất vấn đề Biển Đông trong mối quan hệ hữu nghị tổng thể giữa hai nước: “Có thông tin đầy đủ và chính xác là nhu cầu của hơn 80 triệu người dân Việt Nam và hơn 1 tỷ 350 triệu người dân Trung Quốc.”
Trung tướng nhấn mạnh thêm: “Một thực tế hiển nhiên là Trung Quốc cam kết không lấy đất, lấy biển của Việt Nam, và Việt Nam cũng không bao giờ nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền. Và Việt Nam cũng không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc!.”
Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng phát triển với Trung Quốc ở những khu vực thực sự có tranh chấp theo luật pháp quốc tế quy định, và về lâu dài sẽ tìm giải pháp xử lý mà hai bên có thể chấp nhận được, nhưng “trong lúc chưa phân định được, hai bên tuyệt đối không được sử dụng vũ lực và thậm chí cũng không được nghĩ đến việc sử dụng vũ lực,” Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh.
(TTXVN)
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/08/viet-nam-khong-bao-gio-nhuong-bo-ve-chu-quyen/
3/9/2012
Việt Nam - Trung Quốc đối thoại chiến lược quốc phòng
Sáng 3/9, cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng lần thứ 3 đã đã diễn ra tại Hà Nội.
> Việt Nam không bao giờ nhượng bộ về chủ quyền
Cuộc đối thoại diễn ra dưới sự đồng chủ trì của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Tham dự cuộc đối thoại có nhiều tướng lĩnh cấp cao thuộc nhiều binh chủng.
Phát biểu mở đầu tại cuộc đối thoại, thượng tướng Mã Hiểu Thiên khẳng định, Trung Quốc rất coi trọng cuộc đối thoại lần này. Ông gửi lời chúc nhân dịp Quốc khánh lần thứ 67 của Việt Nam đồng thời cảm ơn sự đón tiếp của Bộ Quốc phòng vì cuộc làm việc diễn ra trong dịp nghỉ lễ.
"Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng. Láng giềng thì không thể chọn nhưng mối quan hệ hợp tác thì có thể chọn được", tướng Mã Hiểu Thiên nói.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (phải) đón thượng tướng Mã Hiểu Thiên tại trụ sở Bộ Quốc phòng sáng 3/9. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
Theo Bộ Quốc phòng Việt Nam, cuộc đối thoại nhằm tiếp tục củng cố nhận thức chung, trao đổi các biện pháp tăng tường tin cậy giữa hai nước; khẳng định quan điểm trước sau như một của Việt Nam trong quan hệ quốc phòng với Trung Quốc và góp phần thúc đẩy thực hiện các tuyên bố và thỏa thuận cấp cao thúc đẩy quan hệ quốc phòng. Hai bên trao đổi về nhiều vấn đề quốc tế, khu vực có ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế cũng như những âm mưu phá hoại đối với cách mạng hai nước.
Phía Việt Nam tiếp tục khẳng định các quan điểm của mình, trong đó có vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Cuộc đối thoại còn nhằm khẳng định với các nước trên thế giới về quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam, Trung Quốc mặc dù có những bất đồng trên biển, chống lại những luận điệu xuyên tạc lợi dụng chia rẽ hai nước.
Đây là lần thứ 3 hai nước tiến hành đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng. Lần đầu tại Hà Nội năm 2010, lần hai năm 2011 tại Bắc Kinh.
Nguyễn Hưng
Geen opmerkingen:
Een reactie posten