Hồi kết của phép màu kinh tế tại các nước đang trỗi dậy ?
Sau cuộc khủng hoảng và các sự kiện nóng bỏng đang diễn ra tại các quốc gia như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, nhật báo Le Monde dành một loạt bài phân tích tình hình hiện nay, đồng thời giải thích nguyên nhân dẫn đến những bất ổn.
Le Monde cho biết Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nối Trung Quốc, Ấn Độ và Nga trong câu lạc bộ các nước đang lên nhưng phát triển kinh tế bị chững lại. Trong khi đó, Indonesia, Philippines, Nigeria và Ghana đang theo gót các quốc gia trên.
Phụ trương « Kinh tế & Doanh nghiệp » của tờ báo đăng một bài phân tích để trả lời câu hỏi « Tại sao tăng trưởng kinh tế của các nước mới nổi lại chững lại ? » Theo các chuyên gia được Le Monde phỏng vấn, « khuynh hướng trên là điều hiển nhiên. Tăng trưởng của Trung Quốc đạt hơn 10% (trong những năm 2000) rơi xuống hiện nay còn khoảng 7 hay 8%. Ấn Độ tăng trưởng từ hơn 7% xuống còn 4%. Tương tự, Nga từ hơn 8% xuống còn 4% ».
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc suy giảm có thể được giải thích bởi nhiều lý do. Thứ nhất, do khủng hoảng kinh tế, các nước nhập khẩu phải giảm khối lượng hàng nhập từ Trung Quốc. Thứ hai, Bắc Kinh muốn cân đối lại nền kinh tế của mình theo hướng đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, và giảm bớt đầu tư do nợ siêu khổng lồ của khu vực tư nhân vượt trên 200% GDP.
Còn các nước Brazil, Ấn Độ, Indonesia suy sụp vì thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng và năng lượng điện. Trong khi đó, Nga, Nam Phi và Achentina thì bị tê liệt vì hệ thống quản lý suy yếu khiến các nhà đầu tư nội địa và nước ngoài lo sợ. Thổ Nhĩ Kỳ bị thâm hụt tài khoản vãng lai khiến nước này bị phụ thuộc vào quốc tế.
Các nước này cũng mắc phải sai lầm khi chỉ tập trung vào tăng trưởng, trong khi đó yếu tố con người bị thờ ơ. Tại đây, nhân lực có trình độ cao rất hiếm, được hưởng lương cao nên không thúc đẩy tính cạnh tranh. Sự tăng trưởng cũng bị cản trở vì bất công xã hội kéo theo an ninh mất ổn định do tình trạng tội phạm tăng cao (như trường hợp các nước Brazil, Nam Phi, Nigeria, Mehico). Một yếu tố khác là nạn tham nhũng.
Bất công xã hội cũng gây nên những phản ứng và yêu sách mà tầng lớp trung lưu tại Brazil, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đang thể hiện trên đường phố. Thập niên tăng trưởng thần tốc với sự hiện diện của Trung Quốc đã kết thúc. Một loạt các nước mới nổi khác vươn lên thế chỗ như Indonesia, Philippines ở châu Á, hay Chi Lê, Peru và Colombia tại châu Mỹ La tinh và Nigeria, Ghana, Ethiopia tại châu Phi.
Để minh chứng sự phát triển của các nền kinh tế mới, phóng viên báo Le Monde phân tích trường hợp của Nigeria và nhu cầu hàng xa xỉ của người dân nước này. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự phóng GDP của Nigeria sẽ đạt 7,2% vào năm 2013 và 7% vào năm 2014, nhờ vào ba lĩnh vực chủ đạo là xây dựng, công nghiệp và dịch vụ khách sạn.
Nền kinh tế kỹ thuật số cũng bùng nổ từ 25% tăng lên 50%. Nhờ tầng lớp trung lưu phát triển, nhu cầu hàng xa xỉ, sản phẩm đặt theo yêu cầu và các loại vải đắt tiền càng ngày càng tăng cao.
Brazil : Rạn nứt xã hội và nguy cơ chính trị
Để tiếp tục minh chứng hậu quả của bất bình đẳng xã hội, báo Le Monde đăng các bài phân tích mối rạn nứt xã hội và nguy cơ chính trị đang diễn ra tại nước này.
Tác giả bài xã luận nhận định, các cuộc biểu tình nổ ra từ ngày 13/06 đang trở thành một cuộc khủng hoảng chính trị. Từ một bất mãn nhỏ, người dân Brazil đã xuống đường thể hiện sự bất đồng của mình trong việc quản lý của chính phủ, cũng như những tệ nạn như tham nhũng và hệ thống dịch vụ công yếu kém. Chắc chắn các cuộc biểu tình này sẽ ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra vào năm 2014.
Brazil nổi lên cách đây khoảng 20 năm nhờ chính sách ổn định tiền tệ và giảm lạm phát dưới thời Tổng thống Fernando Henrique Cardoso và chính sách đổi hướng xã hội và tăng trưởng thị trường nội địa dưới thời người kế nhiệm Lula da Silva. Song, tình hình xã hội Brazil không có nhiều chuyển biến, dù mức sống của người dân đã tăng cao. Brazil vẫn phải « nhập » bác sĩ và kĩ sư dầu lửa nước ngoài. Vì, chưa bao giờ giáo dục là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Hệ thống giáo dục phổ thông kém chất lượng, chỉ đủ cho học sinh thoát nạn mù chữ. Chỉ có các trường tư với học phí đắt đỏ mới đảm bảo cho học sinh vào được các trường đại học công lập.
Trên trang quốc tế, Le Monde cho biết « Ở Brazil, phản đối xã hội đang làm Tổng thống Dilma Rousseff suy yếu ». Hơn ba phần tư người dân ủng hộ cuộc biểu tình. Nhiều chuyên gia Brazil đánh giá đây là thực trạng bất ổn lớn của nền dân chủ Brazil. Ngay nội bộ đảng cầm quyền cũng bắt đầu có dấu hiệu chia rẽ. Một bộ phận ủng hộ cựu Tổng thống Lula da Silva tranh cử vào năm 2014.
http://www.viet.rfi.fr/diem-bao/20130625-hoi-ket-cua-phep-mau-kinh-te-tai-cac-nuoc-dang-troi-day
Phụ trương « Kinh tế & Doanh nghiệp » của tờ báo đăng một bài phân tích để trả lời câu hỏi « Tại sao tăng trưởng kinh tế của các nước mới nổi lại chững lại ? » Theo các chuyên gia được Le Monde phỏng vấn, « khuynh hướng trên là điều hiển nhiên. Tăng trưởng của Trung Quốc đạt hơn 10% (trong những năm 2000) rơi xuống hiện nay còn khoảng 7 hay 8%. Ấn Độ tăng trưởng từ hơn 7% xuống còn 4%. Tương tự, Nga từ hơn 8% xuống còn 4% ».
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc suy giảm có thể được giải thích bởi nhiều lý do. Thứ nhất, do khủng hoảng kinh tế, các nước nhập khẩu phải giảm khối lượng hàng nhập từ Trung Quốc. Thứ hai, Bắc Kinh muốn cân đối lại nền kinh tế của mình theo hướng đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, và giảm bớt đầu tư do nợ siêu khổng lồ của khu vực tư nhân vượt trên 200% GDP.
Còn các nước Brazil, Ấn Độ, Indonesia suy sụp vì thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng và năng lượng điện. Trong khi đó, Nga, Nam Phi và Achentina thì bị tê liệt vì hệ thống quản lý suy yếu khiến các nhà đầu tư nội địa và nước ngoài lo sợ. Thổ Nhĩ Kỳ bị thâm hụt tài khoản vãng lai khiến nước này bị phụ thuộc vào quốc tế.
Các nước này cũng mắc phải sai lầm khi chỉ tập trung vào tăng trưởng, trong khi đó yếu tố con người bị thờ ơ. Tại đây, nhân lực có trình độ cao rất hiếm, được hưởng lương cao nên không thúc đẩy tính cạnh tranh. Sự tăng trưởng cũng bị cản trở vì bất công xã hội kéo theo an ninh mất ổn định do tình trạng tội phạm tăng cao (như trường hợp các nước Brazil, Nam Phi, Nigeria, Mehico). Một yếu tố khác là nạn tham nhũng.
Bất công xã hội cũng gây nên những phản ứng và yêu sách mà tầng lớp trung lưu tại Brazil, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đang thể hiện trên đường phố. Thập niên tăng trưởng thần tốc với sự hiện diện của Trung Quốc đã kết thúc. Một loạt các nước mới nổi khác vươn lên thế chỗ như Indonesia, Philippines ở châu Á, hay Chi Lê, Peru và Colombia tại châu Mỹ La tinh và Nigeria, Ghana, Ethiopia tại châu Phi.
Để minh chứng sự phát triển của các nền kinh tế mới, phóng viên báo Le Monde phân tích trường hợp của Nigeria và nhu cầu hàng xa xỉ của người dân nước này. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự phóng GDP của Nigeria sẽ đạt 7,2% vào năm 2013 và 7% vào năm 2014, nhờ vào ba lĩnh vực chủ đạo là xây dựng, công nghiệp và dịch vụ khách sạn.
Nền kinh tế kỹ thuật số cũng bùng nổ từ 25% tăng lên 50%. Nhờ tầng lớp trung lưu phát triển, nhu cầu hàng xa xỉ, sản phẩm đặt theo yêu cầu và các loại vải đắt tiền càng ngày càng tăng cao.
Brazil : Rạn nứt xã hội và nguy cơ chính trị
Để tiếp tục minh chứng hậu quả của bất bình đẳng xã hội, báo Le Monde đăng các bài phân tích mối rạn nứt xã hội và nguy cơ chính trị đang diễn ra tại nước này.
Tác giả bài xã luận nhận định, các cuộc biểu tình nổ ra từ ngày 13/06 đang trở thành một cuộc khủng hoảng chính trị. Từ một bất mãn nhỏ, người dân Brazil đã xuống đường thể hiện sự bất đồng của mình trong việc quản lý của chính phủ, cũng như những tệ nạn như tham nhũng và hệ thống dịch vụ công yếu kém. Chắc chắn các cuộc biểu tình này sẽ ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra vào năm 2014.
Brazil nổi lên cách đây khoảng 20 năm nhờ chính sách ổn định tiền tệ và giảm lạm phát dưới thời Tổng thống Fernando Henrique Cardoso và chính sách đổi hướng xã hội và tăng trưởng thị trường nội địa dưới thời người kế nhiệm Lula da Silva. Song, tình hình xã hội Brazil không có nhiều chuyển biến, dù mức sống của người dân đã tăng cao. Brazil vẫn phải « nhập » bác sĩ và kĩ sư dầu lửa nước ngoài. Vì, chưa bao giờ giáo dục là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Hệ thống giáo dục phổ thông kém chất lượng, chỉ đủ cho học sinh thoát nạn mù chữ. Chỉ có các trường tư với học phí đắt đỏ mới đảm bảo cho học sinh vào được các trường đại học công lập.
Trên trang quốc tế, Le Monde cho biết « Ở Brazil, phản đối xã hội đang làm Tổng thống Dilma Rousseff suy yếu ». Hơn ba phần tư người dân ủng hộ cuộc biểu tình. Nhiều chuyên gia Brazil đánh giá đây là thực trạng bất ổn lớn của nền dân chủ Brazil. Ngay nội bộ đảng cầm quyền cũng bắt đầu có dấu hiệu chia rẽ. Một bộ phận ủng hộ cựu Tổng thống Lula da Silva tranh cử vào năm 2014.
http://www.viet.rfi.fr/diem-bao/20130625-hoi-ket-cua-phep-mau-kinh-te-tai-cac-nuoc-dang-troi-day
Geen opmerkingen:
Een reactie posten