donderdag 13 juni 2013

Hoa Xuân & Bonsai

Thứ năm, 7/2/2013, 17:04 GMT+7
Twitter
Facebook

'Hàng độc' ở hội hoa Xuân lớn nhất TP HCM

Mai cổ thụ 20 cánh, cây vú sữa hơn 80 tuổi trĩu quả ngọt, xương rồng nanh heo, cây ra nhiều loại quả, bonsai Indonesia... là những cây "độc" tại Hội hoa xuân Quý Tỵ lớn nhất Sài Gòn
> Khai hội hoa xuân lớn nhất TP HCM / Kiểng 'độc' từ bonsai tượng hình

Cây vú sữa 80 năm tuổi với 100 trái được nhiều người chú ý nhất tại khu vực "cây quý hiếm" của hội hoa xuân Tao Đàn năm nay.
Một gốc Cần Thăng cho ra 2 loại quả cam và chanh...
... và một cây cho ra 2 loại quả chanh và tắc.
Cây dâu tằm cùng với trái chín đỏ cũng khá lạ với nhiều người dân thành phố.
Gốc mai cổ thụ với mỗi bông hơn 20 cánh được nhiều người thích thú và chụp ảnh nhất tại khu vực mai kiểng của hội hoa xuân.
Cây bạch mai lạ cũng là điểm nhấn của khu vực mai kiểng.
Gốc mận (roi) cổ thụ xum xuê trái chín đỏ...
... cùng cây cóc mang chủ đề "sum vầy" khiến người tham quan thích thú.
Chậu xương rồng nanh heo của nghệ nhân Nguyễn Phúc Giác (An Giang) nổi bật nhất khu vực xương rồng (40 hiện vật trưng bày và 20 hiện vật dự thi) ở hội hoa xuân năm nay
Khu vực bonsai với nhiều thế và dáng độc đáo.

Ngoài khu vực bonsai của các nghệ nhân Việt Nam, năm nay Ban tổ chức cũng bố trí khu vực dành riêng để trưng bày các chậu bonsai của Indonesia với các kiểu dáng lạ mắt. Theo ông Budi Sulistyo, trưởng đoàn, Indonesia ưa chuộng các chủng loại cây nhiệt đới như phi lao, bằng phi, sam hương khi làm bonsai. Cách tạo dáng cũng gần với tự nhiên, khác hẳn với nghệ thuật bonsai của Việt Nam và Nhật Bản.
Hữu Công
 
 
Thứ ba, 5/2/2013, 08:54 GMT+7
Twitter
Facebook

Kiểng 'độc' từ bonsai tượng hình

Bằng kỹ thuật quấn uốn, cắt, ghép và chăm sóc đặc biệt, ông Đính đã tạo ra những hình tượng độc đáo như con nai, con voi, chim đại bàng sải cánh, hay thiếu nữ, bà Trưng ra trận, vận động viên trượt băng nghệ thuật...

Mất 10 năm tìm tòi, nghệ nhân cây cảnh Nguyễn Viết Đính (TP Tuy Hòa, Phú Yên) đã lập được quy trình cơ bản tạo dáng bonsai tượng hình - loại nghệ thuật mới thử thách trí tưởng tượng và lòng kiên nhẫn của người chơi. Tại Hội hoa xuân năm nay, gian hàng bonsai tượng hình của ông không "đụng hàng" bất kỳ ai.
Nói về cây cảnh, bonsai có không ít tay sành chơi, song chơi bonsai mang tính đặc trưng hay một trường phái riêng thì rất hiếm. Ông Đính là người có lối chơi "bonsai tượng hình" cho cây cảnh mini và cảnh trung.
Ông Đính bên những tác phẩm của mình. Ảnh: T.L
Cây cảnh mà ông Đính chơi không lạ, cũng là những loài thường gặp như: sanh, cần thăng, bồ đề... nhưng lạ ở cách chơi. Ông không chơi theo những phong cách bonsai truyền thống hay chỉ đơn giản là chia chi, cắt cành, nuôi cho gốc rễ to, cành nhánh nhỏ... mà ông chọn cho mình một phong cách riêng. Từ cây phôi ban đầu, bằng kỹ thuật quấn uốn, cắt, ghép và chăm sóc đặc biệt, ông tạo ra những hình tượng độc đáo. Có khi đó là hình thù con nai, con voi, chim đại bàng sải cánh, có khi là hình thù con người, thiếu nữ, vận động viên trượt băng nghệ thuật...
Chia sẻ về đam mê của mình, ông cho biết muốn tạo một lối đi riêng trong cách chơi bonsai mà trước giờ chưa có. Kết quả của mọi sự sáng tạo đều bắt đầu từ thử nghiệm. Có không ít cây bị vứt đi sau nhiều năm chăm sóc. Điều mừng là ông tạo ra các tác phẩm bonsai tượng hình theo ý muốn. Sau hơn 10 năm bắt tay vào thử nghiệm thể loại bonsai tượng hình, hiện vườn nhà ông có khoảng 100 tác phẩm hoàn thiện hoặc đang hoàn thiện như: Con nai vàng, Rồng, Tê giác vàng, Bà Trưng ra trận, Trinh nữ hoàng cung, Trượt băng... từ rễ, thân, cành, nhánh cây sanh, cây cần thăng, bồ đề. Để có cây chơi Tết Quý Tỵ, hai năm trước ông chuẩn bị tác phẩm từ cây sanh 10 năm tuổi “Thanh xà, bạch xà”.
Là kỹ sư nông nghiệp nên ông rất thành thạo kỹ thuật chăm sóc, cắt, ghép cây. Đây chính là lợi thế lớn đối với một nghệ nhân chơi bonsai. Với vốn kỹ thuật điêu luyện, ngoài kỹ thuật tạo hình, lão hóa, thu gọn dáng cây, ông còn lắp ghép cây cảnh vào đá núi, san hô, gốc cây khô... để tạo ra một tác phẩm hoàn thiện trong mắt người xem. "Qua đó, tôi gửi gắm vào tác phẩm tình yêu quê hương, thiên nhiên, con người vươn tới chân - thiện - mỹ...", ông Đính nói.
Ông còn vận dụng cơ chế sinh lý thực vật vào kỹ thuật quấn uốn, cắt tỉa, ghép (rễ, thân, cành) để tạo ra hình tượng cụ thể. Rồi phải luôn điều tiết các kỹ thuật trên cộng với chế độ bón phân hợp lý để khống chế cây sinh trưởng theo ý muốn. Để có một tác phẩm hoàn thiện, người chơi phải mất ít nhất 5 - 10 năm từ lúc cây phôi (cây ban đầu).
Cân sanh có hình dáng "Đại bàng tung cánh". Ảnh: T.L
Đứng trước gian hàng của ông Đính, nhiều nghệ nhân không ngớt lời khen ngợi. Trước đó, có người từ Hà Nội hay tin đã bay vào, tìm đến tận nhà ông mua một "tác phẩm" với giá 35 triệu đồng. Ông cho biết, sẽ bán thêm vài cây nữa "nếu gặp người có duyên chơi cây". Riêng "Con nai vàng” và “Rồng thiêng” ông cho là vô giá nên chỉ để thưởng thức và tiếp tục “nuôi” tham gia các hội thi.
Kết quả nghiên cứu phong cách “bonsai tượng hình” của nghệ nhân Nguyễn Viết Đính được Hội đồng khoa học ngành Khoa học - Công nghệ Phú Yên công nhận là giải pháp, sáng kiến mới. Ông Đào Tứ Xuyên, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ Phú Yên nhận xét: "Đây là sáng kiến về nghệ thuật bonsai lần đầu được Hội đồng Khoa học - Công nghệ xem xét và công nhận là giải pháp, sáng kiến mới. Nếu được nhân rộng, giải pháp này không chỉ mang lại giá trị nghệ thuật mà giá trị kinh tế cũng rất lớn".
Thiên Lý

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/02/kieng-doc-tu-bonsai-tuong-hinh/

Thứ ba, 5/2/2013, 08:54 GMT+7
Twitter
Facebook

Kiểng 'độc' của ông Đính

Tác phẩm “Rồng thiêng” (cây si) - kiểng trung
"Bà Trưng ra trận" (cây sanh) - kiểng trung
"Thằn lằn sấm” ký đá (cây bồ đề) - kiểng mini
“Rắn ngọc” (cây sứ) - kiểng mini
“Kiêu hãnh” (cây sanh) - kiểng trung
"Tê giác một sừng" uốn từ cây sanh
"Cổ thụ" (cây Gừa) - kiểng mini 1,6 tấc
Tác phẩm “Con nai vàng” (cây Cần Thăng) - kiểng mini
“Con nai vàng” (cây Cần Thăng) - kiểng mini
Thiên Lý

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/02/kieng-doc-tu-bonsai-tuong-hinh/page_2.asp


 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten