Covid-19: Số ca nhiễm vượt mốc 4 triệu trên thế giới, riêng Mỹ hơn 1,3 triệu ca
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Vào lúc nhiều nước bắt đầu giai đoạn giảm nhẹ các biện pháp phong tỏa, dịch Covid-19 vẫn tiếp tục đà lây lan trên thế giới, với mốc biểu tượng 4 triệu ca nhiễm, được xác nhận đã bị vượt qua vào hôm qua, 09/05/2020. Mỹ vẫn là nước bị tác hại nặng nề nhất, với hơn 1,3 triệu người nhiễm virus.
Theo thống kê của trường Đại Học Mỹ Johns Hopkins, tính đến 10 giờ sáng (giờ Paris) ngày hôm nay 10/05, trên toàn thế giới đã có 4.026.729 người bị nhiễm virus gây bệnh Covid-19, trong đó 279.345 người chết. Mỹ vẫn giữ kỷ lục đáng buồn là quốc gia bị virus corona tác hại nặng nề nhất, với 1.309.541 ca nhiễm, và 78.794 trường hợp tử vong. Tính theo số người bệnh, theo sau Mỹ là Tây Ban Nha, Ý và Anh Quốc – đều có hơn 200.000 ca nhiễm - trong lúc tính theo số người chết, Anh Quốc và Ý xếp thứ hai và ba, với hơn 30.000 trường hợp tử vong.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, số lượng người nhiễm virus chính thức chỉ là phần nổi của tảng băng. Rất nhiều quốc gia chỉ xét nghiệm người có triệu chứng rõ rệt. Tùy theo tình hình dịch bệnh và khả năng xét nghiệm, mà số người nhiễm thực ở mỗi nước có khả năng cao hơn nhiều. Ví dụ, tại Brazil, các chuyên gia ước tính từ hơn 2 triệu đến 3 triệu người nhiễm virus, so với số liệu 155.000 của bộ Y Tế.
Thảm họa tại Mỹ được dự báo là chưa kết thúc. Theo mô hình dự phóng của Cơ Quan Quản Lý Tình Huống Khẩn Cấp Liên Bang (FEMA), trong tháng Sáu tới đây, số người nhiễm có thể tăng thêm 200.000 ca mỗi ngày, tức là cao hơn gấp 8 lần số 25.000 ca/ngày hiện nay, trong lúc số người chết cũng có thể tăng gấp đôi, lên khoảng 3.000 người/ngày.
Giới thân cận ông Trump bị nhiễm, bác sĩ Fauci phải cách ly
Dự báo kể trên được đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đã tấn công trực tiếp vào Nhà Trắng. Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, đã có 14 người thân cận với tổng thống Mỹ Donald Trump bị lây nhiễm, trong đó có Katie Miller, phát ngôn viên của phó tổng thống Mike Pence, hay một nữ trợ lý của cô con gái Ivanka của tổng thống.
Việc lây nhiễm cũng buộc gương mặt tiêu biểu trong chiến dịch chống Covid-19 của Mỹ, bác sĩ Anthony Fauci, phải chịu cách ly 14 ngày, cũng như hai ông Robert Redfield, giám đốc Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Mỹ (CDC), và ông Stephen Hahn, giám đốc Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Mỹ (FDA). Cả ba quan chức nói trên đều là thành viên của nhóm chuyên trách chống COVID-19 của Nhà Trắng.
Cựu TT Obama công kích cách ông Trump xử lý dịch bệnh
Cựu tổng thống Mỹ Obama đã không tiếc lời chỉ trích cách ứng phó trước dịch Covid-19 của đương kim chủ nhân Nhà Trắng. Trong cuộc điện đàm với những người cộng sự cũ, được tiết lộ gần đây, ông Obama nói đến một chính sách thảm hại, « một sự hỗn loạn tuyệt đối ».
Thông tín viên RFI tại Mỹ Loubna Anaki tường thuật :
Bản thu âm do trang tin Mỹ Yahoo News tiết lộ đã được truyền thông Mỹ lấy lại và truyền đi liên tục. Trong một cuộc thảo luận với các cựu cộng sự viên qua điện thoại, ông Barack Obama như đã không ngần ngại thẳng thắn chỉ trích cách đối phó dịch Covid-19 của Nhà Trắng.
Trong vòng 30 phút người ta nghe cựu tổng thống cho rằng cách đáp trả của ông Donald Trump trước đại dịch là « yếu ớt và thiếu nhất quán ».
Theo ông Obama, « Tình hình có thể là phức tạp kể cả đối với những chính quyền tốt nhất, nhưng ở đây lại đơn giản là một sự tình trạng hỗn loạn và một thảm họa tuyệt đối ».
Phát ngôn viên của ông Obama đã từ chối bình luận về những tuyên bố trên, nhưng đây không phải là lần đầu tiên mà cựu tổng thống Mỹ chỉ trích đương kim chủ nhân Nhà Trắng từ lúc khởi đầu nạn dịch. Tuy nhiên, phải nói rằng đây là lần đầu tiên mà lời chỉ trích của ông Obama gay gắt như thế.
Cũng trong nói chuyện, ông Obama đã gợi lên quyết định gây tranh cãi của ngành Tư Pháp Mỹ, đã rút lại những cáo buộc đối với ông Michael Flynn, cựu cố vấn của ông Trump, bị truy tố vì đã nói dối về quan hệ của ông với một nhà ngoại giao Nga.
Theo ông Obama, sự kiện đó cho thấy là cần phải « bầu ra những lãnh đạo tốt ». Và như thế, một lần nữa, ông Obama đã biểu thị hậu thuẫn cho ứng cử viên Joe Biden.
http://www.rfi.fr/vi/quốc-tế/20200510-covid-19-số-ca-nhiễm-vượt-mốc-4-triệu-trên-thế-giới-riêng-mỹ-hơn-1-3-triệu-ca
Covid-19: Với hơn 10.000 người chết, Brazil sắp là một tâm dịch mới?
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Brazil đang có nguy cơ trở thành một tâm dịch mới. Hôm qua, 09/05/2020, bộ Y Tế Brazil công bố số liệu cho thấy đã có 10.627 người chết vì Covid-19, 155.939 người nhiễm virus. Brazil gia nhập nhóm 6 quốc gia có nhiều người chết nhất do đại dịch.
Quảng cáo
Tiếp theo các thành phố lớn, dịch đang tràn ra khắp cả nước. Tổng thống Brazil bị lên án chống lại các biện pháp ngăn dịch của địa phương. Thông tín viên François Cardona tường trình từ Rio de Janeiro :
« Với hơn 3.800 người chết, Sao Paulo, thủ phủ kinh tế, là địa điểm thiệt hại nặng nhất tại Brazil. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây được Viện Y tế Công (FIOCRUZ) công bố, cho thấy virus corona có nguy cơ lan đến tận các nơi xa xôi hẻo lánh nhất. Theo nhóm theo dõi diễn biến đại địch, thuộc Viện FIOCRUZ, tỉ lệ lây nhiễm tại các thị xã dưới 20.000 dân đã tăng hơn 50% trong hai tuần gần đây.
Sau khi tấn công vào các khu trung tâm đô thị, virus đang lan truyền với tốc độ rất nhanh. Các thị xã ít hơn 20.000 dân không có bệnh viện được trang bị giường điều trị tăng cường. Các nhà nghiên cứu của Viện FIOCRUZ ghi nhận là nhiều bệnh nhân mới đang hướng đến các khu vực đô thị lớn, nơi các khoa cấp cứu trên thực tế đang trong tình trạng bão hòa. Trong hai tuần gần đây, tỉ lệ lây nhiễm tại các thành phố lớn tăng 30%.
Quốc Hội và Tòa Án Tối Cao đã ra quyết định Quốc tang ba ngày. Tổng thống Bolsonaro hiện chưa bình luận về việc này. Nguyên thủ Brazil bị lên án mạnh, vì phản đối việc phong tỏa và quy chế cách ly người nhiễm virus, do lãnh đạo các thành phố lớn, nơi bị Covid-19 ảnh hưởng nặng nhất, lập ra ».
Có nguy cơ đã 3 triệu người nhiễm virus
Theo một số dự báo, quốc gia Nam Mỹ 210 triệu dân có thể trở thành tâm dịch mới của thế giới vào tháng 6/2020 này. Giới khoa học cho rằng, số lượng người nhiễm virus tại Brazil thực sự có thể cao gấp 15 đến 20 lần so với số liệu được công bố (có nghĩa là từ hơn 2 triệu đến 3 triệu người nhiễm virus), vì Brazil làm rất ít xét nghiệm.
Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là bang Sao Paulo 46 triệu dân, với hơn 3.800 người chết, hơn 44.000 người nhiễm. Hôm thứ Sáu, thống đốc bang quyết định kéo dài phong tỏa đến cuối tháng 5. Riêng về tỉ lệ tử vong, bang Amazonas, nơi có nhiều bộ tộc bản địa rất dễ bị tổn thương do virus, là khu vực bị ảnh hưởng nặng hơn, với 232 người chết trên 1 triệu dân, gấp gần ba lần so với bang Sao Paulo. Tính đến tối qua, trong vòng 24 giờ, có 730 người chết vì Covid, cao gần bẳng mức kỉ lục hàng ngày trước đó (751 người).
http://www.rfi.fr/vi/quốc-tế/20200510-covid-19-với-hơn-10-000-người-chết-brazil-sắp-là-một-tâm-dịch-mới
Geen opmerkingen:
Een reactie posten