zondag 9 juni 2013

Việt Nam Cộng Hòa - 10 Ngày Cuối Cùng * Bối cảnh trước tháng 4 năm 1975


http://www.trinhanmedia.com/search/label/10%20Ng%C3%A0y%20Cu%E1%BB%91i%20C%C3%B9ng

BỐI CẢNH TRƯỚC THÁNG 4-1975 : NHỮNG CHỐNG ĐỐI

Trần Đông Phong
 
 

Chống Đối Từ Phía Thiên Chúa Giáo

Sự chống đối Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại bùng lên vào nửa năm sau đó, lần này lại phát xuất từ phía các đoàn thể Thiên Chúa Giáo chống lại chính quyền của Tổng Thống Thiệu, cũng là một tín đồ Thiên Chúa Giáo.

Ngày 18 tháng 6 năm 1974, một bản “Tuyên Ngôn Chống Tham Nhũng, Bất Công và Tệ Đoan Xã Hội của Hàng Linh Mục Việt Nam” được công bố tại hội trường Giáo Xứ Tân Sa Châu tại Saigon, mang chữ ký của 301 vị Linh Mục đại diện cho các Giáo Phận, các Viện Đại Học, Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo Việt Nam, Chủ Tịch Văn Bút Việt Nam, Giám Đốc và Giáo Sư các Chủng Viện, Bề Trên các Dòng Tu, Tuyên Úy Công Giáo trong Quân Đội và các tổ chức khác v.v…


BỐI CẢNH TRƯỚC THÁNG 4-1975 - CƯỚP THỜI CƠ

Trần Đông Phong

Trong thư của Lê Duẫn, Tổng Bí Thư Đảng Lao Động Việt Nam gửi cho “Anh Bảy Cường” tức là Phạm Hùng, Bí Thư Đảng Ủy Trung Ương Cục Miền Nam Việt Nam ngày 10 tháng 10 năm 1974 có nói rõ về “thời cơ” như sau:

Gửi anh Bảy Cường

Hơn một tuần làm việc, Bộ Chính Trị chúng ta đã hạ quyết tâm hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam. Đây là một sự kiện vô cùng trọng đại để tiến tới kế thúc cuộc chiến tranh cách mạng kéo dài gần 30 năm, kể từ khi chúng ta dành được chính quyền, để hoàn thành trọn vẹn trách nhiệm vẻ vang đối với dân tộc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế lớn lao đối với thời đại.

Hiện nay đã có thời cơ chiến lược để giải phóng hoàn toàn Miền Nam hay chưa ?


BỐI CẢNH TRƯỚC THÁNG 4-1975 - HOA KỲ ĐÃ CÓ Ý ĐỊNH BỎ RƠI VIỆT NAM CỘNG HÒA TỪ NĂM 1967

Trần Đông Phong
Việc người Mỹ bỏ rơi Miền Nam Việt Nam sau này thì ai cũng đều biết rõ, nhưng có rất ít người biết được rằng Hoa Kỳ đã có ý định rút ra khỏi Việt Nam từ năm 1967 dưới thời Tổng Thống Lyndon Johnson và vào năm 1971 thời Tổng Thống Richard Nixon mà người đã thực hiện chính sách này không ai khác hơn là Tiến Sĩ Henry Kissinger lúc bấy giờ là Cố Vấn về An Ninh Quốc Gia và sau đó trở thành Bộ Trưởng Ngoại Giao trong chính phủ của Tổng Thống Nixon và Tổng Thống Gerala Ford.

Sứ Mạng của Đại Sứ Bunker:
Rút Ra Khỏi Việt Nam

Trong một cuốn sách được dịch ra tiếng Việt và xuất bản vào năm 2000 tại California, Tiến Sĩ Stephen B. Young đã dựa vào những mối liên hệ giữa ông với ông Ellsworth Bunker, cựu Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm l967 cho đến 1973 cũng như là những tài liệu riêng mà ông Bunker để lại và viết thành một cuốn sách mang tựa đề Cuộc Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ nói về những diễn biến chính trị tại Miền Nam Việt Nam.


BỐI CẢNH TRƯỚC THÁNG 4-1975 - QUỐC VƯƠNG FAISAL MUỐN VIỆN TRỢ CHO VIỆT NAM CỘNG HÒA

Trần Đông Phong

TỪ WASHINGTON

Vào cuối tháng 3 năm 1975, sau khi những Tỉnh thuộc Vùng I và II lần lượt bị cộng sản Bắc Việt thôn tính, trong khi tình hình ngày càng trở nên nguy kịch và đầy tuyệt vọng thì theo Đại Tướng Cao Văn Viên “với tất cả biến động nguy ngập xảy ra, Miền Nam vẫn còn trông đợi, hy vọng một phép nhiệm mầu nào đó sẽ xảy ra để có thể cứu vãn được tình hình

Người Miền Nam và nhất là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lúc đó dường như ai nấy cũng đều đặt hết hy vọng vào một phép lạ nào đó, vào một sự thay đổi chính sách nào đó hay vào những sự hứa hẹn hoặc cam kết nào đó từ phía Hoa Kỳ từ phía Hoa Thịnh Đốn.

BỐI CẢNH TRƯỚC THÁNG 4-1975 - VÙNG I TAN RÃ

Trần Đông Phong

Sau khi Tướng Phú nhận được lệnh di tản Quân Đoàn II ra khỏi vùng Cao Nguyên thì giới lãnh đạo Bắc Việt thấy rằng đây là một cơ hội mà Trần Văn Trà gọi là “nghìn năm có một” vì thấy rằng như vậy là họ đã chiếm được trọn vùng này, từ đó đánh thọc xuống Vùng Duyên Hải để cô lập Vùng I ở miền Trung.

Ngày 15 tháng 3, “anh Chiến” Võ nguyên Giáp lại gửi cho “anh Tuấn” Văn Tiến Dũng bức điện văn số 11-ĐB nói rằng đã hội ý với Lê Duẫn và Lê Đức Thọ và chỉ thị cho Văn Tiến Dũng phải tập trung lực lượng đầy đủ trong vùng Ban Mê Thuột để đề phòng Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm Tỉnh này, đồng thời ra lệnh chuyển lên tiêu diệt địch ở Cheo Reo và bao vây Pleiku. Vào thời gian đó Hà Nội chưa biết được Quân Đoàn II đang sắp sửa triệt thoái ra khỏi Thành Phố nầy. Ngoài ra, trong bức điện văn này, Võ Nguyên Giáp cũng cho biết sẽ ra lệnh cho bộ đội Trị-Thiên tăng cường hoạt động. [Văn Kiện Đảng: Trang 146.]


BỐI CẢNH TRƯỚC THÁNG 4-1975 - CUỘC TRIỆT THOÁI BI THẢM

Trần Đông Phong
Ban Mê Thuột bị chính thức xem như là hoàn toàn thất thủ từ ngày 18 tháng 3, vào thời gian đó trong 4 Vùng Chiến Thuật trên toàn quốc, chỉ có Vùng III thì bị mất Tỉnh Phước Long vào đầu tháng Giêng năm 1975 và Vùng II thì mới bị mất Tỉnh Darlac, còn hai Vùng I và Vùng IV thì còn hoàn toàn nguyên vẹn. Hỗn loạn chỉ xảy ra sau khi Quân Đoàn II tại Pleiku được lệnh di tản ra khỏi Vùng Cao Nguyên Trung Phần, ngày nay được cộng sản cải danh là Vùng Tây Nguyên.

Người đã ra lệnh di tản Cao Nguyên là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, với tư cách là Tổng Tư Lệnh Tối Cao Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tuy nhiên sau đó thì lại có những nghi vấn, những điều bàn cãi, tranh luận về vấn đề ai là người phải chịu trách nhiệm trong vụ thảm bại ở Cao Nguyên.

BỐI CẢNH TRƯỚC THÁNG 4-1975 - TRẬN BAN MÊ THUỘT

Trần Đông Phong

Nghị Quyết ngày 20 tháng 1 năm 1975.

Sau hội nghị của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng vừa kết thúc ngày 8 tháng 1 năm 1975, chưa đầy hai tuần sau đó, Bộ Chính Trị Đảng Lao Động Việt Nam lại thông qua một bản nghị quyết ngày 20 tháng 1 năm 1975 về “Quyết Tâm Hoàn Thành Cách Mạng Dân Tộc Dân Chủ ở Miền Nam”.

Bản nghị quyết này dài 34 trang, gồm có 3 phần:

Phần đầu là phần nhận định về tình hình tại Miền Nam từ sau ngày Hiệp Định Ba Lê được ký kết dài 11 trang trong đó có đoạn thú nhận rằng “ta đã chủ trương ký kết Hiệp Định Paris, đuổi được đội quân viễn chinh Mỹ và chư hầu ra khỏi nước ta, mà ta vẫn duy trì củng cố hơn nửa (1/2) lực lượng của ta ở Miền Nam làm cơ sở để phát triển tấn công, lợi dụng tình hình suy yếu của quân ngụy sau khi Mỹ rút đi để từng bước làm thay đổi so sánh (tương quan) lực lượng về mọi mặt, tiến tới tiêu diệt và đánh đổ chúng.


BỐI CẢNH TRƯỚC THÁNG 4-1975 - TỪ HÀ NỘI CHIẾN DỊCH 275

Trần Đông Phong

Theo Tướng Trần Văn Trà thì trong kế hoạch quân sự tại Miền Nam năm 1975 của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Bắc Việt, có một kế hoạch tấn công Quận Đức Lập thuộc Tỉnh Quảng Đức, một Quận lỵ gần biên giới cách Thành Phố Ban Mê Thuột khoảng 50 cây số về phía Tây-Nam. Theo kế hoạch này, Bắc Việt sẽ sử dụng 3 sư đoàn quân chủ lực của B3 với sự yểm trợ của một tiểu đoàn xe tăng và một tiểu đoàn pháo binh 130 ly để tấn công Quận Đức Lập. Mục tiêu của Bắc Việt trong trận tấn công này là để khai thông con đường tiếp vận cho Miền Nam và thu hút Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đến giải vây mà tiêu diệt.

Khi nghe nói về kế hoạch này, Trần Văn Trà đã nói rằng: “Tôi không đồng ý. Tôi đã cười và nói vui: Thật các anh là những lính “nhà vua”. “Các anh đã đánh và luôn nghĩ đánh theo kiểu dồi dào lực lượng và súng đạn, khác xa với chúng tôi là những lính nhà nghèo ở chiến trường xa và khó khăn, từng viên đạn một, vừa thèm thuồng nhìn các anh.”


BỐI CẢNH TRƯỚC THÁNG 4-1975 - TẤN CÔNG PHƯỚC LONG

Trần Đông Phong

Kế hoạch đầu tiên là chấp thuận tấn công Phước Long.

Một ủy viên trong Ban Thường Vụ của Trung Ương Cục Miền Nam và cũng là người được xem như là rất thân cận với Lê Duẫn trong thời gian Lê Duẫn còn làm Bí Thư Xứ Ủy Nam Bộ thời chiến tranh Đông Dương trước năm 1954.

Tưởng cũng nên nhắc lại là con đường này hồi đó được cả hai phe Việt Nam Cộng Hòa và cộng sản gọi là “đường dây ông cụ” chứ chưa được gọi là “đường 559″ hay “đường mòn Hồ chí Minh” như sau này.

Luật Sư Đinh Thạch Bích có cho người biết một chuyện lý thú là người đã đặt tên cho con đường bây giờ nổi tiếng là “Đường Mòn Hồ chí Minh” lại chính là một vị Tướng lãnh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ông Bích có phục vụ tại Phòng 2 của Sư Đoàn 22 tại Vùng 2 Chiến Thuật mà vị Tư Lệnh lúc đó là Trung Tá Nguyễn Bảo Trị. Ông Bích nói rằng hàng ngày các sĩ quan trong Bộ Tham Mưu đều thảo luận về “đường dây ông cụ” tức là con đường liên lạc và chuyển vận người cũng như là vũ khí chiến cụ của cộng sản từ Bắc vào Nam. Ông Bích cho biết một hôm trong phiên họp Tham Mưu, ông hỏi “ông cụ nào vậy ?” thì Trung Tá Nguyễn Bảo Trị cười rồi nói “thì đó là Hồ Chí Minh chứ còn ai vào đây” Từ đó “đường dây ông cụ” trở thành “đường mòn Hồ Chí Minh” và sau này được người Mỹ gọi là “Hochiminh trail”.


NGÀY NÀY 38 NĂM XƯA: THỨ TƯ, 30 THÁNG 4 NĂM 1975 *

Trần Đông Phong
Chuyến phi cơ trực thăng cất cánh khỏi sân thượng của tòa đại sứ Mỹ vào hồi 7 giờ 53 phút sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 này đánh dấu sự kết thúc của chính sách “ủng hộ miền Nam Việt Nam" chiến đấu chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản trong vùng Đông Nam Á của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ qua 5 đời tổng thống: Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon và Ford trong hơn 20 năm. Đối với người Mỹ, cuộc chiến tranh đã chấm dứt nhưng đối với một số người Việt Nam thì cuộc chiến vẫn chưa tàn. Vào ngày 30 tháng 4, có một số chiến sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn tiếp tục chiến đấu dù rằng trong vô vọng.

Cuộc di tản vẫn tiếp tục trong đêm cho đến rạng ngày 30 tháng 4, tuy nhiên con số người Mỹ còn lại ở Sài Gòn vẫn còn nhiều. 


BỐI CẢNH TRƯỚC THÁNG 4-1975 - TỪ DINH ĐỘC LẬP, SAIGON

Trần Đông Phong
Phạm Xuân Ẩn
Theo nhà báo Oliver Todd, "CIA của Mỹ ở Saigon tin rằng trong số những người thân cận của Tổng Thống Thiệu, có một gián điệp cao cấp của Hà Nội. Người đó là ai? Trung Tướng Đặng Văn Quang ? Phó Thủ Tướng Nguyễn Văn Hảo ? Hay là một người nào khác"

Trong thời gian Tướng Kulikov đang viếng thăm Hà Nội và cam kết Liên Xô sẽ gia tăng viện trợ quân sự cho Bắc Việt, ngày 6 tháng 12 năm 1974, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã triệu tập một cuộc họp với các cấp lãnh đạo quân sự của Việt Nam Cộng Hòa tại Dinh Độc Lập nhằm ước đoán về những cuộc tấn công của cộng sản Bắc Việt tại Miền Nam vào mùa khô năm 1975.

Trong phiên họp này, các nhà lãnh đạo quân sự Miền Nam đã ước tính rằng cộng sản Bắc Việt sẽ mở những cuộc tấn công trong Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long và miền Cao nguyên Trung Phần, tuy nhiên sẽ không có tầm mức đại quy mô như các cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân hồi năm 1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.


BỐI CẢNH TRƯỚC THÁNG 4-1975 - MÓN NỢ 7 NĂM VỀ TRƯỚC

Trần Đông Phong


Cũng như người Việt Nam, sau nầy người Đài Loan vô cùng thất vọng vì chỉ mấy năm sau thì chính Tổng Thống Nixon sang thăm Bắc Kinh và dưới thời Nixon thì Trung Hoa Quốc Gia bị trục xuất ra khỏi Liên Hiệp Quốc để nhường cho Trung Cộng và chính phủ Hoa Kỳ chính thức thiết lập bang giao với Trung Hoa cộng sản trên cấp bậc Đại Sứ, do đó Tòa Đại Sứ Trung Hoa Dân Quốc tại Hoa Thịnh Đốn đã được thiết lập từ thập niên 1940 lại bị đóng cửa. Cho đến ngày nay, Trung Hoa Dân Quốc hay Đài Loan không hề có một cơ sở đại diện ngoại giao nào với Hoa Kỳ dù chỉ trên cấp bậc Lãnh Sự.

MÓN NỢ 7 NĂM VỀ TRƯỚC - Vụ Bà Anna Chennault

Việc Quốc Hội Hoa Kỳ do Đảng Dân Chủ kiểm soát quyết tâm cắt giảm viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1975 và cắt hoàn toàn viện trợ quân sự cho tài khóa 1975-1976 dường như là bắt nguồn từ một nguyên nhân từ 7 năm về trước, đó là cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ giữa hai ứng cử viên Hubert Humphrey, đại diện Đảng Dân Chủ và Richard Nixon, đại diện cho Đảng Cộng Hòa.


BỐI CẢNH TRƯỚC THÁNG 4-1975 - TỪ WASHINGTON

Trần Đông Phong
TỪ WASHINGTON - Cắt Giảm Viện Trợ Cho Việt Nam Cộng Hòa

Thực ra thì chẳng cần phải nhờ tới cơ quan Tình Báo KGB mới biết được chiều hướng chính trị đang trên đà giải kết tức là bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ. Trong bộ sách The Vietnam Experience, cuốn “The Fall of the South”, các tác giả bộ sách nầy đã nói rằng:

Các cấp lãnh đạo cộng sản chỉ cần đọc báo chí Tây Phương cũng đủ biết rõ về sự suy giảm trong vấn đề viện trợ cho Miền Nam Việt Nam, cả về số tiền viện trợ cũng như là thăm dò dư luận. 

Ngày 22 tháng 5 năm 1974, Hạ Viện biểu quyết không được tăng số tiền viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa trong tài khóa 1974­1975 quá mức 1.126 triệu Mỹ kim dù rằng Ủy Ban Quân Vụ Hạ Viện đã đề nghị 400 triệu. 

BỐI CẢNH TRƯỚC THÁNG 4-1975 - TỪ MẠC TƯ KHOA

Trần Đông Phong

TỪ MẠC TƯ KHOA - Gia Tăng Viện Trợ Gấp 4 Lần.

Trong khi hai đại diện của Trung Ương Cục Miền Nam đang vận động cho kế hoạch tấn công Tỉnh Phước Long trong tháng 12 năm 1974 thì ngày 18 tháng, phiên họp khoáng đại kỳ thứ 23 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam đã khai mạc để thảo luận về các kế hoạch quân sự tại Miền Nam trong năm 1975. Một nhân vật ngoại quốc bất ngờ xuất hiện trong phiên họp khoáng đại nầy, đó là Đại Tướng Victro Kulikove, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng kiêm Tư Lệnh Hồng Quân Liên Bang Xô Viết mới từ Mạc Tư Khoa đến Hà Nội.

Như đã nói ở trên, vào giữa năm 1974, sau khi lên làm Ngoại Trưởng, ông Kissinger đã thực hiện lời hứa hẹn với Liên Xô hồi năm 1972, đã vận động với Quốc Hội Mỹ cho Liên Xô được hưởng “tối-huệ-quốc” (most-favored nation) và dự luật nầy đã được Hạ Viện thông qua.

BỐI CẢNH TRƯỚC THÁNG 4-1975 - TỪ HÀ NỘI

Trần Đông Phong
(VNCH - 10 ngày Cuối Cùng)

Những diễn biến đưa đến cuộc tổng tấn công của cộng sản Bắc Việt tại Miền Nam Việt Nam, từ tháng 3 năm 1975 cho đến ngày Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, thật ra đã khởi đầu từ Washington vào mùa Thu năm 1974, từ Mạc Tư Khoa vào cuối năm 1974, tại Hà Nội và tại Saigon cũng vào tháng 12 năm đó và cuối cùng xa hơn nữa là từ Bắc Kinh vào năm 1971.

Sau khi ký Hiệp Định Paris vào cuối tháng 1 năm 1973, Hà Nội đã nhiều lần xin Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa gia tăng viện trơ quân sự nhưng đã bị cả hai quốc gia cộng sản đàn anh bác bỏ. Tuy nhiên một năm rưỡi sau đó thì tình hình hoàn toàn thay đổi, thuận lợi nhiều hơn cho Bắc Việt, chỉ vì một sự kiện chẳng có dính dáng gì đến Việt Nam mà chỉ có liên hệ đến người Nga gốc Do Thái.
 
 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten