« Poseidon » : Một « siêu vũ khí » hạt nhân đáng gờm của Nga !
Đăng ngày:
Matxcơva dường như đang phát triển một loại ngư lôi hạt nhân có khả năng tạo ra những cơn sóng thần phóng xạ to lớn. Đối với nhiều chuyên gia, hiểm họa này cần phải được xem xét nghiêm túc.
Đây sẽ là một loại vũ khí tàng hình có một sức mạnh vô song. Thiết bị này được thiết kế để mang một đầu đạn nặng tầm vài mega tấn, mạnh gấp hơn 100 lần so với quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Hiroshima.
Nguyên tắc hoạt động là với vận tốc cỡ 185,2 km/giờ (100 hải lý/giờ), Poseidon sẽ tạo một con đường xuyên qua đáy biển, vượt ra ngoài phạm vi phòng thủ ven biển, nhằm phá hủy toàn bộ các vùng duyên hải. Hơn nữa, quả ngư lôi này còn chứa chất cobalt 60 đủ để gây ra những cơn mưa phóng xạ.
Vũ khí này có thể được phóng đi từ các chiến hạm hay tầu ngầm. Ở Nga, hiện chỉ có hai chiếc tầu ngầm có khả năng chở đến 6 Poseidon cho mỗi chiếc : Tầu bọc thép ngầm K-329 Belgorod và tàu Khabarovsk 09851.
Đây quả là một kịch bản « ngày tận thế » và là một mối đe dọa mà giới chuyên gia cho rằng cần phải xem xét cẩn trọng. Christopher Ashley Ford, cựu thứ trưởng Ngoại Giao về an ninh quốc tế Mỹ, hồi tháng 11/2020 đã báo động về loại vũ khí đáng gờm này, mà theo ông, là để « nhấn chìm các thành phố ven biển của Mỹ bằng các đợt sóng thần phóng xạ ».
Kiểm soát Bắc Cực
Tháng 2/2021, dường như đích thân tổng thống Nga, Vladimir Putin đã yêu cầu tăng tốc việc phát triển chương trình « Poseidon 2M39 », sẽ bước sang giai đoạn thử nghiệm từ đây đến cuối năm. Mục tiêu duy nhất của điện Kremlin là đi thêm một bước trong cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Nga và Mỹ ?
Theo giáo sư Katarzyna Zysk, ngành quan hệ quốc tế, Viện Nghiên cứu Quốc phòng Na uy với CNN, thách thức chính ở đây có lẽ là giành quyền kiểm soát Bắc Cực. Poseidon là một phương tiện gây áp lực mới trên bàn đàm phán, trước hết, được dùng để « gây khiếp hãi » cũng như một « lá bài thương lượng ».
Con đường hàng hải
Điều này giải thích vì sao sự hiện diện của Nga mỗi lúc một đông đảo tại những vùng lãnh thổ nằm ngoài vòng Bắc Cực. Ví dụ điển hình là khu căn cứ quân sự nằm trên đảo Kotelny, bị bỏ rơi sau khi Liên Xô sụp đổ nhưng đã được quân đội tái đầu tư từ năm 2013.
Phương diện kinh tế cũng không nên bỏ qua ở đây. Matxcơva dự tính mở rộng tầm ảnh hưởng trên « con đường Bắc hàng hải », một hải trình nối liền Na Uy với Alaska, đi dọc theo bờ biển của Nga đến tận Bắc Đại Tây Dương. Một hải lộ ngày càng dễ lưu thông vì tan băng do biến đổi khí hậu.
Khi mượn con đường này, những chiếc tầu chở container giảm đáng kể thời gian vận chuyển giữa châu Âu và châu Á. Một đối thủ cạnh tranh nghiêm trọng cho kênh đào Suez, nhưng cũng là một nguồn tài chính không thể phủ nhận cho nước nào kiểm soát được con đường này.
Ngày 7/10/2020, Vladimir Putin thông báo thử nghiệm thành công « Zircon ». Chiếc tên lửa siêu thanh này có bắn đến các mục tiêu xa đến 1.000km với tốc độ là Mach 9 (gấp 9 lần tốc độ âm thanh).
(Theo RTL, BFMTV)
« Poseidon » : Một « siêu vũ khí » hạt nhân đáng gờm của Nga ! (rfi.fr)
Drone : Một hiểm họa khó lường cho hải quân Mỹ ?
Đăng ngày:
Năm 2014 và 2015, những thiết bị bay bất thường (AAV – Anomalous Aerial Vehiculebay) xuât hiện trên bầu trời nơi có sự hiện của các tàu hàng không mẫu hạm Mỹ Nimitz et Roosevelt đã khơi dậy trí tò mò của cộng đồng thế giới chuyên nghiên cứu về các vật thể bay lạ (UFO).
Những năm gần đây, hiện tượng này xảy ra nhiều hơn, hải quân Mỹ (US Navy) tỏ ra bất lực trong cuộc chiến chống những cuộc xâm nhập bằng thiết bị bay không người lái trong các cuộc diễn tập quân sự cũng như là trong không phận những cơ sở nhậy cảm.
Tiết lộ
Trang mạng Air&Cosmos của Pháp ngày 09/04/2021, cho biết trong khoảng thời gian 14 - 30/07/2019, nhiều chiếc drone bay phía trên các tầu khu trục hạm của Mỹ trong vòng nhiều phút dài khi các chiến hạm này đang tiến hành tập trận ngoài khơi cách Los Angeles đến 160 km. Từ lâu được giữ bí mật, vụ việc nhậy cảm này đã được nhiều hãng tin Mỹ tiết lộ cách nay hai tuần.
Bất chấp một cuộc điều tra sâu rộng của US Navy, FBI và US Coast Guard (tuần duyên Mỹ), không một thông tin nào có thể được cơ quan tình báo Mỹ cung cấp. Ngày 05/04/2021, lãnh đạo các Chiến dịch Hải quân, đô đốc Michael Gilday tuyên bố cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành nhưng không cho biết thêm một chi tiết nào khác.
Khả năng đánh lạc hướng
Những chiếc drone không thể xác định được có những đặc điểm rất khác thường. Có khả năng hoạt động độc lập cao, nhiều lần, chúng có thể bay gần các tầu chiến Mỹ trong khoảng 90 phút. Một số loại drone hoạt động theo nhóm gồm 6 chiếc bằng cách thích ứng tức thì với những thao tác tránh né của tầu chiến Mỹ, trong đêm tối và cả những lúc thời tiết xấu nhất (tầm nhìn dưới 1.800 mét).
Một số khác được trang bị đèn chiếu sáng cực mạnh, đã bay thẳng từ đuôi cho đến đầu tầu. Cho dù các thiết bị trinh sát, do thám trên tầu SNOOPIE được kích hoạt, nhưng không một yếu tố nào cho phép thấy rõ bản chất của mối đe dọa này. Hệ thống FLIR và ra-đa được lắp đặt trên tầu dường như cũng không cho phép xác định cả hướng đến lẫn hướng đào thoát. US Navy gạt bỏ ý nghĩ cho rằng đây là một cuộc tập diễn nội bộ hay một thử nghiệm do một cơ quan khác tiến hành. Các kết luận cuối cùng của cuộc điều tra cho đến giờ vẫn được giữ bí mật.
Mối đe dọa thật sự
Trong khoảng 2014-2019, hơn 50 cuộc xâm nhập trên không đã xảy ở những cơ sở nhậy cảm của Mỹ (trung tâm khai thác hạt nhân, các cơ sở quân sự, sân bay, trụ sở cơ quan chính phủ) mà các nhà điều tra đã không thể nào xác định được nguồn gốc.
Hơn 24 vụ trong số này có liên quan đến những cơ sở sản xuất năng lượng (trung tâm khai thác điện, trung tâm khai thác hạt nhân) và trong nhiều trường hợp, là có sử dụng đến các loại máy bay không người lái.
Những vụ xâm nhập này còn được nhận thấy gần đảo San Clemente, nơi trú đóng căn cứ Navy Seals cũng như các cơ sở thử nghiệm sóng âm và tên lửa. Cho dù có nhiều cuộc điều tra tỉ mỉ nhưng vẫn không có kết quả nào được công bố. Nếu như những nghi vấn về những vụ bay đó vẫn là một điều bí ẩn (ai điều khiển và với mục đích gì), sự việc cho thấy rõ những lỗ hổng dường như rất lớn trong hệ thống phòng không và nhất là chống drone của Hoa Kỳ.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten