vrijdag 19 juli 2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần ở Hà Nội ngày 19/7/2024 thọ 80 tuổi

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Ông Nguyễn Phú Trọng đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, theo Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

https://youtu.be/7j_On62njSo



Là ủy viên Bộ Chính trị từ năm 1997 và làm Bí thư Thành ủy Hà Nội từ cuối 2000, kinh qua các vị trí Chủ tịch Quốc hội, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và từng giữ cả chức Chủ tịch nước (2018-2021), Giáo sư Nguyễn Phú Trọng có bề dày công tác hơn mọi chính trị gia Việt Nam nhiều thập niên qua.

Thế nhưng, dù ông đã từng nắm các chức vụ cao nhất, và quan trọng nhất trong bộ máy chính trị Việt Nam hơn một phần tư thế kỷ, dấu ấn lớn nhất, di sản được thế giới biết đến nhiều nhất của ông là công cuộc chống tham nhũng, còn gọi là Đốt lò.

Trong tiếng Anh báo chí, cứ nói tới “blazing furnace” là người ta biết ngay là công trình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Việt Nam.

Đánh giá của tác giả Nguyễn Giang, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak Institute (Singapore). Ông từng giữ các chức vụ trưởng biên tập vùng Đông Á và BBC Tiếng Việt của BBC World Service.

Tóm tắt

  • Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
  • Sẽ có Thông cáo đặc biệt về tổ chức lễ quốc tang đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Vào ngày 18/7, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra thông báo về tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng.
  • Theo thông báo của Bộ Chính trị, ông Trọng đã không còn điều hành các hoạt động của Đảng, thay vào đó là Chủ tịch nước Tô Lâm.
  • Ông Nguyễn Phú Trọng đã vắng mặt gần một tháng nay. Lần cuối ông xuất hiện trước công chúng là vào ngày 20/6 khi tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Hà Nội.
  • Cuối năm 2023 và đầu năm 2024, ông Nguyễn Phú Trọng liên tục vắng mặt trong các sự kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước.
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh năm 1944 và đã đảm nhiệm cương vị người đứng đầu Đảng Cộng sản từ năm 2011, liên tục trong ba nhiệm kỳ.

Trực tiếp

  1. Quốc tang ở Việt Nam được quy định thế nào?

    Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi qua đời được tổ chức lễ quốc tang:

    a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

    b) Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    d) Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức lễ quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.

    Như vậy, ngoài 4 nhân vật "Tứ Trụ", Bộ Chính trị có thể quyết định tổ chức quốc tang cho những người khác.

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chưa từng thuộc "Tứ Trụ" nhưng được tổ chức quốc tang khi ông qua đời vào năm 2013, là do Đảng Cộng sản xét các đóng góp, công lao của ông.

    Trong một số trường hợp đặc biệt, Việt Nam cũng để quốc tang cho người nước ngoài, chẳng hạn lãnh tụ Bắc Hàn Kim Nhật Thành, lãnh tụ Cuba Fidel Castro.

    Trước Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng qua đời khi đang tại chức

    NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

    Chụp lại hình ảnh,Trước Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng qua đời khi đang tại chức
  2. Báo chí trong nước đưa tin thế nào?

    Báo Tuổi Trẻ

    NGUỒN HÌNH ẢNH,CHỤP MÀN HÌNH

    Báo chí trong nước đồng loạt đưa tin về việc ông Nguyễn Phú Trọng qua đời theo sau bản tin của báo Nhân Dân lúc 17 giờ 53 phút ngày 19/7.

    Tất cả thông tin đều giống nhau. Việc đưa tin này là theo quy định tại Nghị định 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/12/2012.

    Theo đó, khi chưa có thông báo chính thức của ban tổ chức lễ tang, các phương tiện thông tin đại chúng chỉ được đưa tin vắn về việc từ trần.

    Sau khi thành lập ban tổ chức lễ tang và việc tổ chức Lễ tang được chính thức công bố, các phương tiện thông tin đại chúng mới được đưa tin buồn, đăng bài viết giới thiệu về người từ trần.

    Có thể thấy, việc đưa tin lễ tang trên báo chí tại Việt Nam được kiểm soát rất chặt chẽ. Tất cả đều chờ các thông tin chính thức từ cơ quan có thẩm quyền. Các bài viết mở rộng thường theo xu hướng ca ngợi, điểm lại các dấu ấn tích cực, các câu chuyện riêng về những điều tốt đẹp của người đã khuất.

    Vào năm 2013, một người dẫn chương trình truyền hình tại TP HCM từng lỡ lời nói đại ý mong khán giả "có một ngày quốc tang thật nhiều niềm vui và an toàn" trong dịp lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sau đó đã bị chỉ trích rầm rộ. Đài truyền hình nơi người này công tác đã phát đi lời xin lỗi.

  3. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần - BBC News Tiếng Việt

Geen opmerkingen:

Een reactie posten