dinsdag 18 april 2023

Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên kể về hành trình sang Mỹ tỵ nạn

 

Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên kể về hành trình sang Mỹ tỵ nạn

  • Mỹ Hằng
  • BBC News Tiếng Việt
Gia đình cựu tù chính trị Phạm Thanh Nghiên tại sân bay hôm 14/4/2023

NGUỒN HÌNH ẢNH,PHAM THANH NGHIEN

Chụp lại hình ảnh,

Gia đình cựu tù chính trị Phạm Thanh Nghiên tại sân bay hôm 14/4/2023

'Buồn nhưng hi vọng' là hai cảm xúc đầu tiên mà nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên chia sẻ với BBC chỉ vài ngày sau khi đặt chân lên đất Mỹ.

Bà Nghiên cùng chồng và con nhỏ rời Sài Gòn sang Mỹ hôm 14/4, đúng ngày Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đặt chân tới Hà Nội.

Từ Houston, Texas, nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên chia sẻ với BBC News Tiếng Việt:

"Từ xưa đến nay người ta chỉ nói đến sầu ly hương, không ai nói đến hỷ ly hương bao giờ. Ra đi là sự lựa chọn khó khăn nhất trong cuộc đời tôi."

Con bài để trao đổi trong quan hệ Việt-Mỹ?

Trước câu hỏi có phải bà Nghiên sang Mỹ trót lọt lần này là do bà được chính quyền Việt Nam lựa chọn để 'trao đổi' quyền lợi với Mỹ dịp ông Blinken thăm Hà Nội, bà Nghiên nói:

"Thật ra tôi không biết chính xác tôi có phải là người được họ dùng để trao đổi trong câu truyện giữa Mỹ và Việt Nam lần này hay không."

Gia đình bà Phạm Thanh Nghiên cầu nguyện tại nhà thờ trước khi lên đường sang Mỹ

NGUỒN HÌNH ẢNH,PHAM THANH NGHIEN

Chụp lại hình ảnh,

Gia đình bà Phạm Thanh Nghiên cầu nguyện tại nhà thờ trước khi lên đường sang Mỹ

"Nhưng từ xưa tới nay, nhà nước cộng sản Việt Nam luôn có chiêu là dùng các công dân của mình, đặc biệt là các tù nhân lương tâm để trao đổi với Mỹ và phương Tây nhằm đạt được những lợi nhuận về kinh tế, thương mại, hoặc đạt được điều gì đó mà họ muốn.

"Không có gì cay đắng bằng việc nhân dân của một quốc gia luôn bị đem ra sử dụng như một con tin để trao đổi cho quyền lợi và mục đích của một nhóm thiểu số cầm quyền.

"Họ chọn tôi hay chọn Phạm Đoan Trang hay ai đó cho một mục đích nào đó vào một thời điểm nào đó thì chắc chắn đều nằm trong tính toán của họ."

Trước chuyến thăm của ông Blinken, giới nhân quyền quốc tế đã kêu gọi ông gây sức ép buộc chính phủ Việt Nam trả tự do cho một số nhà hoạt động nổi tiếng, trong đó có nhà báo Phạm Đoan Trang - người đang thụ án tù chín năm, và ông Nguyễn Lân Thắng - người mới bị kết án sáu năm tù giam.

Gia đình bà Phạm Thanh Nghiên tại nhà thờ ở Sài Gòn trước khi lên đường sang Mỹ

NGUỒN HÌNH ẢNH,PHAM THANH NGHIEN

Chụp lại hình ảnh,

Gia đình bà Phạm Thanh Nghiên tại nhà thờ ở Sài Gòn trước khi lên đường sang Mỹ

Tuy nhiên, thông tin công bố rộng rãi về các cuộc trao đổi giữa ông Blinken và các quan chức chính phủ hàng đầu Việt Nam không cho thấy ông đề cập tới vấn đề này.

Sau chuyến thăm, không có tù nhân lương tâm nào được trả tự do.

Chuyến đi của gia đình bà Nghiên được giấu kín cho tới khi họ an toàn trên đất Mỹ. Tránh trường hợp như hồi tháng 9/2022, gia đình luật sư Võ Văn Đôn bị công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất hoãn xuất cảnh khi đang trên đường sang Mỹ định cư.

Mặc dù đi theo bà có nhân viên IOM (Tổ chức Di cư Quốc tế) và viên chức chính trị của Tòa Lãnh sự quán Hoa Kỳ, nhưng nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất ít nhất ba lần thông báo có trục trặc về hệ thống nên bà Nghiên bị ách lại ít nhất gần ba tiếng.

"Có quá nhiều căng thẳng ở sân bay nên không có chỗ cho cảm xúc. Chỉ đến khi bước chân lên máy bay tôi mới rơi nước mắt,' bà Nghiên kể lại.

'Cái ác ở Việt Nam quá mạnh'

nghiên

NGUỒN HÌNH ẢNH,FB NGUYEN TIN

Chụp lại hình ảnh,

Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên và chồng (giữa) tại nơi từng là căn nhà bị đập bỏ tại Vườn rau Lộc Hưng năm 2019

Bà Phạm Thanh Nghiên bị kết án bốn năm tù giam và ba năm quản thúc tại gia với tội danh 'tuyên truyền chống nhà nước XHCN' năm 2010.

Chồng bà, ông Huỳnh Anh Tú, cũng là một cựu tù chính trị. Ông Tú mãn án 14 năm tù hồi năm 2013.

Trong suốt những năm sau khi ra tù, gia đình bà Nghiên đã nhiều lần phải chuyển chỗ thuê nhà cho chủ nhà bị chính quyền gây khó dễ.

Về hành trình đến Mỹ, bà Nghiên nói nếu muốn, bà đã đi từ lâu, nhất là sau khi căn nhà hai vợ chồng bà gom góp mãi mới xây được ở Vườn Rau Lộc Hưng rồi lại bị chính quyền đập bỏ năm 2019.

Về việc có tiếp tục con đường đấu tranh dân chủ khi ở Mỹ hay không, bà Nghiên cho rằng đấu tranh là cách mỗi người Việt tự đứng lên phản ứng với cái ác, xấu đang tồn tại trên đất nước này.

"Tiếc là cái ác trên đất nước này quá mạnh, nó mạnh đến độ, đủ để trấn áp mọi tiếng nói của lẽ phải và sự thật," bà nói thêm.

Con đường hội nhập trên đất Mỹ

Trong căn nhà đang ở nhờ của một người bạn ở Houston, bà Nghiên nói về những ngày sắp tới bà sẽ phải hội nhập như thế nào ở một độ tuổi không còn trẻ.

Bà dự định sẽ đi học tiếng Anh, học lái xe, tìm trường cho con gái năm tuổi, lo việc làm, và hoàn tất các thủ tục giấy tờ để định cư.

"Tôi đến Mỹ với tất cả sự bỡ ngỡ ở một tuổi rất khó hội nhập. Nhưng không còn cách nào khác là phải gồng mình lên cố gắng, chừng nào mình còn sống."

Bên cạnh đó, bà Nghiên cho biết bà vẫn duy trì công việc viết báo như vẫn làm hồi ở Việt Nam, đồng thời gia tăng việc cộng tác với một vài cơ quan nhân quyền quốc tế để hỗ trợ họ về mảng đàn áp nhân quyền, đặc biệt là về tù nhân lương tâm.

Bà nói những ngày mới trên đất Mỹ vẫn khiến bà Nghiên chạnh lòng nhớ đến quê nhà, người thân, anh em cùng tranh đấu - những người mà bà nói - có lẽ chẳng bao giờ còn có cơ hội gặp lại.

"Hôm nay trên đất Mỹ, tôi nhớ về những biến cố cuộc đời mình đã trải qua, tôi nhớ nhà, những người đồng chí hướng, những người đang ở tù và sắp vào tù. Tôi nghĩ đến cuộc ra đi của tôi. Tôi nghĩ đến cuộc ra đi của tất cả những người mang tên Việt Nam.

"Hành trang tôi mang đi có nhiều nỗi buồn, đó là đất nước Việt Nam khổ đau, tàn tạ, nơi những người anh em của tôi lần lượt vào tù và sẽ còn nhiều người nữa bị bắt.

"Hành trang của tôi cũng là sự yêu thương, hướng về, mong rằng ngoài việc tôi có thể lo cho gia đình riêng, tôi muốn vẫn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào sự đổi thay của đất nước.

Nói về tương lai của phong trào dân chủ Việt Nam, bà Nghiên nói rằng nó 'nằm ngoài khả năng phán đoán' của bà, nhưng dù có nhiều người bị giam cầm, bà cho rằng tới nay phong trào đã có những hiệu quả nhất định."

Chụp lại video,

Covid-19: Bị triệu tập từ Sài Gòn ra Hà Nội sau chỉ trích cách chống dịch của chính quyền

"Cần phải thấy được phản ứng của xã hội trước một vấn đề, hoặc một chính sách sai lầm của nhà nước. Mặc dù nhà nước không công nhận đó là sức ép từ phía đối kháng nhưng họ vẫn phải có sự điều chỉnh. Đó là sự hiệu quả.

"Ngoài ra, thời tôi đi tù không mấy ai biết. Nay thì ai cũng biết. Và sự đàn áp của nhà nước đối với phong trào phản biện là dấu hiệu của sự có hiệu quả của cuộc vận động cho dân quyền, nhân chủ.

"Nhìn danh sách tù nhân lương tâm ngày càng dài ra thì có thể ta thấy buồn, nhưng nhìn vào mặt tích cực thì thấy như vậy là ngày càng có nhiều người lên tiếng hơn. Đấy chính là niềm hi vọng cho đất nước này."

Bà Phạm Thanh Nghiên là trường hợp cựu tù chính trị mới nhất đi tỵ nạn ở nước ngoài. Trước bà có luật sư Nguyễn Văn Đài, Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) tỵ nạn tại Đức, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tỵ nạn tại Mỹ, v...

Hiện vẫn còn hơn 160 tù nhân chính trị đang bị giam cầm trong các nhà tù tại Việt Nam.

Tin liên quan

  • https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-65262693?at_link_id=E442E290-DDCF-11ED-8C65-90EF7E934D9D&at_bbc_team=editorial&at_medium=social&at_campaign=Social_Flow&at_link_type=web_link&at_campaign_type=owned&at_format=link&at_ptr_name=facebook_page&at_link_origin=BBC_news_Vietnamese&fbclid=IwAR1Fp5dfmd13JgmfeKjrnlUgBEcMfc8LI0TdD8DQnY8zBTf8ECvmn0lkUb8
  • Phạm Thanh Nghiên: Từ nhà hoạt động thành 'dân oan'

    nghiên

    NGUỒN HÌNH ẢNH,FB NGUYEN TIN

    Chụp lại hình ảnh,

    Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên và chồng (giữa) tại nơi từng là căn nhà mới xây của vợ chồng bà ở Vườn rau Lộc Hưng

    Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên nói với BBC rằng bà "không biết dẫn con gái đi về đâu khi Tết sắp đến" trong lúc căn nhà mới xây của vợ chồng bà vừa bị giật sập tại Vườn rau Lộc Hưng.

    Nhưng bà nói thêm: "Tôi là người Công giáo nên có niềm tin rằng có thể Chúa thấy những tai ương giáng xuống cuộc đời tôi chưa đủ nên muốn thử thách tôi thêm, lần này và có thể những lần sau nữa."

    Blogger, nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên, tác giả của cuốn Những Mảnh Đời Sau Song Sắt, từng chịu 4 năm tù, 3 năm quản chế về tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước", theo Điều 88 Bộ luật Hình sự trong một phiên tòa hồi năm 2010.

    Chồng bà, cựu tù chính trị Huỳnh Anh Tú mãn án 14 năm tù hồi năm 2013.

    Sau khi kết hôn, cuối năm 2015, vợ chồng bà dọn vào Sài Gòn và sống tại Vườn rau Lộc Hưng.

    Sau một thời gian ở trọ tại nơi này, vợ chồng bà quyết định dành tiền tích cóp và vay mượn thêm mua một mảnh đất 42m2 để xây nhà.

    Căn nhà vừa xây xong sau Giáng sinh 2018. Vợ chồng bà kịp ngủ lại một đêm trước khi căn nhà nằm trong số những nhà cuối cùng ở Vườn rau Lộc Hưng bị giật sập hôm 8/1.

    nghiên

    NGUỒN HÌNH ẢNH,FB TRAN BANG

    Chụp lại hình ảnh,

    Căn nhà của bà Phạm Thanh Nghiên trước và sau khi bị phá dỡ

    'Mảnh đất của lòng tốt'

    Hôm 9/1, bà Phạm Thanh Nghiên nói với BBC: "Khi mua đất cất nhà ở đây, vợ chồng tôi đã dự liệu được sớm muộn Vườn rau Lộc Hưng cũng bị chính quyền cho phá dỡ, dù theo như tôi hiểu, đây là đất có quyền sử dụng hợp pháp của người dân từ năm 1954."

    "Nhưng tôi nghĩ rằng chuyên đó ít ra cũng phải hai, ba năm nữa mới xảy đến, và trong thời gian đó, đứa con gái mới 13 tháng tuổi của chúng tôi ít nhất sẽ có nhà mới đón Tết, rồi có dịp đi xe đạp trong sân nhà."

    "Còn bây giờ, căn nhà đã bị giật sập. Tôi không biết dẫn con gái đi về đâu khi Tết sắp đến, trong lúc nó bị bệnh hen suyễn và mấy đêm nay đã phải đi ngủ nhờ nhà người quen."

    "Chúng tôi chọn dựng nhà ở Vườn rau Lộc Hưng vì đây là mảnh đất của lòng tốt."

    "Là người có hoạt động đấu tranh đến nay là năm thứ 13 và nhiều lần bị sách nhiễu khi còn ở miền Bắc, tôi cảm nhận được sự ấm áp, bình an, được che chở khi dọn vào Sài Gòn, sống cùng những người dân Lộc Hưng, phần đông trong số họ là người Bắc 1954 và theo đạo Công giáo."

    "Có thể nói, Vườn rau Lộc Hưng là một phần ký ức đẹp của những người từng sống ở đây."

    "Mọi người dù làm nghề trồng rau hay cho thuê nhà trọ, lao động chân tay nhưng đều có niềm tin Tôn giáo, sống đùm bọc nhau."

    "Khi nhìn những gương mặt thất thần sau biến cố hôm 8/1 và những ngày cưỡng chế trước đó, bỗng dưng tôi liên tưởng được nỗi đau của người dân miền Nam hôm 30/4/1975."

    "Dù việc mất nhà là cú sốc quá nặng đối với vợ chồng tôi, tôi vẫn hy vọng những gì mình đã phải chịu đựng là chịu thay cho con gái mình về sau."

    "Tôi là người Công giáo nên có niềm tin rằng có thể Chúa thấy những tai ương giáng xuống cuộc đời tôi chưa đủ nên muốn thử thách tôi thêm, lần này và có thể những lần sau nữa."

    nghiên

    NGUỒN HÌNH ẢNH,PETER LAM BUI

    Chụp lại hình ảnh,

    Bà Phạm Thanh Nghiên nói trường hợp của vợ chồng bà là "từ cựu tù lương tâm trở lại làm dân oan"

    Từ nhà hoạt động thành 'dân oan'

    Trong cuộc trò chuyện với BBC, bà Phạm Thanh Nghiên cũng cho biết thêm: "Lâu nay người ta chỉ thấy những người thoạt đầu là dân oan mất đất, đi khiếu kiện, đấu tranh rồi bị cầm tù, như trường hợp của bà Cấn Thị Thêu, Bùi Thị Minh Hằng."

    "Còn trường hợp của vợ chồng tôi bây giờ sao "ngược" quá: từ cựu tù lương tâm trở lại làm dân oan."

    "Căn nhà đó với chúng tôi là tài sản quá lớn, vì đã phải tích cóp cả chục năm rồi phải mượn nợ."

    "Nhất là trong bối cảnh một nhà hoạt động ở Việt Nam luôn gặp thử thách về chuyện mưu sinh do bị làm khó dễ."

    "Bản thân tôi dù rất cố gắng, muốn sống cuộc sống bình thường như bao phụ nữ khác cũng khó, thậm chí dù làm việc chân tay cũng bị ngăn cản."

    "Do vậy, tôi quyết định dành toàn thời gian cho việc tranh đấu, viết blog, viết sách."

    nghiên

    NGUỒN HÌNH ẢNH,FB PHAM THANH NGHIEN

    Chụp lại hình ảnh,

    Bà Phạm Thanh Nghiên từng mong đứa con gái mới 13 tháng tuổi "ít nhất sẽ có nhà mới đón Tết"

    "Thật ra, trong những năm đầu khi mới bước vào con đường hoạt động, có lúc tôi cũng nghĩ, hay là mình chọn cuộc sống bớt nghĩ về nhân quyền, chính trị thì sẽ yên ổn hơn."

    "Nhưng rồi sau đó, tìm hiểu những người chung quanh, tôi nhận ra trong xã hội này, bất cứ người dân nào muốn yên thân cũng khó."

    "Rồi sẽ đến lúc họ nhận ra những việc xảy đến với họ đều có yếu tố chính trị."

    "Trong giờ phút này, có thể nói mong muốn lớn nhất của tôi là con gái mình được lớn lên trong một môi trường có tự do, quyền con người được đảm bảo và phẩm giá của nó được tôn trọng."

    "Và cũng trong tai ương mất nhà, tôi càng thương chồng tôi hơn bao giờ hết. Anh ấy đã trải qua phần lớn cuộc đời sống lưu vong ở Campuchia, Thái Lan, tù đày ở Việt Nam và bây giờ sống lưu vong trên chính quê hương mình, không nhà cửa và giấy tờ tùy thân..."

    Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten