Cúp bóng đá thế giới của người máy
RoboCup : Cúp bóng đá thế giới của người máy
www.robocup-2013.org
Hàng trăm cầu thủ robot đến từ khắp nơi trên thế giới đã hội tụ về Eindhoven, phía nam Hà Lan để so tài trong khuôn khổ Cúp bóng đá thế giới bắt đầu từ ngày 27 đến 30/6/2013. Giải đấu bóng đá đặc biệt này đã thu hút sự tham của 2500 sinh viên các trường đại học trên thế giới.
Các trận đấu đầu tiên đã diễn ra trong không khí cạnh tranh quyết liệt không kém gì trên sân cỏ thực thụ. Một robot hạng « tầm vóc trung bình » của đội Đức đã phải nhận thẻ vàng vì đã cố ý tranh bóng khi còi trọng tài đã cất lên.
Mỗi đội bóng có 5 cầu thủ robot, được trang bị bánh xe di chuyển mọi hướng dưới sự điều khiển theo chương trình đã lập sẵn. Một khi trận đấu khai cuộc, tất cả các « cầu thủ » thi đấu độc lập. Những nhà thiết kế các cầu thủ không thể can thiệp được gì chỉ còn ngồi trên băng ghế bên ngoài sân căng thẳng theo dõi trận đấu.
Các robot liên hạc với nhau qua wifi thông qua phần mềm do các sinh viên đại học triển khai. Các cầu thủ người máy có thể tự phân tích lối chơi, quyết định tổ chức tấn công hay chuyền bóng cho đồng đội.
Trong nhà thi đấu thể thao của Eindhoven, hơn chục sân đấu đã được bố trí cho các trận đấu phân theo 6 hạng. Trong đó có hạng robot hình người tầm vóc nhỏ, trung bình và lớn.
Các nhà tổ chức có tham vọng cụ thể là đến năm 2050 có thể lập được một đội bóng hoàn thiện đủ khả năng tranh tài với các nhà vô địch bóng đá bằng xương bằng thịt. Như vậy, các cầu thủ robot phải được thiết kế thân hình bằng người thật, có khả năng khống chế bóng bằng chân, đầu, có khả năng chuyền bóng và nhất là phải biết ghi bàn.
Giải đấu lần đầu tiên này không đơn thuần là bóng đá mà là cuộc so tài công nghệ. Các đội đến chủ yếu từ những nước như Hoa Kỳ, Brazil, Trung Quốc, Canada, Thái Lan và Pháp.
Các nhà thiết kế còn muốn chuyển tài năng bóng đá của các cầu thủ robot vào nhiều lĩnh vực khác như cứu hộ chẳng hạn. Đó sẽ là những người máy có khả năng di chuyển trong các vùng nguy hiểm, tự mở cửa, vượt chướng ngại vật hay xác định nạn nhân trong một vụ thiên tai.
Tóm lại là robot có phản ứng như người. Tuy nhiên các nhà chế tạo cũng thừa nhận còn phải mất nhiều năm nữa mới có thể đưa vào sử dụng các loại người máy như vậy.
http://www.viet.rfi.fr/khoa-hoc/20130628-cup-bong-da-the-gioi-cua-nguoi-may-khai-mac
Mỗi đội bóng có 5 cầu thủ robot, được trang bị bánh xe di chuyển mọi hướng dưới sự điều khiển theo chương trình đã lập sẵn. Một khi trận đấu khai cuộc, tất cả các « cầu thủ » thi đấu độc lập. Những nhà thiết kế các cầu thủ không thể can thiệp được gì chỉ còn ngồi trên băng ghế bên ngoài sân căng thẳng theo dõi trận đấu.
Các robot liên hạc với nhau qua wifi thông qua phần mềm do các sinh viên đại học triển khai. Các cầu thủ người máy có thể tự phân tích lối chơi, quyết định tổ chức tấn công hay chuyền bóng cho đồng đội.
Trong nhà thi đấu thể thao của Eindhoven, hơn chục sân đấu đã được bố trí cho các trận đấu phân theo 6 hạng. Trong đó có hạng robot hình người tầm vóc nhỏ, trung bình và lớn.
Các nhà tổ chức có tham vọng cụ thể là đến năm 2050 có thể lập được một đội bóng hoàn thiện đủ khả năng tranh tài với các nhà vô địch bóng đá bằng xương bằng thịt. Như vậy, các cầu thủ robot phải được thiết kế thân hình bằng người thật, có khả năng khống chế bóng bằng chân, đầu, có khả năng chuyền bóng và nhất là phải biết ghi bàn.
Giải đấu lần đầu tiên này không đơn thuần là bóng đá mà là cuộc so tài công nghệ. Các đội đến chủ yếu từ những nước như Hoa Kỳ, Brazil, Trung Quốc, Canada, Thái Lan và Pháp.
Các nhà thiết kế còn muốn chuyển tài năng bóng đá của các cầu thủ robot vào nhiều lĩnh vực khác như cứu hộ chẳng hạn. Đó sẽ là những người máy có khả năng di chuyển trong các vùng nguy hiểm, tự mở cửa, vượt chướng ngại vật hay xác định nạn nhân trong một vụ thiên tai.
Tóm lại là robot có phản ứng như người. Tuy nhiên các nhà chế tạo cũng thừa nhận còn phải mất nhiều năm nữa mới có thể đưa vào sử dụng các loại người máy như vậy.
http://www.viet.rfi.fr/khoa-hoc/20130628-cup-bong-da-the-gioi-cua-nguoi-may-khai-mac
Geen opmerkingen:
Een reactie posten