Thứ bảy 29 Tháng Ba 2014
Cải cách xí nghiệp thất bại , Cuba mở cửa cho đầu tư nước ngoài
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm Cuba nhằm tăng cường quan hệ kinh tế. Ảnh chụp ngày 27/03/2014.
REUTERS/Adalberto Roque
Hôm nay, 29/03/2014, Quốc hội Cuba do đảng Cộng sản kiểm soát phải thông qua một đạo luật mới mở cửa thị trường cho tư bản nước ngoài. Giới phân tích xem đây là cơ hội cuối cùng cho nền kinh tế Cuba mà các biện pháp cải cách xí nghiệp nửa vời hai năm trước đây bị thất bại.
Sau nhiều năm liên tiếp tỷ lệ tăng trưởng của kinh tế Cuba chỉ ngập ngừng ở mức độ 2,7 % dưới cả mức dự báo 3,6% một tỳ lệ thấp so với nhiều nước khác trong khu vực.
Theo AFP, Chủ tịch Raul Castro nhiều lần thúc giục bằng mọi giá phải nâng cao tăng trưởng kinh tế, phải chấn chỉnh những thiếu sót về cấu trúc hầu thu hút đầu tư không những vào lãnh vực nông nghiệp được xem là kém phát triển nhất của Cuba mà còn vào các ngành sản xuất khác.
Đạo luật mới mà nội dung chưa được công bố còn nhằm thành lập một đặc khu kinh tế cách La Habana 50 km về phía tây. Lãnh đạo Cuba kỳ vọng vào đạo luật đầu tư để nâng tỷ lệ tăng trưởng lên từ 6 đến 8%. Để được như vậy, Cuba cần vốn nước ngoài mỗi năm tăng thêm từ 25% đến 35% so với tỷ lệ 4,4% trong năm 2013 vừa qua.
Trong bối cảnh bị Hoa Kỳ cấm vận, chính quyền Cuba hứa hẹn nhiều biện pháp từ thuế vụ đến bảo đảm an toàn để thu hút giới làm ăn nước ngoài. Theo báo chí nhà nước thì các nhà đầu tư không bị đánh thuế lợi nhuận trong vòng 8 năm và có thể xin gia hạn thêm. Sau khi hết thời gian ưu đãi thì mới bắt đầu đóng thuế 15% trên tiền lời tức là thấp hơn phân nửa theo đạo luật ban hành từ năm 1995.
Tuy nhiên, trên thực tế chính quyền Cuba đặt ra nhiều chốt chận. Chẳng hạn như trong lãnh vực năng lượng dù là dầu khí hay năng lượng tái tạo thì thuế đánh lên tiền lời lên đến 50%. Điểm đáng lo thứ hai cho giới đầu tư là tuy luật mới bảo đảm an toàn không bị nhà nước tịch biên tài sản nhưng lại có kèm theo hai trường hợp ngoại lệ : vì công ích nhà nước và vì công ích xã hội thì chính quyền vẫn có quyền tịch biên vốn đầu tư.
Trong thập niên 1960, Fidel Castro đã môt lần quốc hữu hóa toàn bộ tài sản người nước ngoài tại Cuba.
Một chướng ngại cực kỳ quan trọng là khả năng đón tiếp các công ty tư nhân có vốn nước ngoài 100%. Cho đến nay, để có thể làm ăn tại Cuba, người nước ngoài phải chấp nhận liên doanh, hùn hạp với một công ty nhà nước mà phía Cuba chiếm đa số. Thêm vào đó, công ty nước ngoài không có quyền tự do tuyển dụng nhân viên mà vẫn phải qua trung gian một cơ quan nhà nước Cuba sắp đặt người.
Cuối cùng, theo như tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư Rodrigo Malmierca nếu luật đầu tư mới không cấm kiều dân Cuba ở ngoại quốc đầu tư vào trong nước, thì ngược lại chính phủ không khuyến khích thành phần này. Theo tường thuật của nhật báo Prensa Latina, trước mặt các đại biểu quốc hội, Bộ trưởng Ngoại thương Cuba nói rõ : "Cuba không đi tìm vốn nước ngoài ở Miami". Thành phố trung tâm tài chính quốc tế ở bang Florida cũng là nơi định cư của hai triệu người Cuba mà phần đông chống chế độ độc tài của anh em ông Castro.
Hãng thông tấn chính thức AIN cho biết Bộ trưởng Ngoại thương có nói thêm là kiều dân Cuba có thể về nước đầu tư nhưng với điều kiện « không chống phá cách mạng » và không thuộc phong trào đối lập mà ông Rodrigo Malmierca gọi là « bọn mafia ».
Theo chuyên gia kinh tế Pavel Vidal, nhà kinh tế lỗi lạc nhất của hải đảo, thì luật đầu tư mới là “cơ hội cuối cùng” để giải quyết cùng lúc hai vấn đề : tăng trưởng èo uột và lệ thuộc quá nhiều vào đồng minh Venezuela.
Thông tin về chuyến viếng thăm Cuba của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng làm nổi bật thế cô lập của La Habana. Tuy gọi là « đồng chí thân thiết, kẻ thức người ngủ » nhưng trao đổi kinh tế giữa hai trong bốn chế độ cộng sản còn sót lại này không tới có 200 triệu đôla mỗi năm. Cùng lúc đó thì tình trạng kinh tế của Venezuela, « nhà tài trợ » khí đốt và xăng dầu cho Cuba và cũng là đối tác kinh tế và hậu thuẫn chính trị của La Habana cũng suy yếu trầm trọng với tỷ lệ lạm phát gần 60%.
Đó là những lý do buộc Raul Castro phải tìm lối thoát.
Theo AFP, Chủ tịch Raul Castro nhiều lần thúc giục bằng mọi giá phải nâng cao tăng trưởng kinh tế, phải chấn chỉnh những thiếu sót về cấu trúc hầu thu hút đầu tư không những vào lãnh vực nông nghiệp được xem là kém phát triển nhất của Cuba mà còn vào các ngành sản xuất khác.
Đạo luật mới mà nội dung chưa được công bố còn nhằm thành lập một đặc khu kinh tế cách La Habana 50 km về phía tây. Lãnh đạo Cuba kỳ vọng vào đạo luật đầu tư để nâng tỷ lệ tăng trưởng lên từ 6 đến 8%. Để được như vậy, Cuba cần vốn nước ngoài mỗi năm tăng thêm từ 25% đến 35% so với tỷ lệ 4,4% trong năm 2013 vừa qua.
Trong bối cảnh bị Hoa Kỳ cấm vận, chính quyền Cuba hứa hẹn nhiều biện pháp từ thuế vụ đến bảo đảm an toàn để thu hút giới làm ăn nước ngoài. Theo báo chí nhà nước thì các nhà đầu tư không bị đánh thuế lợi nhuận trong vòng 8 năm và có thể xin gia hạn thêm. Sau khi hết thời gian ưu đãi thì mới bắt đầu đóng thuế 15% trên tiền lời tức là thấp hơn phân nửa theo đạo luật ban hành từ năm 1995.
Tuy nhiên, trên thực tế chính quyền Cuba đặt ra nhiều chốt chận. Chẳng hạn như trong lãnh vực năng lượng dù là dầu khí hay năng lượng tái tạo thì thuế đánh lên tiền lời lên đến 50%. Điểm đáng lo thứ hai cho giới đầu tư là tuy luật mới bảo đảm an toàn không bị nhà nước tịch biên tài sản nhưng lại có kèm theo hai trường hợp ngoại lệ : vì công ích nhà nước và vì công ích xã hội thì chính quyền vẫn có quyền tịch biên vốn đầu tư.
Trong thập niên 1960, Fidel Castro đã môt lần quốc hữu hóa toàn bộ tài sản người nước ngoài tại Cuba.
Một chướng ngại cực kỳ quan trọng là khả năng đón tiếp các công ty tư nhân có vốn nước ngoài 100%. Cho đến nay, để có thể làm ăn tại Cuba, người nước ngoài phải chấp nhận liên doanh, hùn hạp với một công ty nhà nước mà phía Cuba chiếm đa số. Thêm vào đó, công ty nước ngoài không có quyền tự do tuyển dụng nhân viên mà vẫn phải qua trung gian một cơ quan nhà nước Cuba sắp đặt người.
Cuối cùng, theo như tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư Rodrigo Malmierca nếu luật đầu tư mới không cấm kiều dân Cuba ở ngoại quốc đầu tư vào trong nước, thì ngược lại chính phủ không khuyến khích thành phần này. Theo tường thuật của nhật báo Prensa Latina, trước mặt các đại biểu quốc hội, Bộ trưởng Ngoại thương Cuba nói rõ : "Cuba không đi tìm vốn nước ngoài ở Miami". Thành phố trung tâm tài chính quốc tế ở bang Florida cũng là nơi định cư của hai triệu người Cuba mà phần đông chống chế độ độc tài của anh em ông Castro.
Hãng thông tấn chính thức AIN cho biết Bộ trưởng Ngoại thương có nói thêm là kiều dân Cuba có thể về nước đầu tư nhưng với điều kiện « không chống phá cách mạng » và không thuộc phong trào đối lập mà ông Rodrigo Malmierca gọi là « bọn mafia ».
Theo chuyên gia kinh tế Pavel Vidal, nhà kinh tế lỗi lạc nhất của hải đảo, thì luật đầu tư mới là “cơ hội cuối cùng” để giải quyết cùng lúc hai vấn đề : tăng trưởng èo uột và lệ thuộc quá nhiều vào đồng minh Venezuela.
Thông tin về chuyến viếng thăm Cuba của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng làm nổi bật thế cô lập của La Habana. Tuy gọi là « đồng chí thân thiết, kẻ thức người ngủ » nhưng trao đổi kinh tế giữa hai trong bốn chế độ cộng sản còn sót lại này không tới có 200 triệu đôla mỗi năm. Cùng lúc đó thì tình trạng kinh tế của Venezuela, « nhà tài trợ » khí đốt và xăng dầu cho Cuba và cũng là đối tác kinh tế và hậu thuẫn chính trị của La Habana cũng suy yếu trầm trọng với tỷ lệ lạm phát gần 60%.
Đó là những lý do buộc Raul Castro phải tìm lối thoát.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten