woensdag 29 juni 2022

Sinh tồn ở môi trường cao nhất, khắc nghiệt nhất

 

Sinh tồn ở môi trường cao nhất, khắc nghiệt nhất

  • Julie Andrews
  • BBC Earth
BBC NHU 2016

NGUỒN HÌNH ẢNH,BBC NHU 2016

Núi cao thực sự là môi trường sống khắc nghiệt.

Những sinh vật sống ở đây đối mặt với tất cả các dạng thách thức sinh tồn, bao gồm cái lạnh, cái đói và sự đơn độc.

Một số môi trường khắc nghiệt nhất mà động vật sinh sống là trên các dãy núi trên thế giới, từ Himalaya cho đến Rocky Mountain và các dãy núi khác.

'Ma núi' - báo tuyết

BBC NHU 2016

NGUỒN HÌNH ẢNH,BBC NHU 2016

Chụp lại hình ảnh,

Báo tuyết được mệnh danh là 'Ma Núi'

Với địa hình hiểm trở, sườn núi dốc và thời tiết bất lợi, cuộc sống phía trên đường giới hạn cây không dành cho những người yếu tim.

Nếu bạn đi leo lên bất kỳ ngọn núi cao nào, bạn sẽ thấy có một điểm mà từ đó trở lên cây cối đơn giản không thể mọc được. Đó chính là đường giới hạn cây.

Phía trên đường ma thuật này không khí trở nên quá lạnh, gió quá lớn và điều kiện quá khắc nghiệt khiến cây cối không thể sinh tồn.

Môi trường sống cằn cỗi này có thể không sản sinh nhiều sinh vật như đồng cỏ hoặc rừng rậm, nhưng nó có sự hiện diện của nhiều sự sống đa dạng đáng kể, và nhiều sinh vật được tìm thấy ở độ cao này thì không hề có ở nơi bất cứ nơi nào khác trên hành tinh.

Trên những đỉnh núi này có một loài động vật khó thấy nhất và bí ẩn nhất - báo tuyết (tên khoa học là Panthera uncia).

Được biết đến với biệt danh 'Ma Núi', báo tuyết hiếm khi được nhìn thấy.

Có lẽ là nay chỉ có chưa đến 3.500 cá thể báo tuyết còn tồn tại, và dãy Himalaya là một trong số rất ít nơi mà loài động vật có vú bí ẩn này có thể được nhìn thấy.

Loài động vật đơn độc này thích nghi hoàn hảo với cuộc sống phía trên đường giới hạn cây.

Cơ thể đồ sộ của nó có bộ lông dày để giảm thiểu mất nhiệt và bàn chân rộng phủ lông làm tăng tối đa độ bám trên bề mặt dốc và khi bước đi trong tuyết.

Chiếc đuôi dài, dày và linh hoạt giúp giữ thăng bằng, và thậm chí tăng gấp đôi kích thước để làm tấm chăn tiện dụng che mặt khi ngủ.

Các dãy núi cao là nơi săn mồi lý tưởng cho loài động vật lực lưỡng này, vì cơ thể nhanh nhẹn của chúng có thể tăng sức mạnh khi chạy trên núi và tấn công từ trên cao.

Với khả năng phóng xa tới 14 mét, con mồi không biết đường mà tránh cuộc tấn công sắp xảy ra của báo tuyết.

Mặc dù sống đơn độc, báo tuyết giao tiếp với nhau bằng cách dùng mùi đánh dấu các điểm cụ thể trong lãnh thổ chúng.

Điều này cho phép chúng nắm được hành tung của đồng loại gần đó và xác định đối tượng giao phối tiềm năng.

Mỗi năm một lần, báo đực sẽ chọn bạn tình và ở lại với báo cái trong vài ngày trước khi biến mất để về lại lãnh thổ của nó và những cá thể gần nó.

Báo mẹ sẽ ở lại với đàn báo con trong tối đa là một năm, và rồi bọn báo con bắt đầu hành trình cuộc sống của riêng chúng.

Thỏ pika Himalaya

BBC NHU 2016

NGUỒN HÌNH ẢNH,BBC NHU 2016

Chụp lại hình ảnh,

Thỏ tai to pika sống ở dãy Himalaya thuộc số ít các động vật hữu nhũ sống ở độ cao cao nhất thế giới

Cuộc sống trên núi không chỉ khó khăn cho các loài có vú lớn.

Những loài nhỏ hơn cũng có cuộc vật lộn của riêng chúng.

Thỏ pika (Ochotona) là thành viên nhỏ nhất trong họ nhà thỏ.

Tiếng huýt gió chói tai của chúng có thể được nghe thấy trên các vùng núi ở Bắc Mỹ và Châu Á, nhưng chúng hiếm khi được nhìn thấy.

Những sinh vật đáng yêu này có cơ thể mũm mĩm đặc trưng, tai nhô ra và không có chiếc đuôi rõ ràng.

Chớ bị đánh lừa - trông thì đáng yêu nhưng chúng nằm trong số những sinh vật 'ngầu' nhất trên vùng núi cao.

Sống ở vùng nhiệt độ hiếm khi cao hơn mức đóng băng, thỏ pika sinh sôi ở địa hình núi cao trơ trọi phía trên đường giới hạn cây.

Thỏ pika tai to trên dãy Himalaya là một trong những loài hữu nhũ sống ở độ cao cao nhất - được tìm thấy ở nơi cao hơn 6000 mét.

Cơ thể thỏ pika dễ bị nóng quá mức cho nên vào mùa hè chúng di cư đến những điểm cao nhất trong phạm vi sinh sống của chúng - những khu vực đá sỏi độc hại, lạnh lẽo vào mùa hè, nơi nhiều động vật hữu nhũ không sống nổi.

Thỏ pika là loài có tổ chức. Vào mùa hè, chúng bận rộn lo trữ hoa cỏ dại.

Chúng phơi khô hoa cỏ thu lượm được trong ánh nắng mặt trời trước khi bỏ vào kho dự trữ trong hang, chuẩn bị sẵn sàng cho lúc giao mùa.

Dê núi Rocky Mountain

BBC NHU 2016

NGUỒN HÌNH ẢNH,BBC NHU 2016

Chụp lại hình ảnh,

Dê núi Rocky Mountain sống trên những vách đá hiểm trở, nơi những loài thú ăn thịt khác khó tới được

Đáng bất ngờ là mùa đông đối với thỏ pika không phải là để ngủ đông; chúng được trang bị bộ lông dày không ngờ, và thậm chí cả lông trên lòng bàn chân, thỏ pika có thể giữ cơ thể đủ ấm để đào hang qua tuyết và đi qua mạng lưới các đường hầm để đến kho thức ăn của chúng và kiểm tra điều kiện thời tiết ở trên.

Nhưng còn đàn dê đơn độc thì sao?

Dê núi Rocky Mountain (Oreamnos americanus) là một trong nhiều loài dê.

Chúng sống thành đàn nhỏ một cách biệt lập cô độc phía trên đường giới hạn cây. Những con dê hoang dã này là loài bản địa Bắc Mỹ và làm ổ trên những vách đá vốn nguy hiểm cho các loài ăn thịt, leo dốc đá dựng đứng với độ dốc hơn 60°.

Móng guốc của chúng tương đối lớn, với mặt đế mềm giống như cao su để giúp chúng giữ thăng bằng, và chúng có những chiếc móng trên sắc nhọn ở phía sau bàn chân để giữ chúng khỏi bị trượt ngã.

Chúng có cơ chân mạnh để đẩy chúng lên những sườn núi dốc và được biết là có thể nhảy hơn 3 mét giữa những tảng đá dựng đứng.

Những con vật cực kỳ nhanh nhẹn này sinh hoạt ở địa hình đồi núi dốc, nơi mà các loài khác phải hết sức khó khăn mới tới được.

Chúng dễ dàng di chuyển lên xuống các vách đá gần như thẳng đứng và trong môi trường thù nghịch này, khả năng này có vai trò lớn để giúp chúng tránh thú săn mồi.

Sống trên cao nghe có vẻ như chuyện trong phim, nhưng đối với những sinh vật này và nhiều loài khác nữa, cuộc sống ở trên đường giới hạn cây là để sinh tồn, không chỉ của những cá thể phù hợp nhất mà còn những cá thể thông minh nhất.

Những động vật đủ khôn ngoan để sinh sống chót vót trên đỉnh núi cũng đủ khôn ngoan để điều chỉnh lối sống của chúng cho phù hợp với đường giới hạn cây vốn luôn thay đổi.

Tin liên quan

Những loài vật chịu được độ lạnh lẽo khủng khiếp nhất hành tinh

  • Dale Shaw
  • BBC Earth
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Loài động vật nào có thể sống sót trong điều kiện nhiệt độ thấp nhất?

Chúng ta đang nói tới những động vật sống ở xứ hàn đới vĩ đại nhất trên hành tinh.

Đúng vậy, những loài ở xứ lạnh, hay nói cách khác, là những sinh vật có thể thích nghi và phát triển trong thời tiết lạnh (từ chionophile trong tiếng Anh có nghĩa là "những kẻ mê tuyết").

Nhưng loài nào có thể phát triển trong điều kiện nhiệt độ thấp nhất? Sau đây là một trong số những loài hay ho nhất trên Trái Đất làm được vậy…

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Chim cánh cụt hoàng đế sống sót nhờ khả năng hoạt động tập hợp sức mạnh tập thể - chúng ôm nhau để giữ ấm

Chim cánh cụt Hoàng đế

Gió lạnh ở Nam Cực làm nhiệt độ giảm xuống đến -60 độ C khiến ta run cầm cập, đây là thách thức với chim cánh cụt hoàng đế.

Đây là loài chim cánh cụt lớn nhất trên hành tinh - và vì cao lớn như vậy nên chúng dễ bị hứng những đợt gió lạnh buốt hơn so với các loài kích cỡ nhỏ hơn sống ở đó.

Nhưng chúng vẫn có khả năng sống sót nhờ vào hoạt động đồng đội, ôm nhau giữ ấm trong suốt những tháng lạnh nhất ở Nam Cực.

Những chú chim cánh cụt đứng giữa nhóm ôm nhau là những con ấm nhất, và khi đã ấm áp rồi, chúng sẽ luân phiên chui ra ngoài để các chú chim bên ngoài có thể thay phiên đi vào giữa sưởi ấm.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Sóc Bắc Cực tránh cái lạnh khắc nghiệt nhờ đào hang sâu vào lòng đất

Sóc đất Bắc Cực

Nếu tình hình hiện thời của thế giới khiến bạn muốn đi ngủ đông cho rồi, thì bạn có thể xem xét loài sóc đất Bắc Cực để chọn làm hình tượng noi theo.

Sống ở vùng lãnh nguyên Bắc Cực ở Bắc Mỹ, nơi nhiệt độ có thể xuống dưới -63 độ C, chúng có thể thoát khỏi mùa đông tồi tệ nhất nhờ vào việc đào hang dưới lòng đất và ngủ một mạch tám tháng trong năm.

Khi ngủ đông, nhiệt độ trong não các chú sóc này có thể giảm xuống chỉ vừa trên mức đóng băng, trong khi nhiệt độ cơ thể có thể giảm tới mức -2,9 độ C và nhịp tim giảm xuống chỉ còn một nhịp mỗi phút.

Khi thời gian ngủ đông kết thúc, các chú sóc này cần khoảng ba giờ để làm ấm cơ thể trở lại.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Hải cẩu Weddel dùng răng để đào hố trong khối băng đại dương để thở

Hải cẩu Weddell

Nếu bạn muốn tìm một loài động vật có vú yêu thích cái lạnh trong từng giây phút, tôi giới thiệu bạn với hải cẩu Weddel.

Chúng là loài sống ở miền nam xa xôi nhất so với bất kỳ giống hải cẩu nào khác, và dành hầu hết thời gian sống bên dưới lớp băng Nam Cực, nơi chúng có thể săn mồi và tránh bị cá voi sát thủ bắt.

Lặn sâu xuống độ sâu hơn 2.000 feet, chúng có thể ở dưới nước đến 45 phút và nếu không thể đập vỡ băng để ngớp khí oxy cần thiết, chúng sẽ dùng răng để đào cho mình một lỗ lấy khí.

Nước biển Nam Cực thực ra ấm hơn so với không khí trên bề mặt (vốn có thể giảm xuống -70 độ C), vì vậy đặc biệt trong những trận bão mùa đông dữ dội, hải cẩu sẽ giữ ấm bằng cách lặn xuống biển.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Cá mập khổng lồ Greenland có thể chịu được nước biển lạnh buốt như những nơi thế này

Sống ở vùng nước sâu trong khu vực Bắc Đại Tây Dương và Bắc Cực, những con cá mập khổng lồ này không chỉ sống sót trong làn nước lạnh căm, mà còn có tuổi thọ dài nhất so với bất cứ loài có xương sống nào trên hành tinh.

Chúng có tuổi thọ trung bình từ 300 đến 500 năm tuổi.

Nhịp trao đổi chất cực kỳ chậm của chúng giúp kiểm soát nhiệt độ và kéo dài tuổi thọ, và chúng cũng có thể là loài cá mập lớn nhất, có thể đạt tới 6,4m chiều dài và nặng khoảng 1,000kg.

Dù vậy, Usain Bolt không có gì phải lo lắng, vì chúng chỉ có thể tăng tốc độ bơi đến 1,6 dặm/giờ, và do vậy, không có gì ngạc nhiên khi chúng thường săn con mồi đã đi ngủ.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Lớp lông dày mịn giúp chim sheathbill tuyết giữ nhiệt tốt

Chim sheathbill tuyết

Loài chim trông giống bồ câu, trắng phau và dũng cảm này là loài chim bản địa duy nhất sống trên bề mặt Nam Cực và là loài duy nhất sinh sản tại đây.

Với lớp lông dày giúp giữ ấm, chúng hầu như sống trên mặt đất, cố gắng lượm lặt thức ăn thừa rơi vãi của các loài chim khác. Điều này thật hay.

Chúng cũng là loài chim duy nhất ở Nam Cực không có màng chân.

Vậy làm sao chúng có thể giữ ngón chân ấm áp, trong khi lại dành quá nhiều thời gian trên bề mặt đất lạnh cóng?

Không có giải pháp sinh học kỳ diệu nào ở đây cả, chúng chỉ dành nhiều thời gian nhảy lò cò từ chân này đổi sang chân kia.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Bí kíp để loài bò xạ hương có thể sống sót là nhờ lớp lông rậm

Bò xạ hương

Một trong những sinh vật sống trên lãnh nguyên xuất hiện ở khu vực từ Siberia đến Greenland là loài bò xạ hương. Loài này có cái tên nổi bật, được đặt theo mùi hăng khó chịu thoát ra trong mùa động đực.

Những con thú kỳ vĩ này đã sống sót giữa môi trường khắc nghiệt nhất trong hàng ngàn năm qua nhờ vào lớp lông dày rậm.

Lớp lông rậm rạp và dày nổi bật được làm từ nhiều lớp, với phần bên ngoài - được gọi là lớp lông bảo vệ - che phủ cho lớp lông thứ hai bên dưới, ngắn hơn, đem lại khả năng giữ ấm tăng cường trong những tháng lạnh nhất.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Nhờ sống bên dưới lớp bỏ cây, những chú bọ cánh cứng can trường này có thể sống sót qua tháng lạnh nhất trong mùa đông

Bọ cánh cứng dẹt vỏ cây đỏ

Loài bọ cánh cứng dài khoảng nửa inch này có khu vực sinh sống từ North Carolina đến Vòng Cực Bắc.

Chúng sống bên dưới lớp vỏ cây và cơ thể được cấu tạo có chủ đích để sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt nhất giữa mùa đông.

Khí hậu ở vùng Bắc Cực vào tháng Tám có tác dụng như khí hậu nghỉ dưỡng đối với loài này.

Trong các phòng thí nghiệm, chúng có thể chống chọi được nhiệt độ lạnh cóng đến mức -150 độ C. Mức này đúng là cực lạnh!

Trong thực tế, đây là mức lạnh nhất mà ta từng biết. Chúng có thể vượt qua tình trạng lạnh cùng cực này bằng cách ép ra bớt 30-40% lượng nước trong cơ thể và duy trì phần nước còn lại bằng cách sửdùng các protein chống đông cứng giữa lớp màng tế bào.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

  • Getty Images

Những tình bạn kỳ quặc trong thế giới động vật

  • Sony

Khi nhân loại tận thế tạo nên cảnh đẹp huy hoàng

  • Other

Bạn có đang bị chú mèo cưng cười nhạo không?

  • Other

Châu Âu bảo vệ đường di cư của cá hồi, 'vua các loài cá'

Geen opmerkingen:

Een reactie posten