Việt Nam năm 2026 sẽ có 1,4 triệu nam nhiều hơn số nữ
Việt Nam sẽ mất cân bằng giới tính nặng nề khi đến năm 2026 trong nước sẽ có 1,38 triệu nam nhiều hơn số nữ.
Đó là dự báo của Tổng cục Dân số được đưa ra tại tọa đàm về mất cân bằng giới tính tổ chức ngày 13/11. Báo chí Nhà nước Việt Nam vào cùng ngày trích dẫn lời bác sĩ Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông-Giáo Dục, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình của Bộ Y Tế rằng xu hướng tỷ số giới tính khi sinh thiếu cân bằng sẽ tiếp tục tăng cao vì ở Việt Nam vẫn còn tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ và chế độ an sinh xã hội chưa đảm bảo nên cha mẹ tận dụng khoa học công nghệ để chọn giới tính trước khi sinh hoặc chọn phá thai.
Để khắc phục thực trạng này, theo bác sĩ Phương đề nghị, các ban, ngành y tế, xã hội, chính quyền cần tuyên truyền tốt hơn về khuynh hướng thiên vị chọn con trai hơn con gái. Hệ lụy về lâu về dài là tình trạng bất bình đẳng về giới, kể cả bạo lực giới.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-will-have-1.4-million-more-males-than-females-in-2026-11132020074047.html
Việt Nam có 33 tỉnh, thành kinh tế khó khăn nhưng tỷ lệ sinh con cao
Việt Nam có 33 tỉnh, thành còn khó khăn kinh tế - xã hội, nhưng lại có mức sinh cao, dẫn đến tình trạng chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng, địa phương.
Truyền thông Nhà nước dẫn thông tin tại Hội thảo cung cấp thông tin định hướng mới của chương trình dân số Việt Nam cho biết hôm 11/11 như vừa nêu.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Mai Trung Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô dân Dân số- Kế hoạch hóa gia đình cho biết thêm, hiện có 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, nhưng chiếm quy mô dân số 39 %, tập trung ở khu vực đô thị, kinh tế xã hội phát triển như TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đà Nẵng... Trong khi 33 tỉnh, thành có mức sinh cao hơn 2,2 con, chiếm 42% quy mô dân số, tập trung ở miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên...
Mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội,... - Ông Sơn cho biết.
Theo ông Mai Trung Sơn, mức sinh thấp là do xu hướng kết hôn muộn, không muốn sinh con, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con cái đắt đỏ. Ngoài ra, tình trạng phá thai tại khu vực tư nhân phát triển mạnh nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ cũng là nguyên nhân.
Theo ông Sơn, mức sinh cao là do ảnh hưởng của văn hóa, phong tục tập quán và bất bình đẳng giới, tuổi kết hôn sớm và khoảng cách sinh con ngắn...
Để giải quyết tình trạng chênh lệch mức sinh, theo ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho biết, cần phải điều chỉnh các chính sách hỗ trợ phù hợp với từng vùng mức sinh. Nơi có mức sinh cao, cần tiếp tục áp dụng và nâng cao các chính sách hỗ trợ. Đối với những tỉnh có mức sinh thấp, cần triển khai các giải pháp khuyến khích người dân sinh đủ hai con, bãi bỏ các quy định liên quan giảm sinh con thứ 3...
Ngoài ra, cần bổ sung các chính sách hỗ trợ như tư vấn sức khỏe trước khi kết hôn, bao gồm sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh, phòng chống suy dinh dưỡng...
Ông Nguyễn Doãn Tú cũng cho biết, Việt Nam là một trong những nước già hoá dân số nhanh nhất thế giới, theo tính toán đến năm 2038 sẽ hết thời kỳ dân số vàng. Theo ông, dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-has-33-provinces-with-economic-difficulties-but-high-birth-rate-11122020105451.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten