Mỹ và NATO triển khai thiết bị giám sát hoạt động đại dương
Đăng ngày:
Theo Econotimes hôm nay 17/11/2020, lo ngại trước nguy cơ xảy ra đại chiến thế giới lần thứ ba, đặc biệt trong bối cảnh xung đột giữa nhiều quốc gia tại Biển Đông, NATO và Lầu Năm Góc cùng triển khai công nghệ giám sát đại dương.
Hai cơ quan trên, cụ thể là Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm Hàng hải tại Ý cùng phối hợp với Cơ quan Mỹ về các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA) để thiết kế một mạng lưới theo dõi các hoạt động trên đại dương. Đây là sự hợp tác mới nhất của đôi bên, sau khi Trung Quốc và Nga đã có nhiều tiến bộ về công nghệ tương ứng.
Theo một báo cáo của DARPA, các thiết bị được sản xuất bằng vật liệu thân thiện với môi trường, có thể thông tin về những hoạt động trên biển ngay lúc đang diễn ra. Mỗi một vật nổi thông minh chứa nhiều cảm biến thu thập các dữ liệu môi trường như nhiệt độ mặt biển, trạng thái nước biển, cũng như dữ liệu về các hoạt động của tàu buôn, máy bay, kể cả việc di chuyển của các loài động vật hữu nhũ sống ở biển. Các phao thông minh này truyền dữ liệu định kỳ thông qua vệ tinh đến một mạng lưới đám mây để lưu trữ và phân tích trong thời gian thực tế.
Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ sẽ cho thử nghiệm các thiết bị trên tại Southern California Bight và vịnh Mêhicô trước khi đưa ra các đại dương khác, tránh chồng chéo với Trung Quốc và Nga.
Bắc Kinh đã bắt đầu cho tàu sân bay Sơn Đông tuần tra Biển Đông. Trong lúc Hoa Kỳ đang chuẩn bị có tổng thống mới vào tháng Giêng năm 2021, nỗi lo xảy ra đại chiến thế giới lần thứ ba vẫn hiển hiện. Ông Joe Biden đang chọn lựa nhân sự cho các vị trí quan trọng.
Bà Michelle Flournoy, cựu trợ lý bộ trưởng Quốc Phòng phụ trách chính sách thời chính quyền Obama, được cho là có thể phụ trách Lầu Năm Góc. Gần đây bà đã đề nghị triển khai ồ ạt Hải quân Mỹ tại Biển Đông để răn đe Trung Quốc. Trong một bài viết trên Foreign Affairs đầu năm nay, bà cho rằng Washington đang mất dần khả năng đối phó với sự xâm lược liên tục của Bắc Kinh ở Biển Đông.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201117-m%E1%BB%B9-v%C3%A0-nato-tri%E1%BB%83n-khai-thi%E1%BA%BFt-b%E1%BB%8B-gi%C3%A1m-s%C3%A1t-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-%C4%91%E1%BA%A1i-d%C6%B0%C6%A1ng
Ngày Đại dương Quốc tế : Đáy biển ít được biết so với mặt trăng
Đăng ngày:
Hôm nay, 08/06/2016, ngày Đại dương Quốc tế, các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực này cho biết địa hình đáy biển ít được biết đến, và cần thêm đầu tư từ các chính phủ.
Theo một nhà khoa học Pháp trong tổ chức Đại dương và Khí hậu (Ocean and Climate Platform), con người hiện nay biết rất ít về đáy đại dương. Theo đó, chưa tới 10% địa hình đáy biển sâu hơn 200m được biết đến trong khi 2/3 diện tích mặt đất được bao phủ bởi nước. Cũng theo nữ khoa học gia này, việc tìm hiểu về đáy đại dương cũng quan trọng không kém việc tìm hiểu về mặt trăng. Cả hai đều tốn kém nhưng ưu tiên lại khác nhau.
Theo một nghiên cứu của Mỹ năm 2001, có thể chụp địa hình của toàn bộ đáy đại dương, sâu hơn 500m, với một tàu nghiên cứu trong 200 năm. Nếu được đầu tư 40 tàu, công việc sẽ được rút ngắn còn 5 năm. Nhưng phải cần hai đến ba tỉ đô la. Con số này nghe qua có vẻ nhiều nhưng còn ít hơn kinh phí của NASA trong chương trình Europa, nhằm thám hiểm Sao Mộc.
Hiện nay, các vệ tinh có thể cung cấp các hình ảnh đáy biển một cách tổng quan nhưng kém chính xác. Trong khi đó, phương pháp thu thập qua dữ liệu bằng âm thanh chính xác hơn nhưng mất nhiều thời gian. Điển hình là hộp đen của máy bay AF447 bị rơi trong hành trình Rio-Paris cần 23 tháng để trục vớt.
Theo các nhà khoa học, hiểu biết thêm về địa hình đáy biển sẽ giúp con người biết được các dòng chảy. Điều này rất cần thiết khi có máy bay rơi dưới biển hay tàu thủy bị trục trặc. Nếu không có bản đồ địa hình đáy biển, sẽ rất khó mô hình hóa và tính toán. Ngoài ra, biết được địa hình đáy biển còn giúp cho việc khai thác hay bảo tồn các nguồn tài nguyên biển, cũng như nắm bắt được các hiện tượng như trôi đất bề mặt đáy biển, sóng thần và bão.
Tuy nhiên, hơn 95% diện tích vùng biển có độ sâu từ 0m đến 200m ở Tây Nam Thái Bình Dương và hai cực bán cầu không được biết đến một phần hoặc toàn bộ. Chỉ số này với Pháp là 19%, Anh Quốc là 30% và Hoa Kỳ là 40%.
Hiện nay, các chính phủ ít đầu tư cho phương tiện nghiên cứu hải dương, các lợi ích không được xem xét ở góc độ kinh tế môi trường và xã hội trong dài hạn.
https://www.rfi.fr/vi/khoa-hoc/20160608-nga%CC%80y-da%CC%A3i-duong-quo%CC%81c-te%CC%81-da%CC%81y-bie%CC%89n-i%CC%81t-duo%CC%A3c-bie%CC%81t-so-vo%CC%81i-ma%CC%A3t-trang
Geen opmerkingen:
Een reactie posten