Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 8/7/11.
Reuters
"Vô trách nhiệm một cách thô thiển" : Đây là nhận định của Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario về bài viết trên tờ Hoàn cầu Thời báo Trung Quốc (Global Times) ngày 25/10/2011. Theo báo chí Philippines, lãnh đạo ngành ngoại giao nước này đã bình luận như trên về lời hăm dọa rằng Việt Nam và Philippines “phải chuẩn bị tinh thần để nghe tiếng đại pháo” của Trung Quốc.
Trả lời nhật báo Philippine Daily Inquirer bằng văn bản, ông del Rosario xác định : “Giọng điệu đó vang lên như một tuyên bố hiếu chiến và vô trách nhiêm một cách thô thiển…”.
Ngoại trưởng Philippines đồng thời tố cáo tính chất coi thường luật pháp quốc tế của tờ Global Times – một cơ quan ngôn luận chính thức của Bắc Kinh - khi cho rằng lời lẽ của tờ báo này : “đi ngược lại quan điểm của Philippines, đang tìm kiếm một giải pháp đúng luật lệ dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cho vấn đề biển Tây Philippines [tên Manila dùng để gọi Biển Đông]”.
Đối với ông del Rosario, chỉ có phương pháp tiếp cận dựa trên luật lệ quốc tế mới có khả năng « cung cấp chìa khóa » để đảm bảo các đòi hỏi chủ quyền của Philippines tại vùng quần đảo Trường Sa và thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp tại vùng Biển Đông.
Sau khi nhấn mạnh rằng chính sách của Manila đặt nền tảng trên việc tuân thủ vững chắc luật pháp quốc tế, Ông del Rosario xác định Philippines hy vọng các nước khác đang tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa với Philippines là Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, và Brunei, chí ít cũng làm như Manilla.
Xin nhắc lại là trong một bài xã luận được công bố thứ ba vừa qua cả bằng tiếng Hoa lẫn tiếng Anh, Hoàn cầu Thời báo đã cáo buộc các quốc gia như Philippines và Việt Nam là đã lợi dụng "lập trường ngoại giao hòa hoãn" của Trung Quốc để thủ lợi cho riêng mình. Và tờ báo đe dọa « Nếu không thay đổi thái độ với Trung Quốc, các nước đó sẽ phải chuẩn bị tinh thần để nghe thấy tiếng đại pháo. Chúng ta [Trung Quốc] cũng phải sẵn sàng cho tình huống đó vì đó có thể là biện pháp duy nhất để giải quyết tranh chấp”.
Cho đến nay, các nhà quan sát đều cho rằng, dù là một tờ báo trực thuộc Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng tờ Hoàn cầu Thời báo chỉ là diễn đàn của thành phần diều hâu trong giới lãnh đạo, chứ không phải là tiếng nói chính thống của Bắc Kinh.
Có điều là lần này, khi được hỏi về lời lẽ hiếu chiến trong bài viết được đăng trên Hoàn cầu Thời báo, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du lại cho rằng : « Các phương tiện truyền thông Trung Quốc có quyền tự do nói những gì họ thích, nhưng chúng tôi hy vọng rằng họ đóng một vai trò xây dựng và cung cấp một thông điệp trung thực." Và bà Khương Du tiếp tục nhắc lại rằng Trung Quốc đã cam kết tiến hành một chính sách hòa bình đối với vấn đề tranh chấp trên biển.
Bắc Kinh luôn luôn khẳng định rằng họ có chủ quyền không thể tranh cãi hầu như trên toàn bộ biển Đông, và đã bác bỏ mọi cố gắng của quốc tế đứng ra là trung gian giải quyết các tranh chấp với các láng giềng.
Chủ tịch nước Việt Nam nói rõ về Thỏa thuận Biển Đông Việt - Trung
Phản ứng cứng rắn của Philippines được đưa ra vào lúc Manila đón tiếp chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang. Giới quan sát đã từng chờ đợi xem ông Sang giải thích như thế nào với Tổng thống Philippines Aquino về Thỏa thuận nguyên tắc giải quyết tranh chấp Biển Đông vừa ký kết giữa Bắc Kinh và Hà Nội (ngày 11/10/2011) từng khuấy động công luận Philippines, cho rằng Việt Nam đã chiều ý Trung Quốc nên tìm cách giải quyết vấn đề một cách song phương, thay vì là đa phương như Philippines chủ trương.
Theo báo chí tại Manila, Ngoại trưởng del Rosario, có mặt tại cuộc họp thượng đỉnh song phương Việt Nam – Philippines, đã tiết lộ rằng chính ông Aquino đã khởi xướng một cuộc thảo luận về tác động của thỏa thuận ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo Ngoại trưởng Philippines, cho dù phía Philippines đã xác nhận là không hề phản đối thỏa thuận Việt Trung, phía Việt Nam cũng đã làm rõ rằng thoả thuận đó chỉ bao gồm các vùng lãnh thổ không có nước nào khác tranh chấp ngoài Trung Quốc và Việt Nam.
Ông Del Rosario cho biết thêm : "Sẽ có những cuộc đàm phán song phương (Việt Trung) liên quan đến một hoặc hai khu vực trong thực tế chỉ liên can đến riêng Việt Nam và Trung Quốc, còn các khu vực khác sẽ phải được xử lý theo phương thức đa phương. »
Ngoại trưởng Philippines còn ghi nhận là Việt Nam ủng hộ quan điểm của Philippines về Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS, và là nước đầu tiên "có một cuộc thảo luận nghiêm túc" về sáng kiến khu vực hòa bình tại Biển Đông (ZoPFF / C) của Manila. Ông del Rosario còn cho biết là Philippines sẽ trình bày một "sáng kiến mới" khác tại Hội nghị quan chức ASEAN cao cấp mở ra vào tháng tới tại Bali, Indonesia.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111027-philippines-dap-tra-manh-me-loi-le-hung-hang-cua-bao-chi-trung-quoc
Ngoại trưởng Philippines đồng thời tố cáo tính chất coi thường luật pháp quốc tế của tờ Global Times – một cơ quan ngôn luận chính thức của Bắc Kinh - khi cho rằng lời lẽ của tờ báo này : “đi ngược lại quan điểm của Philippines, đang tìm kiếm một giải pháp đúng luật lệ dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cho vấn đề biển Tây Philippines [tên Manila dùng để gọi Biển Đông]”.
Đối với ông del Rosario, chỉ có phương pháp tiếp cận dựa trên luật lệ quốc tế mới có khả năng « cung cấp chìa khóa » để đảm bảo các đòi hỏi chủ quyền của Philippines tại vùng quần đảo Trường Sa và thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp tại vùng Biển Đông.
Sau khi nhấn mạnh rằng chính sách của Manila đặt nền tảng trên việc tuân thủ vững chắc luật pháp quốc tế, Ông del Rosario xác định Philippines hy vọng các nước khác đang tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa với Philippines là Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, và Brunei, chí ít cũng làm như Manilla.
Xin nhắc lại là trong một bài xã luận được công bố thứ ba vừa qua cả bằng tiếng Hoa lẫn tiếng Anh, Hoàn cầu Thời báo đã cáo buộc các quốc gia như Philippines và Việt Nam là đã lợi dụng "lập trường ngoại giao hòa hoãn" của Trung Quốc để thủ lợi cho riêng mình. Và tờ báo đe dọa « Nếu không thay đổi thái độ với Trung Quốc, các nước đó sẽ phải chuẩn bị tinh thần để nghe thấy tiếng đại pháo. Chúng ta [Trung Quốc] cũng phải sẵn sàng cho tình huống đó vì đó có thể là biện pháp duy nhất để giải quyết tranh chấp”.
Cho đến nay, các nhà quan sát đều cho rằng, dù là một tờ báo trực thuộc Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng tờ Hoàn cầu Thời báo chỉ là diễn đàn của thành phần diều hâu trong giới lãnh đạo, chứ không phải là tiếng nói chính thống của Bắc Kinh.
Có điều là lần này, khi được hỏi về lời lẽ hiếu chiến trong bài viết được đăng trên Hoàn cầu Thời báo, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du lại cho rằng : « Các phương tiện truyền thông Trung Quốc có quyền tự do nói những gì họ thích, nhưng chúng tôi hy vọng rằng họ đóng một vai trò xây dựng và cung cấp một thông điệp trung thực." Và bà Khương Du tiếp tục nhắc lại rằng Trung Quốc đã cam kết tiến hành một chính sách hòa bình đối với vấn đề tranh chấp trên biển.
Bắc Kinh luôn luôn khẳng định rằng họ có chủ quyền không thể tranh cãi hầu như trên toàn bộ biển Đông, và đã bác bỏ mọi cố gắng của quốc tế đứng ra là trung gian giải quyết các tranh chấp với các láng giềng.
Chủ tịch nước Việt Nam nói rõ về Thỏa thuận Biển Đông Việt - Trung
Phản ứng cứng rắn của Philippines được đưa ra vào lúc Manila đón tiếp chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang. Giới quan sát đã từng chờ đợi xem ông Sang giải thích như thế nào với Tổng thống Philippines Aquino về Thỏa thuận nguyên tắc giải quyết tranh chấp Biển Đông vừa ký kết giữa Bắc Kinh và Hà Nội (ngày 11/10/2011) từng khuấy động công luận Philippines, cho rằng Việt Nam đã chiều ý Trung Quốc nên tìm cách giải quyết vấn đề một cách song phương, thay vì là đa phương như Philippines chủ trương.
Theo báo chí tại Manila, Ngoại trưởng del Rosario, có mặt tại cuộc họp thượng đỉnh song phương Việt Nam – Philippines, đã tiết lộ rằng chính ông Aquino đã khởi xướng một cuộc thảo luận về tác động của thỏa thuận ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo Ngoại trưởng Philippines, cho dù phía Philippines đã xác nhận là không hề phản đối thỏa thuận Việt Trung, phía Việt Nam cũng đã làm rõ rằng thoả thuận đó chỉ bao gồm các vùng lãnh thổ không có nước nào khác tranh chấp ngoài Trung Quốc và Việt Nam.
Ông Del Rosario cho biết thêm : "Sẽ có những cuộc đàm phán song phương (Việt Trung) liên quan đến một hoặc hai khu vực trong thực tế chỉ liên can đến riêng Việt Nam và Trung Quốc, còn các khu vực khác sẽ phải được xử lý theo phương thức đa phương. »
Ngoại trưởng Philippines còn ghi nhận là Việt Nam ủng hộ quan điểm của Philippines về Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS, và là nước đầu tiên "có một cuộc thảo luận nghiêm túc" về sáng kiến khu vực hòa bình tại Biển Đông (ZoPFF / C) của Manila. Ông del Rosario còn cho biết là Philippines sẽ trình bày một "sáng kiến mới" khác tại Hội nghị quan chức ASEAN cao cấp mở ra vào tháng tới tại Bali, Indonesia.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111027-philippines-dap-tra-manh-me-loi-le-hung-hang-cua-bao-chi-trung-quoc
Geen opmerkingen:
Een reactie posten