Chiến tranh kinh tế Nga-Phương Tây : Cả hai bên đều sứt đầu mẻ trán
Le siège de Gazprom, à Moscou. Le temps joue pour le géant gazier russe, en raison du froid sévère qui sévit en Europe.
AFP/Yuri Kadobnov
Trụ sở tập đoàn Gazprom, ở Matxcơva.
Trong cuộc khủng hoảng Ukraina hiện nay, nhằm gây sức ép với Nga, các nước phương Tây đe dọa trừng phạt Matxcơva về kinh tế. Giới chuyên gia nhấn mạnh là nếu phương Tây và Nga cùng đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế lẫn nhau, thì cả hai bên sẽ bị tổn hại và dường như Nga sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề hơn.
Theo ông Arnaud Dubien, Chủ tịch Đài Quan sát Pháp-Nga, một tổ chức nghiên cứu độc lập trực thuộc Phòng Thương mại Pháp-Nga, được AFP trích dẫn, « sẽ chỉ có các bên thua » nếu Nga và phương Tây đưa ra các biện pháp trả đũa nhau về mặt kinh tế và ông « không tin » là điều này sẽ xẩy ra.
Hôm thứ Sáu, 08/03, hiệp hội các doanh nghiệp Châu Âu hoạt động tại Nga – AEB, đã ra thông cáo kêu gọi các bên tiến hành một « cuộc đối thoại mang tính xây dựng », do quan hệ kinh tế song phương tùy thuộc nhau rất lớn.
Chuyên gia Christian Schulz, thuộc ngân hàng Đức Berenberg, đánh giá là các trừng phạt kinh tế sẽ gây thiệt hại cho phương Tây ít hơn, trong khi đó, chính Nga sẽ tự gây khó khăn cho mình, vào lúc tăng trưởng của nước này rất thấp, chỉ là 1,3% trong năm 2013 và các nguồn vốn tư nhân giảm mạnh, khoảng 17 tỷ đô la, chỉ tính từ đầu năm đến nay.
Viện nghiên cứu Oxford Economics đã tính toán các hậu quả trong giả định xung đột leo thang tại Ukraina, Nga đưa thêm quân vào nước này, dẫn đến việc Nga ngừng cung ứng khí đốt cho Châu Âu qua hệ thống ống dẫn đặt trên lãnh thổ Ukraina, còn phương Tây thì áp dụng một vài biện pháp trả đũa về tài chính nhắm vào Matxcơva.
Theo kết luận của viện nghiên cứu này, giá khí đốt trên thị trường Châu Âu sẽ tăng khoảng 15%, dầu lửa tăng 10%, từ nay đến 2015, tổng sản phẩm quốc nội – PIB - của các nước trong khu vực đồng Euro giảm 1,5% so với kịch bản không có leo thang xung đột quân sự. Tăng trưởng của một số nước Đông Âu sẽ giảm tới 3%. Hoa Kỳ và Châu Á ít bị tác động hơn.
Tuy nhiên, viện Oxford Economics cho rằng, « bên bị thua thiệt nhiều sẽ là Nga » : Đồng Rouble bị mất giá mạnh, lạm phát tăng cao và PIB giảm 2% trong năm 2014, 4,5% trong năm 2015. Còn Ukraina thì sẽ bị phá sản.
Thứ Hai, 03/03, chỉ trong một ngày, Ngân hàng Trung ương Nga đã phải tung ra 11 tỷ đô la để cứu đồng Rouble, tức là gấp 5 lần so với mức can thiệp cao nhất trên thị trường mà định chế này đã từng phải ra tay trong quá khứ.
Nếu 80% lượng dầu khí xuất khẩu của Nga bị cấm vận, theo các chuyên gia của Oxford Economics, PIB của Nga, từ nay đến 2015, sẽ bị thụt lùi tới 10%, so với kịch bản không có leo thang xung đột.
Hiện nay, Nga cung cấp tới một phần ba tổng nhu cầu khí đốt của Châu Âu, nhưng theo chuyên gia Christian Schulz, trong bối cảnh Châu Âu đang phục hồi kinh tế, mùa xuân đang tới, Nga cần tiền bán nhiên liệu hơn là Châu Âu cần khí đốt của Nga. Mặt khác, quan hệ thương mại Châu Âu- Nga rất mất cân đối : Xuất khẩu của Châu Âu sang Nga chỉ chiếm 1% PIB của Châu Âu trong năm 2012, nhưng xuất khẩu của Nga sang Liên Hiệp Châu Âu lại chiếm tới 15% PIB của Nga.
Một hậu quả khác là Nga sẽ phải đối mặt với tình trạng giảm đầu tư ngoại quốc mà nước này đang rất cần để hiện đại hóa và các quốc gia đang trỗi dậy sẽ được hưởng lợi, như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ.
Ông Arnaud Dubien, Chủ tịch Đài Quan sát Pháp-Nga, không chia sẻ hoàn toàn nhận định của viện Oxford Economics và lưu ý là trong cuộc chiến tranh kinh tế với Nga, các nước Châu Âu, đặc biệt là Pháp cũng sẽ bị thiệt hại không nhỏ. Nga là thị trường xuất khẩu đứng hàng thứ ba của Pháp, ngoài Châu Âu. Trong quan hệ thương mại song phương, Pháp phải nhập siêu. Mặt khác, Nga vẫn còn tiềm lực to lớn để bảo vệ đồng Rouble. Tính đến cuối tháng Hai vừa qua, dự trữ ngoại tệ của Nga lên tới 493,4 tỷ đô la.
Hôm thứ Sáu, 08/03, hiệp hội các doanh nghiệp Châu Âu hoạt động tại Nga – AEB, đã ra thông cáo kêu gọi các bên tiến hành một « cuộc đối thoại mang tính xây dựng », do quan hệ kinh tế song phương tùy thuộc nhau rất lớn.
Chuyên gia Christian Schulz, thuộc ngân hàng Đức Berenberg, đánh giá là các trừng phạt kinh tế sẽ gây thiệt hại cho phương Tây ít hơn, trong khi đó, chính Nga sẽ tự gây khó khăn cho mình, vào lúc tăng trưởng của nước này rất thấp, chỉ là 1,3% trong năm 2013 và các nguồn vốn tư nhân giảm mạnh, khoảng 17 tỷ đô la, chỉ tính từ đầu năm đến nay.
Viện nghiên cứu Oxford Economics đã tính toán các hậu quả trong giả định xung đột leo thang tại Ukraina, Nga đưa thêm quân vào nước này, dẫn đến việc Nga ngừng cung ứng khí đốt cho Châu Âu qua hệ thống ống dẫn đặt trên lãnh thổ Ukraina, còn phương Tây thì áp dụng một vài biện pháp trả đũa về tài chính nhắm vào Matxcơva.
Theo kết luận của viện nghiên cứu này, giá khí đốt trên thị trường Châu Âu sẽ tăng khoảng 15%, dầu lửa tăng 10%, từ nay đến 2015, tổng sản phẩm quốc nội – PIB - của các nước trong khu vực đồng Euro giảm 1,5% so với kịch bản không có leo thang xung đột quân sự. Tăng trưởng của một số nước Đông Âu sẽ giảm tới 3%. Hoa Kỳ và Châu Á ít bị tác động hơn.
Tuy nhiên, viện Oxford Economics cho rằng, « bên bị thua thiệt nhiều sẽ là Nga » : Đồng Rouble bị mất giá mạnh, lạm phát tăng cao và PIB giảm 2% trong năm 2014, 4,5% trong năm 2015. Còn Ukraina thì sẽ bị phá sản.
Thứ Hai, 03/03, chỉ trong một ngày, Ngân hàng Trung ương Nga đã phải tung ra 11 tỷ đô la để cứu đồng Rouble, tức là gấp 5 lần so với mức can thiệp cao nhất trên thị trường mà định chế này đã từng phải ra tay trong quá khứ.
Nếu 80% lượng dầu khí xuất khẩu của Nga bị cấm vận, theo các chuyên gia của Oxford Economics, PIB của Nga, từ nay đến 2015, sẽ bị thụt lùi tới 10%, so với kịch bản không có leo thang xung đột.
Hiện nay, Nga cung cấp tới một phần ba tổng nhu cầu khí đốt của Châu Âu, nhưng theo chuyên gia Christian Schulz, trong bối cảnh Châu Âu đang phục hồi kinh tế, mùa xuân đang tới, Nga cần tiền bán nhiên liệu hơn là Châu Âu cần khí đốt của Nga. Mặt khác, quan hệ thương mại Châu Âu- Nga rất mất cân đối : Xuất khẩu của Châu Âu sang Nga chỉ chiếm 1% PIB của Châu Âu trong năm 2012, nhưng xuất khẩu của Nga sang Liên Hiệp Châu Âu lại chiếm tới 15% PIB của Nga.
Một hậu quả khác là Nga sẽ phải đối mặt với tình trạng giảm đầu tư ngoại quốc mà nước này đang rất cần để hiện đại hóa và các quốc gia đang trỗi dậy sẽ được hưởng lợi, như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ.
Ông Arnaud Dubien, Chủ tịch Đài Quan sát Pháp-Nga, không chia sẻ hoàn toàn nhận định của viện Oxford Economics và lưu ý là trong cuộc chiến tranh kinh tế với Nga, các nước Châu Âu, đặc biệt là Pháp cũng sẽ bị thiệt hại không nhỏ. Nga là thị trường xuất khẩu đứng hàng thứ ba của Pháp, ngoài Châu Âu. Trong quan hệ thương mại song phương, Pháp phải nhập siêu. Mặt khác, Nga vẫn còn tiềm lực to lớn để bảo vệ đồng Rouble. Tính đến cuối tháng Hai vừa qua, dự trữ ngoại tệ của Nga lên tới 493,4 tỷ đô la.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten