Thứ sáu 14 Tháng Ba 2014
Pháp : Hàng ngàn cảnh trí độc đáo cho thuê để quay phim
Nhà thờ Đức Bà, một di tích nổi tiếng mà du khách đến Paris không thể bỏ qua.
DR
Từ lâu đài, tàu điện ngầm cho đến tòa án, bệnh viện…nước Pháp tỏ ra hấp dẫn ngành điện ảnh với nhiều cảnh trí sang trọng lẫn độc đáo sẵn sàng cho thuê, nhằm thu hút các đạo diễn nước ngoài đến quay phim.
Công ty giao thông công cộng thành phố Paris (RATP) đón tiếp khoảng sáu chục đoàn làm phim một năm trong đó phân nửa là các bộ phim truyện dài, có hẳn một trạm tàu điện ngầm « ma ». Đó là trạm Porte des Lilas, có thể cho thuê trong ngày để tái hiện một cảnh tượng lịch sử chẳng hạn.
Theo Karine Lehongre-Richard, người phụ trách việc cho ngành điện ảnh thuê cảnh trí nói rằng việc cho thuê quay cảnh các trạm métro Paris có thể mang lại 200.000 euro một năm. Nhưng nhất là việc này còn giúp quảng bá cho RATP, trở thành một hình ảnh không thể thiếu vắng của thủ đô nước Pháp.
Đối với ông Olivier-René Veillon, giám đốc ủy ban phim ảnh của Paris và vùng phụ cận, thì ngày nay « tất cả các địa điểm di sản quan trọng đều được mở cửa » cho các đạo diễn. Ông nhấn mạnh: « Chúng tôi có 2.500 cảnh trí, trong đó khoảng năm chục cảnh là tại lâu đài Versailles ». Tòa lâu đài tráng lệ này là một trong những địa điểm ngôi sao của các đoàn phim, ngang tầm với tháp Eiffel, bờ sông Seine hay vườn Palais-Royal ở trung tâm Paris.
Mỗi năm có khoảng 1.500 bộ phim truyện, phim truyền hình và phim quảng cáo được quay tại Paris và vùng phụ cận. Trong đó chỉ riêng Paris đã thu hút đến 1.000 đoàn làm phim, chủ yếu đến từ Mỹ, vì lâu nay hình ảnh thủ đô nước Pháp tượng trưng cho sự « lãng mạn ».
Theo Sylvain Leclerc thuộc cơ quan quản lý các di sản phi vật chất của Nhà nước (APIE), thì việc cho thuê cảnh trí mang lại khoảng 10 triệu euro một năm. Năm 2012, APIE ghi nhận có 494 đoàn phim truyện và phim truyền hình thực hiện các cảnh quay tại những công trình do cơ quan này quản lý, trong khi năm 2011 là 333 đoàn và năm 2009 chỉ có 48 đoàn.
Trụ sở các bộ, tòa án, bệnh viện…và thậm chí các nhà tù nay đều có thể được hưởng số tiền do các đoàn làm phim chi trả - một biện pháp khuyến khích họ mở rộng cửa trước các ống kính quay phim.
Giá thuê cảnh trí nay được ấn định rõ để đảm bảo tính minh bạch. Và theo ông Veillon, dù lợi ích hàng đầu của các nơi cho thuê cảnh trí là quảng bá hình ảnh hơn là lợi ích vật chất, đôi khi đây còn là một nguồn thu đáng kể. Chẳng hạn bảo tàng Louvre đã tiếp đón thêm một triệu khách tham quan sau khi phim Mật mã Da Vinci ra đời vào năm 2006.
Theo Ủy ban Điện ảnh Quốc gia Pháp, các đoàn làm phim châu Âu và Nga hiện chiếm 54% trong số các bộ phim nước ngoài được quay tại Pháp. Nhưng chính thị trường Mỹ và châu Á, hiện chiếm tỉ lệ lần lượt là 20 và 22%, đang được dòm ngó nhiều nhất vì có tiềm năng tăng trưởng rất cao.
Ông Olivier-René Veillon cho biết thêm : « Trung Quốc chiếm 8% số phim được quay, đây là một thị trường đang tăng lên từ ba năm qua. Thị trường Trung Quốc có vai trò quan trọng đối với chúng tôi ». Người Trung Quốc đặc biệt bị phong cách sống Pháp thu hút. Họ rất mê các tòa lâu đài cổ của Pháp : hiện nay chỉ riêng tại Paris và vùng phụ cận đã có 150 lâu đài sẵn sàng đón tiếp các đoàn phim. Cho đến nay, việc chọn Pháp làm nơi quay phim chủ yếu là nhờ cảnh trí.
Tuy nhiên cũng theo ông Veillon, các biện pháp thuế khóa ưu đãi hấp dẫn của Canada hay Anh quốc đã khiến các nhà sản xuất quay sang các nước này một khi họ có ngân quỹ dồi dào.
Bên cạnh phim truyện, Pháp cũng thu hút các nhà làm phim quảng cáo. Người Nhật tỏ ra đam mê đối với cảnh trí thiên nhiên của vùng Vexin ở miền tây bắc nước Pháp nổi tiếng nhờ các danh họa trường phái ấn tượng, họ thường xuyên quay các đoạn phim quảng cáo xe hơi tại đây.
Và người Trung Quốc mới đây đã mời nam diễn viên nổi tiếng Leonardo DiCaprio làm việc tám ngày cho một cảnh quay trước nhà thờ Saint-Augustin ở Paris. Đây là một đoạn phim quảng cáo dài 30 giây, ca ngợi những tính năng của một loại điện thoại thông minh.
Theo Karine Lehongre-Richard, người phụ trách việc cho ngành điện ảnh thuê cảnh trí nói rằng việc cho thuê quay cảnh các trạm métro Paris có thể mang lại 200.000 euro một năm. Nhưng nhất là việc này còn giúp quảng bá cho RATP, trở thành một hình ảnh không thể thiếu vắng của thủ đô nước Pháp.
Đối với ông Olivier-René Veillon, giám đốc ủy ban phim ảnh của Paris và vùng phụ cận, thì ngày nay « tất cả các địa điểm di sản quan trọng đều được mở cửa » cho các đạo diễn. Ông nhấn mạnh: « Chúng tôi có 2.500 cảnh trí, trong đó khoảng năm chục cảnh là tại lâu đài Versailles ». Tòa lâu đài tráng lệ này là một trong những địa điểm ngôi sao của các đoàn phim, ngang tầm với tháp Eiffel, bờ sông Seine hay vườn Palais-Royal ở trung tâm Paris.
Mỗi năm có khoảng 1.500 bộ phim truyện, phim truyền hình và phim quảng cáo được quay tại Paris và vùng phụ cận. Trong đó chỉ riêng Paris đã thu hút đến 1.000 đoàn làm phim, chủ yếu đến từ Mỹ, vì lâu nay hình ảnh thủ đô nước Pháp tượng trưng cho sự « lãng mạn ».
Theo Sylvain Leclerc thuộc cơ quan quản lý các di sản phi vật chất của Nhà nước (APIE), thì việc cho thuê cảnh trí mang lại khoảng 10 triệu euro một năm. Năm 2012, APIE ghi nhận có 494 đoàn phim truyện và phim truyền hình thực hiện các cảnh quay tại những công trình do cơ quan này quản lý, trong khi năm 2011 là 333 đoàn và năm 2009 chỉ có 48 đoàn.
Trụ sở các bộ, tòa án, bệnh viện…và thậm chí các nhà tù nay đều có thể được hưởng số tiền do các đoàn làm phim chi trả - một biện pháp khuyến khích họ mở rộng cửa trước các ống kính quay phim.
Giá thuê cảnh trí nay được ấn định rõ để đảm bảo tính minh bạch. Và theo ông Veillon, dù lợi ích hàng đầu của các nơi cho thuê cảnh trí là quảng bá hình ảnh hơn là lợi ích vật chất, đôi khi đây còn là một nguồn thu đáng kể. Chẳng hạn bảo tàng Louvre đã tiếp đón thêm một triệu khách tham quan sau khi phim Mật mã Da Vinci ra đời vào năm 2006.
Theo Ủy ban Điện ảnh Quốc gia Pháp, các đoàn làm phim châu Âu và Nga hiện chiếm 54% trong số các bộ phim nước ngoài được quay tại Pháp. Nhưng chính thị trường Mỹ và châu Á, hiện chiếm tỉ lệ lần lượt là 20 và 22%, đang được dòm ngó nhiều nhất vì có tiềm năng tăng trưởng rất cao.
Ông Olivier-René Veillon cho biết thêm : « Trung Quốc chiếm 8% số phim được quay, đây là một thị trường đang tăng lên từ ba năm qua. Thị trường Trung Quốc có vai trò quan trọng đối với chúng tôi ». Người Trung Quốc đặc biệt bị phong cách sống Pháp thu hút. Họ rất mê các tòa lâu đài cổ của Pháp : hiện nay chỉ riêng tại Paris và vùng phụ cận đã có 150 lâu đài sẵn sàng đón tiếp các đoàn phim. Cho đến nay, việc chọn Pháp làm nơi quay phim chủ yếu là nhờ cảnh trí.
Tuy nhiên cũng theo ông Veillon, các biện pháp thuế khóa ưu đãi hấp dẫn của Canada hay Anh quốc đã khiến các nhà sản xuất quay sang các nước này một khi họ có ngân quỹ dồi dào.
Bên cạnh phim truyện, Pháp cũng thu hút các nhà làm phim quảng cáo. Người Nhật tỏ ra đam mê đối với cảnh trí thiên nhiên của vùng Vexin ở miền tây bắc nước Pháp nổi tiếng nhờ các danh họa trường phái ấn tượng, họ thường xuyên quay các đoạn phim quảng cáo xe hơi tại đây.
Và người Trung Quốc mới đây đã mời nam diễn viên nổi tiếng Leonardo DiCaprio làm việc tám ngày cho một cảnh quay trước nhà thờ Saint-Augustin ở Paris. Đây là một đoạn phim quảng cáo dài 30 giây, ca ngợi những tính năng của một loại điện thoại thông minh.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten