JAKARTA, Indonesia (NV) - Chủ tịch nước CSVN Trương Tấn Sang cầm đầu một phái đoàn đến Indonesia hôm Thứ Năm bắt đấu cuộc thăm viếng để nâng mối quan hệ nhiều mặt giữa hai nước lên thành “đối tác chiến lược”.
Chuyến thăm 3 ngày của ông Trương Tấn Sang, khởi đầu tư 27 tháng 6, 2013, được báo chí nhà nước mô tả là “nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam coi trọng tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Indonesia, đối tác truyền thống và quan trọng của Việt Nam trong Asean".
Các lãnh tụ Hà Nội những ngày gần đây chia nhau đến các nước Đông Nam Á và Bắc Kinh vận động ngoại giao trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc căng thẳng và nền kinh tế nhiều khó khăn.
Theo bản tin Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN), trên căn bản hai nước có truyền thống hợp tác toàn diện từ 60 năm qua “hai nhà lãnh đạo đã chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt Nam-Indonesia thành đối tác chiến lược nhằm đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới...”
Không thấy loan báo một hiệp định quan trọng nào được ký kết trong dịp này, theo tin TTXVN, ngoài Hiệp định tương trợ pháp lý về hình sự, Hiệp định về dẫn độ và bản ghi nhớ về hợp tác hàng hóa, nông sản giữa hai nước. Tháp tùng ông Sang có đại diện nhiều bộ, ngành gồm cả quốc phòng.
Hồi cuối tháng 5 vừa qua, Indonesia đã đưa máy bay vận tải quân sự tầm trung CN-295 đi vòng vòng chào hàng nhiều nước Đông Nam Á trong đó có cả Việt Nam. Hà Nội có vẻ chú ý đến loại máy bay này nên Bộ Quốc Phòng CSVN đã gửi một tướng lãnh cầm đầu phái đoàn đến Indonesia để tìm hiểu thêm về kỹ nghệ hàng không và loại máy bay nói trên.
Ông Trương Tấn Sang đi Indonesia khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa kết thúc chuyến thăm viếng Thái Lan ký kết văn bản “thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược”. Ông Trương Tấn Sang cũng mới ở Bắc Kinh các ngày từ 19 đến 21 tháng 6, 2013 ký nhiều văn bản hợp tác.
Chuyến đi của các ông Trương Tấn Sang tới Indonesia và Nguyễn Phú Trọng tới Thái Lan chỉ diễn ra ít ngày trước khi có cuộc họp ASEAN cấp ngoại trưởng ngày 30 tháng 6, 2013 và Diễn Đàn Khu Vực ASEAN và các đối tác diễn ra tại Brunei ngày 2 tháng 7, 2013.
Việt Nam cũng như Philippines muốn các nước ASEAN đồng thuận về một lập trường chung trong vấn đề tranh chấp biển Đông đối phó với chủ trương bá quyền bành trướng của Trung Quốc. Hai ông Sang và Trọng có đề cập các vấn đề này trong chuyến thăm viếng hay không, không thấy các bản tin chính thức nói ra.
Trong nỗ lực cải thiện và đa phương hóa quan hệ ngoại giao, Hà Nội đã thiếp lập quan hệ “đối tác chiến lược” với một số nước lớn nhưng không nhiều với các nước cùng khối ASEAN. Hiện mới vừa đạt thỏa thuận với Thái Lan và Indonesia, từng bàn thảo với Singapore nhưng chưa đến kết quả.
Tuy tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc nhưng cũng là 'đối tác chiến lược” với Bắc Kinh.
Một trong những bối rối của Hà Nội là không tìm được sự hậu thuẫn và đồng thuận của toàn khối 10 nước ASEAN trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=168496&zoneid=1#.Uc4iO_nCTL8
Chủ tịch nước CSVN Trương Tấn Sang (thứ hai bên trái) cùng vợ chụp hình chung với tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono và vợ ông này trong buổi tiếp đón tại dinh tổng thống ở Jakarta hôm Thứ Năm 27/6/2013. (Hình: ADEK BERRY/AFP/Getty Images)
|
Các lãnh tụ Hà Nội những ngày gần đây chia nhau đến các nước Đông Nam Á và Bắc Kinh vận động ngoại giao trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc căng thẳng và nền kinh tế nhiều khó khăn.
Theo bản tin Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN), trên căn bản hai nước có truyền thống hợp tác toàn diện từ 60 năm qua “hai nhà lãnh đạo đã chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt Nam-Indonesia thành đối tác chiến lược nhằm đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới...”
Không thấy loan báo một hiệp định quan trọng nào được ký kết trong dịp này, theo tin TTXVN, ngoài Hiệp định tương trợ pháp lý về hình sự, Hiệp định về dẫn độ và bản ghi nhớ về hợp tác hàng hóa, nông sản giữa hai nước. Tháp tùng ông Sang có đại diện nhiều bộ, ngành gồm cả quốc phòng.
Hồi cuối tháng 5 vừa qua, Indonesia đã đưa máy bay vận tải quân sự tầm trung CN-295 đi vòng vòng chào hàng nhiều nước Đông Nam Á trong đó có cả Việt Nam. Hà Nội có vẻ chú ý đến loại máy bay này nên Bộ Quốc Phòng CSVN đã gửi một tướng lãnh cầm đầu phái đoàn đến Indonesia để tìm hiểu thêm về kỹ nghệ hàng không và loại máy bay nói trên.
Việt Nam tỏ ý chú trọng đến phi cơ vận tải quân sự CN-295 của Indonesia hơp tác với tập đoàn EADS Âu châu sản xuất. (Hình: Internet)
|
Chuyến đi của các ông Trương Tấn Sang tới Indonesia và Nguyễn Phú Trọng tới Thái Lan chỉ diễn ra ít ngày trước khi có cuộc họp ASEAN cấp ngoại trưởng ngày 30 tháng 6, 2013 và Diễn Đàn Khu Vực ASEAN và các đối tác diễn ra tại Brunei ngày 2 tháng 7, 2013.
Việt Nam cũng như Philippines muốn các nước ASEAN đồng thuận về một lập trường chung trong vấn đề tranh chấp biển Đông đối phó với chủ trương bá quyền bành trướng của Trung Quốc. Hai ông Sang và Trọng có đề cập các vấn đề này trong chuyến thăm viếng hay không, không thấy các bản tin chính thức nói ra.
Trong nỗ lực cải thiện và đa phương hóa quan hệ ngoại giao, Hà Nội đã thiếp lập quan hệ “đối tác chiến lược” với một số nước lớn nhưng không nhiều với các nước cùng khối ASEAN. Hiện mới vừa đạt thỏa thuận với Thái Lan và Indonesia, từng bàn thảo với Singapore nhưng chưa đến kết quả.
Tuy tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc nhưng cũng là 'đối tác chiến lược” với Bắc Kinh.
Một trong những bối rối của Hà Nội là không tìm được sự hậu thuẫn và đồng thuận của toàn khối 10 nước ASEAN trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=168496&zoneid=1#.Uc4iO_nCTL8
Geen opmerkingen:
Een reactie posten