Châu Á : Trung tâm xuất khẩu vũ khí trong tương lai ?
Trang bị vũ khí hiện đại là một chiến lược quân sự của các nước Đông Nam Á hiện nay.
REUTERS/Cheryl Ravelo
Thương mại vũ khí gia tăng mạnh trên thế giới, theo số liệu vừa công bố của IHS, cơ quan có uy tín trên vấn đế này. Chủ đề được báo Les Echos theo dõi dưới hàng tựa : Thương mại vũ khí gần đến ngưỡng 100 tỷ đô la. Điều được tờ báo Pháp chú ý là với đà hiện nay, trong tương lai, châu Á sẽ chuyển dịch từ một khu vực đi mua thành một trung tâm xuất khẩu vũ khí.
Bài báo của Les Echos nhận định rất hóm hỉnh : "Ai bảo là có khủng hoảng ? Nếu xét thị trường vũ khí và các dịch vụ đi kèm theo, thì có lẽ không hề thấy khủng hoảng vì số thương vụ đã bùng nổ từ năm 2008".
Nhìn chung công việc buôn bán đã gia tăng 30% để đạt 73,5 tỷ đô la năm 2012 ; trước đó 4 năm thì chỉ doanh số chỉ ở mức 56,5 tỷ. Theo các nhà phân tích của IHS, các trao đổi sẽ tăng gấp đôi từ đây đến 2020, và ngay từ năm 2018, sẽ vượt qua ngưỡng 100 tỷ đô la.
Les Echos cho là số liệu trên có phần gây ngạc nhiên. Lý do là với luật cắt giảm chi tiêu quốc phòng được gọi là ‘Sequestration Act’ tại Mỹ, có khả năng bộ Quốc phòng Mỹ bị mất 500 tỷ đô la ngân sách, và với việc châu Âu cũng cắt giảm chi tiêu quốc phòng, thì suy nghĩ chung là chi tiêu của các nước đang vươn lên sẽ chỉ bù đắp được phần nào, nhưng không nhiều, cho phần giảm của phương Tây.
Nói cách khác ngành công nghiệp quân sự thế giới sẽ bị đình đốn và nếu có tăng thì cũng chi là một cách yếu ớt. Nhưng số liệu của IHS cho thấy ngược lại, và các chuyên gia của họ dự kiến là thế giới vẫn tiếp tục trang bị vũ khí, ngân sách tiếp tục tăng : 9,3% từ đây đến 2021, lên mức 1,65 ngàn tỷ đô la. Les Echos trích dẫn IHS cho là có 2 yếu tố đáng chú ý : Chi phí quân sự đang xoay về phía Đông và cạnh tranh gia tăng.
Và nếu tình hình diễn ra đúng theo dự đoán, thì châu Âu và Hoa Kỳ sẽ càng lúc càng yếu thế vì dần dần với việc nhập trang thiết bị quân sự, các nước đang vươn lên cũng tăng sức mạnh, khả năng công nghiệp của họ qua việc chuyển giao công nghệ học. Ví dụ rõ nhất là trường hợp Ấn Độ, khi thương lượng mua chiến đấu cơ Rafale của Dassault (Pháp), thì cũng đòi khả năng chế tạo một phần lớn máy bay tại nước họ.
Như thế, các nước nhập khẩu hôm nay sẽ dần dần có trọng lượng hơn, chiếm vị trí quan trọng hơn trong danh sách các quốc gia xuất khẩu, Châu Âu và ngay cả Hoa Kỳ sẽ không giữ đươc chỗ đứng hiện tại. Xu hướng này hiện đã lộ rõ, như trường hợp Hàn Quốc, đã nằm trong danh sách 20 nước xuất khẩu hàng đầu. Trung Quốc cũng đang rất ‘hung hăng’.
Trong bối cảnh đó, các nưóc phương Tây bắt buộc phải xuất khẩu nhiều hơn nếu không muốn công nghiêp họ bị nhận chìm. Có điều là các nước này bị vướng vào việc phải chuyển giao công nghệ cho khách hàng của mình. Chuyên gia của IHS, Guy Anderon dự báo : « Cứ cho châu Á và Trung Đông một thập niên nữa, thì họ sẽ bán ra trang thiết bị tầm cỡ thế giới ».
Chuyển quyền êm thắm tại vùng Vịnh
Tựa đề trang đầu báo Pháp hôm nay khá tản mạn. Tuy tập trung trên thời sự Pháp, nhưng lại đi từ kinh tế - với thâm thủng ngân sách như trên báo Les Echos – qua ngân sách – mà Tổng thống Pháp quyết định rót thêm 1 tỷ euro cho công việc làm, tựa Le Monde – cho đến văn hóa : La Croix giới thiệu « Mùa hè tươi đẹp của các Liên hoan ».
Về thời sự quốc tế, nhân vật được báo giới Pháp chú ý nhất hôm nay là tân lãnh đạo trẻ xưa Qatar, Tamim Ben Hamad Al – Thani, 33 tuổi, mà Le Monde đăng ảnh ngay trang nhất dưới dòng tựa : « Chuyển tiếp êm thấm ở thượng tầng Nhà nước Qatar ».
Le Monde tóm lược nhận định chung với nhận xét : Trong một cử chỉ chưa từng thấy, quốc vương Al - Thani đã nhường quyền lại cho con trai, nổi tiếng là một người thích canh tân. Điều mà Le Monde cũng như các đồng nghiệp ghi nhận và khen ngợi là quyết định của quôc vương, tự nguyện rời bỏ quyền hành, điều chưa từng thấy ở các vương quốc Ả Rập.
Ông cho là đã « đến lúc phải sang trang và trao quyền cho thế hệ mới ». Đối với Le Monde, các lãnh đạo già nua còn bám ngôi ở Vùng Vịnh nên noi theo việc chuyển quyền êm thắm này, vì nó cho thấy là họ đã lạc hậu.
Pháp trải ‘thảm đỏ’ cho doanh nhân Trung Quốc
Dưới tựa đề « Hollande mở rộng cánh tay cho các nhà đầu tư Trung Quốc », báo Les Echos trở lại cuộc đón tiếp các doanh nhân Trung Quốc ở Điện Elysée vào hôm qua. Tờ báo ghi nhận đây là một « hình ảnh rất hiếm, có thể tóm lược trong một từ ngữ : ‘trải thảm đỏ’ ».
Ông Hollande đã đón các doanh nhân Trung Quốc một cách linh đình. Cánh tay rộng mở của ông đã nhấn mạnh thông điệp là các nhà đầu tư Trung Quốc rất được hoan nghênh, tuy ông cũng rất hiểu là dư luận thường khi nhìn Trung Quốc như một mối đe dọa hơn là một cơ may.
Les Echos nhìn thấy là để thuyết phục khách của minh, ông Hollande đã đóng vai một đại diện thương mại, quảng cáo cho chất lượng của sản phẩm Pháp. Tờ báo đánh giá có vẻ không vui là ‘người ở điện Elysée’ cho là không thể vực dậy được kinh tế nếu không có Trung Quốc, đã ra sức kêu gọi đối tác của ông là « hãy tin tưởng »…, "Pháp đã cải tổ từ hơn một năm qua để tăng sức cạnh tranh ». Ông cũng đưa ra một yếu tố khác để thuyết phục : Pháp là cánh cửa vào châu Âu.
Les Echos giải thích mục tiêu của ông Hollande là muốn cân bằng đầu tư hai bên : chỉ có khoảng 250 cơ sở Trung Quốc hoạt động tại Pháp, trong lúc có đến 2.200 công ty Pháp ở Trung Quốc. Les Echos tỏ vẻ hoài nghi về hiệu quả, cho là chính một bộ trưởng đã nói « sự tin tưởng bị phá hủy nhanh hơn là khi xây dựng lại ».
http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20130626-chau-a-trung-tam-xuat-khau-vu-khi-trong-tuong-lai
Nhìn chung công việc buôn bán đã gia tăng 30% để đạt 73,5 tỷ đô la năm 2012 ; trước đó 4 năm thì chỉ doanh số chỉ ở mức 56,5 tỷ. Theo các nhà phân tích của IHS, các trao đổi sẽ tăng gấp đôi từ đây đến 2020, và ngay từ năm 2018, sẽ vượt qua ngưỡng 100 tỷ đô la.
Les Echos cho là số liệu trên có phần gây ngạc nhiên. Lý do là với luật cắt giảm chi tiêu quốc phòng được gọi là ‘Sequestration Act’ tại Mỹ, có khả năng bộ Quốc phòng Mỹ bị mất 500 tỷ đô la ngân sách, và với việc châu Âu cũng cắt giảm chi tiêu quốc phòng, thì suy nghĩ chung là chi tiêu của các nước đang vươn lên sẽ chỉ bù đắp được phần nào, nhưng không nhiều, cho phần giảm của phương Tây.
Nói cách khác ngành công nghiệp quân sự thế giới sẽ bị đình đốn và nếu có tăng thì cũng chi là một cách yếu ớt. Nhưng số liệu của IHS cho thấy ngược lại, và các chuyên gia của họ dự kiến là thế giới vẫn tiếp tục trang bị vũ khí, ngân sách tiếp tục tăng : 9,3% từ đây đến 2021, lên mức 1,65 ngàn tỷ đô la. Les Echos trích dẫn IHS cho là có 2 yếu tố đáng chú ý : Chi phí quân sự đang xoay về phía Đông và cạnh tranh gia tăng.
Và nếu tình hình diễn ra đúng theo dự đoán, thì châu Âu và Hoa Kỳ sẽ càng lúc càng yếu thế vì dần dần với việc nhập trang thiết bị quân sự, các nước đang vươn lên cũng tăng sức mạnh, khả năng công nghiệp của họ qua việc chuyển giao công nghệ học. Ví dụ rõ nhất là trường hợp Ấn Độ, khi thương lượng mua chiến đấu cơ Rafale của Dassault (Pháp), thì cũng đòi khả năng chế tạo một phần lớn máy bay tại nước họ.
Như thế, các nước nhập khẩu hôm nay sẽ dần dần có trọng lượng hơn, chiếm vị trí quan trọng hơn trong danh sách các quốc gia xuất khẩu, Châu Âu và ngay cả Hoa Kỳ sẽ không giữ đươc chỗ đứng hiện tại. Xu hướng này hiện đã lộ rõ, như trường hợp Hàn Quốc, đã nằm trong danh sách 20 nước xuất khẩu hàng đầu. Trung Quốc cũng đang rất ‘hung hăng’.
Trong bối cảnh đó, các nưóc phương Tây bắt buộc phải xuất khẩu nhiều hơn nếu không muốn công nghiêp họ bị nhận chìm. Có điều là các nước này bị vướng vào việc phải chuyển giao công nghệ cho khách hàng của mình. Chuyên gia của IHS, Guy Anderon dự báo : « Cứ cho châu Á và Trung Đông một thập niên nữa, thì họ sẽ bán ra trang thiết bị tầm cỡ thế giới ».
Chuyển quyền êm thắm tại vùng Vịnh
Tựa đề trang đầu báo Pháp hôm nay khá tản mạn. Tuy tập trung trên thời sự Pháp, nhưng lại đi từ kinh tế - với thâm thủng ngân sách như trên báo Les Echos – qua ngân sách – mà Tổng thống Pháp quyết định rót thêm 1 tỷ euro cho công việc làm, tựa Le Monde – cho đến văn hóa : La Croix giới thiệu « Mùa hè tươi đẹp của các Liên hoan ».
Về thời sự quốc tế, nhân vật được báo giới Pháp chú ý nhất hôm nay là tân lãnh đạo trẻ xưa Qatar, Tamim Ben Hamad Al – Thani, 33 tuổi, mà Le Monde đăng ảnh ngay trang nhất dưới dòng tựa : « Chuyển tiếp êm thấm ở thượng tầng Nhà nước Qatar ».
Le Monde tóm lược nhận định chung với nhận xét : Trong một cử chỉ chưa từng thấy, quốc vương Al - Thani đã nhường quyền lại cho con trai, nổi tiếng là một người thích canh tân. Điều mà Le Monde cũng như các đồng nghiệp ghi nhận và khen ngợi là quyết định của quôc vương, tự nguyện rời bỏ quyền hành, điều chưa từng thấy ở các vương quốc Ả Rập.
Ông cho là đã « đến lúc phải sang trang và trao quyền cho thế hệ mới ». Đối với Le Monde, các lãnh đạo già nua còn bám ngôi ở Vùng Vịnh nên noi theo việc chuyển quyền êm thắm này, vì nó cho thấy là họ đã lạc hậu.
Pháp trải ‘thảm đỏ’ cho doanh nhân Trung Quốc
Dưới tựa đề « Hollande mở rộng cánh tay cho các nhà đầu tư Trung Quốc », báo Les Echos trở lại cuộc đón tiếp các doanh nhân Trung Quốc ở Điện Elysée vào hôm qua. Tờ báo ghi nhận đây là một « hình ảnh rất hiếm, có thể tóm lược trong một từ ngữ : ‘trải thảm đỏ’ ».
Ông Hollande đã đón các doanh nhân Trung Quốc một cách linh đình. Cánh tay rộng mở của ông đã nhấn mạnh thông điệp là các nhà đầu tư Trung Quốc rất được hoan nghênh, tuy ông cũng rất hiểu là dư luận thường khi nhìn Trung Quốc như một mối đe dọa hơn là một cơ may.
Les Echos nhìn thấy là để thuyết phục khách của minh, ông Hollande đã đóng vai một đại diện thương mại, quảng cáo cho chất lượng của sản phẩm Pháp. Tờ báo đánh giá có vẻ không vui là ‘người ở điện Elysée’ cho là không thể vực dậy được kinh tế nếu không có Trung Quốc, đã ra sức kêu gọi đối tác của ông là « hãy tin tưởng »…, "Pháp đã cải tổ từ hơn một năm qua để tăng sức cạnh tranh ». Ông cũng đưa ra một yếu tố khác để thuyết phục : Pháp là cánh cửa vào châu Âu.
Les Echos giải thích mục tiêu của ông Hollande là muốn cân bằng đầu tư hai bên : chỉ có khoảng 250 cơ sở Trung Quốc hoạt động tại Pháp, trong lúc có đến 2.200 công ty Pháp ở Trung Quốc. Les Echos tỏ vẻ hoài nghi về hiệu quả, cho là chính một bộ trưởng đã nói « sự tin tưởng bị phá hủy nhanh hơn là khi xây dựng lại ».
http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20130626-chau-a-trung-tam-xuat-khau-vu-khi-trong-tuong-lai
Geen opmerkingen:
Een reactie posten