Ngày 27-3-2014 sau khi ra quyển sách The Tragedy of
the European Union - Disintegration or Revival? Tỷ phú Soros người Mỹ gốc Hung
tiết lộ nếu Mỹ muốn Nga sụp đổ cần phải tung thứ vũ khí tối thượng. Thứ vũ khí
bí mật đó không phải là bom nguyên tử, phạt cảnh cáo, đóng băng tài khoản, chặn
visa mastercard....
Các trừng phạt kinh tế có thể phản tác dụng. Nhiều tỷ phú
và tài phiệt Nga do lo ngại và không tin tưởng Putin nên họ đã cất giấu tiền ở
nước ngoài. Một khi EU và Mỹ trừng phạt họ rất nhiều khả năng số tiền đó sẽ quay
về nước Nga vô tình làm Putin mạnh lên.
Trong thời gian gần đây chiến sự kinh
tế , cuộc đụng độ giữa Nga và Mỹ, giữa phương tây và phương đông lại lên cao
trào. Đỉnh điểm là cuộc viễn chinh giành lại Crimea của quân đội Nga do Putin
chỉ huy và trừng phạt kinh tế Nga do tổng thống Mỹ ông Obama cầm quyền đã dấy
lên nhiều lo ngại một cuộc chiến tranh lạnh tổng lực bắt đầu.
Chiến tranh
Lạnh (1945–1991) là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự,
và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Thế chiến II (1939–1945), chủ yếu giữa Liên
bang Xô viết và các quốc gia vệ tinh của nó, với các cường quốc thuộc thế giới
phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ. Dù các lực lượng tham gia chủ yếu không bao giờ chính
thức xung đột, họ đã thể hiện sự xung đột thông qua các liên minh quân sự, những
cuộc triển khai lực lượng quy ước chiến lược, một cuộc chạy đua vũ trang hạt
nhân, tình báo, chiến tranh ủy nhiệm, tuyên truyền, và cạnh tranh kỹ thuật, chạy
đua không gian.
Tới khi Mikhail Gorbachev là người khá trẻ lên làm Tổng bí
thư năm 1985, nền kinh tế Liên xô đang ở trong tình trạng trì trệ và phải đối
mặt với sự giảm sút mạnh từ nguồn thu ngoại tệ nước ngoài vì sự sụt giá dầu mỏ
trong thập niên 1980. Những vấn đề này khiến Gorbachev đầu tư vào các biện pháp
nhằm khôi phục đất nước đang ốm yếu bị thất bại.
Lý do khiến Nga thất bại đó
là giá dầu, tỷ phú Soros tin rẳng nếu Mỹ quyết tâm sử dụng kho dự trữ dầu khủng
của mình nhằm giảm mạnh giá dầu thế giới sẽ làm nền kinh tế Nga sụp đổ, một nền
kinh tế sống dựa vào chủ yếu là khai thác dầu, ga.
Ảnh
kho dự trữ dầu của Hoa Kỳ, vũ khí tối thượng có thể khiến Nga và Putin sụp
đổ.
Tiểu sử George Soros:
George Soros sinh ra ở châu Âu. Tuổi thơ của
nhà tỷ phú này gắn liền với những ngày kinh hoàng khi phát xít Đức tàn sát người
Do Thái trong Thế chiến thứ hai. Năm 1947, cậu bé Soros sang London một mình,
bắt đầu cuộc đời khốn khó của dân nhập cư.
Ông
bắt đầu làm bồi bàn ở một hiệu ăn sang trọng ở London, khi cả gia đình đang phải
sống bằng trợ cấp xã hội. Năm 18 tuổi, với số tiền kiếm được bằng nghề thu hoạch
táo và sơn nhà thuê, George Soros vào học tại Học viện Kinh tế - Chính trị
London (London School of Economics) và tốt nghiệp năm 1952. Sau giờ học, ông còn
làm người gác đêm ở một ga tàu hỏa.
Năm 1956, Soros sang Mỹ đoàn tụ với
gia đình và nhập quốc tịch Mỹ. Ông bắt đầu khởi nghiệp với 5000 USD. Phương châm
của Soros khá đặc biệt: trong kinh doanh, việc đúng hay sai không quan trọng,
cái quan trọng là nếu đúng sẽ có được bao nhiêu tiền, và nếu sai sẽ mất bao
nhiêu tiền.
Năm 1973, sau một thời gian hoạt động trong lĩnh vực buôn bán
chứng khoán , ông thành lập công ty quản lý tài chính Soros với số vốn 17 triệu
USD. Năm 1979 sau đó, ông đã tăng ngân sách của mình lên 100 triệu USD. Năm
1992, ông thu được một món lợi lớn từ sự sụt giá của đồng bảng Anh, và đã thu
lợi tới 1 tỷ USD chỉ trong vòng một tuần.
Ảnh
kho dầu nằm trong lòng đất, vũ khí tối thượng của Mỹ có thể làm Nga và chính
quyền Putin sụp đổ.
Trong khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, Soros
thu lợi hàng tỉ đô la.Soros là chủ của Soros Quantum Fund. Năm 1998, giá trị của
quỹ này tăng lên tới 6 tỷ USD. Tháng 7 năm 2000, Quantum Fund sáp nhập với
Quantum Emerging Growth Fund thành Quantum Endowment Fund dưới sự điều hành của
Soros.
Năm 2004, George Soros đứng thứ 24 trong danh sách những người giàu
nhất thế giới, với giá trị tài sản 7,2 tỷ USD.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten