Ô nhiễm môi trường tại Hồng Kông (en.wikipedia.org)
Sau nhiều thập niên chần chờ, Hồng Kông, một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới, nay mới quyết tâm tìm cách giảm bớt các khí thải độc hại. Tại đây, không khí ngột ngạt đến mức nhiều người dân sở tại đã bỏ đi nơi khác và nhiều nguời nước ngoài không dám đến sống ở đây.
Chính phủ Hồng Kông trong tuần này vừa đề ra « Các mục tiêu về chất lượng không khí » mới. Đây là lần đầu tiên từ một phần tư thế kỷ qua, những mục tiêu này được xác định lại. Đã đến lúc chính quyền cựu thuộc địa Anh quốc phải ra tay, vì theo thống kê của trường đại học Hồng Kông, tại trung tâm tài chính này, mỗi năm có khoảng 3.200 người tử vong vì ô nhiễm không khí.
Nạn ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng thêm, không chỉ là do các nhà máy ở miền nam Trung Quốc, mà còn do chính các nhà máy điện của Hồng Kông, cũng như là do khói từ những chiếc xe lưu thông trên hệ thống đường xá dày đặc của vùng lãnh thổ này.
Những mẫu không khí được xét nghiệm gần đây ở các khu Central, Causeway Bay và Mong Kok cho thấy, trong hơn 70 ngày mỗi năm, tỷ lệ khí độc hại cao gấp 10 lần so với năm 2005.
Những mục tiêu mới quy định các giới hạn nghiêm ngặt đối với 7 chất khí độc hại và đặc biệt người ta sẽ đo lường tỷ lệ các hạt PM2,5 ( tức là những hạt rất nhỏ có đường kính bằng hoặc dưới 2,5 micron ). Đây là những hạt nguy hiểm nhất, vì chúng có thể thấm sâu vào cơ thể chúng ta, cho đến tận các túi phổi và hòa vào trong máu. ( Tổ chức Y tế Thế giới gần đây đã xếp Hồng Kông ở thứ hạng 559 trên 566 thành phố về mức độ PM2,5 ).
Cũng theo chiều hướng đó, chính quyền Hồng Kông quyết định cấm lưu thông những chiếc xe gây ô nhiễm nhất và đề ra những biện pháp khuyến khích sử dụng xe chạy bằng điện hoặc kết hợp hai năng lượng xăng/điện.
Tuy nhiên, giới y tế và các hiệp hội bảo vệ môi sinh cho rằng các biện pháp nói trên quá trễ và không đủ. Một thành viên hiệp hội Friends of the Earth Hong Kong cho rằng : « Đây là một bước nhỏ đi đúng hướng, nhưng các biện pháp đề ra lại không đáp ứng những khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và không phải là một bảo đảm cho sức khoẻ người dân ».
Dầu sao cũng phải thấy là chính quyền địa phương gần như bị bó tay vì Hồng Kông là một vùng mà bao quanh là vô số nhà máy Trung Quốc.
Ngoài tính chất cấp thiết về y tế công cộng, hành động của chính quyền Hồng Kông cũng là nhằm bảo vệ vị thế của một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới. Hồng Kông hiện đang tranh chức « thủ đô tài chính châu Á » với Singapore, cho nên phải cố tô điểm hình ảnh ở nước ngoài và thu hút thêm nhân tài.
Nhiều nghiên cứu cho thấy là nạn ô nhiễm không khí khiến những người giàu nhất và có trình độ học vấn cao nhất rời bỏ Hồng Kông, trong khi đây đây vẫn là những thành phần nền tảng của kinh tế Hồng Kông.
Nhiều dự án cơ sở hạ tầng gây nhiều ô nhiễm có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi biện pháp hạn chế khí thải kể từ năm 2014, trong số này có dự án xây một cây cầu nối Hồng Kông với Macao và dự án xây phi đạo thứ ba cho sân bay Hồng Kông, một trong những phi trường tiếp nhận nhiều hành khách nhất thế giới.
Nói chung, theo các nghiên cứu nói trên, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ở Hồng Kông được ước lượng lên tới 40 tỷ đôla mỗi năm.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120119-hong-kong-tan-cong-nan-o-nhiem-khong-khi
Nạn ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng thêm, không chỉ là do các nhà máy ở miền nam Trung Quốc, mà còn do chính các nhà máy điện của Hồng Kông, cũng như là do khói từ những chiếc xe lưu thông trên hệ thống đường xá dày đặc của vùng lãnh thổ này.
Những mẫu không khí được xét nghiệm gần đây ở các khu Central, Causeway Bay và Mong Kok cho thấy, trong hơn 70 ngày mỗi năm, tỷ lệ khí độc hại cao gấp 10 lần so với năm 2005.
Những mục tiêu mới quy định các giới hạn nghiêm ngặt đối với 7 chất khí độc hại và đặc biệt người ta sẽ đo lường tỷ lệ các hạt PM2,5 ( tức là những hạt rất nhỏ có đường kính bằng hoặc dưới 2,5 micron ). Đây là những hạt nguy hiểm nhất, vì chúng có thể thấm sâu vào cơ thể chúng ta, cho đến tận các túi phổi và hòa vào trong máu. ( Tổ chức Y tế Thế giới gần đây đã xếp Hồng Kông ở thứ hạng 559 trên 566 thành phố về mức độ PM2,5 ).
Cũng theo chiều hướng đó, chính quyền Hồng Kông quyết định cấm lưu thông những chiếc xe gây ô nhiễm nhất và đề ra những biện pháp khuyến khích sử dụng xe chạy bằng điện hoặc kết hợp hai năng lượng xăng/điện.
Tuy nhiên, giới y tế và các hiệp hội bảo vệ môi sinh cho rằng các biện pháp nói trên quá trễ và không đủ. Một thành viên hiệp hội Friends of the Earth Hong Kong cho rằng : « Đây là một bước nhỏ đi đúng hướng, nhưng các biện pháp đề ra lại không đáp ứng những khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và không phải là một bảo đảm cho sức khoẻ người dân ».
Dầu sao cũng phải thấy là chính quyền địa phương gần như bị bó tay vì Hồng Kông là một vùng mà bao quanh là vô số nhà máy Trung Quốc.
Ngoài tính chất cấp thiết về y tế công cộng, hành động của chính quyền Hồng Kông cũng là nhằm bảo vệ vị thế của một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới. Hồng Kông hiện đang tranh chức « thủ đô tài chính châu Á » với Singapore, cho nên phải cố tô điểm hình ảnh ở nước ngoài và thu hút thêm nhân tài.
Nhiều nghiên cứu cho thấy là nạn ô nhiễm không khí khiến những người giàu nhất và có trình độ học vấn cao nhất rời bỏ Hồng Kông, trong khi đây đây vẫn là những thành phần nền tảng của kinh tế Hồng Kông.
Nhiều dự án cơ sở hạ tầng gây nhiều ô nhiễm có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi biện pháp hạn chế khí thải kể từ năm 2014, trong số này có dự án xây một cây cầu nối Hồng Kông với Macao và dự án xây phi đạo thứ ba cho sân bay Hồng Kông, một trong những phi trường tiếp nhận nhiều hành khách nhất thế giới.
Nói chung, theo các nghiên cứu nói trên, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ở Hồng Kông được ước lượng lên tới 40 tỷ đôla mỗi năm.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120119-hong-kong-tan-cong-nan-o-nhiem-khong-khi
Geen opmerkingen:
Een reactie posten