Gần 140 tổ chức phi chính phủ kêu gọi LHQ cấm vận vũ khí Miến Điện
Đăng ngày:
Trong bức thư ngỏ ngày 24/05/2021, gần 140 tổ chức phi chính phủ thuộc 31 quốc gia kêu gọi cộng đồng quốc tế ngưng bán vũ khí cho Miến Điện sau cuộc đảo chính. Trong khi đó bạo động tiếp diễn tại Rangoon giữa người biểu tình và phe ủng hộ tập đoàn quân sự. Trước mắt, nỗ lực ngoại giao của ASEAN chưa đem lại kết quả cụ thể.
Bức thư của 137 tổ chức phi chính phủ đệ trình lên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nêu đích danh một số nhà cung cấp vũ khí cho Miến Điện, trong số này có Ấn Độ, Trung Quốc Israel, Bắc Triều Tiên và Philippines, Nga, Ukraina. Hai trong số các quốc gia kể trên là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Các tổ chức ký tên vào văn bản nói trên yêu cầu « ngừng ngay lập tức các dịch vụ chuyển giao vũ khí, đạn dược và trang thiết bị » đến chính quyền Naypyidaw. Nhiều nhà quan sát cho rằng ít có khả năng đòi hỏi nói trên được thỏa mãn.
Về tình hình tại chỗ, hãng tin Pháp AFP cho biết vào trưa nay 25/02/2021, tại thành phố Rangoon đã xảy ra xô xát giữa người biểu tình ủng hộ tập đoàn quân sự Miến Điện và phe chống đối quân đội đã cướp chính quyền hôm 01/02. Cảnh sát đã giải tán đám đông tránh gây ra đổ máu.
Trên một mặt trận khác, mạng xã hội Facebook cho biết đã đóng toàn bộ các tài khoản liên quan đến quân đội Miến Điện, với lý do « tập đoàn quân sự nước này sử dụng bạo lực gây chết người nhắm vào những người biểu tình vì dân chủ ».
Cùng ngày Ngân Hàng Thế Giới thông báo đình chỉ các khoản viện trợ cho Naypyidaw. Năm ngoái, Miến Điện nhận được 900 triệu đô la tín dụng từ định chế tài chính này.
Nỗ lực ngoại giao của Indonesia chưa có kết quả
Về mặt ngoại giao Indonesia bước lên tuyến đầu tìm kiếm một giải pháp tháo gỡ bế tắc cho Miến Điện từ sau cuộc đảo chính, nhưng hiện giờ những nỗ lực của Jakarta chưa đem lại kết quả mong đợi.
Thông tín viên đài RFI từ Bangkok, Carol Isoux cho biết thêm về buổi làm việc đầu tiên hôm 24/02/2021 giữa các ngoại trưởng Thái Lan, Indonesia và Miến Điện :
« Cuộc tiếp xúc đã diễn ra một cách kín đáo. Đến giờ không một thông tin nào được lộ ra bên ngoài. Vài ngày trước đây, Indonesia đã đề xuất ASEAN nên cử đại diện đến Miến Điện để bảo đảm rằng giới tướng lĩnh cầm quyền tôn trọng cam kết và sẽ cho tổ chức bầu cử trong vòng một năm.
Thế nhưng, đề nghị này đã không được các nhà đấu tranh Miến Điện tán đồng. Số này giải thích rằng người dân Miến Điện đã thể hiện nguyện vọng một rách rất rõ ràng qua cuộc tuyển cử hồi tháng 11 năm ngoái. Không có lý do gì để giới tướng lĩnh nắm giữ quyền lực trong vòng một năm. Phe dân chủ Miến Điện muốn ASEAN nên đóng một vai trò nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại giữa bên quân đội với đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ của bà Aung San Suu Kyi.
Tuy nhiên, đề xuất của ASEAN nhằm tìm ra đồng thuận và nương nhẹ bên quân đội, cho phép họ có thêm thời gian để rút lui khỏi chính quyền. Các quốc gia Đông Nam Á dường như đang thiên về giải pháp này, ũng đang được Trung Quốc, đối tác thương mại quan trọng nhất của Miến Điện, hậu thuẫn ».
Những chuyến bay đêm bí ẩn từ Trung Quốc sang Miến Điện
Từ hơn một tuần nay, mỗi đêm có ít nhất 3 chuyến bay xuất phát từ Côn Minh, Trung Quốc đến Rangoon, theo tiết lộ của trung tâm nghiên cứu chiến lược Úc ASPI hôm 23/02/2021. Kèm theo đó là câu hỏi: ai là hành khách trên những chuyến bay này và máy bay cất cánh từ Trung Quốc chở những gì đến Miến Điện ?
Về mặt chính thức, Trung Quốc và tập đoàn hàng không quốc gia Myanmar Airways đồng thanh giải thích đó là những chiếc máy bay chở hàng, đặc biệt là hải sản của Trung Quốc xuất khẩu sang Miến Điện. Có điều từ sau cuộc đảo chính hôm 01/02/2021, tập đoàn quân sự đã đóng cửa không phận, cấm tất cả các chuyến bay quốc tế đáp xuống các phi trường Miến Điện.
Vẫn nguồn tin này nêu lên hai giả thuyết: một là Trung Quốc cung cấp vũ khí cho quân đội Miến Điện và hai là hành khách trong các chuyến bay đêm bí ẩn đó gồm quân nhân Trung Quốc và các chuyên gia về tin tặc Trung Quốc gửi sang để giúp tập đoàn quân sự Miến Điện tăng cường kiểm soát thông tin và mạng internet.
Gần 140 tổ chức phi chính phủ kêu gọi LHQ cấm vận vũ khí Miến Điện (rfi.fr)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten