woensdag 4 januari 2012

Dự trữ ngoại hối Việt Nam 2012 ước đạt 15,8 tỷ USD

04/01/2012

Theo JP Morgan Chase, nếu lạm phát giảm tốc như tính toán thì dự trữ ngoại hối Việt Nam sẽ tăng trưởng.



Ảnh: Theo JPMorgan Chase, lạm phát mới là yếu tố quan trọng tác động tới cán cân thanh toán Việt Nam. Ảnh: AFP.

Ngân hàng JPMorgan Chase vừa ra một báo cáo về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam năm nay. Trong đó, các chuyên gia nhận định, kinh tế Việt Nam có khả năng đạt mức độ ổn định cao hơn so với năm 2011, các biện pháp thắt chặt chính sách cuối cùng đã bắt đầu phát huy hiệu quả, thể hiện qua việc lạm phát giảm tốc kể từ tháng 8 và sự thu hẹp thâm hụt thương mại.

Tuy nhiên, JPMorgan Chase cũng cho rằng, chất lượng tài sản các ngân hàng hiện tại vẫn là một trong những vấn đề đáng lo ngại ở Việt Nam, dù khả năng bùng nổ khủng hoảng hệ thống nhà băng thời điểm này là thấp. Ngoài ra, báo cáo còn đề cập việc Chính phủ Việt Nam nới lỏng chính sách là quá sớm.

Theo đó, lạm phát, thay vì thâm hụt thương mại, mới là yếu tố tác động mạnh nhất tới cán cân thanh toán. “Việt Nam đã ở trong tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài, nhưng thâm hụt này được bù đắp bởi dòng kiều hối và vốn FDI… Khi lạm phát cao hoặc kỳ vọng giảm, giá đồng nội tệ tăng, người Việt thường chuyển từ nắm giữ VND sang vàng và USD. Nhưng khi lạm phát giảm tốc, quy trình diễn ra ngược lại”, báo cáo lý giải. Cơ quan cũng cho biết, với mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm gần 14% một năm như hiện nay, các tài sản tính bằng VND sẽ sớm trở nên hấp dẫn hơn.

Về dự trữ ngoại hối, JPMorgan Chase nhận định, năm 2011 dự trữ ở mức 12,561 tỷ USD và sẽ tăng lên 15,811 tỷ USD trong năm 2012. Nếu lạm phát Việt Nam giảm xuống như dự báo, dự trữ ngoại hối sẽ tăng do người dân chuyển các khoản tiết kiệm sang đồng nội tệ.

(Theo Ndhmoney)

Geen opmerkingen:

Een reactie posten