Tin tức / Thế giới / Châu Á
Philippines tiêu hủy hơn 5 tấn ngà voi
Xe lăn đường được sử dụng để nghiền nát ngà voi tại Khu bảo tồn Động vật hoang dã và Văn phòng của Bộ Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên Quezon, tây bắc Philippines, ngày 21/6/2013.
MANILA — Hôm nay chính phủ Philippines bắt đầu tiêu hủy hơn 5 tấn ngà voi bị tịch thu. Philippines là một trong những trạm dừng chính trên tuyến đường mua bán ngà voi bất hợp pháp từ Châu Phi đến Trung Quốc. Từ Manila, thông tín viên VOA Simone Orendain gửi về bài tường thuật sau đây.
Số ngà voi này nằm trong một kho dự trữ đã thu thập được trong thời gian 17 năm tính đến năm 2009. Nhưng đây chỉ là khoảng phân nửa số ngà voi tịch thu được ban đầu. Các giới chức nói cuộc truy lùng và điều tra tiếp tục để tìm ra gần 8 tấn ngà voi mất tích.
Bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường Ramon Paje hy vọng rằng phá hủy những ngà voi này một cách rất công khai sẽ là một biện pháp răn đe cho giới buôn lậu.
Ông Paje nói: “Hành động này là một khẳng định mạnh mẽ cho phần còn lại trên thế giới thấy rằng Philippines nghiêm túc và sẽ không dung túng việc mua bán dã sinh bất hợp pháp.”
Một báo cáo điều tra đăng trên Tạp chí National Geographic số ra trong tháng 10 cho thấy Philippin không những là điểm trung chuyển chính của ngà voi sống, mà cũng còn là một nơi tiêu thụ lớn các pho tượng tôn giáo làm bằng chất liệu đó.
Ký giả điều tra Bryan Christy, tác giả bài viết, đã đưa ra bản trình bày trước vụ tiêu hủy ngà voi.
Ông Christy cho biết: “Mua bán lậu dã sinh nằm trong số các hình thức mang lại nhiều lợi nhuận nhất, có lẽ là dẫn đầu, trong các tội phạm xuyên quốc gia bởi vì những hình phạt. Số lợi nhuận rất khá. Nhưng hình phạt thì gần như số không.”
Ký giả Christy nói năm 1989, khi Kenya đốt 13 tấn ngà voi, hành động đã khiến CITES - tức Công ước Quốc tế về mua bán các Chủng loài có nguy cơ tuyệt chủng - cấm việc mua bán ngà voi trên khắp thế giới. Ông nói lệnh cấm có tác dụng cho đến khi CITES cho phép một số ngà voi được bán ở Nhật Bản vào năm 1999 và sau đó ở Trung Quốc vào năm 2008. Ký giả Christy nói nhu cầu về ngà voi của Trung Quốc ngang hàng với sự thịnh vượng gia tăng ở nước này.
Cuộc điều tra của tạp chí National Geographic phát hiện rằng ngà voi phần lớn được sử dụng cho việc chạm trổ những nơi thờ phượng hay làm tượng tôn giáo ở Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Ông Christy nói mua bán ngà voi là một công nghiệp hàng năm thu về 50 triệu đôla và có thể còn nhiều hơn, bởi vì chỉ có 10 phần trăm công cuộc mua bán bị theo dõi.
Tuy nhiên, Ðại diện Nhóm Công tác Hiệp ước Lusaka Bonaventure Ebayi tỏ ý lạc quan rằng việc công khai phá hủy ngà voi ở Manila có thể đem lại một sự thay đổi ở quy mô lớn hơn nữa so với những gì đã xảy ra ở Kenya vào năm 1989.
Ông Ebayi nhận xét: “Đây là lần đầu tiên một nước tiêu thụ quyết định tự nguyện tiêu hủy ngà voi. Ðây là một thông điệp mạnh hơn.”
Các giới chức môi trường của Philippines nói giá hiện thời của ngà voi sống vào khoảng 200 đôla/kí lô.
Số ngà voi này nằm trong một kho dự trữ đã thu thập được trong thời gian 17 năm tính đến năm 2009. Nhưng đây chỉ là khoảng phân nửa số ngà voi tịch thu được ban đầu. Các giới chức nói cuộc truy lùng và điều tra tiếp tục để tìm ra gần 8 tấn ngà voi mất tích.
Bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường Ramon Paje hy vọng rằng phá hủy những ngà voi này một cách rất công khai sẽ là một biện pháp răn đe cho giới buôn lậu.
Ông Paje nói: “Hành động này là một khẳng định mạnh mẽ cho phần còn lại trên thế giới thấy rằng Philippines nghiêm túc và sẽ không dung túng việc mua bán dã sinh bất hợp pháp.”
Một báo cáo điều tra đăng trên Tạp chí National Geographic số ra trong tháng 10 cho thấy Philippin không những là điểm trung chuyển chính của ngà voi sống, mà cũng còn là một nơi tiêu thụ lớn các pho tượng tôn giáo làm bằng chất liệu đó.
Ký giả điều tra Bryan Christy, tác giả bài viết, đã đưa ra bản trình bày trước vụ tiêu hủy ngà voi.
Ông Christy cho biết: “Mua bán lậu dã sinh nằm trong số các hình thức mang lại nhiều lợi nhuận nhất, có lẽ là dẫn đầu, trong các tội phạm xuyên quốc gia bởi vì những hình phạt. Số lợi nhuận rất khá. Nhưng hình phạt thì gần như số không.”
Ký giả Christy nói năm 1989, khi Kenya đốt 13 tấn ngà voi, hành động đã khiến CITES - tức Công ước Quốc tế về mua bán các Chủng loài có nguy cơ tuyệt chủng - cấm việc mua bán ngà voi trên khắp thế giới. Ông nói lệnh cấm có tác dụng cho đến khi CITES cho phép một số ngà voi được bán ở Nhật Bản vào năm 1999 và sau đó ở Trung Quốc vào năm 2008. Ký giả Christy nói nhu cầu về ngà voi của Trung Quốc ngang hàng với sự thịnh vượng gia tăng ở nước này.
Cuộc điều tra của tạp chí National Geographic phát hiện rằng ngà voi phần lớn được sử dụng cho việc chạm trổ những nơi thờ phượng hay làm tượng tôn giáo ở Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Ông Christy nói mua bán ngà voi là một công nghiệp hàng năm thu về 50 triệu đôla và có thể còn nhiều hơn, bởi vì chỉ có 10 phần trăm công cuộc mua bán bị theo dõi.
Tuy nhiên, Ðại diện Nhóm Công tác Hiệp ước Lusaka Bonaventure Ebayi tỏ ý lạc quan rằng việc công khai phá hủy ngà voi ở Manila có thể đem lại một sự thay đổi ở quy mô lớn hơn nữa so với những gì đã xảy ra ở Kenya vào năm 1989.
Ông Ebayi nhận xét: “Đây là lần đầu tiên một nước tiêu thụ quyết định tự nguyện tiêu hủy ngà voi. Ðây là một thông điệp mạnh hơn.”
Các giới chức môi trường của Philippines nói giá hiện thời của ngà voi sống vào khoảng 200 đôla/kí lô.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten