Tuesday, June 25, 2013
Mãnh hổ' Kilo Việt Nam ra uy thế nào?
QLB Mục tiêu của tàu ngầm bao gồm tàu sân bay, tàu đổ bộ, tàu vận tải, tàu ngầm, tàu tuần dương, tàu khu trục, các chiến hạm chống ngầm... Và đương nhiên cả các khu căn cứ hải quân, hải cảng, mục tiêu cố định trên mặt đất.
Trong lĩnh vực tác chiến cấp chiến dịch chiến thuật, tàu ngầm diesel-điện như Kilo 636 của Việt Nam đóng vai trò lực lượng tấn công chủ lực, đặc biệt thích hợp tác chiến trong các vùng nước hẹp, nông như Biển Đông. Trong lĩnh vực bảo vệ an ninh biên giới biển, bảo vệ vùng lợi ích kinh tế, tàu ngầm diesel – điện là lực lượng thường trực chiến đấu, đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ phòng thủ vùng biển đất nước.
Nhiệm vụ chủ yếu của tàu ngầm Kilo
Trong thời bình:
Tìm kiếm, truy quét và theo dõi các tàu ngầm chiến lược của đối phương, bí mật theo dõi và nắm chắc mọi hoạt động các cụm binh lực hải quân chủ lực (CVBG) của đối phương, sẵn sàng tiến hành các đòn tấn công nhanh chóng và quyết liệt, bẻ gãy mọi âm mưu xâm phạm chủ quyền, xâm lược biên giới, hải đảo khi xảy ra tình huống chiến tranh.
Tiến hành các hoạt động tuần tiễu, sẵn sàng chiến đấu trên các tuyến phòng thủ chống ngầm;
Luôn giữ vững và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của binh chủng, duy trì vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu ở cấp độ sẵn sàng chiến đấu cao nhất.
Không để đối phương nắm bắt được những hoạt động của lực lượng tàu ngầm (căn cứ, các tuyến cơ động, vị trí đóng quân tạm thời, tuyến hành lang tuần tiễu chống ngầm ..v.v).
Trong thời chiến:
Nhiệm vụ quan trọng thứ nhất của tàu ngầm là tiêu diệt các tàu ngầm các loại của đối phương; thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên tuyến phòng ngự chống ngầm nhằm bảo toàn lực lượng hải quân tham gia tác chiến; bí mật, bât ngờ tiêu diệt các cụm tàu chủ lực tấn công của đối phương, các chiến hạm và các tàu vận tải; triển khai các trận địa thủy lôi phục kích hoặc phòng ngự; tiến hành các hoạt động trinh sát đối phương, dẫn đường cho các lực lượng không – hải tấn công lực lượng hải quân đối phương;
Chỉ thị mục tiêu cần tiêu diệt – bao gồm cả chiến hạm nổi và tàu ngầm; đổ bộ lực lượng bộ đội đặc công, bộ đội đặc nhiệm, bộ đội trinh sát, vận chuyển vũ khí đạn, nhu yếu phẩm cho các vị trí xung yếu cần giữ bí mật hoặc bị phong tỏa; tiến hành các hoạt động trinh sát tuyến hành quân, thủy văn môi trường và khí tượng thủy văn nhằm đảm bảo cho các hoạt động tác chiến: cứu hộ các phi hành đoàn không quân hải quân; tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên khu vực đối phương đánh chiếm hoặc các mục tiêu quan trọng trong lãnh thổ đối phương.
Ngọa hổ tàng long và mục tiêu ưa thích
Những tính chất đặc trưng của tàu ngầm diesel – điện hiện đại ngày nay, đó là tập hợp những tính năng chiến thuật và những tính chất đặc trưng kỹ thuật, từ đó xác định được khả năng thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu được giao cho binh chủng tàu ngầm.
Tàu ngầm là phương tiện chiến đấu mà ưu thế của nó chủ yếu dựa và tính chất đặc trưng nhất – tuyệt đối bí mật trong mọi hoạt động chiến đấu trên biển. Do đặc điểm môi trường tác chiến, vũ khí trang bị và tốc độ cơ động, tàu ngầm phải đảm nhiệm những nhiệm vụ chiến đấu ở dưới biển, yếu tố bí mật – bất ngờ đóng vai trò quyết định sự sống còn và khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Yếu tố bí mật được thể hiện trên 3 yếu tố chính:
- Không bị đối phương phát hiện trong mọi hoạt động thời bình và thời chiến;
- Khả năng phát hiện được đối phương đang theo dõi;
- Khả năng thoát ra khỏi sự truy quét và duy trì lại khả năng giữ bí mật ban đầu;
Để duy trì được tính bí mật trong mọi hoạt động tác chiến, tàu ngầm diesel – điện và thủy thủ đoàn cần duy trì những yêu cầu kỹ chiến thuật sau:
- Mọi hoạt động của các trang thiết bị trong tàu phải đảm bảo độ ồn thấp nhất (quy trình hoạt động của các trang thiết bị, khí tài, các bộ phận trong tầu phải hoạt động theo các quy chuẩn kỹ thuật, duy trì cường độ âm thanh ở mức thấp nhất;
- Đảm bảo giữ gìn tình trạng kỹ thuật của tàu luôn ở trạng thái hoạt động tốt nhất, đáp ứng mọi chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất, từ đó giảm được cường độ các trường vật lý trên tầu ở mức độ thấp nhất;
- Lựa chọn được phương án cơ động tốt nhất.
Những hình thái chiến thuật chủ yếu của tàu ngầm diesel điện.
- Cơ động vượt biển, triển khai đội hình sẵn sàng chiến đấu
- Trinh sát theo dõi mục tiêu
- Tác chiến chống các chiến hạm nổi của đối phương
- Tác chiến chống tàu ngầm
- Vượt phòng tuyến chống ngầm của đối phương
- Cơ động phục kích đánh địch
- Tấn công các mục tiêu ven biển bằng tên lửa phóng từ tàu ngầm.
Do đặc điểm bí mật của tàu ngầm diesel – điện, các đối tượng tác chiến của tàu ngầm được đánh giá theo mức độ ưu tiên và ý nghĩa của mục tiêu.
Nhóm mục tiêu hàng đầu của tàu ngầm là: tàu sân bay các loại, tàu đổ bộ, tàu vận tải cơ sở vật chất đi cùng, tàu vận tải hàng hóa trang thiết bị. Đây cũng là các mục tiêu quan trọng bậc nhất của hạm đội đối phương khi tiến hành tác chiến trên biển xa, được bảo vệ cẩn mật nhất do đặc điểm kém hơn về hệ thống phòng thủ chống ngầm và chống tên lửa hành trình. Sự tổn thất của các chiến hạm này sẽ gây khó khăn rất lớn cho đối phương khi tiến hành các hoạt động tác chiến.
Nhóm mục tiêu đứng hàng thứ hai trong lực lượng hải quân đối phương sẽ là các tàu ngầm, đặc biệt là các tầu ngầm nguyên tử và các tầu ngầm diesel - điện hiện đại mang tên lửa hành trình. Trên phòng tuyến chống ngầm của thế trận phòng ngự biển đảo, trọng trách chống ngầm sẽ được giao chủ yếu cho tàu ngầm diesel - điện.
Nhóm mục tiêu thứ 3 của của tàu ngầm là các chiến hạm nổi như tàu tuần dương, khu trục, hộ vệ tên lửa, các chiến hạm chống ngầm.
Nhóm mục tiêu thứ 4 của tàu ngầm diesel – điện là các mục tiêu ven biển, mặt đất như các khu căn cứ hải quân, hải cảng, các tàu neo đậu và các cụm mục tiêu cố định trên mặt đất khác……
Cơ động vượt biển và triển khai đội hình thực hiện nhiệm vụ chiến đấu:
Cơ động hành quân đến điểm tập kết và triển khai đội hình chiến đấu có thể được thực hiện bởi một tàu ngầm, một phân đội tàu ngầm hoặc một cụm chiến hạm hiệp đồng binh chủng.
Cơ động hành quân và triển khai đội hình tác chiến là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của tàu ngầm diesel – điện trong cả thời chiến lẫn thời bình. Trên thực tế, do đặc điểm yêu cầu nhiệm vụ, lực lượng tàu ngầm không có thời bình. Do đó, để giữ được tuyệt đối các yếu tố bí mật khi thực hiện nhiệm vụ. Các tàu ngầm thường xuyên hoạt động trong tình huống cảnh giác cao độ và tránh bị phát hiện.
Tuyến cơ động đường biển bắt đầu từ căn cứ tập kết tàu ngầm, tuyến triển khai đội hình hành quân, đường hành quân, vị trí tập kết và triển khai đội hình thực hiện nhiệm vụ.
Để giữ được bí mật cao nhất, khu tập kết hành quân được quyết định theo mệnh lệnh của cấp chỉ huy cao nhất khu vực phòng thủ hoặc tư lệnh trường Vùng hải quân và được giữ bí mật đến thời điểm phát lệnh hành quân. Trong thời gian đó, các tàu ngầm thực hiện nhiệm vụ bổ xung vũ khí, đạn, phương tiện chiến đấu và thực hiện các công tác kỹ thuật. Sau khi nhận lệnh xuất phát các tàu ngầm diesel – điện hướng về khu vực tập trung bí mật.
Tại khu vực tập trung bí mật, các chỉ huy trưởng nhận nhiệm vụ cơ động hành quân về khu tập kết – bàn đạp để thực hiện nhiệm vụ, đồng thời cũng nhận được các chỉ lệnh cần thiết về đường hành quân, địa hình đáy biển, các thông số về thủy văn, môi trường, thời tiết, các hướng dẫn về hoa tiêu, dẫn đường, hướng đi, các điểm định hướng bẻ góc lái, các độ sâu duy trì hoạt động, khu vực có hoạt động các các loại tàu, khu vực có thể có thủy lôi, tàu ngầm nguyên tử đối phương hoặc tuyến phòng ngự trinh sát chống ngầm đối phương. Thời gian và khu vực tập kết. Các quy định về thông tin liên lạc, các quy định về công tác truy tìm đồng đội.
Qua trình cơ động trên biển là quá trình hành quân chiến đấu trong điều kiện phức tạp của khu vực tác chiến, các tàu ngầm xuất phát từ vị trị triển khai đội hình hành quân, nghiêm ngặt tuân thủ các quy định về bảo mật và thông tin, cơ động ở độ sâu theo chỉ định, đồng thời tập trung quan sát, theo dõi mọi tình huống diễn ra dưới biển, thông thường không liên lạc ở chế độ phát, mà chỉ nhận mệnh lệnh thụ động. các trường hợp trao đổi thông tin với cấp trên hoặc với tàu bạn phải rất nhanh, ngắn, trên tần số bảo mật.
Cơ động hành quân ngầm
Để đảm bảo cơ động bị mật, an toàn, đội hình cơ động phải được duy trì chặt chẽ, tuyến đường hành quân, vị trí các tàu ngầm phải được xác định chính xác và theo dõi chặt chẽ nhằm tránh khả năng lạc đội hình, cơ động lệch hướng hoặc bộc lộ những nhược điểm có thể gây mất an toàn, kẻ thù có thể xác định được có tàu ngầm đang hoạt động trong khu vực.
Cơ động của lực lượng tàu ngầm nằm trong một kế hoạch tác chiến hiệp đồng quân binh chủng rộng lớn, bao gồm các lực lượng trinh sát, cảnh giới, các lực lượng tuần biển và hoạt động chống ngầm, các lực lượng hải quân mặt nước và phòng thủ bờ biển. Tuyến hành lang hành quân của tầu ngầm được đảm bảo an toàn, tránh được các khu vực, trận địa chống ngầm của đối phương, khu vực hoạt động của các lực lượng chiến hạm nổi và ngầm đối phương, khu vực hoạt động thương xuyên của lực lượng không quân hải quân đối phương, đồng thời nằm trong tầm kiểm soát chặt chẽ của không quân – hải quân ta.
Cơ động hành quân của tàu ngầm diesel điện, do các tính năng kỹ thuật hạn chế hơn so với tàu ngầm nguyên tử, còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu, thủy văn, môi trường, dòng nước ngầm trong biển. Điều này đòi hỏi người sĩ quan chỉ huy, hoa tiêu, thủy thủ đoàn phải rất thông thuộc, hiểu cặn kẽ đến từng chi tiết vùng nước, vùng biển trong hành lang cơ động của tàu ngầm, có phản ứng nhanh nhẹn sáng tạo, hiểu biết sâu và chắc tính năng kỹ thuật tàu ngầm, các bộ phận, các trang thiết bị trên tàu, đồng thời phải liên tục nắm bắt và xử lý kịp thời được những thông số thu được thường xuyên về tình hình môi trường biển, hành động cụ thể, kiên quết và chính xác nhằm duy trì được khả năng hoạt động tối ưu nhất của tàu ngầm, duy trì được tốc độ và hải trình, hành quân đến điểm tập kết đúng thời gian quy định và hoàn toàn duy trì được tính bí mật trong hoạt động của mình.
Trong các điều kiện tác chiến cụ thể, phân đội tàu ngầm cơ động đến một khu vực tập kết nhất định từ nhiều hướng khác nhau, do đó, cơ quan chỉ huy cấp trên sẽ quy định thời gian tập kết, khu vực tìm kiếm và phương thức tìm kiếm nhằm tập hợp lực lượng, sẵn sàng triển khai đội hình chiến đấu.
Đội hình chiến đấu được triển khai tùy theo yêu cầu nhiệm vụ được giao, có thể là: tuần thám khu vực được giao, trinh sát và theo dõi các lực lượng của đối phương, tấn công tiêu diệt lực lượng hải quân địch, phục kích chống ngầm, tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên biển hoặc các mục tiêu trên bờ biển bằng tên lửa hành trình.v.v..
Trinh sát là một trong những hình thái chiến thuật quan trọng của những hoạt động tác chiến, được tổ chức nhằm mục đích nắm bắt, thu được thông tin và nghiên cứu, xử lý những thông tin thu thập được nhằm xác định về lực lượng đối phương bao gồm: số lượng, biên chế trang bị, tình trạng binh lực và khả năng, tính chất những hoạt động của đối phương và ý đồ tác chiến. Trinh sát cũng được thực hiện nhằm nắm bắt được những đặc điểm đặc trưng cụ thể của chiến trường, khu vực có thể xảy ra hải chiến. Trinh sát có thể ở cấp chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Với tàu ngầm diesel điện, nhiệm vụ trinh sát thông thường được giao ở cấp chiến thuật do phụ thuộc vào những tính năng kỹ chiến thuật tàu ngầm.
Các phương tiện trinh sát tàu ngầm diesel điện được trang bị bao gồm: trinh sát thủy siêu âm, bằng các đài sonar trinh sát ở chế độ thụ động, các thiết bị thu thủy âm; trinh sát bằng đài thu radio thụ động, ở điều kiện tàu ngầm đang hoạt động ở độ sâu tiềm vọng và các an ten thu được đẩy lên trên mực nước biển và trinh sát bằng kính tiềm vọng;
Lựa thế rình mồi
Hoạt động tác chiến chống các tàu nổi được hiểu là hoạt động tác chiến chống một cụm không quân hải quân chủ lực CVBG, công kích các đoàn tàu quân sự, các đội tàu và các tàu hoạt động độc lập, lực lượng đổ bộ của đối phương và tác chiến trong đội hình binh chủng hợp thành, phối hợp tác chiến chống lại các cụm tàu chủ lực của đối trong một trận chiến đấu trên biển.
Tác chiến chống các cụm chiến hạm nổi thông thường sử dụng vũ khí chủ yếu là ngư lôi và tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm. Mục đích chính là đánh chìm hoặc gây tổn thất nặng nề cho đối phương ngay từ loạt đạn đầu tiên. Do đó, khi tiến hành các hoạt động tác chiến, phân đội tàu ngầm thường được chia thành đội trinh sát hỏa lực và đội công kích chủ lực.
Ngư lôi phóng từ tàu ngầm.
Chiến hạm trúng ngư lôi tàu ngầm.
Đội tàu ngầm trinh sát hỏa lực: Là một thành phần chiến thuật của đội hình chiến đấu, đội tàu ngầm có nhiệm vụ phát hiện mục tiêu cụm tàu đối phương, theo dõi, xác định các thông số chiến thuật như số lượng và chủng loại, tọa độ và hướng cơ động. Có nhiệm vụ dẫn đường cho đội tàu công kích chủ lực và chỉ thị mục tiêu tiêu diệt. Đồng thời cũng sử dụng vũ khí trang bị tiến công tiêu diệt địch khi có điều kiện thuận lợi theo yêu cầu. Để thực hiện nhiệm vụ được giao, đội tàu ngầm trinh sát hỏa lực sẽ cơ động trên vùng nước được giới hạn bởi tuyến trinh sát mục tiêu.
Tuyến trinh sát mục tiêu được hiểu là vùng nước mà ở đó, tàu ngầm Kilo có thể phát hiện và theo dõi cũng như nắm bắt được đầy đủ các thông tin cần thiết về đối phương bằng các phương tiện trên tàu. Phương pháp tìm kiếm mục tiêu, độ sâu lặn ngầm, điều kiện thủy văn môi trường, địa hình đáy biển và diện tích khu vực cơ động trinh sát được xác định từ tình huống đặt ra, điều kiện thủy âm và đặc biệt là trang thiết bị khí tài cần thiết để phát hiện mục tiêu (sonar, radar và các trang bị khí tài khác…). Khi phát hiện mục tiêu, đội tàu trinh sát thông báo những thông tin thu nhận được cho chỉ huy trưởng trên đài chỉ huy của phân đội tàu ngầm. Chỉ huy phân đội sẽ căn cứ tình hình thực tế, giao nhiệm vụ cho chỉ huy đội công kích chủ lực hoặt yêu cầu tiếp tục theo dõi mục tiêu.
Sơ đồ đội tàu ngầm trinh sát hỏa lực.
Đội tàu ngầm công kích chủ lực là lực lượng tàu ngầm được biên chế ngư lôi và tên lửa chống tàu, có nhiệm vụ tập kích đối phương bằng một đòn tấn công có tính quyết định, Đội tàu ngầm chủ lực được bố trí cơ động trên khoảng cách thuận tiện cho việc trinh sát dẫn đường cho bộ phận công kích chủ lực tiếp cận đối phương nhanh chóng và có thể quan sát, theo dõi địch bằng chính phương tiện khí tài của mình. Để thực hiện điều đó, ban tham mưu đài chỉ huy phân đội căn cứ vào thông tin thu được vạch ra lộ trình hải hành của đối phương và điểm chạm địch.
Điểm chạm địch được xác định sao cho thời gian mà phân đội cơ động đến tuyến chiến đấu phải ngắn hơn thời gian cụm chiến hạm đối phương tiếp cận. Đội tàu ngầm công kích triển khai đội hình tác chiến trên tuyến chiến đấu đi ngang điểm chạm địch cắt ngang tuyến hải trình cơ động của đối phương. Khi phát hiện mục tiêu, ban tham mưu đơn vị xác định chủng loại mục tiêu, các thông tin chiến thuật liên quan như tọa độ, tính chất từng thành phần của mục tiêu. Từ đó lên sơ đồ cơ động chiến đấu.
Cơ động chiến đấu là hành động mà các tàu ngầm lựa chọn như đường cơ động, hướng cơ động theo các mục tiêu đã phân công, chiếm vị trí thuận lợi để triển khai đòn tấn công từ vũ khí trên tàu và giảm thiểu tối đa những nguy cơ của vũ khí, trang bị của đối phương, đồng thời cũng thay đổi vị trí để tiếp tục tấn công các mục tiêu tiếp theo. Sơ đồ cơ động chiến đấu được đề ra trên hải đồ đồng thời với các đường cơ động của các chiến hạm mục tiêu. Đường cơ động chiến đấu mỗi hạm tàu được vẽ trên bản đồ chỉ huy của đơn vị cũng như bản đồ chỉ huy tác chiến của mỗi hạm trưởng tàu ngầm ngay từ khi các phương tiện trinh sát như sonar, radar phát hiện ra mục tiêu cho đến khi kết thúc trận chiến đấu.
Khi tiến hành tấn công, các tàu ngầm lựa chọn vùng công kích, khái niệm vùng công kích được hiểu là vùng nước mà ở bất cứ vị trí nào trong vùng nước đó, tàu ngầm đều có thể tấn công mục tiêu bằng một loạt ngư lôi. Vị trí mà tàu ngầm có thể phóng loạt ngư lôi (từ 2 ngư lôi liên tiếp ) được gọi là vị trí tấn công trên đường cơ động của tàu ngầm. Do đặt điểm về tốc độ cũng như giới hạn của bình ắc quy điện, tàu ngầm diesel khi tiếp cận mục tiêu phải lựa chọn đường cơ động sao cho khoảng cách tấn công phù hợp nhất và dự kiến được số lượng đạn, chủng loại đầu đạn và khoảng cách phóng đạn sao cho trong mọi tình huống, ít nhất có một ngư lôi trúng mục tiêu.
Nanh vuốt 'mãnh hổ'
Các tàu ngầm diesel-điện như Kilo 636 được trang bị tên lửa hành trình, có những đặc điểm riêng trong tác chiến hiện đại. Tàu ngầm có thể sử dụng tên lửa hành trình bằng các phương tiện dẫn đường, chỉ thị mục tiêu có trên thân tàu hoặc theo các thông số, được cung cấp bởi các nguồn thông tin bên ngoài, các nguồn thông tin để dẫn đường tên lửa hành trình có thể do máy bay trinh sát tầm cao, vệ tinh trinh sát hoặc máy bay trinh sát tác chiến điện tử hay các tổ trinh sát mục tiêu cung cấp, các thông tin dẫn đường mục tiêu có thể là không ảnh, dữ liệu tọa độ mục tiêu so với vật chuẩn, tọa độ mục tiêu dựa trên thông số ô vuông bản đồ khu vực hoặc thông số tọa độ kinh vĩ độ địa lý…thông thường.
Các dữ liệu chỉ thị mục tiêu được cung cấp bởi cơ quan chỉ huy cấp cao, chỉ huy điều hành tác chiến phân đội tàu ngầm, các dữ liệu đó được nạp vào đầu tự dẫn của tên lửa trước khi phóng đạn. Do các mục tiêu trên biển sẽ dịch chuyển ra khỏi vị trí xác định ban đầu, các đầu tự dẫn của tên lửa được trang bị thiết bị radar chủ động hoặc điện tử - quang ảnh nhằm xác định chính xác mục tiêu cần tiêu diệt.
Tên lửa hành trình thường được sử dụng khi các mục tiêu cần tấn công nằm ngoài vùng quan sát, kiểm soát được của các khí tài trinh sát (radar, sonar) do đó, khi sử dụng tên lửa hành trình, các tàu ngầm lựa chọn vùng phóng tên lửa, vùng phóng tên lửa thông thường được lựa chọn là vùng không gian biển lớn, cách xa khu vực có thể có sự hiển diện các phương tiện tác chiến mặt nước khác của đối phương, nhưng không vượt quá tầm bay của tên lửa, đồng thời số lượng và chủng loại tên lửa được phóng từ tàu ngầm bảo đảm phủ kín vùng nước chiến hạm đối phương đang cơ động nhằm mục đích mục tiêu chắc chắn bị tiêu diệt. Số lượng tên lửa được phóng và khoảng cách tối ưu lựa chọn dựa vào tính năng kỹ chiến thuật tên lửa, số lượng và chủng loại mục tiêu, khả năng phòng không của các mục tiêu, yếu tố bí mật bất ngờ và phương án tránh đòn phản kích của các phương tiện chống ngầm của đối phương.
Tàu ngầm triển khai trận địa thủy lôi thông minh.
Ngoài hai loại vũ chính chống tàu nổi là ngư lôi và tên lửa hành trình, một vũ khí thứ 3 có hiệu quả tác chiến rất cao và thuận lợi cho phòng ngự biển đảo là thủy lôi. Nhờ tính bí mật cao, tàu ngầm có thể triển khai các tuyến thủy lôi ngăn chặn, phong tỏa hoặc các trận địa thủy lôi bí mật, bất ngờ trên các cửa cảng, căn cứ quân sự đối phương, trên các tuyến đường hành quân hoặc bố trí các trận địa thủy lôi phòng thủ khu vực biển, đảo, các vùng có luồng lạch hẹp và các vịnh…
Thủy lôi thông thường được triển khai thông qua ống phóng ngư lôi và nhờ các trang thiết bị định vị, hoa tiêu chính xác của tàu ngầm, cũng như nhờ những tiến bộ vượt bậc của vũ khí thủy lôi có sử dụng các hệ thống điện tử, sensor và máy tính trên ngư lôi, loại vũ khí này trở lên thông minh hơn, có khả năng tự hành, tự khởi động và tấn công mục tiêu trên mọi độ sâu cũng như trên khoảng cách rộng lớn. Thủy lôi ngày nay sau khi được phóng ra khỏi tàu ngầm, có thể tự hành đến khu vực trận địa, triển khai các sensor thủy âm, điện từ trường, sonar thụ động ở chế độ chờ dài ngày, và khi mục tiêu đến, có thể chủ động tiếp cận và tiêu diệt mục tiêu.
Trong mọi thời gian, kể cả thời bình và thời chiến, lực lượng tàu ngầm luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, do tính hiệu quả cao trong tác chiến tàu ngầm. Các lực lượng đối phương luôn luôn tìm mọi cách xác định tàu ngầm của đối phương đang ở vị trí nào trên biển hoặc đang neo đậu ở căn cứ nào. Mọi hoạt động của tàu ngầm từ khi được biên chế cho đến khi hết thời hạn phục vụ đều được giữ bí mật tuyệt đối.
Ngược lại, các tàu ngầm trong điều kiện thời bình cũng phải thực hiện nhiệm vụ tuần biển bí mật, bảo vệ bí mật các khu vực trọng tâm như căn cứ, vùng nước, khu kinh tế trên biển, đảo, quần đảo đồng thời bí mật theo dõi mọi hành động trên mặt nước và dưới mặt nước của đối phương. Thực tế cho thấy, tàu ngầm là chiến hạm không có hòa bình. Nhiệm vụ chiến đấu luôn được sẵn sàng thực hiện với đầy đủ vũ khí trang bị theo biên chế, các lực lượng chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật và hậu cần lực lượng tàu ngầm cũng luôn nằm trong tình trạng đó. Khi chuyển sang thời chiến, cũng là lúc các thủy quái – tàu ngầm minh chứng cho sự hiển diện của mình bằng những đòn tấn công quyết liệt ngay từ giây phút đầu tiên.
Theo Trịnh Thái Bằng (Tiền phong)
Sự phát triển của công nghệ hiện đại đã xuất hiện hai chủng loại tàu ngầm khác nhau, đó là tàu ngầm năng lượng hạt nhân và tầu ngầm diesel-điện. cả hai chủng loại tàu đều có những tính năng kỹ thuật khác nhau, từ đó mỗi loại tàu ngầm có một ưu điểm riêng biệt và có những nhiệm vụ đặc trưng riêng.
Hiện nay, các cường quốc hải quân, sở hữu các tàu ngầm hạt nhân, đang có xu hướng nâng cấp, hiện đại hóa và chế tạo các tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm, có khả năng thực hiện những nhiệm vụ cấp chiến lược, đồng thời cũng thực hiện các nhiệm vụ thông thường, cấp chiến dịch và chiến thuật.Trong lĩnh vực tác chiến cấp chiến dịch chiến thuật, tàu ngầm diesel-điện như Kilo 636 của Việt Nam đóng vai trò lực lượng tấn công chủ lực, đặc biệt thích hợp tác chiến trong các vùng nước hẹp, nông như Biển Đông. Trong lĩnh vực bảo vệ an ninh biên giới biển, bảo vệ vùng lợi ích kinh tế, tàu ngầm diesel – điện là lực lượng thường trực chiến đấu, đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ phòng thủ vùng biển đất nước.
Nhiệm vụ chủ yếu của tàu ngầm Kilo
Trong thời bình:
Tìm kiếm, truy quét và theo dõi các tàu ngầm chiến lược của đối phương, bí mật theo dõi và nắm chắc mọi hoạt động các cụm binh lực hải quân chủ lực (CVBG) của đối phương, sẵn sàng tiến hành các đòn tấn công nhanh chóng và quyết liệt, bẻ gãy mọi âm mưu xâm phạm chủ quyền, xâm lược biên giới, hải đảo khi xảy ra tình huống chiến tranh.
Tiến hành các hoạt động tuần tiễu, sẵn sàng chiến đấu trên các tuyến phòng thủ chống ngầm;
Luôn giữ vững và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của binh chủng, duy trì vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu ở cấp độ sẵn sàng chiến đấu cao nhất.
Không để đối phương nắm bắt được những hoạt động của lực lượng tàu ngầm (căn cứ, các tuyến cơ động, vị trí đóng quân tạm thời, tuyến hành lang tuần tiễu chống ngầm ..v.v).
Trong thời chiến:
Nhiệm vụ quan trọng thứ nhất của tàu ngầm là tiêu diệt các tàu ngầm các loại của đối phương; thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên tuyến phòng ngự chống ngầm nhằm bảo toàn lực lượng hải quân tham gia tác chiến; bí mật, bât ngờ tiêu diệt các cụm tàu chủ lực tấn công của đối phương, các chiến hạm và các tàu vận tải; triển khai các trận địa thủy lôi phục kích hoặc phòng ngự; tiến hành các hoạt động trinh sát đối phương, dẫn đường cho các lực lượng không – hải tấn công lực lượng hải quân đối phương;
Chỉ thị mục tiêu cần tiêu diệt – bao gồm cả chiến hạm nổi và tàu ngầm; đổ bộ lực lượng bộ đội đặc công, bộ đội đặc nhiệm, bộ đội trinh sát, vận chuyển vũ khí đạn, nhu yếu phẩm cho các vị trí xung yếu cần giữ bí mật hoặc bị phong tỏa; tiến hành các hoạt động trinh sát tuyến hành quân, thủy văn môi trường và khí tượng thủy văn nhằm đảm bảo cho các hoạt động tác chiến: cứu hộ các phi hành đoàn không quân hải quân; tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên khu vực đối phương đánh chiếm hoặc các mục tiêu quan trọng trong lãnh thổ đối phương.
Ngọa hổ tàng long và mục tiêu ưa thích
Những tính chất đặc trưng của tàu ngầm diesel – điện hiện đại ngày nay, đó là tập hợp những tính năng chiến thuật và những tính chất đặc trưng kỹ thuật, từ đó xác định được khả năng thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu được giao cho binh chủng tàu ngầm.
Tàu ngầm là phương tiện chiến đấu mà ưu thế của nó chủ yếu dựa và tính chất đặc trưng nhất – tuyệt đối bí mật trong mọi hoạt động chiến đấu trên biển. Do đặc điểm môi trường tác chiến, vũ khí trang bị và tốc độ cơ động, tàu ngầm phải đảm nhiệm những nhiệm vụ chiến đấu ở dưới biển, yếu tố bí mật – bất ngờ đóng vai trò quyết định sự sống còn và khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Yếu tố bí mật được thể hiện trên 3 yếu tố chính:
- Không bị đối phương phát hiện trong mọi hoạt động thời bình và thời chiến;
- Khả năng phát hiện được đối phương đang theo dõi;
- Khả năng thoát ra khỏi sự truy quét và duy trì lại khả năng giữ bí mật ban đầu;
Để duy trì được tính bí mật trong mọi hoạt động tác chiến, tàu ngầm diesel – điện và thủy thủ đoàn cần duy trì những yêu cầu kỹ chiến thuật sau:
- Mọi hoạt động của các trang thiết bị trong tàu phải đảm bảo độ ồn thấp nhất (quy trình hoạt động của các trang thiết bị, khí tài, các bộ phận trong tầu phải hoạt động theo các quy chuẩn kỹ thuật, duy trì cường độ âm thanh ở mức thấp nhất;
- Đảm bảo giữ gìn tình trạng kỹ thuật của tàu luôn ở trạng thái hoạt động tốt nhất, đáp ứng mọi chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất, từ đó giảm được cường độ các trường vật lý trên tầu ở mức độ thấp nhất;
- Lựa chọn được phương án cơ động tốt nhất.
Những hình thái chiến thuật chủ yếu của tàu ngầm diesel điện.
- Cơ động vượt biển, triển khai đội hình sẵn sàng chiến đấu
- Trinh sát theo dõi mục tiêu
- Tác chiến chống các chiến hạm nổi của đối phương
- Tác chiến chống tàu ngầm
- Vượt phòng tuyến chống ngầm của đối phương
- Cơ động phục kích đánh địch
- Tấn công các mục tiêu ven biển bằng tên lửa phóng từ tàu ngầm.
Do đặc điểm bí mật của tàu ngầm diesel – điện, các đối tượng tác chiến của tàu ngầm được đánh giá theo mức độ ưu tiên và ý nghĩa của mục tiêu.
Nhóm mục tiêu hàng đầu của tàu ngầm là: tàu sân bay các loại, tàu đổ bộ, tàu vận tải cơ sở vật chất đi cùng, tàu vận tải hàng hóa trang thiết bị. Đây cũng là các mục tiêu quan trọng bậc nhất của hạm đội đối phương khi tiến hành tác chiến trên biển xa, được bảo vệ cẩn mật nhất do đặc điểm kém hơn về hệ thống phòng thủ chống ngầm và chống tên lửa hành trình. Sự tổn thất của các chiến hạm này sẽ gây khó khăn rất lớn cho đối phương khi tiến hành các hoạt động tác chiến.
Nhóm mục tiêu đứng hàng thứ hai trong lực lượng hải quân đối phương sẽ là các tàu ngầm, đặc biệt là các tầu ngầm nguyên tử và các tầu ngầm diesel - điện hiện đại mang tên lửa hành trình. Trên phòng tuyến chống ngầm của thế trận phòng ngự biển đảo, trọng trách chống ngầm sẽ được giao chủ yếu cho tàu ngầm diesel - điện.
Nhóm mục tiêu thứ 3 của của tàu ngầm là các chiến hạm nổi như tàu tuần dương, khu trục, hộ vệ tên lửa, các chiến hạm chống ngầm.
Nhóm mục tiêu thứ 4 của tàu ngầm diesel – điện là các mục tiêu ven biển, mặt đất như các khu căn cứ hải quân, hải cảng, các tàu neo đậu và các cụm mục tiêu cố định trên mặt đất khác……
Cơ động vượt biển và triển khai đội hình thực hiện nhiệm vụ chiến đấu:
Cơ động hành quân đến điểm tập kết và triển khai đội hình chiến đấu có thể được thực hiện bởi một tàu ngầm, một phân đội tàu ngầm hoặc một cụm chiến hạm hiệp đồng binh chủng.
Cơ động hành quân và triển khai đội hình tác chiến là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của tàu ngầm diesel – điện trong cả thời chiến lẫn thời bình. Trên thực tế, do đặc điểm yêu cầu nhiệm vụ, lực lượng tàu ngầm không có thời bình. Do đó, để giữ được tuyệt đối các yếu tố bí mật khi thực hiện nhiệm vụ. Các tàu ngầm thường xuyên hoạt động trong tình huống cảnh giác cao độ và tránh bị phát hiện.
Tuyến cơ động đường biển bắt đầu từ căn cứ tập kết tàu ngầm, tuyến triển khai đội hình hành quân, đường hành quân, vị trí tập kết và triển khai đội hình thực hiện nhiệm vụ.
Để giữ được bí mật cao nhất, khu tập kết hành quân được quyết định theo mệnh lệnh của cấp chỉ huy cao nhất khu vực phòng thủ hoặc tư lệnh trường Vùng hải quân và được giữ bí mật đến thời điểm phát lệnh hành quân. Trong thời gian đó, các tàu ngầm thực hiện nhiệm vụ bổ xung vũ khí, đạn, phương tiện chiến đấu và thực hiện các công tác kỹ thuật. Sau khi nhận lệnh xuất phát các tàu ngầm diesel – điện hướng về khu vực tập trung bí mật.
Tại khu vực tập trung bí mật, các chỉ huy trưởng nhận nhiệm vụ cơ động hành quân về khu tập kết – bàn đạp để thực hiện nhiệm vụ, đồng thời cũng nhận được các chỉ lệnh cần thiết về đường hành quân, địa hình đáy biển, các thông số về thủy văn, môi trường, thời tiết, các hướng dẫn về hoa tiêu, dẫn đường, hướng đi, các điểm định hướng bẻ góc lái, các độ sâu duy trì hoạt động, khu vực có hoạt động các các loại tàu, khu vực có thể có thủy lôi, tàu ngầm nguyên tử đối phương hoặc tuyến phòng ngự trinh sát chống ngầm đối phương. Thời gian và khu vực tập kết. Các quy định về thông tin liên lạc, các quy định về công tác truy tìm đồng đội.
Qua trình cơ động trên biển là quá trình hành quân chiến đấu trong điều kiện phức tạp của khu vực tác chiến, các tàu ngầm xuất phát từ vị trị triển khai đội hình hành quân, nghiêm ngặt tuân thủ các quy định về bảo mật và thông tin, cơ động ở độ sâu theo chỉ định, đồng thời tập trung quan sát, theo dõi mọi tình huống diễn ra dưới biển, thông thường không liên lạc ở chế độ phát, mà chỉ nhận mệnh lệnh thụ động. các trường hợp trao đổi thông tin với cấp trên hoặc với tàu bạn phải rất nhanh, ngắn, trên tần số bảo mật.
Cơ động hành quân ngầm
Để đảm bảo cơ động bị mật, an toàn, đội hình cơ động phải được duy trì chặt chẽ, tuyến đường hành quân, vị trí các tàu ngầm phải được xác định chính xác và theo dõi chặt chẽ nhằm tránh khả năng lạc đội hình, cơ động lệch hướng hoặc bộc lộ những nhược điểm có thể gây mất an toàn, kẻ thù có thể xác định được có tàu ngầm đang hoạt động trong khu vực.
Cơ động của lực lượng tàu ngầm nằm trong một kế hoạch tác chiến hiệp đồng quân binh chủng rộng lớn, bao gồm các lực lượng trinh sát, cảnh giới, các lực lượng tuần biển và hoạt động chống ngầm, các lực lượng hải quân mặt nước và phòng thủ bờ biển. Tuyến hành lang hành quân của tầu ngầm được đảm bảo an toàn, tránh được các khu vực, trận địa chống ngầm của đối phương, khu vực hoạt động của các lực lượng chiến hạm nổi và ngầm đối phương, khu vực hoạt động thương xuyên của lực lượng không quân hải quân đối phương, đồng thời nằm trong tầm kiểm soát chặt chẽ của không quân – hải quân ta.
Cơ động hành quân của tàu ngầm diesel điện, do các tính năng kỹ thuật hạn chế hơn so với tàu ngầm nguyên tử, còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu, thủy văn, môi trường, dòng nước ngầm trong biển. Điều này đòi hỏi người sĩ quan chỉ huy, hoa tiêu, thủy thủ đoàn phải rất thông thuộc, hiểu cặn kẽ đến từng chi tiết vùng nước, vùng biển trong hành lang cơ động của tàu ngầm, có phản ứng nhanh nhẹn sáng tạo, hiểu biết sâu và chắc tính năng kỹ thuật tàu ngầm, các bộ phận, các trang thiết bị trên tàu, đồng thời phải liên tục nắm bắt và xử lý kịp thời được những thông số thu được thường xuyên về tình hình môi trường biển, hành động cụ thể, kiên quết và chính xác nhằm duy trì được khả năng hoạt động tối ưu nhất của tàu ngầm, duy trì được tốc độ và hải trình, hành quân đến điểm tập kết đúng thời gian quy định và hoàn toàn duy trì được tính bí mật trong hoạt động của mình.
Trong các điều kiện tác chiến cụ thể, phân đội tàu ngầm cơ động đến một khu vực tập kết nhất định từ nhiều hướng khác nhau, do đó, cơ quan chỉ huy cấp trên sẽ quy định thời gian tập kết, khu vực tìm kiếm và phương thức tìm kiếm nhằm tập hợp lực lượng, sẵn sàng triển khai đội hình chiến đấu.
Đội hình chiến đấu được triển khai tùy theo yêu cầu nhiệm vụ được giao, có thể là: tuần thám khu vực được giao, trinh sát và theo dõi các lực lượng của đối phương, tấn công tiêu diệt lực lượng hải quân địch, phục kích chống ngầm, tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên biển hoặc các mục tiêu trên bờ biển bằng tên lửa hành trình.v.v..
Trinh sát là một trong những hình thái chiến thuật quan trọng của những hoạt động tác chiến, được tổ chức nhằm mục đích nắm bắt, thu được thông tin và nghiên cứu, xử lý những thông tin thu thập được nhằm xác định về lực lượng đối phương bao gồm: số lượng, biên chế trang bị, tình trạng binh lực và khả năng, tính chất những hoạt động của đối phương và ý đồ tác chiến. Trinh sát cũng được thực hiện nhằm nắm bắt được những đặc điểm đặc trưng cụ thể của chiến trường, khu vực có thể xảy ra hải chiến. Trinh sát có thể ở cấp chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Với tàu ngầm diesel điện, nhiệm vụ trinh sát thông thường được giao ở cấp chiến thuật do phụ thuộc vào những tính năng kỹ chiến thuật tàu ngầm.
Các phương tiện trinh sát tàu ngầm diesel điện được trang bị bao gồm: trinh sát thủy siêu âm, bằng các đài sonar trinh sát ở chế độ thụ động, các thiết bị thu thủy âm; trinh sát bằng đài thu radio thụ động, ở điều kiện tàu ngầm đang hoạt động ở độ sâu tiềm vọng và các an ten thu được đẩy lên trên mực nước biển và trinh sát bằng kính tiềm vọng;
Lựa thế rình mồi
Hoạt động tác chiến chống các tàu nổi được hiểu là hoạt động tác chiến chống một cụm không quân hải quân chủ lực CVBG, công kích các đoàn tàu quân sự, các đội tàu và các tàu hoạt động độc lập, lực lượng đổ bộ của đối phương và tác chiến trong đội hình binh chủng hợp thành, phối hợp tác chiến chống lại các cụm tàu chủ lực của đối trong một trận chiến đấu trên biển.
Tác chiến chống các cụm chiến hạm nổi thông thường sử dụng vũ khí chủ yếu là ngư lôi và tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm. Mục đích chính là đánh chìm hoặc gây tổn thất nặng nề cho đối phương ngay từ loạt đạn đầu tiên. Do đó, khi tiến hành các hoạt động tác chiến, phân đội tàu ngầm thường được chia thành đội trinh sát hỏa lực và đội công kích chủ lực.
Ngư lôi phóng từ tàu ngầm.
Chiến hạm trúng ngư lôi tàu ngầm.
Đội tàu ngầm trinh sát hỏa lực: Là một thành phần chiến thuật của đội hình chiến đấu, đội tàu ngầm có nhiệm vụ phát hiện mục tiêu cụm tàu đối phương, theo dõi, xác định các thông số chiến thuật như số lượng và chủng loại, tọa độ và hướng cơ động. Có nhiệm vụ dẫn đường cho đội tàu công kích chủ lực và chỉ thị mục tiêu tiêu diệt. Đồng thời cũng sử dụng vũ khí trang bị tiến công tiêu diệt địch khi có điều kiện thuận lợi theo yêu cầu. Để thực hiện nhiệm vụ được giao, đội tàu ngầm trinh sát hỏa lực sẽ cơ động trên vùng nước được giới hạn bởi tuyến trinh sát mục tiêu.
Tuyến trinh sát mục tiêu được hiểu là vùng nước mà ở đó, tàu ngầm Kilo có thể phát hiện và theo dõi cũng như nắm bắt được đầy đủ các thông tin cần thiết về đối phương bằng các phương tiện trên tàu. Phương pháp tìm kiếm mục tiêu, độ sâu lặn ngầm, điều kiện thủy văn môi trường, địa hình đáy biển và diện tích khu vực cơ động trinh sát được xác định từ tình huống đặt ra, điều kiện thủy âm và đặc biệt là trang thiết bị khí tài cần thiết để phát hiện mục tiêu (sonar, radar và các trang bị khí tài khác…). Khi phát hiện mục tiêu, đội tàu trinh sát thông báo những thông tin thu nhận được cho chỉ huy trưởng trên đài chỉ huy của phân đội tàu ngầm. Chỉ huy phân đội sẽ căn cứ tình hình thực tế, giao nhiệm vụ cho chỉ huy đội công kích chủ lực hoặt yêu cầu tiếp tục theo dõi mục tiêu.
Sơ đồ đội tàu ngầm trinh sát hỏa lực.
Đội tàu ngầm công kích chủ lực là lực lượng tàu ngầm được biên chế ngư lôi và tên lửa chống tàu, có nhiệm vụ tập kích đối phương bằng một đòn tấn công có tính quyết định, Đội tàu ngầm chủ lực được bố trí cơ động trên khoảng cách thuận tiện cho việc trinh sát dẫn đường cho bộ phận công kích chủ lực tiếp cận đối phương nhanh chóng và có thể quan sát, theo dõi địch bằng chính phương tiện khí tài của mình. Để thực hiện điều đó, ban tham mưu đài chỉ huy phân đội căn cứ vào thông tin thu được vạch ra lộ trình hải hành của đối phương và điểm chạm địch.
Điểm chạm địch được xác định sao cho thời gian mà phân đội cơ động đến tuyến chiến đấu phải ngắn hơn thời gian cụm chiến hạm đối phương tiếp cận. Đội tàu ngầm công kích triển khai đội hình tác chiến trên tuyến chiến đấu đi ngang điểm chạm địch cắt ngang tuyến hải trình cơ động của đối phương. Khi phát hiện mục tiêu, ban tham mưu đơn vị xác định chủng loại mục tiêu, các thông tin chiến thuật liên quan như tọa độ, tính chất từng thành phần của mục tiêu. Từ đó lên sơ đồ cơ động chiến đấu.
Cơ động chiến đấu là hành động mà các tàu ngầm lựa chọn như đường cơ động, hướng cơ động theo các mục tiêu đã phân công, chiếm vị trí thuận lợi để triển khai đòn tấn công từ vũ khí trên tàu và giảm thiểu tối đa những nguy cơ của vũ khí, trang bị của đối phương, đồng thời cũng thay đổi vị trí để tiếp tục tấn công các mục tiêu tiếp theo. Sơ đồ cơ động chiến đấu được đề ra trên hải đồ đồng thời với các đường cơ động của các chiến hạm mục tiêu. Đường cơ động chiến đấu mỗi hạm tàu được vẽ trên bản đồ chỉ huy của đơn vị cũng như bản đồ chỉ huy tác chiến của mỗi hạm trưởng tàu ngầm ngay từ khi các phương tiện trinh sát như sonar, radar phát hiện ra mục tiêu cho đến khi kết thúc trận chiến đấu.
Khi tiến hành tấn công, các tàu ngầm lựa chọn vùng công kích, khái niệm vùng công kích được hiểu là vùng nước mà ở bất cứ vị trí nào trong vùng nước đó, tàu ngầm đều có thể tấn công mục tiêu bằng một loạt ngư lôi. Vị trí mà tàu ngầm có thể phóng loạt ngư lôi (từ 2 ngư lôi liên tiếp ) được gọi là vị trí tấn công trên đường cơ động của tàu ngầm. Do đặt điểm về tốc độ cũng như giới hạn của bình ắc quy điện, tàu ngầm diesel khi tiếp cận mục tiêu phải lựa chọn đường cơ động sao cho khoảng cách tấn công phù hợp nhất và dự kiến được số lượng đạn, chủng loại đầu đạn và khoảng cách phóng đạn sao cho trong mọi tình huống, ít nhất có một ngư lôi trúng mục tiêu.
Nanh vuốt 'mãnh hổ'
Các tàu ngầm diesel-điện như Kilo 636 được trang bị tên lửa hành trình, có những đặc điểm riêng trong tác chiến hiện đại. Tàu ngầm có thể sử dụng tên lửa hành trình bằng các phương tiện dẫn đường, chỉ thị mục tiêu có trên thân tàu hoặc theo các thông số, được cung cấp bởi các nguồn thông tin bên ngoài, các nguồn thông tin để dẫn đường tên lửa hành trình có thể do máy bay trinh sát tầm cao, vệ tinh trinh sát hoặc máy bay trinh sát tác chiến điện tử hay các tổ trinh sát mục tiêu cung cấp, các thông tin dẫn đường mục tiêu có thể là không ảnh, dữ liệu tọa độ mục tiêu so với vật chuẩn, tọa độ mục tiêu dựa trên thông số ô vuông bản đồ khu vực hoặc thông số tọa độ kinh vĩ độ địa lý…thông thường.
Các dữ liệu chỉ thị mục tiêu được cung cấp bởi cơ quan chỉ huy cấp cao, chỉ huy điều hành tác chiến phân đội tàu ngầm, các dữ liệu đó được nạp vào đầu tự dẫn của tên lửa trước khi phóng đạn. Do các mục tiêu trên biển sẽ dịch chuyển ra khỏi vị trí xác định ban đầu, các đầu tự dẫn của tên lửa được trang bị thiết bị radar chủ động hoặc điện tử - quang ảnh nhằm xác định chính xác mục tiêu cần tiêu diệt.
Tên lửa hành trình thường được sử dụng khi các mục tiêu cần tấn công nằm ngoài vùng quan sát, kiểm soát được của các khí tài trinh sát (radar, sonar) do đó, khi sử dụng tên lửa hành trình, các tàu ngầm lựa chọn vùng phóng tên lửa, vùng phóng tên lửa thông thường được lựa chọn là vùng không gian biển lớn, cách xa khu vực có thể có sự hiển diện các phương tiện tác chiến mặt nước khác của đối phương, nhưng không vượt quá tầm bay của tên lửa, đồng thời số lượng và chủng loại tên lửa được phóng từ tàu ngầm bảo đảm phủ kín vùng nước chiến hạm đối phương đang cơ động nhằm mục đích mục tiêu chắc chắn bị tiêu diệt. Số lượng tên lửa được phóng và khoảng cách tối ưu lựa chọn dựa vào tính năng kỹ chiến thuật tên lửa, số lượng và chủng loại mục tiêu, khả năng phòng không của các mục tiêu, yếu tố bí mật bất ngờ và phương án tránh đòn phản kích của các phương tiện chống ngầm của đối phương.
Tàu ngầm triển khai trận địa thủy lôi thông minh.
Ngoài hai loại vũ chính chống tàu nổi là ngư lôi và tên lửa hành trình, một vũ khí thứ 3 có hiệu quả tác chiến rất cao và thuận lợi cho phòng ngự biển đảo là thủy lôi. Nhờ tính bí mật cao, tàu ngầm có thể triển khai các tuyến thủy lôi ngăn chặn, phong tỏa hoặc các trận địa thủy lôi bí mật, bất ngờ trên các cửa cảng, căn cứ quân sự đối phương, trên các tuyến đường hành quân hoặc bố trí các trận địa thủy lôi phòng thủ khu vực biển, đảo, các vùng có luồng lạch hẹp và các vịnh…
Thủy lôi thông thường được triển khai thông qua ống phóng ngư lôi và nhờ các trang thiết bị định vị, hoa tiêu chính xác của tàu ngầm, cũng như nhờ những tiến bộ vượt bậc của vũ khí thủy lôi có sử dụng các hệ thống điện tử, sensor và máy tính trên ngư lôi, loại vũ khí này trở lên thông minh hơn, có khả năng tự hành, tự khởi động và tấn công mục tiêu trên mọi độ sâu cũng như trên khoảng cách rộng lớn. Thủy lôi ngày nay sau khi được phóng ra khỏi tàu ngầm, có thể tự hành đến khu vực trận địa, triển khai các sensor thủy âm, điện từ trường, sonar thụ động ở chế độ chờ dài ngày, và khi mục tiêu đến, có thể chủ động tiếp cận và tiêu diệt mục tiêu.
Trong mọi thời gian, kể cả thời bình và thời chiến, lực lượng tàu ngầm luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, do tính hiệu quả cao trong tác chiến tàu ngầm. Các lực lượng đối phương luôn luôn tìm mọi cách xác định tàu ngầm của đối phương đang ở vị trí nào trên biển hoặc đang neo đậu ở căn cứ nào. Mọi hoạt động của tàu ngầm từ khi được biên chế cho đến khi hết thời hạn phục vụ đều được giữ bí mật tuyệt đối.
Ngược lại, các tàu ngầm trong điều kiện thời bình cũng phải thực hiện nhiệm vụ tuần biển bí mật, bảo vệ bí mật các khu vực trọng tâm như căn cứ, vùng nước, khu kinh tế trên biển, đảo, quần đảo đồng thời bí mật theo dõi mọi hành động trên mặt nước và dưới mặt nước của đối phương. Thực tế cho thấy, tàu ngầm là chiến hạm không có hòa bình. Nhiệm vụ chiến đấu luôn được sẵn sàng thực hiện với đầy đủ vũ khí trang bị theo biên chế, các lực lượng chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật và hậu cần lực lượng tàu ngầm cũng luôn nằm trong tình trạng đó. Khi chuyển sang thời chiến, cũng là lúc các thủy quái – tàu ngầm minh chứng cho sự hiển diện của mình bằng những đòn tấn công quyết liệt ngay từ giây phút đầu tiên.
Theo Trịnh Thái Bằng (Tiền phong)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten