zaterdag 29 maart 2014

Tham vọng của Trung Quốc trên vùng Biển Ðông và Hoa Ðông

"Ở Biển Đông,Việt Nam có cơ sở phát triển thành cường quốc trung bình"
Click image for larger version Name: 1.jpg Views: 0 Size: 34.2 KB ID: 461047  
(GDVN) - Khống chế Biển Đông sẽ mở đường cho Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng trên không và trên biển ở dải giáp ranh Âu-Á, làm bá chủ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.



Biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Trang mạng tạp chí "The National Interest" Mỹ ngày 25 tháng 3 đăng bài viết nhan đề "Logic biển Caribbe của Bắc Kinh" của tác giả Robert D. Kaplan. Báo GDVN xin đăng lại nguyên văn bài viết để độc giả có thêm tư liệu tham khảo.

Theo bài viết, cuộc "xâm lược pháo hạm" của Trung Quốc đối với Nhật Bản ở biển Hoa Đông và đối với các nước Việt Nam, Philippines ở Biển Đông làm cho các nhà quyết sách Mỹ nổi giận. Nhưng, cần phải lý giải Trung Quốc thực sự muốn gì, họ cần hiểu tốt hơn về lịch sử của Mỹ: đặc biệt là lịch sử ngoại giao và quân sự của Mỹ ở khu vực Caribe.

Khu vực đại Caribe (bao gồm vịnh Mexico) có phạm vi tương đương với Biển Đông. Biển Đông do nằm ở trung tâm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương nên được gọi là "Địa Trung Hải châu Á", còn khu vực đại Caribe do nằm ở vị trí trung tâm của tây bán cầu, nên được gọi là "Địa Trung Hải châu Mỹ".

Cho nên, một khi Mỹ bắt đầu chủ đạo khu vực đại Caribe, họ ít có thách thức ở bán cầu của mình. Trước hết là đại Caribe, tiếp theo là toàn thế giới: Đây là lịch sử của Mỹ trong hai cuộc chiến tranh thế giới thế kỷ 20.



Tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Giống như một đại tá của Trung Quốc hỏi: "Dựa vào cái gì hành động của chúng tôi ở Biển Đông phải khác với cách làm của các anh ở Caribe?". Rốt cuộc, cả hai đều thuộc biển giáp ranh mà các nhà địa lý đã nói, là sự mở rộng của quốc gia đất liền - Trung Quốc và Mỹ.

Trung Quốc coi Biển Đông (và biển Hoa Đông) là "lãnh thổ màu xanh" (bất hợp pháp). "Lãnh thổ màu xanh" này tiếp giáp Trung Quốc, cách xa Mỹ; giống như biển Caribe tiếp giáp Mỹ, cũng cách xa các cường quốc châu Âu khi đó.

Đầu thế kỷ 20, trong các cường quốc châu Âu, Anh là nước có hải quân mạnh nhất thế giới, có căn cứ ở các khu vực như Jamaica, Trinidad - giống Hải quân Mỹ hiện nay ở Biển Đông và biển Hoa Đông - có điều kiện nhất thách thức Mỹ ở biển Caribe.

Nhưng người Anh không làm như vậy, bởi vì họ biết, Mỹ sẽ liều chết bảo vệ phần mở rộng trên biển của đại lục Bắc Mỹ. Hơn nữa, mặc dù khi đó Anh là một lực lượng kinh tế và quân sự quan trọng của biển Caribe, nhưng đến năm 1917, do vị trí địa lý gần và kinh tế trỗi dậy, ảnh hưởng kinh tế của Mỹ đối với biển Caribe đã vượt Anh - cũng như ảnh hưởng ở Đông Á hiện nay của Trung Quốc có dự đoán là sẽ vượt Mỹ (?).



Tàu đệm khí, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Tuy nhiên, "Địa Trung Hải châu Mỹ" và "Địa Trung Hải châu Á" có sự khác biệt to lớn. Các nước vùng biển Caribe đầu thế kỷ 20 yếu ớt, bất ổn; còn hiện nay các nước xung quanh Biển Đông "rất khó đối phó", ngoài Philippines và Indonesia (?), tất cả đều là cường quốc, ít nhất, đối với Việt Nam, họ nếu có điều kiện thể phát triển tốt kinh tế thì sẽ là một cường quốc trung bình tiềm năng.

Nhưng, chỗ giống nhau vẫn rõ ràng: hai vùng biển này đều là được xem là "sự mở rộng" "biển xanh" của quốc gia lục địa, hai quốc gia lục địa này đều khát vọng có sức ảnh hưởng thế giới.

Kiểm soát/khống chế Biển Đông chắc chắn sẽ mở đường cho Trung Quốc tăng cường sức ảnh hưởng trên không và trên biển trên dải giáp ranh Âu-Á. Trung Quốc cũng sẽ trở thành bá chủ trên thực tế ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Biển Đông là điểm nút chính của địa-chính trị, giống như vịnh Ba Tư, rất quan trọng đối với duy trì cân bằng sức mạnh trên phạm vi thế giới.

Chỉ có Hải quân và Không quân Mỹ mới có thể ngăn cản các nước như Việt Nam, Philippines chạy với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có thể làm được như Mỹ ở biển Caribe thì sẽ tăng tốc rất lớn sự tan rã của thế giới do Mỹ xây dựng.



Tàu hộ vệ tên lửa Hoàng Sơn số hiệu 570 Type 054A, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Cũng liên quan đến vấn đề Biển Đông, về việc Philippines kiện Trung Quốc lên trọng tài quốc tế bác bỏ “đường lưỡi bò” bất hợp pháp, ngày 26 tháng 3 năm 2014, Trung Quốc thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi cho biết, Trung Quốc kiên trì lập trường không chấp nhận, không tham gia vào vụ kiện của Philippines, lập trường này “có đầy đủ chứng cứ luật pháp quốc tế” (?).

Theo Hồng Lỗi thì “quyết tâm và ý chí bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc là kiên định. Hy vọng Philippines nhận thức đầy đủ tính chất phức tạp và nhạy cảm của vấn đề Biển Đông, nhanh chóng quay trở lại quỹ đạo đúng đắn thông qua đàm phán, hiệp thương giải quyết tranh chấp, không nên càng đi càng xa trên con đường sai lầm, tránh tiếp tục gây thiệt hại cho quan hệ hai nước”.

Đó là quan điểm chính thức của Trung Quốc, nhưng trên thực tế, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, chứ Trung Quốc không hề có chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông như quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) và bãi cạn Scarborough, bãi ngầm James…

Trên thực tế, Trung Quốc đã xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974, xâm lược thêm một phần quần đảo Trường Sa sau này và tuyên bố chủ quyền đối với “đường lưỡi bò” hay “đường chín đoạn” một cách bất hợp pháp!



Tau ho ve tên lửa Yết Dương Type 056, Hạm đội Nam Hải, dài 89m rộng 9 m, lượng giãn nước đầy gần 1500 tấn
Tàu khu trục tên lửa Côn Minh, Type 052D, Hạm đội Nam Hải biên chế ngày 21 tháng 3 năm 2014



Tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu số hiệu 171 Type 052C của Hạm đội Nam Hải
Tàu quét mìn Hạc Sơn, Type 081 của đại đội 10, Hạm đội Nam Hải, chế tạo tại Giang Nam, hạ thủy ngày 27 tháng 9 năm 2012, biên chế ngày 10 tháng 10 năm 2013.






Tàu tên lửa 022 Trung Quốc
Tàu tiếp tế tổng hợp cỡ lớn Thanh Hải Hồ số hiệu 885, Hạm đội Nam Hải
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc huấn luyện-thử nghiệm trên Biển Đông

http://luyenchuong.com/forum/showthread.php?t=987105

"Năm 2014 Trung Quốc sẽ dùng "cây gậy lớn" thay "gậy nhỏ" ở Biển Đông"
Click image for larger version Name: TRUNG QUOC (9).jpg Views: 10 Size: 35.1 KB ID: 435400  
Thùng thuốc súng lớn nhất là ở biển Hoa Đông; Trung Quốc sẽ dùng "cây gậy lớn" ở Biển Đông; năm 2014, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên sẽ gia tăng...


Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc đã triển khai ở Biển Đông để huấn luyện, thử nghiệm, làm quen... được cho là "có khả năng tác chiến ban đầu".

Tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 30 tháng 12 tuyên bố: "Hãy quên cuộc nội chiến Syria và chương trình vũ khí hạt nhân của Iran đi, hiện không có khu vực điểm nóng nào quan trọng hơn biển Hoa Đông".

Theo bài báo, chu kỳ "ác tính" xung đột Trung-Nhật cũng kéo Mỹ vào, vùng biển này có thể trở thành "thùng thuốc súng" lớn nhất năm 2014. Khi phác họa hình ảnh đa chiều về Trung Quốc năm 2013 (sương mù, "đánh hổ cũ", đổ bộ lên Mặt Trăng, Hội nghị Trung ương 3 khóa 18...), việc lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông là dấu hiệu "phô trương sức mạnh" rõ ràng nhất của Trung Quốc và là căn cứ dự báo năm 2014.

Nhưng, sự cứng rắn này của Ban lãnh đạo mới Trung Quốc cũng khiến cho họ kinh ngạc: "hổ cũ" hủ bại (tham nhũng) liên tục bị lộ nguyên hình, quyết tâm cải cách tiếp tục khởi động động cơ quan trọng nhất của nền kinh tế toàn cầu.

Năm 2013, Trung Quốc biên chế tới 5 tàu hộ vệ săn ngầm Type 056 cho Hạm đội Nam Hải, rất ưu tiên.

Mạng kinh tế tài chính Đức ngày 30 tháng 12 bình luận, tăng trưởng kinh tế chậm lại, địa-chính trị xung quanh phức tạp hóa, năm 2013 Trung Quốc đã đi một con đường rất gian nan, nhưng Bắc Kinh đã đưa ra nghị quyết cải cách đáng chú ý, năm 2014 sẽ là "một năm mang tính quyết định" của Trung Quốc.

4 "thùng thuốc súng" của năm 2014

Bloomberg News Mỹ có bài viết nhan đề "Năm 2013 có phải là một năm chúng ta mất đi Trung Quốc?". Theo bài viết, Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ, ông Obama tháng 6 năm 2013 đã có cuộc gặp 2 giờ tại nông trường bang California, sau đó cùng gửi "quà Giáng sinh", Obama đã phái tới máy bay ném bom B-52 bay qua vùng trời do Trung Quốc tuyên bố thuộc về họ, ông Tập Cận Bình thì phái tàu chiến Trung Quốc mạo hiểm ngăn chặn tàu tuần dương của Mỹ, khoảng cách hai bên chỉ khoảng 90 m, Chiến tranh Lạnh đã nóng lên?

Một số truyền thông quốc tế đưa ra đáp án khẳng định. NBC (National Broadcasting Company) Mỹ cho rằng, "uy hiếp, đe dọa" xem ra là một phần của "hòm công cụ" của ngoại giao Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố thiết lập Khu nhận biết phòng không buộc Mỹ phải can dự vào tranh chấp chủ quyền biển Hoa Đông.

Năm 2013, Trung Quốc biên chế tàu hộ vệ tên lửa Nhạc Dương Type 054A cho Hạm đội Nam Hải

Đài truyền hình bán đảo Qatar ngày 30 tháng 12 cho rằng, nhìn vào cứu trợ nhân đạo ở Philippines, Mỹ quả thật muốn trợ giúp đồng minh châu Á-Thái Bình Dương, nhưng một cơn bão địa-chính trị bất ngờ đến: Trung Quốc thiết lập Khu nhận biết phòng không trên bầu trời hòn đảo do Nhật Bản kiểm soát, Mỹ điều máy bay ném bom để phản hồi. Nếu như Mỹ muốn tránh tương lai không xác định lớn hơn do xung đột trực tiếp Trung-Nhật gây ra, Mỹ cần đại diện cho đồng minh ra mặt, năm 2014 sẽ là "năm sôi động".

Tờ "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 30 tháng 12 cho rằng, sau năm 2013 căng thẳng, không nên trông chờ năm 2014 sẽ yên tĩnh một chút. Theo bài viết, nhìn vào "4 thùng thuốc súng" năm 2014 sẽ thấy, hơn nữa mỗi "thùng" đều có liên quan tới Trung Quốc.

Thứ nhất, "vở kịch lớn" có khả năng nhất diễn ra ở biển Hoa Đông. Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng có hành động nguy hiểm ở đảo Senkaku. Cân nhắc đến chu kỳ căng thẳng của nền kinh tế thứ hai và thứ ba thế giới cùng với việc Mỹ có thể can thiệp, rủi ro không thể tiếp tục cao lên nữa.



Tàu khu trục "Aegis Trung Hoa" mang tên Lan Châu và Hải Khẩu của Hạm đội Nam Hải

Thứ hai, Biển Đông là "thùng thuốc súng thứ hai", căng thẳng ở đây cũng sẽ không kết thúc; năm 2014, Trung Quốc sẽ dùng "cây gậy lớn" thay thế cho "ngoại giao cây gậy nhỏ". Sau khi lập ra Khu nhận biết phòng không ở biển Hoa Đông, Bắc Kinh lại tiến hành huấn luyện tàu sân bay ở Biển Đông, việc gây sức ép đối với Đông Nam Á của Trung Quốc sẽ không giảm đi.

Thứ ba, "thùng thuốc súng" tiếp theo là quan hệ Trung-Mỹ căng thẳng. Trung Quốc thẩm thấu từng ngõ ngách của toàn cầu, năm 2014 sẽ gây ra nhiều sự việc mang tính cạnh tranh nhiều hơn với Mỹ, tương tự như tàu chiến Trung-Mỹ suýt nữa va chạm, va chạm kinh tế và đồng minh thương mại mới (chẳng hạn TPP).

Thứ tư, năm 2014, CHDCND Triều Tiên chắc chắn sẽ gây bất ổn hơn ở Đông Bắc Á.

Năm 2014, Trung Quốc sẽ biên chế tàu khu trục tên lửa mới Type 052D cho Hải quân

Năm 2014 là tái diễn của năm 1914? Trang mạng "Nhà tư tưởng" Mỹ cho rằng, là nước lớn kinh tế chiếm vị thế chủ đạo và cường quốc thế giới trỗi dậy trở lại, điều này phải chăng sẽ gây ra cuộc chiến tranh thế giới mới? Rất có thể.

Tờ "Nhà kinh tế học" Anh có một bài viết trên trang bìa vào cuối năm 2013 cũng đưa ra kết luận tương tự. Bài viết có nhan đề "Nhìn lại Chiến tranh thế giới thứ nhất, vô cùng lo ngại", cho rằng, từ khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ đến nay, cả một thế kỷ đã qua đi, nhìn lại chuyện cũ, mọi người lại phát hiện hiện nay có rất nhiều điểm giống với thế giới trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Theo bài báo, Mỹ hiện nay giống như Anh khi đó, cũng là siêu cường suy yếu, cũng không thể bảo đảm an ninh thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc hiện nay lại đóng vai trò của Đức trước đây: cùng là lực lượng kinh tế mới nổi, cũng đầy rẫy những người theo chủ nghĩa dân tộc "thù hận", cũng đang xây dựng nhanh chóng lực lượng quân sự.

Theo các nguồn tin, năm 2013, Trung Quốc đã cho tàu lặn Giao Long đến Biển Đông "thử nghiệm khoa học".

Nhật Bản hiện nay giống Pháp trước đây, là đồng minh của quốc gia bá quyền suy yếu, bản thân là lực lượng mang tính khu vực đang không ngừng suy yếu.

Tuy nhiên, bài viết thừa nhận, so sánh như vậy thực ra không hoàn toàn chính xác: Trung Quốc hoàn toàn "không khát vọng mở rộng lãnh thổ" như Đức?! (xem lại tham vọng "đường lưỡi bò" trên Biển Đông); ngân sách quốc phòng của Mỹ cũng mạnh hơn Anh thời kỳ chủ nghĩa đế quốc, nhưng so sánh này cũng đủ để thế giới nâng cao cảnh giác.

Trung tâm hành động dự phòng của Hiệp hội quan hệ ngoại giao Mỹ vào tuần trước công bố báo cáo thường niên, dự báo năm 2014 có thể gây tác động đe dọa nhất đối với Mỹ.

Báo cáo liệt kê những điểm xung đột như can thiệp quân sự vào Syria và không kích cơ sở hạt nhân của Iran, nhưng đã hạ thấp đối đầu quân sự do Trung Quốc gây ra bởi tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

Trung Quốc chỉ mới chế được 3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071, nhưng đều ưu tiên biên chế toàn bộ cho Hạm đội Nam Hải.

"Nguyệt san Đại Tây Dương" Mỹ phân tích cho rằng, có thể là Trung Quốc đang thử thách mức độ chịu đựng của khu vực đối với sự tự tin của họ, cũng có thể là năm 2014 Trung Quốc sẽ duy trì kiềm chế nhiều hơn, hoặc các nước tranh chấp đã xây dựng cơ chế tránh leo thang va chạm.

Tờ "Thời báo châu Á trực tuyến" Hồng Kông phân tích, "năm 2014 đừng đề cập đến việc đánh nhau với Trung Quốc". Theo bài báo, năm 2013, mặc dù thực sự có người tiếp tục dựa vào khẩu hiệu "ngăn chặn" của "Chiến tranh Lạnh" để tăng cường an ninh quốc gia (chỉ Nhật Bản), Trung Quốc cũng không phải là "mối đe dọa".

Theo bài báo, Trung Quốc không muốn đối đầu với phương Tây, mà muốn "làm ăn" với phương Tây, từ đó có thể giảm sự phiền phức gây ra bởi Ban lãnh đạo Trung Quốc ứng phó với các vấn đề kinh tế-xã hội quan trọng trong nước.

Theo các nguồn tin, Trung Quốc mua tàu đệm khí khổng lồ Zubr của Ukraine để dùng cho tranh chấp biển đảo

Điều quan tâm nhất của Trung Quốc là làm thế nào giải quyết những vấn đề trong nước rất gai góc, Trung Quốc nhận thức được tình cảm chủ nghĩa dân tộc nhằm vào Nhật Bản có thể tạo ra một số cơ hội "xả hơi chính trị", nhưng Đông Á thực sự nổ ra chiến tranh sẽ chỉ làm trầm trọng thêm khó khăn của Trung Quốc.

“Đài tiếng nói nước Nga” ngày 30 tháng 12 dẫn lời Zolotaryov, chuyên gia vấn đề Mỹ, Viện Khoa học Nga cho rằng, chiến tranh tiền tệ và thương mại hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc Trung Quốc và Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của nhau, xu thế này sẽ tiếp tục tăng cường, đồng thời cũng có lợi cho ngăn chặn hai nước vượt qua “ranh giới đỏ” về quân sự.

Viện nghiên cứu kinh tế hiện đại Hàn Quốc ngày 29 tháng 12 công bố báo cáo “10 xu thế lớn toàn cầu năm 2014” cho rằng, cùng với sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc và vị thế “cảnh sát thế giới” của Mỹ yếu đi một cách tương đối, năm 2014, tranh chấp khu vực xoay quanh lãnh thổ và tài nguyên giữa các nước trên thế giới sẽ có xu hướng gia tăng.

Theo báo Trung Quốc tháng 12 năm 2013, độ chính xác định vị của hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu của nước này ở khu vực ASEAN đã đạt 5 m.


Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Hạm đội Nam Hải tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông


Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn và tàu đệm khí của Hạm đội Nam Hải tập trận đổ bộ trên Biển Đông.


Cuộc tập trận trên biển Trung-Nga năm 2013 có khoa mục săn ngầm, đáng chú ý là có sự tham gia của tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Nga, loại tàu ngầm mà Việt Nam đặt mua 6 chiếc, hiện 1 chiếc mang tên Hà Nội đã về Việt Nam. Trung Quốc đã biên chế hơn 10 chiếc loại này.


Năm 2013, Hạm đội Nam Hải cùng các hạm đội lớn khác của Hải quân Trung Quốc ra sức tập trận trên Biển Đông.


Theo báo chí Hán ngữ, Trung Quốc đang ra sức chế tạo tàu ngầm thông thường lớp Nguyên sử dụng công nghệ AIP, đồng thời có kế hoạch mua tàu ngầm lớp Lada của Nga.

Đông Bình (GDVN)

http://luyenchuong.com/forum/showthread.php?t=962740

Geen opmerkingen:

Een reactie posten