woensdag 29 juni 2022

Thụy Điển, Phần Lan sắp được kết nạp NATO giữa lúc liên minh tập trung vào Nga, Trung Quốc

 

Thụy Điển, Phần Lan sắp được kết nạp NATO giữa lúc liên minh tập trung vào Nga, Trung Quốc

29/06/2022
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói chuyện với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bên cạnh Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu trong cuộc họp bàn tròn tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha, vào ngày 29/6/2022.

Thụy Điển và Phần Lan hôm 29/6 dường như sẽ nhanh chóng trở thành thành viên NATO sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bỏ quyền phủ không cho hai nước này gia nhập, tại một hội nghị thượng đỉnh mà liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu dự kiến sẽ áp dụng một chiến lược sâu rộng tập trung vào Nga và Trung Quốc trong thập niên tới.

Sau cuộc hội đàm tại Madrid, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm 28/6 đã đồng ý với những người đồng cấp Phần Lan và Thụy Điển một loạt biện pháp an ninh để cho phép hai nước Bắc Âu tiến triển trong nỗ lực gia nhập NATO.

“Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định tại hội nghị thượng đỉnh để mời Thụy Điển và Phần Lan làm thành viên của liên minh”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói về hai quốc gia đã từ bỏ chủ trương trung lập trong nhiều thập niên qua để nộp đơn xin gia nhập liên minh vào giữa tháng Năm.

Thỏa thuận, được truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ ca ngợi là một chiến thắng của Tổng thống Erdogan, đã loại bỏ rào cản lớn đối với hai quốc gia Bắc Âu. Đơn xin gia nhập của họ giờ phải chờ được quốc hội của các quốc gia thành viên chuẩn thuận, một quá trình có thể sẽ mất một thời gian.

Cuộc xâm lược Ukraine ngày 24/2 của Nga đã tạo động lực mới cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), vốn được thành lập năm 1949 để phòng vệ trước mối đe dọa từ Liên Xô, sau những thất bại ở Afghanistan và bất hòa nội bộ dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hội nghị thượng đỉnh NATO, bắt đầu vào tối 28/6 bằng yến tiệc tại cung điện hoàng gia Tây Ban Nha, còn chào đón các nhà lãnh đạo của các nước ngoài NATO là Australia, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc.

NATO đang tìm cách tăng cường quan hệ chặt chẽ hơn với các quốc gia này để chống lại Trung Quốc và Nga, hai nước hồi đầu tháng 2 đã ra tuyên bố chung bác bỏ sự mở rộng của NATO ở châu Âu và thách thức trật tự quốc tế do phương Tây dẫn đầu.

Các đồng minh dự kiến sẽ nhất trí với nhau về khái niệm chiến lược mới đầu tiên của NATO trong cả thập niên, theo một tài liệu về chiến lược chính của khối.

Nga sẽ bị coi là “mối đe dọa chính” của NATO trong khái niệm chiến lược, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nói trong bài phát biểu.

Nga trước đây được coi là đối tác chiến lược của NATO.

Tài liệu cũng lần đầu tiên đề cập đến Trung Quốc là một thách thức, tạo tiền đề cho 30 đồng minh lên kế hoạch đối phó với việc Bắc Kinh chuyển đổi từ một đối tác thương mại lành tính thành một đối thủ cạnh tranh đang phát triển nhanh chóng từ Bắc Cực cho đến không gian mạng.

Không như Nga, quốc gia gây ra cuộc chiến ở Ukraine làm dấy lên lo ngại nghiêm trọng về một cuộc tấn công vào lãnh thổ NATO, Trung Quốc không phải là một đối thủ, theo lời các lãnh đạo NATO. Ông Stoltenberg đã nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh lên án cuộc xâm lược Ukraine của Nga, mà Moscow nói là một “chiến dịch đặc biệt”.

Tại hội nghị thượng đỉnh, NATO dự kiến sẽ đồng ý về một gói hỗ trợ dài hạn hơn cho Ukraine, bên cạnh hàng tỷ đô la đã cam kết trong việc hỗ trợ vũ khí và tài chính.

Liên minh phương Tây cũng đồng ý rằng các đồng minh lớn như Hoa Kỳ, Đức, Anh và Canada sẽ bố trí quân lực, vũ khí và trang thiết bị tại vùng Baltics và tăng cường các cuộc tập trận.

NATO cũng đang đặt mục tiêu sẽ có đến 300.000 binh sĩ sẵn sàng chiến đấu trong trường hợp xảy ra xung đột, một phần của lực lượng phản ứng NATO mở rộng.

Các nhà lãnh đạo phương Tây nói Nga đang gặt hái những điều trái ngược với những gì ông Putin tìm kiếm khi xua quân đánh Ukraine, một phần trong đó là chống lại sự mở rộng của NATO.


Thụy Điển, Phần Lan sắp được kết nạp NATO giữa lúc liên minh tập trung vào Nga, Trung Quốc (voatiengviet.com)


TT Thổ Nhĩ Kỳ gặp các nhà lãnh đạo Thụy Điển, Phần Lan trước Hội nghị thượng đỉnh NATO

27/06/2022
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan sẽ tham dự một vòng đàm phán với các nhà lãnh đạo của Thụy Điển và Phần Lan, cũng như NATO vào ngày 28/6 trước hội nghị thượng đỉnh ở Madrid, phát ngôn viên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin cho biết hôm 26/6, theo VOA News.

Phần Lan và Thụy Điển vừa đệ đơn xin gia nhập NATO để đáp trả cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Tuy nhiên, việc nộp đơn này đã vấp phải sự phản đối từ Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã tức giận bởi những gì họ nói là sự ủng hộ của Helsinki và Stockholm đối với các chiến binh người Kurd và các lệnh cấm vận vũ khí đối với Ankara.

Phát biểu với đài truyền hình Haberturk, ông Kalin cho biết ông và Thứ trưởng Ngoại giao Sedat Onal cũng sẽ tham dự vòng đàm phán với các phái đoàn Thụy Điển và Phần Lan tại Brussels vào ngày 27/6.

Ông nói: “Sẽ có một hội nghị thượng đỉnh bốn bên ở cấp lãnh đạo ở Madrid theo yêu cầu của tổng thư ký NATO với sự tham dự của tổng thống của chúng tôi”.

Ông Kalin cho biết việc ông Erdogan tham dự các cuộc đàm phán với Thụy Điển, Phần Lan và NATO vào ngày 28/6 “không có nghĩa là chúng tôi sẽ lùi một bước so với lập trường của mình”.

Ông cũng nói về cuộc đàm phán sắp tới: “Chúng tôi đã đưa các cuộc đàm phán này đến một thời điểm nhất định. Không thể để chúng tôi lùi một bước”.

Ông Kalin cho biết Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Bắc Âu đã nhất trí về các vấn đề này và sẽ có vị thế tốt hơn tại Madrid - nếu như họ có thể đồng ý trong các cuộc đàm phán ngày 27/6.


TT Thổ Nhĩ Kỳ gặp các nhà lãnh đạo Thụy Điển, Phần Lan trước Hội nghị thượng đỉnh NATO (voatiengviet.com)

    Tin thế giới mới nhất

    Thổ Nhĩ Kỳ ‘vui vẻ hoan nghênh’ Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO

    Lính Canada tham gia tập trận NATO tại Latvia

    NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

    Chụp lại hình ảnh,

    Lính Canada tham gia tập trận NATO tại Latvia

    Thổ Nhĩ Kỳ đã rút quyền phủ quyết trong NATO, cho phép Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự hôm 28/6.

    Ba quốc gia nói họ đã nhất trí bảo vệ an ninh của nhau, kết thúc tranh cãi.

    Yêu cầu chính của Thổ Nhĩ Kỳ là yêu cầu các nước Bắc Âu ngừng hỗ trợ các nhóm chiến binh người Kurd và dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ.

    Tin mới nhất nói Thụy Điển hứa sẽ tăng cường hợp tác đối với các yêu cầu dẫn độ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với các chiến binh bị nghi ngờ và sửa đổi luật của Thụy Điển và Phần Lan.

    Thụy Điển và Phần Lan cũng sẽ dỡ bỏ các hạn chế bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ.

    Bước đột phá diễn ra sau 4 giờ hội đàm ngay trước khi hội nghị thượng đỉnh NATO bắt đầu ở Madrid.

    Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một liên minh quân sự ra đời năm 1949.

    "Các ngoại trưởng của chúng tôi đã ký một bản ghi nhớ ba bên xác nhận rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của NATO", Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto cho hay.

    Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã xác nhận thỏa thuận trong các tuyên bố riêng biệt.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson đã viết trên Twitter: "Tin tuyệt vời khi chúng ta bắt đầu hội nghị thượng đỉnh NATO. Việc Thụy Điển và Phần Lan trở thành thành viên sẽ giúp liên minh tuyệt vời của chúng ta mạnh mẽ hơn và an toàn hơn."

    Hội nghị quan trọng

    Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại Madrid trong tuần này, vào một thời điểm quan trọng trong lịch sử 73 năm của liên minh.

    Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine được miêu tả là cú sốc chiến lược lớn nhất đối với phương Tây kể từ sau vụ tấn công 11/9/2001.

    Nato là liên minh quân sự duy nhất có khả năng bảo vệ châu Âu khỏi sự xâm lược của Nga, nhưng họ có chiến lược gì không?

    Cách đây chưa đầy ba năm, Tổng thống Pháp Macron tuyên bố rằng NATO là "kẻ chết não".

    Tuy nhiên, kể từ thời điểm xe tăng Nga lăn bánh qua biên giới để tiến vào Ukraine, phản ứng của phương Tây là rất đáng chú ý vì sự thống nhất, tốc độ và sự mạnh mẽ. Tổ chức này đã được hồi sinh với mục đích mới - củng cố biên giới và cung cấp vũ khí.

    Trước thềm hội nghị thượng đỉnh ở Madrid, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg công bố điều mà ông gọi là "sự thay đổi cơ bản trong khả năng răn đe và phòng thủ của liên minh", tăng cường phòng thủ ở biên giới phía đông và nâng lực lượng phản ứng nhanh lên hơn 300.000 quân.

    Liên minh đối mặt với một số thách thức, từ chiến tranh hỗn hợp đến sự mất ổn định ở vùng Balkan, cho đến các cuộc tấn công mạng, quân sự hóa không gian và chuyện cần phải làm gì trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

    Ông Stoltenberg cho biết lần đầu tiên, hội nghị thượng đỉnh NATO lần này sẽ giải quyết những gì mà liên minh gọi là "những thách thức mà Bắc Kinh đặt ra đối với an ninh, lợi ích và giá trị của chúng ta".

    Dưới đây là một số vấn đề cấp bách nhất có thể sẽ được thảo luận trong tuần này.

    1. Tránh leo thang trong chiến tranh Ukraine

    NATO đang phải đối diện với việc duy trì hành động giữ cân bằng.

    Liên minh quân sự hùng mạnh nhất thế giới, gồm 30 quốc gia thành viên, trong đó có ba quốc gia có vũ khí hạt nhân là Mỹ, Anh và Pháp không muốn có chiến tranh với Nga.

    Tổng thống Putin đã nhiều lần nhắc nhở phương Tây rằng ông có một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ và thậm chí một cuộc đụng độ xuyên biên giới cấp thấp cũng có thể nhanh chóng leo thang, vượt khỏi tầm kiểm soát.

    Vì vậy, thách thức lớn nhất trong bốn tháng qua là làm thế nào để giúp Ukraine tự vệ trước cuộc xâm lược vô cớ này mà bản thân liên minh không bị cuốn vào cuộc giao tranh.

    Ukrainian soldiers fire a shell from a M777 Howitzer in Donetsk Region,

    NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

    Chụp lại hình ảnh,

    Các thành viên NATO đã gửi pháo hạng nặng tới Ukraine

    Những kiềm chế ban đầu của phương Tây về việc không gây khó chịu cho Moscow qua cách gửi vũ khí hạng nặng tới Kyiv đã bị gạt sang một bên, khi các chi tiết khủng khiếp về tội ác chiến tranh và hành động tàn ác của Nga xuất hiện, và những chi tiết đó được củng cố bởi dữ liệu vệ tinh.

    Hội nghị thượng đỉnh Madrid sẽ cần phải xác định mức độ giúp đỡ quân sự mà các nước NATO có thể cung cấp và trong thời gian bao lâu nữa.

    Hiện tại, Moscow đang giành chiến thắng ở Donbas, khu vực có phần lớn dân nói tiếng Nga ở miền đông Ukraine, mặc dù phải trả giá rất lớn về nhân mạng và vật chất.

    Nga sẽ cố gắng duy trì những lợi ích lãnh thổ này, có thể là sáp nhập chúng giống như cách đã làm với Crimea vào năm 2014.

    Trong trường hợp không có hiệp ước hòa bình, NATO sẽ phải đối mặt với một tình thế khó xử mới sau này.

    Liệu NATO có tiếp tục vũ trang cho người Ukraine khi họ cố gắng giành lại vùng đất mà Moscow hiện coi là một phần hợp pháp của Liên bang Nga? Điện Kremlin đã ra chỉ dấu rằng việc vũ khí phương Tây tấn công vào đất Nga là vượt qua làn ranh đỏ, do đó, nguy cơ leo thang sẽ tăng lên đáng kể.

    2. Duy trì sự đoàn kết đối với Ukraine

    Sáu vòng trừng phạt của EU đang gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga, và Đức đã hủy bỏ đường ống dẫn dầu Nord Stream 2 trị giá nhiều tỷ, lẽ ra sẽ đưa khí đốt của Nga tới miền bắc nước Đức.

    Nhưng có những chia rẽ trong liên minh phương Tây về việc có thể trừng phạt Nga nhiều tới mức nào, và các nền kinh tế phương Tây có thể chịu đựng được tới mức nào.

    Những vấn đề này nhiều khả năng sẽ được bàn tới ở Madrid.

    3. Bảo vệ vùng Baltic

    German troops of Nato's Enhanced Forward Presence battlegroup in Lithuania

    NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

    Chụp lại hình ảnh,

    Đức đứng đầu lực lượng NATO hiện diện tại Lithuania

    Khu vực này có tiềm năng trở thành điểm nóng chính giữa NATO và Nga. Trong tháng này, Nga đã đe dọa "các biện pháp đối phó thực tiễn" sau khi Lithuania chặn một số hàng hóa bị EU trừng phạt đi qua lãnh thổ của mình để đến Kaliningrad, vùng đất của Nga ở Baltic.

    Thủ tướng Estonia, Kaja Kallas, chỉ trích NATO là đã không chuẩn bị tốt để đối phó với một cuộc xâm lược xuyên biên giới của Nga.

    Chiến lược hiện tại dự kiến ​​chỉ tính đến khả năng cố gắng chiếm lại lãnh thổ Estonia sau khi bị Nga xâm lược.

    "Họ có thể xóa sổ chúng tôi khỏi bản đồ," bà nói.

    Chụp lại video,

    Quốc gia nào lo ngại sẽ là mục tiêu tiếp theo của Nga sau Ukraine?

    4. Tăng gấp mức chi tiêu quốc phòng

    Hiện tại, các thành viên NATO có nghĩa vụ chi 2% GDP hàng năm cho quốc phòng, nhưng không phải tất cả đều làm như vậy.

    Số liệu gần đây của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy trong khi Hoa Kỳ chi 3,5% cho quốc phòng và Anh 2,2%, thì Đức chỉ chi 1,3% còn Ý, Canada, Tây Ban Nha và Hà Lan đều chưa đạt mục tiêu 2%. Nga chi 4,1% GDP cho quốc phòng.

    Khi Donald Trump còn là Tổng thống Hoa Kỳ, ông đã ra lời đe dọa nổi tiếng là sẽ đưa Mỹ ra khỏi liên minh nếu các quốc gia thành viên khác không tăng mức chi phí của họ lên.

    Điều này đã có một số ảnh hưởng, nhưng cuộc xâm lược Ukraine còn có tác động nhiều hơn thế.

    Chỉ ba ngày sau khi cuộc chiến nổ ra, Đức tuyên bố sẽ phân bổ thêm 100 tỷ euro cho quốc phòng và cuối cùng nâng hạn ngạch lên trên 2%.

    Tuần này, người đứng đầu NATO thông báo rằng chín trong số 30 quốc gia thành viên đã đạt hoặc vượt mục tiêu 2%, và 19 quốc gia khác có kế hoạch rõ ràng để đạt mục tiêu vào năm 2024.

    Con số 2%, Jens Stoltenberg nói, "nên là mức sàn, không phải mức trần".

    Các nhà phân tích và chỉ huy quân sự phương Tây nhất trí kêu gọi tăng gấp chi tiêu quốc phòng nếu muốn ngăn chặn sự hung hăng của Nga.

    Nhưng các đợt cắt giảm quốc phòng liên tiếp trong những thập kỷ gần đây đã đặt ra câu hỏi về việc liệu NATO có còn đủ lực lượng để ngăn chặn sự xâm nhập của Nga trong tương lai hay không.

    Lính Anh tham gia đợt tập trận của NATO

    NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

    Chụp lại hình ảnh,

    Lính Anh tham gia đợt tập trận của NATO

    Đáng lo ngại hơn, cả Nga và Trung Quốc đều đi trước phương Tây trong việc phát triển tên lửa siêu thanh có thể bay tới mục tiêu với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh và di chuyển theo đường đi không thể đoán trước.

    Tất cả những điều này xảy ra vào thời điểm giá thực phẩm và nhiên liệu tăng mạnh trên toàn cầu, ngay sau đại dịch, khiến ngân khoản đã trở nên rất eo hẹp.

    Việc phân bổ nhiều tiền hơn cho quốc phòng có thể không làm người dân hài lòng, khi mà trong nước còn quá nhiều yêu cầu cấp bách khác cần chính phủ chi tiêu.

    Tuy nhiên, các lãnh đạo quân đội cảnh báo rằng nếu NATO không củng cố an ninh của mình ngay bây giờ, thì cái giá phải trả cho những hành động xâm lược hơn nữa của Nga trong tương lai sẽ vô cùng lớn.


    Thổ Nhĩ Kỳ ‘vui vẻ hoan nghênh’ Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO - BBC News Tiếng Việt


    Geen opmerkingen:

    Een reactie posten