vrijdag 20 januari 2012

Hội Người Việt Tự Do Purmerend (Hòa Lan)_Tờ Thông Tin "Tết Nhâm Thìn 2012": Thời Sự Quốc Tế

19-1-2012

Thời Sự Quốc Tế         - 10 -

10 sự kiện thế giới năm 2011

Thế giới năm nay chứng kiến làn sóng biểu tình chưa từng có tràn khắp các lục địa; một cơn địa chấn kèm sóng thần rung chuyển địa cầu, dẫn đến cuộc khủng hoảng hạt nhân nghiêm trọng nhất trong gần 30 năm qua.
> 10 ảnh thiên tai ấn tượng năm 2011
> Người biểu tình - Nhân vật của năm

Xe hơi bị hất tung khi sóng thần tràn qua thành phố Miyako, tỉnh Iwate hôm 11/3. Ảnh: AP.
Trưa ngày 11/3, một cơn động đất mạnh 9 độ Richter thình lình tấn công miền đông bắc Nhật Bản. Khi dân chúng đang còn hoảng loạn chạy tìm đường thoát thân thì những cột nước đen ngòm sầm sập từ biển đổ vào, cuốn phăng người, nhà cửa, xe cộ, đường sá. Máy bay bị xô đẩy như những bao diêm, tàu thủy bay lên nóc nhà, lửa khói ngùn ngụt bốc lên từ các nhà máy. Sức hủy diệt của sóng thần trùm tấm chăn tan hoang lên ba tỉnh đông bắc Nhật. Hơn 20.000 người chết hoặc mất tích trong khoảnh khắc.
Cơn địa chấn mạnh nhất trong vòng một thế kỷ qua còn gây nổ tại các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I và gây nên cuộc khủng hoảng hạt nhân lớn nhất thế giới kể từ năm 1986. Nỗi lo vì phóng xạ còn dai dẳng và lan xa đến tận Tokyo và thậm chí các nước láng giềng. Sẽ phải mất đến 40 năm nữa để vô hiệu hóa hoàn toàn những nguy cơ chết người từ các lò phản ứng.
Trong thiên tai, cả thế giới, trong đó có Việt Nam đã đoàn kết với nhân dân Nhật. Thế giới khâm phục tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường của người Nhật. Với sức mạnh của một xã hội đoàn kết và kỷ luật, Nhật Bản khiến thế giới tin tưởng chắc chắn rằng họ sẽ vươn lên sau thảm họa.

Vụ tự thiêu của một thanh niên bán hàng rong tại Tunisia ngày 17/12 năm ngoái đã thổi bùng lên “Mùa xuân Arab” - làn sóng biểu tình và nổi dậy với mức độ và quy mô lớn chưa từng thấy. Người dân biểu tình để phản đối tình trạng tham nhũng, thất nghiệp, suy thoái kinh tế, vi phạm nhân quyền, giá lương thực tăng vọt và nghèo đói tràn lan. Biểu tình nhanh chóng lan sang Ai Cập, Libya, Bahrain Yemen, Jordan và nhiều nước khác. Nó cuốn phăng nhiều chính phủ lâu đời ở Trung Đông và Bắc Phi, dẫn đến cuộc chiến tranh khốc liệt, đưa nhiều chính phủ đến bên bờ vực của sự sụp đổ.
Mùa xuân Arab là sự kiện độc nhất vô nhị trong thế giới Arab. Nét đặc trưng của phong trào này là người dân sử dụng biện pháp chống đối dân sự - biểu tình, đình công, tuần hành – và truyền thông xã hội để tổ chức các hoạt động chống đối, liên lạc với nhau và thu hút sự chú ý của dư luận. Người sử dụng mạng xã hội đi tiên phong trong tất cả các diễn tiến của Mùa xuân.

Hàng nghìn người tập trung tại quảng trường Tự do ở thủ đô Cairo của Ai Cập hôm 10/2 để tham gia cuộc biểu tình chống chính phủ. Ảnh: AFP.
Tawakel Karman, người được trao giải Nobel Hòa bình năm nay, là một trong những thủ lĩnh nổi bật trong phong trào Mùa xuân Arab. Danh hiệu "Nhân vật của năm" cũng dành cho người biểu tình. Mùa xuân Arab được dự đoán là sẽ còn duy trì ảnh hưởng lâu dài, lan sang các châu lục khác.
Binh sĩ phe đối lập ở Libya bắn những quả tên lửa Grad tại mặt trận phía tây của thành phố Misrata hôm 20/6. Ảnh: AP
Được tiếp lửa từ Mùa xuân Arab, những cuộc biểu tình phản đối chế độ của đại tá Moammar Gadhafi nhanh chóng biến thành xung đột vũ trang với quân chính phủ, làm nhiều người thiệt mạng. Tòa án Công lý quốc tế ra lệnh truy nã cha con Gadhafi, trong khi ông này thề quyết tử trên đất quê hương. Pháp, Anh, Mỹ tố cáo Tripoli tiêu diệt người biểu tình và với nghị quyết của Hội đồng Bảo an trong tay, liên quân NATO đêm 19/3 khởi động những cuộc oanh kích cấp tập nhằm tiêu diệt toàn bộ sức kháng cự phòng không cũng như quân lực của viên đại tá.
Thủ đô Tripoli thất thủ trước cuộc phản công của phe đối lập được NATO hậu thuẫn. Cuối tháng 10, ông Gadhafi bị bắt khi đang trên đường trốn khỏi thành phố quê nhà. Người đàn ông 69 tuổi này sau đó chết một cách bi thảm trong tay những thanh niên nổi dậy, và thi thể bị phơi ra cho những con mắt tò mò.
Cuộc nổi dậy ở Libya được coi là triệt để nhất trong "Mùa xuân Arab" do toàn bộ chế độ cũ ở nước này cùng người lãnh đạo cấp cao nhất (ông Gadhafi) bị loại bỏ. Nhưng cái chết đó không ngay lập tức đưa đến ổn định và đoàn kết cho người Libya, họ sẽ còn phải vật lộn để khắc phục hậu quả cuộc chiến đẫm máu và hòa giải dân tộc. Cuộc chiến Libya cũng cho thấy sức mạnh chính trị và quân sự của phương Tây trong việc can dự vào những cuộc khủng hoảng.
Người Na Uy giơ cao những bông hoa hồng và tấm ảnh của người thân đã thiệt mạng trong vụ thảm sát hôm 22/7. Ảnh: Xinhua.
Trong khi các thế lực Hồi giáo nổi lên ở Trung Đông, Bắc Phi, thì bóng ma của tư tưởng bài Hồi và cực hữu đang tìm lại lý do tái xuất ở châu Âu. Na Uy, đất nước vốn nổi tiếng yên bình với xã hội cởi mở và đa văn hóa, chấn động bởi vụ khủng bố đẫm máu nhất kể từ thế chiến II. Anders Behring Breivik, một kẻ cực hữu, đã đánh bom tòa nhà chính phủ ở Oslo và khi số thương vong không nhiều như ý muốn, y đến một nơi cắm trại của các thanh thiếu niên, xả đạn giết chết thêm gần 70 người. Y tỏ thái độ bình thản, và nói rằng việc bắn giết là cần thiết để phản đối đạo Hồi và xã hội đa văn hóa.
77 người chết vì ý muốn điên rồ của một kẻ cực hữu chính là lời cảnh báo không chỉ với Na Uy mà cả châu Âu. Mối lo ngại này ngày càng gia tăng trong bối cảnh cuộc sống của người châu Âu bị phủ bóng đen bởi suy thoái kinh tế, thất nghiệp và khủng hoảng nợ công. Chủ nghĩa cực hữu sẽ là trọng tâm mới mà các cơ quan tình báo và an ninh trên khắp châu Âu phải quan tâm.
Hai người tham gia cuộc biểu tình "Chiếm phố Wall" diễn kịch tại quảng trường Duarte ở thành phố New York, Mỹ hôm 17/12. Ảnh: AFP.
Sự ưu ái quá mức của chính phủ Mỹ đối với giới ngân hàng, tình trạng thất nghiệp dai dẳng là nguyên nhân dẫn đến làn sóng biểu tình mang tên “Chiếm Phố Wall”. Phong trào bắt đầu từ giữa tháng 9 tại thành phố New York, Mỹ, với sự tham gia của những người thuộc 99% nghèo phản đối 1% quá giàu. Quy mô của cuộc biểu tình tăng nhanh chóng, phong trào lan rộng ra hàng trăm thành phố của Mỹ.
"Chiếm phố Wall" New York đã châm ngòi cho những cuộc biểu tình tại châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Đại Dương. Vào thời điểm cao trào, các nhà tổ chức tuyên bố biểu tình sẽ nổ ra tại 951 thành phố thuộc 82 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ảnh hưởng của “Chiếm phố Wall” bên ngoài nước Mỹ thể hiện rõ rệt nhất ở châu Âu, lục địa đang vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng.
Internet và các trang xã hội, cũng như trong Mùa xuân Arab, trở thành công cụ đắc lực trong hoạt động tập hợp lực lượng của “Chiếm phố Wall”. Người ta đưa phong trào lên các mạng xã hội hàng đầu như Facebook, Twitter thu hút sự chú ý của      
- 11 -
dư luận.   Hàng trăm trang web liên quan tới “Chiếm phố Wall” đã ra đời.
Osama bin Laden. Ảnh: AP.
Gần ngày kỷ niệm 10 năm vụ khủng bố ngày 11/9/2001, cả thế giới bất ngờ khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo tin trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt. Y mất mạng trong một chiến dịch đặc biệt và cực kỳ bí mật do biệt kích Mỹ tiến hành trong lãnh thổ Pakistan. Hầu như tất cả báo chí thế giới ngày 1 và 2/5 đều đăng trang nhất tin bin Laden bị tiêu diệt, với các các phản ứng khác nhau. Sau gần một thập kỷ của cuộc chiến chống khủng bố, điệp vụ trừ khử bin Laden mới hoàn thành.
Mặc dù vậy, cái chết của bin Laden không đương nhiên dẫn tới sự sụp đổ của Al-Qaeda hay tình trạng thoái trào của chủ nghĩa khủng bố. Ý thức hệ của Al-Qaeda không phải là một con người cụ thể, mà là một trường phái tư tưởng được nhiều người ủng hộ. Trên thực tế, việc truy lùng các thủ lĩnh khủng bố khác vẫn tiếp tục, và sự tan biến của y khỏi cõi đời cũng không dẫn đến sự chấm hết các cuộc khủng bố liên miên ở khắp các châu lục.
Tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận gần bán đảo Sơn Đông. Ảnh: AP.
Trung Quốc đang vươn lên vị thế một cường quốc quân sự của thế giới trong những năm qua và năm 2011 chứng kiến sự phát triển vượt bậc của quân lực nước này.
Sau khi chính thức xác nhận việc nâng cấp tàu sân bay Shi Lang được mua từ Ukraina năm 1998, Trung Quốc hoàn tất việc hoán cải hàng không mẫu hạm đầu tiên vào tháng 8 và liên tục thực hiện 3 cuộc thử nghiệm trên biển đối với tàu chiến này. Trung Quốc cũng tích cực thử nghiệm J-20, máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm. Những hình ảnh chụp lại các chuyến bay thử nghiệm của J-20 liên tiếp được tung lên các trang mạng của Trung Quốc, giúp dư luận hình dung một cách rõ ràng một trong những vũ khí chủ lực của cường quốc phương Đông trong tương lai.
Việc Trung Quốc sắp đưa Shi Lang vào hoạt động thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế. Mỹ và Nhật Bản từng công khai yêu cầu Trung Quốc giải thích về mục đích sở hữu tàu sân bay này. Máy bay J-20 cũng là một đề tài được bàn tán nhiều trong năm 2011. Sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc khiến các cường   
- 12 -
quốc như Mỹ, Nhật, Ấn Độ hay khối ASEAN quan tâm sâu sắc, đặc biệt trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến động.
Ông Kim Jong-il. Ảnh: Telegraph.
Bán đảo Triều Tiên - nơi còn tồn tại cuộc chiến tranh dai dẳng từ những năm 1950 - nay đang ở thời điểm cực kỳ nhạy cảm và có thể sắp chuyển sang một giai đoạn mới. Bối cảnh này được tạo ra từ cái chết của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il. Ông qua đời ngày 17/12 do đau tim, và sự ra đi của ông đang khiến hàng triệu người Triều Tiên khóc như mưa.
Ông Kim lãnh đạo Triều Tiên 17 năm qua. Trong thời gian đó quan hệ giữa Bình Nhưỡng với các láng giềng và phương Tây phần nhiều là căng thẳng bởi nước này phát triển chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân, tập trung ưu tiên quân sự. Điểm sáng nhất trong các mối quan hệ chằng chéo ở bán đảo Triều Tiên là cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất năm 2000. Giờ, cả hai nhà lãnh đạo trong cuộc gặp đó đều đã sang thế giới bên kia.
Sự ra đi đột ngột của Chủ tịch Kim gây nên những tác động đối với tình hình khu vực và thế giới. Đàm phán phi hạt nhân hóa đang dang dở. Triều Tiên là quốc gia có vũ khí hạt nhân và tiềm lực quân sự lớn, các cường quốc Mỹ, Nga, Trung và láng giềng Nhật, Hàn đều quan tâm sát sao đến các diễn biến trong quá trình chuyển giao quyền lực ở điểm nóng này.
Tàu chỉ huy BRP Humabon (PF 11) của Philippines trong một cuộc tập trận hải quân chung với các tàu chiến khác của Mỹ trên Biển Đông hôm 14/3/2010. Ảnh: US Navy
Những vụ va chạm giữa tàu Trung Quốc với tàu Việt Nam và lực lượng của Philippines trên Biển Đông trong các tháng 3, 5 và 6 khiến khu vực này đột nhiên nóng trên báo chí quốc tế. Nhiều tuyên bố qua lại của các chính phủ, nhiều hội nghị khoa học quốc tế về Biển Đông, đến các thương vụ mua sắm khí tài hải quân, đã đưa khu vực này "vào radar quốc tế", như lời đánh giá của một học giả nổi tiếng của Việt Nam.
Biển Đông trở thành chủ đề nóng nhất trong Hội nghị của ASEAN và Đông Á, nơi có sự hiện diện lần đầu của tổng thống Mỹ. Bất chấp sự không hài lòng của Trung Quốc, đại diện của nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Ấn Độ và ASEAN đều đã đề cập việc giải quyết tranh chấp Biển Đông trong các diễn đàn đa phương. Thành tựu đáng chú ý nhất trong nỗ lực lâu dài về Biển Đông là các bên đã ra được Bản hướng dẫn thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sau gần 9 năm.
Việc Mỹ tuyên bố điều 2.500 quân đến bắc Australia; Ấn Độ nhấn mạnh chiến lược hướng Đông; Nhật Bản ra nhiều tuyên bố quan tâm đến an ninh Biển Đông; cũng như các động thái của những quốc gia liên quan trực tiếp đến tranh chấp, cho thấy vấn đề này đang ngày càng được quốc tế quan tâm hợp lý và theo hướng có lợi cho hòa bình ổn định khu vực.
Em bé được xem là công dân thứ 7 tỷ của thế giới, Danica May Camacho ở Philippines. Ảnh: buzzhunt.com.
Ngày 31/10, dân số thế giới đạt mức 7 tỷ với sự ra đời của một bé gái ở Philippines. Như vậy chỉ sau 12 năm, số người trên hành tinh tăng thêm một tỷ. Đây là niềm vui cho nhân loại bởi nó chứng tỏ rằng điều kiện y tế và chăm sóc sức khỏe đã được cải thiện, và tuổi thọ trung bình của loài người ngày càng tăng. Dân đông thì lực lượng lao động cũng đông, tạo động lực cho kinh tế thế giới.
Nhưng 7 tỷ người cũng là một gánh nặng và gia tăng sức ép lên trái đất và môi trường sống của chúng ta. Người đông, xe đông, tiêu thụ tài nguyên nhiều, ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng cùng những vấn đề xã hội như thất nghiệp và tệ nạn gia tăng sẽ là những điểm xấu mà nhân loại phải đối mặt khi dân số tăng.
Đến nay, bà mẹ trái đất vẫn còn chịu đựng được 7 tỷ đứa con. Nhưng đến cuối thế kỷ này, dự báo sẽ có 10 tỷ người và khi đó trái đất sẽ phải phình to ra 2,8 lần so với hiện nay mới cáng đáng được sứ mệnh - và điều đó là viễn tưởng. Vì vậy vấn đề bảo tồn và sử dụng hiệu quả tài nguyên để cải thiện chất lượng cuộc sống đang được những người tiến bộ quan tâm hàng đầu.     VnExpress

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/12/10-su-kien-the-gioi-nam-2011/

2011 : Năm hồ sơ Biển Đông được quốc tế hóa
Toàn cảnh Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày           - 13 -
19/11/2011 tại Bali (Indonesia)          
Reuters   -     Trọng Nghĩa

Tình hình Biển Đông trong năm 2011 rất sôi động, với hàng loạt sự kiện. Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia về Biển Đông tại Hoa Kỳ, việc hồ sơ Biển Đông được quốc tế hóa tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Indonesia ngày 19/11/2011là sự kiện mang nhiều ý nghĩa nhất. Việt Nam cần tranh thủ xu thế Trung Quốc bị cô lập để vận động dư luận trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy các lợi ích chính đáng của mình.
Tình hình Biển Đông trong năm 2011 phải nói là rất sôi động, với hàng loạt hành động quyết đoán của Bắc Kinh nhằm áp đặt chủ quyền Trung Quốc trên hầu như toàn bộ vùng biển. Thái độ căng thẳng này không chỉ nhắm vào hai nước trực tiếp tranh chấp như Việt Nam và Philippines, mà còn hướng tới cả các quốc gia ngoài khu vực như Ấn Độ, hay là các hãng dầu khí quốc tế đang hợp tác với các đối thủ của Bắc Kinh.
Hành động của Trung Quốc tuy nhiên đã vấp phải phản ứng cứng rắn khác thường của Philippines và Việt Nam, hai đối tượng bị Trung Quốc lấn áp, thúc đẩy hai nước liên kết chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, vốn bắt đầu cụ thể hóa chủ trương "xoay trục" (pivot), hướng về châu Á - Thái Bình Dương.
Riêng đối với Việt Nam, giới quan sát đã ghi nhận phản ứng kiên quyết hơn của Hà Nội trước các hành động bị cho là thái quá của Bắc Kinh tại Biển Đông. Trong những năm trước đây, Trung Quốc đã từng nhiều lần tấn công vào những quyền lợi của Việt Nam tại Biển Đông, nhưng phản ứng của Việt Nam tương đối chừng mực. Năm 2011 này thì khác.
Vào tháng Năm vừa qua, Việt Nam đã chính thức mở họp báo tố cáo Trung Quốc phá hoại và sách nhiễu tàu thăm dò dầu khí Việt Nam là Bình Minh 02, ngay trong vùng hải phận 200 hải lý của Việt Nam. Lần đầu tiên, chính quyền Việt Nam đã cung cấp cho báo chí hình ảnh và tài liệu về sự cố này.
Tiếp theo đó, từ ngày 05/06, trong 11 tuần liên tiếp, nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn đã liên tục được diễn ra tại Hà Nội vào ngày chủ nhật, trước khi bị chính quyền nghiêm cấm sau khi đàm phán xong với Trung Quốc về cách thức giảm căng thẳng. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, cũng có hai cuộc biểu tình trong hai ngày chủ nhật đầu tiên, nhưng sau đó tất cả những dự định tụ tập chống Trung Quốc đều bị ngăn chặn và trấn áp.
Sau cơn sốt giữa năm, quan hệ căng thẳng Việt – Trung trên vấn đề Biển Đông giảm nhiệt dần dần, với việc cử đặc sứ Hồ Xuân Sơn qua Bắc Kinh, kế đến là chuyến công du Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, và gần đây nhất là chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Điểm đáng ghi nhận nhất là lần đầu tiên nhân chuyến công du Trung Quốc của lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 11/10, hai bên đã ký kết thỏa thuận về những nguyên tắc định hướng giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trên tinh thần tôn trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (1982) và Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (2002).
Các hành động của Trung Quốc cũng đồng thời làm cho những nước thường xuyên sử dụng các tuyến hàng hải qua vùng Biển Đông lo ngại, và vấn đề “an toàn và an ninh hàng hải” ở Biển Đông ngày càng được các nước như Mỹ, Nhật, Ấn, Úc… quan tâm.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11 ở Bali Indonesia, 15 trên tổng số 18 thành viên đã nêu bật mối quan ngại của họ về tình hình Biển Đông, bất chấp tuyên bố phản đối của Trung Quốc, cho rằng hội nghị không phải là diễn đàn thích hợp để đề cập đến hồ sơ này. Thái độ kiên quyết của các nước đã buộc thủ tướng Ôn Gia Bảo, đại diện của Trung Quốc tại hội nghị, phải lên tiếng biện minh cho lập trường của Bắc Kinh.
Tổng kết tình hình Biển Đông năm 2011, và đối sách của Việt Nam trước các hành động ngày càng lấn lướt của Trung Quốc trong vấn đề áp đặt các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp của họ, RFI đã phỏng vấn giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại trường Đại Học Maine.
Theo giáo sư Long, ý nghĩa của sự kiện hồ sơ Biển Đông được quốc tế hóa tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Bali Indonesia rất quan trọng, và Việt Nam cần tranh thủ xu thế Trung Quốc bị cô lập để vận động cả dư luận trong nước lẫn ngoài nước để thúc đẩy các lợi ích chính đáng của mình, không chỉ trong hồ sơ Trường Sa, mà cả trên vấn đề Hoàng Sa.
Hồ sơ Biển Đông được quốc tế hóa tại Bali : sự kiện nổi bật năm 2011
1/ Cao điểm của các sự kiện liên quan đến Biển Đông trong năm là việc Biển Đông được nêu ra trước diễn đàn Hội nghị Thượng đỉnh Á châu vào ngày 19/11 tại Bali. Mặc dầu có sự phản đối của Trung Quốc, 15 nước không những đồng ý đem vấn đề ra thảo luận, mà còn đi đến kết luận là tranh chấp phải được giải quyết một cách hoà bình, tôn trọng luật quốc tế, nguyên tắc tự do hàng hải phải được bảo vệ.
Lý do chính dẫn đến việc đồng tình này là vì có thể nói là trong vài năm qua, và đặc biệt là trong năm 2011, Trung Quốc ngày càng có thái độ hung hăng, không những đối với những nước có quyền lợi trực tiếp lớn nhất trong khu vực Biển Đông như Việt Nam hay Philippines, mà còn đe dọa an ninh của các nước khác trong và ngoài khu vực...
Những quốc gia đến dự Hội nghị gián tiếp cho là những hành động đánh chiếm của Trung Quốc như Hoàng Sa năm 1974 chẳng hạn, cũng phải được giải quyết trên tinh thần tôn trọng luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982. Và theo tôi, họ gián tiếp nói là cái đường chữ U (của Trung Quốc) không tôn trọng luật quốc tế và phải được dẹp bỏ.
Đối với tôi, đó là một cao điểm, một thành công lớn cho khu vực.
Năm 2011 : Việt Nam có tiếng nói quả quyết hơn đối với Trung Quốc
2/ Trước đây, Trung Quốc cũng rất hung hăng đối với Việt Nam, nhưng Việt Nam không có thái độ rõ ràng, không có tiếng nói quả quyết. Tuy nhiên, năm 2011 này, không những Việt Nam có tiếng nói rõ ràng, quả quyết, mà Philippines cũng làm việc đó.
Điều đó giúp cho các nước ngoài khu vực, nhưng có quyền lợi rất lớn với an ninh và an toàn hàng hải xuyên qua khu vực Biển Đông như Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc, có thể hợp tác chặt chẽ hơn với những quốc gia trong khu vực.
Không có tiếng nói rõ ràng của các nước có quyền lợi lớn bên trong khu vực, thì các nước ngoài khu vực khó có thể động viên được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân họ trong việc can dự vào các vấn đề như an ninh khu vực, trong đó có an ninh khu vực Biển Đông.
Không nên trấn áp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn
3/ Tôi nghĩ là đây là điểm yếu của Việt Nam… Nếu cứ tiếp tục tiến hành việc này, Việt Nam sẽ khó mà giúp cho những nước muốn ủng hộ Việt Nam, trong đó đặc biệt là Mỹ, có thể vận động sự ủng hộ của dân chúng họ đối với Việt Nam.
Sự vận động này rất quan trọng, bởi vì có nhiều công ty đa quốc gia của Mỹ có lợi rất lớn trong việc buôn bán đầu tư ở Trung Quốc, (họ có thể lơ là) Việt Nam là một nước nhỏ. Nếu tiếp tục theo con đường trấn áp thì chính quyền Việt Nam sẽ gây khó khăn cho chính phủ Mỹ rất nhiều, cũng như cho chính phủ một số nước khác, cũng muốn vận động sự ủng hộ đối với Việt Nam.
Mỹ “xoay trục” (pivot) hướng về châu Á, khu vực trọng tâm cố hữu
4/ Tôi nghĩ khái niệm ‘xoay trục’ này là một thứ chơi chữ để đối lại với từ ngữ ‘quyền lợi cốt lõi’ mà Trung Quốc sử dụng… Thật ra đối với Mỹ, khu vực Á châu Thái Bình Dương là trọng tâm của Mỹ từ lâu. Khi Obama lên làm tổng thống, ông muốn có an ninh và an toàn trong vùng, và lập tức phái bà ngoại trưởng Hillary Clinton qua nói với Trung Quốc rằng thế kỷ XXI là thế kỷ của Châu Á Thái Bình Dương, vì thế Mỹ muốn hợp tác với Trung Quốc để phát triển khu vực này.
Trung Quốc tưởng là ‘ngon’ nên cứ dùng cái đó để chèn ép Mỹ. Cuối cùng, khi thấy rằng thái độ nhượng bộ của mình làm cho Trung Quốc càng hung hăng lên, thì Mỹ thấy rằng phải trả lời Trung Quốc. Có thể là trong gần hai năm qua, Hoa Kỳ đã trả lời rất từ từ để xem Trung Quốc làm như thế nào, nhưng vì Trung Quốc lại hung hăng hơn, nên tôi cho là cuối cùng, chính phủ Mỹ đã nghĩ rằng họ phải có tiếng nói thẳng thắn đối với Trung Quốc.
Thế nhưng theo tôi, chính sách của Mỹ không phải là chống Trung Quốc, mà là làm sao cho Trung Quốc - vì là một cường quốc trong vùng - có trách nhiệm đối với sự an toàn và an ninh của khu vực.
Thỏa thuận Việt Trung về Biển Đông : Bước đi khôn ngoan của Việt Nam
5/ Trong năm 2011, có thể nêu bật thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc về Biển Đông. Mặc dầu Việt Nam bị sức ép của Trung Quốc, nhưng tôi nghĩ việc ký thỏa thuận là một hành động khôn ngoan, nhất là trong việc ‘bắt’ hay là thỏa thuận   - 14 -
với Trung Quốc là những chuyện gì riêng giữa hai bên, thì giải quyết song phương, còn những vấn đề gì chung thì phải giải quyết đa phương.
Lẽ dĩ nhiên, chuyện riêng là Vịnh Bắc bộ, thì Việt Nam với Trung Quốc giải quyết xong, một cách đàng hoàng, một cách hoà bình. Vì vậy cho nên, trên một vấn đề khác giữa Việt Nam và Trung Quốc là Hoàng Sa – mà Trung Quốc đã đánh chiếm bằng vũ lực - thì bây giờ, cũng trên tinh thần tôn trọng luật quốc tế, trên tinh thần giải quyết vấn đề song phương với Việt Nam, Trung Quốc cũng phải đem vấn đề này ra để giải quyết song phương.
Do đó, theo tôi, Việt Nam phải thúc đẩy vấn đề Hoàng Sa, đẩy mạnh vấn đề Hoàng Sa để buộc Trung Quốc phải bỏ đường chữ U.
Đường chữ U là vấn đề rất quan trọng. Nếu Trung Quốc muốn chứng minh cho thế giới là họ không chủ trương dùng vũ lực và có thái độ hoà hoãn, thì trước hết họ phải bỏ đường chữ U và sau đó giải quyết vấn đề song phương với Việt Nam.
Theo tôi Việt Nam nên tiếp tục cái đà của năm 2011 để thúc giục Trung Quốc cũng như thúc đẩy các nước khác ủng hộ Việt Nam trong các đòi hỏi kể trên.
Trong năm 2012 cần đòi thực hiện DOC để tiến tới COC
6/ Nếu muốn Trung Quốc bãi bỏ đường chũ U của họ, Việt Nam cùng với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore, phải thúc đẩy bản Hướng dẫn việc thực hiện quy tắc ứng xử về Biển Đông. Đây là một vấn đề thiết thực cần làm, và cần đến sự ủng hộ của các nước bên ngoài khu vực nhưng có quyền lợi rất lớn trong việc bảo vệ an ninh và an toàn ở Biển Đông…
Các nước Đông Nam Á hiện cần thúc đẩy việc hình thành ra một bộ luật ứng xử cho toàn bộ vùng có thể gọi là biển Đông Nam Á, chứ còn trong 10 năm qua, thì mọi người đều lơ là, cứ tưởng rằng nhân nhượng Trung Quốc thì sẽ được họ đối đãi tốt hơn. Thế nhưng, trong hai, ba năm qua, thực tế cho thấy là vấn đề không phải là như vậy, đối với Trung Quốc là phải cứng rắn, phải thúc đẩy họ thực hiện những cam kết. Và các nước ASEAN cũng vậy, muốn bảo vệ quyền lợi của mình, thì phải thực hiện những cam kết.
Tôi nghĩ rằng đấy có thể là một bước mới trong quá trình xây dựng một đường lối mới cho toàn khu vực.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111226-2011-nam-ho-so-bien-dong-duoc-quoc-te-hoa

2011 : Cách mạng Hoa Sen tại châu Á

Lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi phát biểu tại Rangoon ngày 10/12/2011 trong lễ kỷ niệm 20 năm được trao giải Nobel hòa bình.
REUTERS/Soe Zeya Tun

Đức Tâm

Giới báo chí thường hay thi vị hóa, hình tượng hóa các cuộc cách mạng trên thế giới. Làn gió cuộc cách mạng hồi mùa Xuân 2011, được ví von là cách mạng Hoa Nhài, đã thổi bay một vài chế độ độc tài, toàn trị trong thế giới Ả Rập và ở châu Phi. Tại châu Á, làn sóng dân chủ hóa, tuy lan tỏa chậm, được gọi là cuộc cách mạng Hoa Sen, cũng đã gặt hái được những thành công, đặc biệt là trường hợp của Miến Điện.

Từ cuối năm ngoái đến nay, đất nước Miến Điện đã chứng kiến nhiều thay đổi ngoạn mục : Tổ chức tổng tuyển cử, cho dù phương Tây coi đây là một trò hề, lãnh đạo đối lập, giải Nobel Hòa bình Aung Sann Suu Kyi được trả tự do, tập đoàn quân sự cầm quyền tự giải tán và một chính phủ “dân sự” được thành lập mặc dù Tổng thống và các thành viên chủ chốt trong chính phủ này là cựu tướng lĩnh. Khoảng 200 tù chính trị được thả, chính quyền ban hành luật biểu tình, luật đình công, thừa nhận quyền lập công đoàn, bãi bỏ một số chính sách kiểm duyệt báo chí, Tổng thống Miến Điện khẳng định đã lắng nghe ý kiến của người dân khi quyết định đình chỉ việc xây dựng một con đập do Trung Quốc tài trợ…
Đương nhiên, con đường đưa Miến Điện tới đích dân chủ hóa thật sự vẫn còn dài. Đất nước này còn chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc và hiện vẫn có từ 500 đến 1.600 tù chính trị bị giam cầm.
Giới phân tích tỏ thái độ thận trọng nhưng đồng thời cũng thừa nhận là xu hướng cải cách tại Miến Điện là không thể đảo ngược được.
Ông Jim Della-Giacoma, giám đốc dự án Đông Nam Á, thuộc tổ chức International Crisis Group, được AFP trích dẫn, nhận định: “Những nhượng bộ nhỏ nhoi mà chúng ta đã nhìn thấy nằm trong đà chuyển đổi rộng lớn cho thấy là các cuộc cải cách quan trọng sẽ diễn ra trong tương lai”.
Bà Bridget Welsh, chuyên gia phân tích chính trị tại Đại học Quản trị Singapore (Singapore Management University) khẳng định rằng ngoài trường hợp Miến Điện, xu hướng mở cửa cũng đã xuất hiện tại một số quốc gia vốn được coi là những nước khép kín nhất khu vực châu Á. Bà dự báo: “Nếu như tiến bộ đã xuất hiện tại những góc tối nhất của nền dân chủ thì điều chắc chắn là tiến bộ sẽ hiện diện tại những nơi có ánh sáng”.
Trong cuộc bầu cử hồi tháng Năm vừa qua, Đảng Nhân dân Hành động (PAP), cầm quyền ở Singapore từ nửa thế kỷ qua, thu được tỷ lệ phiếu bầu ủng hộ thấp nhất kể từ khi quốc đảo này giành độc lập, trong khi đó số đại diện của phe đối lập tại nghị viện đã tăng gấp ba, cho dù chính quyền nước này vẫn áp dụng chính sách hạn chế các quyền tự do chính trị.
Tại Malaysia, hồi tháng Bẩy, hàng ngàn người đã biểu tình ở thủ đô Kuala Lumpur để đòi cải cách bầu cử. Các cuộc biểu tình đã bị trấn áp mạnh mẽ, thế nhưng Thủ tướng Najib Razak buộc phải thông báo hủy bỏ đạo luật về an ninh quốc nội (ISA), vốn được áp dụng từ khoảng 50 năm qua và cho phép giam giữ người mà không cần xét xử. Sắp tới, nhiều đạo luật hạn chế hoặc vi phạm các quyền tự do của công dân cũng sẽ được xóa bỏ.
Giải thích về những thay đổi tại châu Á, chuyên gia Ernest Bower, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (Center for Strategies and International Studies – SCIS) cho rằng “các chính phủ này tiến hành cải cách để tiếp tục nắm quyền” chứ không phải để chia sẻ quyền lực với phe đối lập và bảo đảm tiến trình thay đổi chính trị.
Thế nhưng, tại châu Á, vẫn còn nhiều nơi mà hương sen chưa lan tỏa tới. AFP nêu trường hợp của Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Triều Tiên. Những nước này tiếp tục củng cố chế độ độc đảng lãnh đạo, trấn áp giới ly khai, tăng cường kiểm soát các phương tiện truyền thông và người dân.
Lo ngại ảnh hưởng của cuộc cách mạng Hoa Nhài trong thế giới Ả Rập lan sang Trung Quốc, đặc biệt qua internet, từ đầu năm nay, chính quyền Bắc Kinh đã tiến hành chiến dịch bắt giữ, giam cầm các nhà ly khai. Trong tháng Hai, an ninh Trung Quốc đã thẳng tay giải tán các cuộc tụ tập theo lời kêu gọi được đăng trên internet, đến từ các tổ chức ẩn danh. Từ đó đến nay, giới ly khai Trung Quốc bị bịt miệng. Tuy vậy, giáo sư Hồ Tinh Đẩu, ở Học viện Công nghệ Bắc Kinh vẫn tỏ ra lạc quan: “Làn sóng dân chủ rất cao … và Trung Quốc sẽ phải theo phong trào này”.
Câu hỏi mà giới quan sát đặt ra là những thay đổi, cải cách ở châu Á sẽ diễn ra theo nhịp độ nào? Phải chăng hương sen lan tỏa chậm hơn hương nhài?
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111212-2011-cach-mang-hoa-sen-tai-chau-a
Nhâm Thìn sắp tới, nhộn nhịp sinh con ‘rồng’
Saturday, December 17, 2011 6:33:00 PM
HÀ NỘI 17-12 (NV) -Chỉ còn một tháng một tuần nữa là đến năm Nhâm Thìn.

Theo dịch lý, năm Thìn là năm vượng dương, hành thủy. Quan niệm truyền thống thường tin tưởng con rồng tượng trưng cho sự may mắn và tinh thông trong số 12 giáp tức 12 con vật trong “thập nhị chi”. Nó là biểu tượng của “danh dự, quyền lực và sự lỗi lạc”.
Có những ông thầy bói cả quyết ai cầm tinh con rồng là người dũng mãnh, quyết liệt và dám làm.
Ðúng, sai vào từng trường hợp là một chuyện khác.
Nhưng sự tin tưởng vào con rồng truyền thuyết sẽ có thể dẫn đến sự gia tăng nạn phá thai tại Việt Nam khi người ta vẫn      
- 15 -
còn thói tục trọng nam khinh nữ, và cố gắng có con trai trong năm Thìn.
Theo một số báo ở Việt Nam những ngày gần đây, có những người tin tưởng các đứa trẻ sinh ra trong năm rồng “dường như để lãnh đạo và chiếm địa vị cao trong xã hội”.
Bởi vậy, theo một bài viết của VNExpress “Cơn sốt canh ngày để có con trai tuổi Thìn đang bùng phát mạnh tại Hà Nội và nhiều thành thị, với việc chị em nhộn nhịp đến các phòng khám sản nhờ tư vấn, siêu âm trứng để canh giờ ‘yêu’, hay bơm dung dịch kiềm...”


Một phụ nữ đang chờ khám thai tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ, Sài Gòn. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Óc mê tín đã lôi kéo nhiều phụ nữ tới một số địa chỉ là các ông bà bác sĩ nổi tiếng là “mát tay” để siêu âm hay tư vấn để làm sao có con trai. Tờ báo thuật lời một bà bác sĩ ở Trung Tâm Y Khoa Thái Hà cho biết “dù liên tục từ chối nhưng bà vẫn thường xuyên nhận được những lời nài nỉ nhờ tư vấn, siêu âm trứng để sinh con theo ý muốn, trong đó, cứ 10 người muốn sinh con trai thì chỉ có 1 là mong đẻ con gái”.
Bác Sĩ Lê Thị Kim Dung, được VNExpress dẫn lời nói “Việc này năm nào, tháng nào cũng có, nhưng gần đây có vẻ rộ hơn, do các mẹ mong đẻ được quý tử năm rồng. Ða số rơi vào những người sinh con thứ 2, một số là con thứ ba, và không ít người sinh con đầu cũng muốn 'canh'”.
Theo bài báo, không phải chỉ ở Hà Nội, nhiều địa phương khác, dù là thành phố hay nông thôn cũng có tình trạng tương tự.
Theo Tổng Cục Dân Số, dân số Việt Nam năm 2011 là xấp xỉ 87 triệu người. Mỗi năm gia tăng trên dưới 1 triệu người nhờ các kế hoạch kiểm soát đà gia tăng dân số như phá thai, và các biện pháp ngừa thai.
Những tin tức các năm gần đây cho thấy, trung bình, cứ một trẻ em ra đời thì có một bào thai bị phá hủy.
Luật lệ Việt Nam cấm phá thai khi bào thai trên 8 tuần và cấm siêu âm để biết giới tính của bào thai để phá thai. Tuy nhiên, giữa lệnh lạt và thực tế không đi sát với nhau.
Vì trọng nam khinh nữ, nhiều tỉnh đã có tỉ lệ trẻ con trai ra đời cao hẳn so với con gái. Thống kê chính thức nói trung bình tỉ lệ giới tính trẻ em sinh ra tại Việt Nam hiện nay là 112 nam so với 100 nữ. Có tỉnh tỉ lệ này lên tới 125 nam/100 nữ.
Những tỉnh được coi là có tỉ lệ giới tính chênh lệch cao nằm ở phía Bắc Việt Nam. Người ta ước tính là 20 năm nữa, có lẽ thanh niên Việt Nam phải ra nước ngoài tìm vợ, y như cảnh đang xảy ra tại Trung Quốc, Hàn Quốc.
Theo một bản phúc trình của Ủy Ban Dân Số Liên Hiệp Quốc hồi cuối năm ngoái, tình trạng khuyến khích phá thai để chận đà gia tăng dân số và lựa chọn sinh con trai đã giúp Việt Nam đứng vào số những nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=141736&z=1

Việt Nam là một trong 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới
Friday, December 30, 2011 6:56:02 PM                           
- 16 -
SÀI GÒN (NV) -Với số tiền kiều hối 9 tỉ đô la trong năm 2011, Việt Nam lọt vào số 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất trên thế giới.

Báo Tuổi Trẻ hôm 30 tháng 12 dẫn lời ông Nguyễn Danh Khôi, phó giám đốc 'Trung tâm Hỗ trợ kiều bào' thành phố Sài Gòn cho biết như vậy.
Theo lời ông Nguyễn Danh Khôi, trong số 9 tỉ đô la thì lượng kiều hối tại Sài Gòn thường chiếm khoảng 69% của cả nước.

Lượng kiều hối về Việt Nam năm 2011 đạt kỷ lục với 9 tỉ đô la. (Hình: Hoang Dinh Nam/Getty Images)
Tin còn cho hay, ngoài các khoản ngoại tệ từ xuất cảng lao động thì số tiền đầu tư gửi về để làm ăn lâu dài tại VN của Việt kiều cũng tăng đáng kể. (K.N.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=142380&z=2

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi Đau Mất Mát
André Menras Hồ Cương Quyết:
Không ai có quyền ngăn cấm tôi vì tình yêu thiêng liêng đó!




Sau khi bộ phim « Hoàng Sa Việt Nam : Nỗi đau mất mát » bị cản trở không cho phép chiếu tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP.HCM, ông André Menras Hồ Cương Quyết, biên kịch và đạo diễn phim, đã có thư gửi đến UBND TP.HCM đề nghị một lời giải thích. Sau đó, ông phải bay ra Hà Nội kịp làm hậu kỳ bộ phim về cuộc đời của ông « André Menras: một người Việt Nam » do Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương thực hiện.
Tôi liên lạc qua điện thoại, André cho biết hiện ông đang ở Hà Nội và « cái rét với độ ẩm cao ở đây thật khó chịu », André nói. Hà Nội đang trở đông, rét của mùa Giáng Sinh, buốt giá và tê tái. Andre có mang đủ áo ấm không ? « Không, chẳng có chiếc áo nào vì không nghĩ ở đây đến giờ này . Thế nhưng, ông lại từ chối mua tạm một chiếc áo ấm « made in China » tại Hà Nội để chống cái lạnh của miền Bắc. Câu chuyện của chúng tôi, vô tình lại trở về bộ phim đang gây dư luận,
- Thưa ông, bộ phim « Hoàng Sa Việt Nam : Nỗi đau mất mát » được hoàn thành chính xác là tháng nào ? Ông mất bao lâu để hoàn thành từ ngày xin phép đến khi khởi quay và hoàn tất ?
- Tôi bắt đầu thực hiện phim nay từ tháng 6 năm nay tại xã Bình Châu và Lý Sơn với sự giúp đỡ kỹ thuật của Hãng phim TFS (Đài Truyền hình TP.HCM). Đặc biệt là sự ủng hộ tuyệt đối của nguyên Chủ tịch nước, các lãnh đạo cao cấp của Bộ ngoại giao (văn bản do bà Nguyễn Phương Nga ký). Quá trình thực hiện phim tại chỗ có sự hướng dẫn của Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Ngãi, lực lượng an ninh của huyện đảo Lý Sơn… Phim được dựng tại Hãng phim TFS (Đài Truyền hình TP.HCM) và Sở Ngoại vụ TP.HCM duyệt với sự đồng ý của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Trong công văn kết luận của Sở có viết: « Nội dung không vi phạm Luật báo chí Việt Nam » (Giấy phép xuất nhập sản phẩm báo chí số 155/SNV- VHTT-VHP ).
Ngoài lần trở lại làm phim, trước tháng 6, tôi đã có 4 lần đi đến Bình Châu và Lý Sơn để khảo sát, có lần đến ở lại cả tháng. Ngoài ra, trước khi thực hiện phim này, có thể nói tôi đã mất 5 năm nghiên cứu tìm hiểu kỹ về lịch sử Việt Nam gắn với biển đông, Luật quốc tế biển, văn hóa của ngư dân địa phương…
-  Như vậy, ông gặp khá thuận lợi khi lần đầu tiên tự làm một phim về ngư dân Việt Nam. Nếu tự đánh giá về bộ phim này, ông sẽ nói thế nào ?
-  Một số bạn bè làm phim của tôi tại Việt Nam còn nói rằng, đây là phim đầu tiên nói về ngư dân gắn với biển Hoàng Sa thấm đẫm tình người, sống động mà chưa có đài truyền hình nào tại Việt Nam thực hiện. Theo tôi, bộ phim này hoàn toàn khách quan và có thể nói là khoa học, được sự ủng hộ của nhiều người chuyên nghiệp trong giới đạo diễn và làm phim. Những nhân vật trong phim là các cháu bé mồ côi cha, những bà vợ góa chồng ở đảo Lý Sơn và Bình Châu. Những lời nói, hành động và nỗ lực sống tồn tại của họ phản ánh nét độc đáo về văn hóa, tính dân tộc… Họ hoàn toàn không phát biểu mang tính chính trị, rất tự nhiên và nhân văn.
Trở lại vấn đề, phim lại không được phép chiếu cho tôi thấy 2 điều: Có thể những người phụ trách nội dung thông tin không muốn đồng bào biết nhà cầm quyền Trung Quốc, đặc biệt là hải quân của họ đã hành hạ, thậm chí khủng bố ngư dân của mình tại vùng đảo Hoàng Sa nghiêm trọng đến thế nào. Dường như họ nghĩ nếu nói ra những sự thật này sẽ gây tâm trạng lo lắng, nghi ngờ, hoang mang trong dân chăng ? Theo tôi, nếu đúng như vậy thì bản lĩnh chính trị của anh, người quản lý văn hóa quá tệ! Sợ gì lại đi sợ tiếng nói của những bà vợ góa trong tay không có gì và chỉ biết mưu sinh lay lắt qua ngày. Điều thứ 2, nhận xét thật nghiêm túc, có lẽ nhà nước Việt Nam, Đảng Cộng Sản Việt Nam chưa có một chiến lược cụ thể và hoàn chỉnh để bảo vệ thật hiệu quả ngư dân của mình, trong khi đó lại khuyên ngư dân nên tiếp tục bám biển một cách liều mạng. Thật vô lý quá , sao bắt chẹt ngư dân đến vậy?
-  Theo ông, tại sao tư liệu này không được chiếu rộng rãi. Sự im lặng từ phía UBND TP.HCM có đúng dự đoán của ông trước khi ông gửi thư đến họ?
-  Tôi nghĩ rằng, những mảng màu tối nhiều hơn sáng, những khó khăn chồng chất của các gia đình có con mất cha, vợ mất chồng (mà lý do chính là từ phía Trung Quốc gắn với vùng biển Hoàng Sa) cho thấy những thiếu sót, hoặc sự vô cảm của người quản lý. Thật đáng thương khi biết những ngư dân ở đây không có tiền để sửa nhà, chẳng có tiền để làm mộ gió cho chồng đã bỏ mình ngoài khơi Hoàng Sa. Nói chung, trách nhiệm của chính quyền đối với ngư dân ngược lại với những lời nói hô hào sáo rỗng mà chúng ta thường nghe thấy. Còn về các lực lượng “an ninh” (!?) đã đối xử tồi tệ và im lặng không có hồi âm tại TP.HCM, tôi cho rằng, họ không phải là những người đại diện cho dân, không có tinh thần để bảo vệ mà đã làm điều ngược lại. Cho đến nay, không một ai đã có chút dũng cảm tối thiểu để ra mặt, chịu trách nhiệm về hành động phi pháp và thô bạo đó. Nói thật, tôi rất thất vọng khi ông Chủ tịch Lê Hoàng Quân không có trả lời nào dù tôi đã gửi thư đến ông ấy. Giữa chúng tôi từng là bạn bè, quen biết nhau đã lâu thế mà…
-  Có thông tin ông xin phép được chiếu phim tại Hà Nội nhưng vẫn chưa được trả lời?
-  Hà Nội biết rất rõ vấn đề. Kể cả ông Thư ký của Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch, người có thẩm quyền cho phép chiếu phim ấy đều đã nắm bắt được sự việc vì ít nhất hai người bạn của tôi đã tiếp xúc trực tiếp với họ. Suốt buổi sáng thứ 2 đầu tuần nay, tôi đã cố gắng làm thủ tục xin phép theo đúng qui định. Từ cơ quan Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương, tôi đã đến Cục Điện ảnh, rồi trở lại Hãng phim tài liệu… Có người bảo tôi phải đi gặp Bộ Ngoại giao tại Hà Nội. Rồi có người nói tôi phải trình bản gốc DVD tại TP.HCM nơi mà phim được sản xuất. Sau đó, lại có người khuyên nên gửi DVD về Quảng Ngãi, nơi phim được quay, để địa phương duyệt… Tôi chán quá, bỏ về. Tôi chỉ thấy rõ điều này: Không ai muốn chịu trách nhiệm và cố tình kéo dài thời gian chờ đợi cho đến khi tôi về nước luôn và từ bỏ ý định giới thiệu phim này tại Việt Nam. (đính kèm đây là lá thư tôi đã viết để xin phép mà KHÔNG CÓ AI quan tâm hứa sẽ gửi cho cấp trên xem xét…). Vì lý do đó, tôi đoán mình cũng khó thành công vì không ai nhận lãnh trách nhiệm, đòi hỏi những thủ tục rồi đùn đẩy vô lý và vô cảm đó, cuối cùng tôi đành phải đưa phim lên mạng để người Việt Nam trong và ngoài nước có thể xem. Ngày xưa, trong lao khám tù khắc nghiệt, chiếc radio của tôi vẫn được chuyền từ đất liền ra Côn Đảo và mang lại nguồn thông tin quý giá cho các bạn tù. Chiếc Radio đó nay nằm tại Bảo tàng Cách mạng Hà Nội. Tôi từng viết trên báo Thanh Niên, rằng, trong bất cứ hoàn cảnh nào, dẫu ngặt nghèo và tồi tệ đến đâu, cũng không ai có thể ngăn cấm được thông tin về cuộc sống và những trăn trở của ngư dân đảo Lý Sơn và Bình Châu.
-  Vậy ông có dự định tiếp tục chiếu phim này tại Pháp và các nơi khác không?
-  Dự định của tôi rất rõ. Tôi sẽ làm hết mình như đã hứa với ngư dân ở Bình Châu và Lý Sơn. Tức là tôi đã để họ nói những trăn trở. Không ai có thể ngăn chận được tôi thực hiện việc này. Tại Pháp, phim đã được chiếu cho cộng đồng bạn bè người Pháp và Việt kiều Pháp xem trong hội thảo về biển đông ở Paris. Sắp tới, ngày 19.1.2012, phim sẽ được công chiếu tại Paris cho giới báo chi với sự ủng hộ của Hội Hữu nghị Pháp Việt, Trung tâm thông với sự ủng hộ của Hội Hữu nghị Pháp Việt, Trung tâm Thông tin về Việt Nam, Tổng Liên hiệp Việt kiều tại Pháp. Sau đó là tại thành phố Lyon, Toulouse, Montpellier và một vài thành phố lớn khác. Cũng có một người bạn giới thiệu một kênh truyền hình ở Mỹ đề nghị được chiếu. Nếu có điều kiện, tôi sẽ đi bất cứ nơi nào để quảng bá phim này, mang tiếng nói của những gia đình ngư dân miền Trung, đã bị Trung Quốc ức hiếp, ra với thế giới.
-  Dường như lịch sử đang trở lại, trước đây, sau 2,5 năm tù sau sự kiện treo cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, ra tù, ông đã viết sách và đi đến 17 nước trên thế giới để tố cáo tội ác của quân đội Mỹ. Nay ông sẽ đi đến nhiều nước để tố cáo tội ác của Trung Quốc đối với ngư dân Việt?
-  Ôi, so sánh như vậy thật không nên. Tôi không muốn so sánh, nhưng, nếu chúng ta không cương quyết và không tỏ rõ lập trường, thì nguy cơ bị xâm lược trên đất liền, ngoài lãnh hải, trong kinh tế, chính trị, văn hóa… là rất dễ xảy ra và đã xảy ra.
Một câu hỏi cuối, điều gì ông muốn chia sẻ với người Việt qua phim này?
Việt Nam cũng là quê hương tôi. Tôi chỉ muốn nói, tôi không phải là hiệp sĩ, cũng không phải là gây ra nguy cơ cho ai đó. Tôi thật sự yêu mảnh đất này đến điên (dù mắt xanh mũi lõ). Trong chiến tranh, một phần cuộc đời của tôi đã gắn bó với đất nước này, nay Việt Nam đang phát triển, tôi không bao giờ đứng im trước xâm lấn của bất cứ quốc gia nào. Và không ai có quyền ngăn cấm tôi vì tình yêu thiêng liêng đó!
-  Như vậy, cuối năm nay ông có kịp về Pháp dự Lễ Giáng sinh và đón Năm Mới với gia đình không?
-  Gia đình nhỏ của tôi và mẹ già gần 90 tuổi của tôi đang ở Pháp. Thật lòng tôi thấy mình có lỗi và như đang bỏ rơi họ vào dịp lễ quan trọng này. Tuy nhiên, khi nghĩ đến hoàn cảnh các gia đình đã bị mất chồng, mất con trai lớn, tài sản, bị ức hiếp tại vùng biển miền Trung, thì tôi lại nghĩ, cá nhân tôi và gia đình tôi cần phải hy sinh thêm một chút nữa. Bởi những hy sinh đó cũng không bằng những hy sinh lớn lao của họ. Nói một cách nào đó, họ cũng như chúng ta, họ xứng đáng hưởng một cuộc sống hạnh phúc và công bằng chứ.
-  Rất cảm ơn ông và rất mong người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước, được xem phim đầy tính nhân văn “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát” trong ngày gần nhất.

20/12/2011                Ngự Hà thực hiện
Nguồn: Người lót gạch                                             

http://www.megaupload.com/?d=ZJ4KKZFB            
- 17 -
http://www.megaupload.com/?d=KZG5XDFD
http://www.megaupload.com/?d=345MLBZG
http://www.megaupload.com/?d=WABH30UN

http://www.vietsn.com/forum/showthread.php?t=502610

 

Năm Thìn, mãn nhãn các kiểu ôtô 'độ' hình rồng

Bước sang năm mới Nhâm Thìn, bóng dáng của những xế hộp “độ” hình rồng không khỏi hút hồn ánh mắt người đi đường.



Theo VTC.vn

http://car2take.com/forum/showthread.php?t=2552

10 nơi tập trung nhiều triệu phú     - 19 -
nhất thế giới

Các gia đình triệu phú chỉ chiếm 0,9% dân số thế giới nhưng nắm giữ tới 39% tổng tài sản toàn cầu. Singapore là nước dẫn đầu về tỷ lệ triệu phú đôla trên tổng dân số so với các nước khác trên thế giới.

Dưới đây là danh sách 10 quốc gia, và vùng lãnh thổ có tỉ lệ hộ gia đình triệu phú đôla lớn nhất thế giới (với tối thiểu 1 triệu USD tài sản) do Công ty tư vấn Boston (Mỹ) bình chọn:

10. Anh quốc

 Số gia đình triệu phú: 570.000, chiếm 2,2% tổng số hộ gia đình trên toàn quốc. Trong đó có tới 738 hộ siêu giàu với tài sản theo thống kê trên 100 triệu USD.

9. Hà Lan

Số gia đình triệu phú: 170.000, chiếm 2,3% số hộ gia đình toàn quốc.
Số gia đình siêu giàu: 278.

8. Nhật Bản

Số gia đình triệu phú: 1,5 triệu, chiếm 3% số hộ gia đình toàn quốc.

 

7. Israel                                                                      - 20 -

Số gia đình triệu phú: 100.000, chiếm 3,4% số hộ gia đình toàn quốc.  Số gia đình siêu giàu: 4.

6. Đài Loan

Số hộ gia đình triệu phú: 280.000, chiếm 3,5% số hộ gia đình. Ngoài ra, Đài Loan cũng còn rất nhiều triệu phú có tài khoản tại các ngân hàng ngoại quốc.

5. Mỹ

Số gia đình triệu phú: 5,2 triệu, chiếm 4,5% số hộ gia đình toàn quốc.
Số gia đình siêu giàu: 2.692.

4. Các tiểu vương quốc Ảrập (UAE)

UAE xếp thứ 10 thế giới về số gia đình siêu giàu. Cứ 100.000 hộ triệu phú tại UAE thì có 5 gia đình là siêu giàu.

Tổng số gia đình triệu phú chiếm 5% hộ gia đình toàn quốc.

3. Kuwait

Cứ 100.000 hộ triệu phú thì có tới 8 gia đình siêu giàu và có tới 8,5% số gia đình tại Kuwait được xếp hàng triệu phú.

2. Hong Kong

Số gia đình triệu phú: 200.000, chiếm 8,7% tổng số hộ cả nước.
Số hộ siêu giàu: 223.

1. Singapore

Số hộ triệu phú: 170.000, chiếm 15,5% số gia đình trên cả nước.
Số hộ siêu giàu: 8.
Công Tâm
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/06/10-noi-tap-trung-nhieu-trieu-phu-nhat-the-gioi/

Nederland stijgt op ranglijst vrijgevigheid         di 20 dec 2011

LONDEN
- Nederland is dit jaar een plaatsje gestegen op de wereldwijde ranglijst voor vrijgevigheid. In de World Giving Index van de Charities Aid Foundation staat Nederland nu op de 6e plaats. Dat meldde de organisatie dinsdag.

Foto: ANP
Aan de deelnemende Nederlanders is gevraagd naar         - 21 -
hun gulheid in de afgelopen maand. Van hen had 75 procent geld gegeven aan een goed doel, 37 procent had vrijwilligerswerk gedaan en 51 procent had een vreemdeling geholpen. Daarmee verdienden we een gemiddeld score van 54 procent, net zo hoog als vorig jaar. Nederland moet de Verenigde Staten (60 procent), Ierland (59), Australië (58), Nieuw-Zeeland (57) en Groot-Brittannië (57) boven zich dulden. De Verenigde Staten maakten een opmerkelijke sprong: dat land stond vorig jaar nog op de 5e plaats met een gemiddelde score van 55 procent.
Andere landen in de top 10 zijn onder meer Sri Lanka, Thailand en Laos. Volgens een woordvoerder van het fonds kan dat worden verklaard doordat zich in die landen rampen hebben voorgedaan. „We zien dan vaak dat landen ineens omhoog springen in de index”, aldus de zegsman. „Het jaar daarna corrigeert zich dat weer.” Dat gebeurde bijvoorbeeld ook met Italië, dat het jaar van de aardbeving in l'Aquila plots veel hoger scoorde dan daarvoor.
Volgens de onderzoekers is wereldwijd sprake van meer vrijgevigheid, ondanks de economische crisis. In een jaar tijd is de gemiddelde score gestegen van 31,6 procent naar 32,4 procent. Al met al wordt er minder geld gegeven aan goede doelen, maar de hoeveelheid vrijwilligerswerk en het helpen van onbekenden neemt wel toe.
Het onderzoek is gedaan door het Amerikaanse onderzoeksbureau Gallup, dat 150.000 mensen in 153 landen ondervroeg.

http://www.telegraaf.nl/binnenland/11157919/__NL_hoger_op_lijst_vrijgevigheid__.html

za 10 dec 2011, 17:58
Kat erft tien miljoen
Rome - De Italiaanse kat Tomassino is miljonair door een erfenis van zijn steenrijke baasje.


Tommasino (onder) is miljonair Foto: La Repubblica
Maria Assunta stierf vorige maand op 94-jarige leeftijd. Ze had geen familie en gaf haar advocaten de opdracht haar hele fortuin aan haar 4-jarige kat te schenken, zodat deze goed zonder haar achter zou blijven. Assunta had Tommasino ooit als zwerfkat van de straat gehaald.
Omdat een kat volgens de Italiaanse wet geen geld kan erven, is iemand aangesteld die het fortuin beheert en voor Tommasino moet zorgen. Verpleegster Stefania (48) mag het gaan doen. Zij verzorgde de rijke vrouw eerder en houdt van dieren, ze heeft zelf ook een kat. Assunta gaf voor haar dood aan vertrouwen in de verpleegster te hebben. Stefania zei in een reactie dat ze geen idee had dat de vrouw zo rijk was. De twee katten spelen nu samen.

http://www.telegraaf.nl/buitenland/11099093/__Kat_erft_tien_miljoen__.html

Khám phá thú vị về thương hiệu Coca-Cola

Coca-Cola là một thương hiệu nổi tiếng trong          - 22 -
nghành kinh doanh nước giải khát, nhưng ít ai biết được rằng hàng năm công ty này sử dụng tới hơn 300.000 tấn nhôm để sản xuất vỏ lon chỉ riêng tại thị trường Mỹ.

1. Coca-Cola chiếm 3,1% tổng lượng sản phẩm đồ uống trên toàn thế giới. Cứ 55 tỷ đồ uống có gas mỗi ngày được tiêu thụ thì có tới 1,7 tỷ đôla là thuộc về các thương hiệu của Coca-Cola .
2. Coca-Cola có gần 500 nhãn hàng, bao gồm hơn 3.500 loại đồ uống khác nhau: kể cả nước uống so đa hay đậu nành. Điều đó có nghĩa rằng nếu mỗi ngày bạn uống một sản phẩm của Coca-Cola thì bạn sẽ phải mất tới 9 năm để có thể thưởng thức được hết tất cả mọi loại sản phẩm của công ty này.
3. Coca-Cola được cho là "nền kinh tế" lớn thứ 84 trên toàn thế giới với doanh thu hàng năm ước tính khoảng 35,1 tỷ đôla.
4. Theo số liệu từ top 100 thương hiệu mạnh nhất thế giới, giá trị ước tính của công ty này khoảng 74 tỷ đôla, nhiều hơn tất cả những đối thủ cạnh tranh của mình như Budweiser, Pepsi, Starbucks hay Red Bull.
5. Mặc dù doanh thu năm ngoái của Coca-Cola giảm 38% khiến công ty này phải xếp sau tập đoàn PepsiCo, tuy nhiên, tổng lợi nhuận của riêng mặt hàng nước ngọt của Coca-Cola là 28 tỷ đôla, nhiều hơn so với 12 tỷ đôla doanh thu của Pepsi.
6. Nếu lượng Coca-Cola mà công ty đã từng sản xuất từ trước tới giờ đựng trong chai và xếp cạnh nhau thì có thể trải dài một quãng đường gấp 2.000 lần độ dài từ trái đất đến mặt trăng.
7. 94% dân số toàn thế giới có thể nhận ra logo màu đỏ trắng của Coca-Cola .
8. Trong 33 nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi      - 23 -
tiếng trên thế giới, Coca-Cola sở hữu tới 15 nhãn hiệu.
9. Trung bình một người Mỹ uống sản phẩm của công ty Coca-Cola 4 ngày 1 lần.
10. Chi phí Coca-Cola chi cho quảng cáo nhiều hơn tổng chi phí quảng cáo của Microsofl và Apple cộng lại.
11. Trung bình một người Mỹ tiêu thụ 4,9 kg đường một năm từ sản phẩm của Coca-Cola .
12. Trung bình người Mexico mỗi năm uống nhiều sản phẩm của Coca-Cola hơn người Mỹ, Anh và Trung Quốc cộng lại.
13. Trung bình một năm, Coca-Cola dùng 300.000 tấn nhôm để sản xuất vỏ lon tại riêng thị trường Mỹ.
Tạ Linh
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/06/kham-pha-thu-vi-ve-thuong-hieu-coca-cola/

Những bức họa đắt nhất thế giới

Người họa sĩ chỉ tốn vài nghìn USD để hoàn thành những tác phẩm có giá bán lên tới cả trăm triệu USD.

Những bước tranh dưới đây từng được đem bán với giá "ngất ngưởng" và giá trị thực còn cao hơn thế, tuy nhiên nếu so với giá 730 triệu USD mà giới chuyên gia thẩm định về bức       - 24 -
"La Joconde" - Leonardo da Vinci thì cũng chưa đáng kể.

17. "Wheat Field with Cypresses" - Vincent van Gogh

"Wheat Field with Cypresses" - Vincent van Gogh
Giá bán: 57 triệu USD năm 1993.
Giá trị hiện tại: 86,4 triệu USD.
Bức tranh có khổ 0,71x0,91m và được vẽ bằng dầu trên vải bạt.
Người sở hữu: Walter H. Annenberg.

16. "False Start" - Jasper Johns

Giá bán: 80 triệu USD năm 2006.
Giá trị hiện tại: 86 triệu USD.
Bức tranh khổ 1,7x1,37m, vẽ dầu trên vải bạt.
Người sở hữu: Kenneth C. Griffin.
"False Start"- Jasper Johns

15. "Triptych 1976" - Francis Bacon

Giá bán: 86,3 triệu USD năm 2008.
Giá trị hiện tại: 87 triệu USD.
Bức tranh khổ 1,98x1,47m, vẽ dầu trên vải bạt.
Người sở hữu: Roman Abramovich.

 

"Triptych 1976" - Francis Bacon

14. "Massacre of the Innocents" - Peter Paul Rubens

"Massacre of the Innocents" - Peter Paul Rubens
Giá bán: 76,7 triệu USD năm 2002.
Giá trị hiện tại: 93 triệu USD.
Khổ 1,42x1,82m, vẽ dầu.
Người sở hữu: Kenneth Thomson.

13. "Portrait of Adele Bloch-Bauer II" - Gustav Klimt

"Potrait of Adele Bloch-Bauer II" - Gustav Klimt
Giá bán: 87,9 triệu USD năm 2006.
Giá trị hiện tại: 95,2 triệu USD.
Khổ 1,9x1,19m, vẽ dầu trên vải bạt.
Người sở hữu: giấu tên.

12. "Portrait de l'artiste sans barbe"                    - 25 -
- Vincent van Gogh

"Portrait de l'artiste sans barbe" - Vincent van Gogh
Giá bán: 71,5 triệu USD năm 1998.
Giá trị hiện tại: 95,3 triệu USD.
Khổ 0,33x0,4m, vẽ dầu trên vải bạt.
Người sở hữu: giấu tên.

11. "8 Elvises" - Andy Warhol

"8 Elvises" - Andy Warhol
Giá bán: 100 triệu USD năm 2008.
Giá trị hiện tại: 100,9 triệu USD.
Khổ 3,65m trên vải bạt và là một phần của tấm vải 11,28m.
Người sở hữu: giấu tên.

10. "Irises" - Vincent van Gogh

"Irises" - Vincent van Gogh
Giá bán: 59,3 triệu USD năm 1987.
Giá trị hiện tại: 102 triệu USD.
Khổ 0,7x0,9m, vẽ dầu trên vải bạt.
Người sở hữu: Alan Bond.

9. "Dora Maar au Chat" - Pablo Picasso

"Dora Maar au Chat" - Pablo Picasso
Giá bán: 95,2 triệu USD năm 2006.
Giá trị hiện tại: 102,7 triệu USD.
Tranh khổ 1,27x0,96m, vẽ dầu trên vải bạt.
Người sở hữu: Boris Ivanishvili.
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/07/nhung-buc-hoa-dat-nhat-the-gioi/

8. "Portrait of Joseph Roulin" - Vincent van Gogh

Giá bán: 58 triệu USD năm 1989.
Giá trị hiện tại: 101,7 triệu USD.
Tranh khổ 0,65x0,56m, vẽ dầu trên vải bạt.
Người sở hữu: Bảo tàng Nghệ thuật đương đại New York.

 

"Portrait of Joseph Roulin" - Vincent van Gogh
7. "Nu au Plateau de Sculpteur" - Pablo Picasso
Giá bán: 106,5 triệu USD năm 2010.
Giá trị hiện tại: 106,6 triệu USD.
Tranh vẽ dầu trên vải bạt khổ 1,62x1,3m.
Người sở hữu: giấu tên.
"Nu au Plateau de Sculpteur" - Pablo Picasso
6. "Garçon à la pipe" - Pablo Picasso
"Garçon à la pipe" - Pablo Picasso
Giá bán: 104,2 triệu USD năm 2004.
Giá trị hiện tại: 120,3 triệu USD.
Tranh vẽ dầu trên vải bạt, khổ 1,0x0,81m.
Người sở hữu: Guido Barilla.

5. "Bal du moulin de la Galette" - Pierre-Auguste Renoir

"Bal du moulin de la Galette" - Pierre-Auguste Renoir
Giá bán: 78,1 triệu USD năm 1990.
Giá trị hiện tại: 132 triệu USD.
Tranh vẽ dầu trên vải bạt, khổ 1,32x1,75m.
Người sở hữu: Ryoei Saito.

4. "Potrait of Dr. Gachet" - Vincent van Gogh            - 26 -

"Potrait of Dr. Gachet" - Vincent van Gogh
Giá bán: 82,5 triệu USD năm 1990.
Giá trị hiện tại: 139,5 triệu USD.
Tranh vẽ dầu trên vải bạt, khổ 0,58x0,58m.
Người sở hữu: Ryoei Saito.

3. "Potrait of Adele Bloch-Bauer I" - Gustav Klimt

"Potrait of Adele Bloch-Bauer I" - Gustav Klimt
Giá bán: 135 triệu USD năm 2006.
Giá trị hiện tại: 145,3 triệu USD.
Tranh vẽ dầu, bạc và vàng trên vải bạt, khổ 1,37x1,37m.
Người sở hữu: Ronald Lauder và Neue Galerie.

2. "Woman III" - Willem de Kooning

"Woman III" - Willem de Kooning
Giá bán: 137,5 triệu USD năm 2006.                       
Giá trị hiện tại: 149,1 triệu USD.
Tranh vẽ dầu trên vải bạt, khổ 1,72x1,24m.
Người sở hữu: Steve A. Cohen.

1. "No. 5, 1948" - Jackson Pollock

"No. 5, 1948" - Jackson Pollock
Giá bán: 140 triệu USD năm 2006.
Giá trị hiện tại: 151,8 triệu USD.
Tranh vẽ trên một tấm ép khổ 1,21x2,43m với các đường màu nâu, xám, vàng dày đặc vẽ không theo trật tự và vẽ từ trên xuống.
Người sở hữu: Steven A. Cohen.     

Công Tâm (theo Business Insider)
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/07/nhung-buc-hoa-dat-nhat-the-gioi/page_1.asp

Thương hiệu Sony được yêu thích nhất tại châu Á

Các công ty của Nhật Bản và Hàn Quốc đang cùng nhau giữ 5 vị trí đầu tiên trong danh sách các thương hiệu được ưa chuộng nhất tại châu Á.
>Các thương hiệu xa xỉ đổ xô đến châu Á

Sony là thương hiệu được nhiều người biết đến nhất châu Á. Ảnh: AP
Theo kế hoạch ngay tháng này, Tạp chí kinh doanh và tiếp thị Campaign sẽ công bố danh sách thường niên 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á. Bản giới thiệu vắn tắt công bố hôm qua cho thấy, các thương hiệu điện tử của Nhật Bản và Hàn Quốc giữ 5 vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng gồm Sony, Samsung, Panasonic, LG và Canon. Vụ hacker tấn công làm lộ thông tin cá nhân của 100 triệu người dùng PlayStation đã không làm ảnh hưởng tới ngôi vị số một của Sony.                                              - 27 -
Bảng xếp hạng Top 100 không ghi dấu của bất kỳ công ty nào đến từ Trung Quốc. Haier, công ty sản xuất đồ điện tử và hàng tiêu dùng của Trung Quốc, xếp thứ 102. Tại Trung Quốc, công ty sản xuất mỳ ăn liền Master Kong của Đài Loan là cái tên được biết đến nhiều nhất, chỉ sau Sony.
Theo Tạp chí marketing Campaign thì: "Bản thăm dò năm nay lại một lần nữa cho thấy các thương hiệu của Trung Quốc và Ấn Độ đang phải đối mặt với những thách thức để giúp người tiêu dùng ở các nước khác nhận ra họ".
Công ty sản xuất sữa và kem Amul giữ vị trí cao nhất của Ấn Độ, số 89, trong bảng xếp hạng lần này.
Mặc dù châu Á luôn "khát" hàng hiệu nhưng không có thương hiệu xa xỉ nào nằm trong Top 25. Những cái tên nổi tiếng như Chanel, Rolex và BMW lần lượt xếp vị trí thứ 30, 42 và 49.
Đặc biệt, hãng thời trang Prada đã mất gần 100 bậc, rớt xuống vị trí số 348. Hãng này mới đây đã niêm yết cổ phiếu của mình tại sàn Hong Kong.
Danh sách 5 thương hiệu hàng đầu không thay đổi kể từ năm ngoái đã phản ánh mức ảnh hưởng thường nhật của họ tới người tiêu dùng châu Á.
Bản thăm dò được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường TNS với sự tham gia của 3.322 khách hàng từ Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hong Kong, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc và Thái Lan.
Top 10 thương hiệu tại châu Á - Thái Bình Dương:
1. Sony                                 6. Apple

2. Samsung                         7. Hewlett-Packard 
3. Panasonic                       8. Google           

4. LG                                   9. Nestle
5. Canon                           10. Nike         
Công Tâm
(Tổng hợp)
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/07/thuong-hieu-sony-duoc-yeu-thich-nhat-tai-chau-a/

Những tập đoàn giàu hơn cả một quốc gia

GDP của Thái Lan còn thua xa doanh thu của Exxon Mobil. Nếu được coi là một quốc gia, tập đoàn này có thể xếp thứ 30 trên thế giới.

Tương tự, nếu Wal-Mart là một quốc gia, doanh thu của tập đoàn này là ngang GDP của nền kinh tế đứng thứ 25 trên thế giới và vượt qua 157 quốc gia khác.
Dưới đây là những tập đoàn của khổng lồ của Mỹ với doanh thu cao hơn GDP của cả một quốc gia trong năm 2010.

1. Yahoo và Mông Cổ

GDP của Mongolia: 6,13 tỷ USD
Doanh thu của Yahoo: 6,32 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, Yahoo sẽ xếp thứ 138 trên thế giới.

2. Visa và Zimbabwe                                            - 28 -

GDP của Zimbabwe: 7,47 tỷ USD
Doanh thu của Visa: 8,07 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, Visa sẽ xếp thứ 133 trên thế giới.

3. eBay và Madagascar

GDP của Madagascar: 8,35 tỷ USD
Doanh thu của eBay: 9,16 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, eBay sẽ xếp thứ 129 trên thế giới.

4. Consolidated Edison và Cộng hòa Dân chủ Congo

GDP của Cộng hòa Dân chủ Congo: 13,13 tỷ USD
Doanh thu của ConEdison: 13,33 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, Nike sẽ xếp thứ 112 trên thế giới.

5. Nike và Paraguay

GDP của Paraguay: 18,48 tỷ USD
Doanh thu của Nike: 19,16 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, Nike sẽ xếp thứ 102 trên thế giới.

6. McDonald và Latvia

GDP của Latvia: 24,05 tỷ USD
Doanh thu của McDonald: 24,07 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, McDonald sẽ xếp thứ 92 trên thế giới.

7. Amazon.com và Kenya

GDP của Kenya: 32,16 tỷ USD
Doanh thu của Amazon.com: 34,2 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, Amazon sẽ xếp thứ 86 trên thế giới.

8. Morgan Stanley và Uzbekistan

GDP của Uzbekistan: 38,99 tỷ USD
Doanh thu của Morgan Stanley: 39,32 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, Morgan Stanley sẽ xếp thứ 82 trên thế giới.

9. Cisco và Lebanon

GDP của Lebanon: 39,25 tỷ USD
Doanh thu của Cisco: 40,04 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, Morgan Cisco sẽ xếp thứ 81 trên thế giới.

10. Pepsi và Oman

Pepsi và Oman
GDP của Oman: 55,62 tỷ USD $55.62
Doah thu của Pepsi: 57,83 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, Pepsi sẽ xếp thứ 69 trên thế giới.

11. Apple và Ecuador

GDP của Ecuador: 58,91 tỷ USD                                   - 29 -
Doanh thu của Apple: 65,23 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, Apple sẽ xếp thứ 68 trên thế giới.

12. Microsoft và Croatia

GDP của Croatia: 60,59 tỷ USD
Doanh thu của Microsoft: 62,48 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, Microsoft sẽ xếp thứ 66 trên thế giới.
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/07/nhung-tap-doan-giau-hon-ca-mot-quoc-gia/

13. Costco và Sudan

GDP của Sudan: 68,44 tỷ USD
Doanh thu của Costco: 77,94 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, Costco sẽ xếp thứ 65 trên thế giới.

14. Proctor & Gamble và Libya                          - 30 -

GDP của Libya: 74,23 tỷ USD
Doanh thu của Procor & Gamble: 79,69 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, Procor & Gamble sẽ xếp thứ 64 trên thế giới.

15. Wells Fargo và Angola

GDP của Angola: 86,26 tỷ USD
Doanh thu của Wells Fargo: 93,249 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, Well Fargo sẽ xếp thứ 62 trên thế giới.

16. Ford và Morocco

GDP của Morocco: 103,48 tỷ USD
Doanh thu của Ford: 128,95 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, Ford sẽ xếp thứ 60 trên thế giới.

17. General Motors và Bangladesh

GDP của Bangladesh: 104,92 tỷ USD
Doanh thu của GM: 135,59 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, GM sẽ xếp thứ 58 trên thế giới.

18. Berkshire Hathaway và Hungary

GDP của Hungary: 128,96 tỷ USD
Doanh thu của Berkshire Hathaway: 136,19 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, Berkshire Hathaway sẽ xếp thứ 57 trên thế giới.

19. General Electric và New Zealand

GDP của New Zealand: 140,43 tỷ USD
Doanh thu của GE: 151,63 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, GE sẽ xếp thứ 52 trên thế giới.

20. Fannie Mae và Peru                                      - 31 -

GDP của Peru: 152,83 tỷ USD
Doanh thu của Fannie mae: 153,83 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, Fannie Mae sẽ xếp thứ 51 trên thế giới.

21. Conoco Phillips và Pakistan

GDP của Pakistan: 174,87 tỷ USD
Doanh thu của Conoco Phillip: 184,97 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, Conoco Phillip sẽ xếp thứ 48 trên thế giới.

22. Chevron và Cộng hòa Czech

GDP của Cộng hòa Czech: 192,15 tỷ USD
Doanh thu của Chevron: 196,34 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, Chevron sẽ xếp thứ 46 trên thế giới.

23. Exxon Mobil và Thái Lan

GDP của Thái Lan: 318,85 tỷ USD
Doanh thu của Exxon Mobil: 354,67 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, Exxon Mobil sẽ xếp thứ 30 trên thế giới.

24. Walmart và Na Uy

GDP của Na Uy: 414,46 tỷ USD
Doanh thu của Walmart: 421,89 tỷ USD
Nếu là một quốc gia, Warmart sẽ xếp thứ 25 trên thế giới.
Tuyến Nguyễn (theo Business Insider)
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/07/nhung-tap-doan-giau-hon-ca-mot-quoc-gia/page_1.asp

10 nơi ham cờ bạc nhất thế giới

Một thống kê mới nhất cho thấy, người Mỹ không phải là những tay ham trò đỏ đen nhất các châu lục. 10 nước và vùng lãnh thổ say sưa với cờ bạc hàng đầu thế giới lại là những ứng viên không ngờ tới.

Xếp hạng về những quốc gia ham cơ bạc nhất trên thế giới dưới đây dựa trên số liệu từ H2 Gambling Capital, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại London. Người ta đã tính toán số tiền thua bạc trung bình trong một năm của lớp dân số trưởng thành ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, để tính xem đâu là nơi ham mê cờ bạc nhất. Con số đó gồm có số tiền mà người chơi bị thiệt hại trong tất cả các hình thức cá cược, trong đó có đua ngựa, chơi máy đánh bạc, xổ số và trò cờ bạc tại các sòng bạc trong năm 2010.
Dưới đây là danh sách 10 quốc gia có ham mê cờ bạc nhất và cũng bị thua bạc nhiều nhất thế giới.
10. Tây Ban Nha
Số tiền thua bạc trung bình của một người trưởng thành là 418 đôla. Năm 1977, cờ bạc đã được hợp pháp hóa tại Tây Ban Nha và trò chơi bạc qua máy cũng được hợp pháp hóa năm 1981.   - 32 -
Người Tây Ban Nha thích cá cược mọi thứ, từ bóng đá cho đến xổ số.  Xổ số mùa Giáng sinh của Tây Ban Nha, mang tên "El Gordo", là loại duy nhất trên thế giới có phần thưởng trên một tỷ USD. Năm ngoái, trung bình cứ 5 người Tây Ban Nha thì khoảng 4 người mua vé xổ số, thậm chí với giá có thể lên tới 200 Euro (286 USD).
Tinh thần cuồng nhiệt với xổ số của người dân xứ sở bò tót đã giúp cho Loterías y Apuestas del Estado, nhà tổ chức quay El Gordo, thu về gần 10 tỷ Euro (14,4 tỷ USD) trong năm 2010. Do phải đối mặt với thâm hụt ngân sách, chính phủ Tây Ban Nha dự định sẽ bán 30% cổ phần của công ty này để thu về 7,5 tỷ Euro (10,8 tỷ USD) vào nửa cuối năm 2011.
Người Tây Ban Nha thích cá cược mọi thứ, từ bóng đá cho đến xổ số.
9. Hy Lạp
Số tiền thua bạc trung bình của một người trưởng thành là 420 đôla. Hy Lạp là quê hương của một trong những tay bạc huyền thoại danh tiếng nhất mọi thời đại, Nicholas Andrea Dandolos. Năm 1966, khi 83 tuổi, ông đã qua đời trong tình trạng gần như cháy túi, mất tất cả những gì mà ông đã thắng được trong cuộc đời cờ bạc của mình - số tiền ước tính lên tới gần 500 triệu USD.
Xổ số là một trong những trò cá cược yêu thích của người Hy Lạp. Năm 2010, xổ số Jocker đã thu về mức tiền 19 triệu Euro. Hy Lạp cũng là nơi có công ty cờ bạc lớn nhất châu Âu, OPAP, với vốn hóa thị trường khoảng 4,1 tỷ Euro. Việc tư hữu hóa công ty này, dự khiến sẽ hoàn thành vào năm 2013, sẽ giúp cho chính phủ Hy Lạp chi trả những khoản nợ khổng lồ của mình.
Niềm tự hào của Hy Lạp chính là việc nước này là quê hương của một trong những tay bạc huyền thoại danh tiếng nhất mọi thời đại, Nicholas Andrea Dandolos.
8. Nauy
Số tiền thua bạc trung bình của một người trưởng thành là 448 đôla. Xổ số, bài cào, máy đánh bạc và cá độ bóng đá là những trò bài bạc ưa thích của người Nauy. Trong một khảo sát do chính phủ thực hiện năm 2008, có đến 88% người Nauy thừa nhận mình chính là một tín đồ cờ bạc. Khảo sát trên cũng cho thấy tình trạng nghiện cờ bạc xảy ra phần lớn ở đối tượng là nam giới trẻ đã từng chơi trò máy đánh bạc.
Mặc dù Nauy luôn tìm cách giảm bớt sự ảnh hưởng của cờ bạc, chẳng hạn bằng cách giảm số máy đánh bạc trên phạm vi toàn quốc từ 22.700 máy năm 2007 xuống còn 10.000 chiếc, nhưng điều đó không làm giảm bớt "tình yêu" của người dân giành cho các trò cá cược. Thậm chí, nhiều người còn chuyển qua chơi bài poke trực tuyến buộc chính phủ phải tìm cách chọn lọc hoặc ngăn chặn các hoạt động cờ bạc trên mạng.
Công ty cờ bạc quốc doanh Norsk Tipping thuộc thẩm quyền của Bộ Văn hóa Nauy và doanh thu năm ngoái của công ty này là 2,1 tỷ USD.
Xổ số, bài cào, máy đánh bạc và cá độ bóng đá là những trò bài bạc ưa thích của người Nauy.
7. Hong Kong (Trung Quốc)
Số tiền thua bạc trung bình của một người trưởng thành là 503 đôla. Các sòng bạc bị pháp luật cấm tại Hong Kong, nhưng trung tâm cờ bạc lớn nhất thế giới - Macau - chỉ cách Hong Kong một giờ đi thuyền. Trong quý 1/2011, khoảng 500.000 người Hong Kong đã ghé thăm Macau. Tại Hong Kong, chỉ cá cược đua ngựa, xổ số và cá độ bóng đá được pháp luật cho phép. Không mấy ngạc nhiên khi Hong Kong Jockey Club có sức hút mạnh mẽ trên lãnh thổ Hong Kong. Câu lạc bộ này tổ chức 700 cuộc đua mỗi năm và trong năm 2010, doanh thu từ cá cược và xổ số của câu lạc bộ này là 2,7 tỷ USD.
Người Hong Kong cũng nổi tiếng về máu cờ bạc. Theo nghiên cứu y học do đại học Calgary thực hiện, tỷ lệ mắc hội chứng rối loạn vì cờ bạc của người dân Hong Kong là 1/20. Một nghiên cứu khác của Trung tâm Tư vấn Caritas đặt tại Hong Kong cho thấy trong số 1.040 sinh viên được hỏi, có đến hơn một nửa được cha mẹ cho chơi thử trò cờ bạc. Và 41% trong số họ cho biết, họ bắt đầu chơi bạc từ khi lên 6.
Một nghiên cứu khác của Trung tâm Tư vấn Caritas đặt tại Hong Kong cho thấy trong số 1.040 sinh viên được hỏi, có đến hơn một nửa được cha mẹ cho chơi thử trò cờ bạc.
6. Italy                                                                 
Số tiền thua bạc trung bình của một người trưởng thành là 517 đôla. Trò đánh bạc được người Italy ưa thích là các máy chơi bạc điện tử. Theo một nghiên cứu năm 2010 của công ty tư vấn chiến lược kinh doanh MAG Consulenti Associati, doanh thu từ các máy chơi bạc điện tử chiếm gần một nửa trong tổng doanh thu cờ bạc của Italy trong năm đầu 2010. Chỉ trong 6 tháng, doanh thu cờ bạc của nước này là 22 tỷ USD.
Italy cũng nổi tiếng với việc phát minh ra trò chơi bạc phổ biến Baccarat và việc mở sòng bạc được pháp luật công nhận đầu tiên tại châu Âu với tên gọi The Ridotto tại Venice năm 1638. Năm 1774, chính quyền thành phố Venice đã đóng cửa sòng bạc này nhằm bảo vệ những giá trị đạo đức của thành phố.
Italy cũng nổi tiếng với việc phát minh ra trò chơi bạc phổ biến Baccarat và việc mở sòng bạc được pháp luật công nhận đầu tiên tại châu Âu với tên gọi The Ridotto tại Venice năm 1638
5. Phần Lan
Số tiền thua bạc trung bình của một người trưởng thành là 553 đôla. Theo kết quả một nghiên cứu năm 2007 của Bộ các vấn đề Y tế và Xã hội Phần Lan, 41% người trưởng thành nước này chơi cờ bạc hàng tuần.Công ty xổ số quốc gia Phần Lan, Veikkaus, thuộc sở hữu của chính phủ và được điều hành bởi bộ giáo dục. Phần lớn lợi nhuận của công ty được chi tiêu cho giáo dục, nghệ thuật và văn hóa.
Tập đoàn PAF, điều hành một công ty cờ bạc trực tuyến, còn có một chương trình tri ân những khách hàng trung thành của mình rất thú vị. Theo đó, nếu bạn chi ít nhất 120 Euro (171,4 USD) để chơi bạc trên website của công ty và được cấp chứng nhận y tế là nghiện cờ bạc, bạn sẽ được cho phép chơi ít tối đa 10 ván bạc với tổng giá trị lên đến 2.300 Euro (3.284 USD).
41% người trưởng thành nước này chơi cờ bạc hàng tuần.
4. Canada
Số tiền thua bạc trung bình của một người trưởng thành là 568 đôla. Trong năm 2010, hơn 75% người dân Canada tham gia vào các hoạt động cờ bạc. Những con bạc lớn nhất đến từ      - 33 -
tỉnh Saskatchewan với số tiền chơi bạc trung bình mỗi người trưởng thành là 841 USD. Trong khi đó mức trung bình trên toàn quốc là 527 USD.
Trò bạc phổ biến nhất ở Canada là xổ số, lô tô và bài cào. “Tình yêu" đối với cờ bạc của người Canada sâu nặng đến nỗi chính phủ nước này phải lập một chương trình quốc gia nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc vé xổ số là quà tặng không phù hợp với trẻ em. Chương trình này được thực hiện sau khi có nhiều phê bình về việc các bậc phụ huynh thường chọn vé xổ số làm quà tặng giáng sinh cho con cái của họ.
Trong năm 2010, hơn 75% người dân Canada tham gia vào các hoạt động cờ bạc.
3. Ireland
Số tiền thua bạc trung bình của một người trưởng thành là 588 đôla. Ngành công nghiệp casino của Ireland đã hoàn toàn mất kiểm soát bởi đạo luật lỗi thời về xổ số và cờ bạc được ban hành năm 1956. Do đó, hiện Ireland đang xem xét một đạo luật mới.
Chính phủ Ireland mới đây đã bật đèn xanh cho việc xây dựng một khu thể thao và giải trí kiểu Las Vegas ở Tipperary, với giá trị đầu tư khoảng 460 triệu Euro (668 triệu USD). Công trình dự kiến sẽ được hoàn thiện trong 3 năm này là một tổ hợp khách sạn, sòng bạc, trường đua ngựa trong nhà, sân golf và một mô hình kích cỡ giống thật của Nhà Trắng.
Chính phủ Ireland mới đây đã bật đèn xanh cho việc xây dựng một khu thể thao và giải trí kiểu Las Vegas ở Tipperary, với giá trị đầu tư khoảng 460 triệu Euro.
2. Singapore
Số tiền thua bạc trung bình của một người trưởng thành là 1.174 đôla. Singapore mở sòng bạc đầu tiên khoảng một năm trước, nhưng nước này đã nhanh chóng trở thành trung tâm bài bạc lớn thứ ba thế giới sau Macau và Las Vegas, thậm chí Singapore còn có khả năng vượt Las Vegas trong năm nay.
Quyết định cho phép xây dựng sòng bạc của chính quyền nước này gây ra nhiều mối lo ngại rằng người Singapore có thể sẽ bị mê
hoặc bởi cờ bạc. Do vậy, chính phủ Singapore đã cố gắng hạn chế việc chơi bạc của người dân nước này bằng cách áp       
- 34 -
mức phí vào casino là 100 đôla Singapore (80,5 USD). Giới chức trách nước này cũng ban hành quy định cho phép gia đình cấm người thân của mình lui tới các sòng bạc.
Tuy nhiên, các biện pháp này giường như không mấy tác dụng trong việc làm giảm lòng ham mê cờ bạc của người Singapore. Frank Fahrenkopf, Chủ tịch Hiệp hội Cờ bạc Mỹ, đự doán doanh thu từ ngành công nghiệp cờ bạc của Singapore sẽ đạt 6,4 tỷ USD trong năm 2011, vượt Las Vegas với 5,8 tỷ USD năm 2010.
Singapore còn có khả năng vượt Las Vegas trong năm nay.
1. Australia
Số tiền thua bạc trung bình của một người trưởng thành là 1.288 đôla. Lòng ham mê cá cược ở Australia lớn tới mức mà công ty cờ bạc ở quốc gia này không chỉ cung cấp những trò cá cược thông thường, mà còn cho phép người dân đặt cược về việc liệu ngân hàng trung ương có nâng lãi suất hay không. Bên cạnh đó, Australia là nước duy nhất trên thế giới cho phép đánh cược trực tuyến đối với các môn thể thao, nhưng cấm các con bạc dùng Internet để đặt cược khi trận đấu đang diễn ra. Nhưng chính phủ nước này đang xem xét lại các đạo luật này.
Hiện nay, chơi bạc qua máy tự động là trò cờ bạc được ưa thích nhất Australia, với 75-80% con bạc đam mê, theo nghiên của Ủy ban Sản xuất nước này. Tại bang New South Wales có đến 100.000 máy chơi bạc tự động, chiếm một nửa tổng số máy của cả nước.  Số liệu thống kê của các nhà sản xuất máy đánh bạc tự động cuối năm 2010 cho thấy, Australia có số lượng máy đánh bạc nhiều thứ 8 thế giới với tổng cộng 186.344 máy đánh bạc tại các sòng bạc, quán rượu và câu lạc bộ giải trí. Ước tính, cứ 110 người Australia thì có một máy đánh bạc. Theo số liệu của Sở Đặc trách Môn bài rượu, Cờ bạc và Đua Ngựa (chuyên trách về vấn đề cờ bạc và giúp đỡ người nghiện cờ bạc), từ năm 2006 đến năm 2010, đã tự đăng ký để cai cờ bạc, nhưng bị bắt gặp vi phạm 1.249 lần sau đó.
Australia là nước duy nhất trên thế giới cho phép đánh cược trực tuyến đối với các môn thể thao.
Tuyến Nguyễn (theo CNBC)
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/07/10-noi-ham-co-bac-nhat-the-gioi/

10 chuỗi hàng ăn lớn nhất Mỹ

Những đơn vị này đều có hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn cửa hàng trong và ngoài nước Mỹ, với doanh thu hàng tỷ đôla mỗi năm.

Dưới đây là 10 chuỗi hàng ăn lớn nhất nước Mỹ dựa vào số lượng của hàng, doanh thu và tốc độ tăng trưởng.

10. Taco Bell (Yum Brands)

Biến động giá cổ phiếu hằng năm: +15,24 (37,84%)
Tăng trưởng doanh thu toàn hệ thống năm 2010: 3%
Doanh thu toàn thệ thống 2010: 5,2 tỷ USD
Số lượng cửa hàng: Gần 6.000

9. Wendy’s (Wendy’s Company)

Biến động giá cổ phiếu hằng năm: +1,16 (27,68%)
Tăng trưởng doanh thu toàn hệ thống năm 2010: -6,5%
Doanh thu toàn thệ thống 2010: 3,4 tỷ USD
Số lượng cửa hàng: Trên 6.600

8. Domino’s Pizza

Biến động giá cổ phiếu hằng năm: +13,71 (112,29%)
Tăng trưởng doanh thu toàn hệ thống năm 2010: 9,9%
Doanh thu toàn thệ thống 2010: 6,2 tỷ USD
Số lượng cửa hàng: Trên 9.000 cửa hàng tại hơn 60 quốc gia

7. Dunkin’ Donuts (Baskin’ Robbins)

Biến động giá cổ phiếu hằng năm: N/A
Doanh thu toàn thệ thống 2010: 6 tỷ USD
Tăng trưởng doanh thu toàn hệ thống năm 2010: 6,1%
Số lượng cửa hàng: Trên 9.700

6. Pizza Hut (Yum Brands)

Biến động giá cổ phiếu hằng năm: +15,24 (37,84%)
Doanh thu toàn thệ thống 2010: 10 tỷ USD
Tăng trưởng doanh thu toàn hệ thống năm 2010: 7,8%
Số lượng cửa hàng: Trên 10.000

5. Burger King

Tăng trưởng doanh thu toàn hệ thống năm 2010: 2,3%
Doanh thu toàn thệ thống 2010: 9 tỷ USD
Số lượng cửa hàng: trên 12.250

4. KFC (Yum Brands)                                                - 35 -

Biến động giá cổ phiếu hằng năm: +15,24 (37,84%)
Tăng trưởng doanh thu toàn hệ thống năm 2010: -8%
Doanh thu toàn thệ thống 2010: Trên 15 tỷ USD
Số lượng cửa hàng: Trên 16.500

KFC chiếm 45 tổng doanh thu của Yum Brand (Trên 34,2 tỷ USD năm 2010).

3. Starbucks

Biến động giá cổ phiếu hằng năm: +15,24 (37,84%)
Tăng trưởng doanh thu toàn hệ thống năm 2010: 8,7%
Doanh thu toàn thệ thống 2010: Gần 11 tỷ USD
Số lượng cửa hàng: 16.863

2. McDonalds

Biến động giá cổ phiếu hằng năm: +16,13 (23,3%)
Tăng trưởng doanh thu toàn hệ thống năm 2010: 4,4%
Doanh thu toàn thệ thống 2010: 77,38 tỷ USD
Số lượng cửa hàng: Trên 32.400

1. Subway                                                            - 36 -

Biến động giá cổ phiếu hằng năm: N/A
Doanh thu toàn thệ thống 2010: 10,6 tỷ USD
Tăng trưởng doanh thu toàn hệ thống năm 2010: 6%
Số lượng cửa hàng: Trên 33.700
Tuyến Nguyễn (theo Business Insider)
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/07/10-chuoi-hang-an-lon-nhat-my/

Những hệ thống tàu điện ngầm lớn nhất thế giới

New York đang sở hữu hệ thống tàu điện ngầm lớn nhất thế giới với chiều dài 660 dặm, và có giá vé đắt nhất.

Dưới đây là danh sách 14 hệ thống tàu điện ngầm lớn nhất thế giới do tạp chí Business Insider đưa ra.

14. Copenhagen Metro (Đan Mạch)

Chiều dài: 13 dặm
Giá vé: 26,5 USD/10 tuyến
Thời gian phục vụ: 24 giờ
Hệ thống tàu điện ngầm Copenhagen Metro nổi tiếng vì sạch sẽ và đáng tin cậy. Hệ thống này hoạt động 24 tiếng mỗi ngày và tất cả các ngày trong năm. Vào giờ cao điểm, cứ 2 phút lại có một chuyến tàu. Ngoài giờ cao điểm, các chuyến tàu chạy 3 phút một (trừ ban đêm, khi đó, bạn phải chờ 15 phút mới có một chuyến).
Copenhagen cũng đã từng được nhận Giải thưởng hệ thống tàu điện ngầm tốt nhất của năm nhờ sự xuất sắc trong các dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng.

13. Dubai Metro (Ấn Độ)

Chiều dài: 32,4 dặm
Giá vé: 74 USD/vé 30 ngày
Thời gian phục vụ:
6h sáng - 11h đêm (Từ thứ 7 đến thứ 5)
2h chiều – nửa đêm (Thứ 6)
Dubai Metro là hệ thống tàu điện ngầm tương đối mới, đi vào hoạt động từ năm 2009. Hệ thống tàu điện ngầm Dubai Metro rất hiện đại với các con tàu không người lái.

12. Barcelona Metro (Hà Lan)

Chiều dài: 58 dặm                     Giá vé: 71 USD
Thời gian phục vụ:      5h sáng - nửa đêm (Chủ nhật đến thứ 5)
5h sáng - 2 giờ sáng (Thứ 6 và thứ 7)

11. The Boston "T"

Chiều dài: 64 dặm        Giá vé: 59 USD/vé 30 ngày
Thời gian phục vụ:
5h15 sáng – 12h45 sáng (tùy thuộc vào mỗi tuyến)
Hệ thống tàu điện ngầm T hoạt động với thời gian tương     - 37 -
đối ngắn và nghỉ tương đối sớm, kể cả vào ngày cuối tuần. Nhiều người phàn nàn về việc tăng giá vé một cách bất hợp lý. Các tuyến tàu cùa T cũng nổi tiếng với sự thiếu tin cậy, hay lỡ chuyến.

10. SMRT (Singapore)

Chiều dài: 80 dặmGiá vé: tùy thuộc vào độ dài cùa quãng đường
Thời gian phục vụ:       5h30 sáng – 1h sáng
SMRT đã 2 lần đạt giải thưởng hệ thống tàu điện ngầm tốt nhất, gồm một giải thưởng hệ thống tàu điện ngầm tốt nhất châu Á Thái Bình Dương và giải thưởng tầu điện ngầm sử dụng năng lượng hiệu quả nhất.

9. Washington, D.C. (Mỹ)

Chiều dài: 106 dặm
Thời gian phục vụ:     5h sáng – nửa đêm (các ngày trong tuần)
7h sáng – 3h sáng (cuối tuần)
Tàu điện ngầm D.C. Metro nổi tiếng vì sự thiếu tin cậy. Tại ga tàu điện ngầm D.C. Metro, hành khách không có lựa chọn vé tuần hay vé tháng. Hành khách có thể mua một thẻ SmarTrip và giá thẻ này có thể lên tới 300 USD. Giá cho mỗi lượt đi dao động từ 1,95 USD đến 5 USD tùy thuộc vào độ dài. Hành khách được yêu cầu quẹt thẻ SmarTrip mỗi khi ra vào ga.

8. Tokyo Metro (Nhật)

Chiều dài: 126 dặm         Giá vé: 207 USD/vé 30 ngày
Thời gian phục vụ:          5h sáng – 1h sáng
Hệ thống tàu điện ngầm Tokyo Metro được biết đến là một trong những hệ thống lớn nhất và đông nhất trên thế giới. Mặc dù vậy hệ thống này vẫn hoạt động hết sức hiệu quả với 300 nhà ga tại hầu hết mọi nơi trong thành phố Tokyo.

7. Hong Kong

Hệ thống tàu điện ngầm Hong Kong nổi tiếng với tính hiệu quả cao và tốc độ nhanh chóng. Trung bình mỗi tuần, có hơn 4 triệu chuyến đi và hệ thống này gồm 152 nhà ga.
Chiều dài: 131 dặm         Giá vé: 62 USD/vé 30 ngày
Thời gian phục vụ:  6h sáng – 1h sáng (tùy thuộc vào mỗi tuyến)

6. Paris Metropolitain (Pháp)

Chiều dài: 133 dặm      Giá vé: 84 USD/vé 30 ngày
Thời gian phục vụ:   5h30 sáng – 1h15 sáng (Chủ nhật đến thứ 5)        5h30 sáng – 2h15 sáng (Thứ 6 và thứ 7)
Hệ thống tàu điện ngầm Paris Metro là một trong         - 38 -
những nơi bận rộn nhất trên thế giới với 300 nhà ga. Đây cũng là nơi có mật độ các nhà ga dày đặc nhất thế giới.

5. Madrid Metro (Tây Ban Nha)

Chiều dài: 178 dặm         Giá vé: 66 USD/vé 30 ngày|
Thời gian phục vụ: 6h sáng – 1h30 sáng
Hệ thống tàu điện ngầm Madrid Metro cực kỳ thân thiện với người sử dụng. Hành khách hoàn toàn không thể lên nhầm tàu bởi vì họ được đánh dấu rõ ràng và những người soát vé thì thông báo tại mỗi điểm dừng.

4. Moscow Metro (Nga)

Chiều dài: 185 dặm    Giá vé: 60 USD/vé 30 ngày
Thời gian phục vụ: 6h sáng – 1h sáng
Mỗi ngày, Moscow Metro vận chuyển 7 triệu lượt khách với 12 tuyến và 182 nhà ga. Kiến trúc của hệ thống tàu điện ngầm này đẹp đến từng chi tiết.

3. Chicago L (Mỹ)

Chiều dài: 224,1 dặm     Giá vé: 86 USD/vé 30 ngày
Thời gian phục vụ: Hầu hết các tuyến hoạt động từ 5h sáng – 1h sáng         Sau 1h sáng, một số tuyến cứ 30 phút lại có 1 chuyến

2. London Tube (Anh)

Chiều dài: 249 dặm    Giá vé: 173 USD/vé 30 ngày
Thời gian phục vụ: 5h30 sáng – 1 giờ sáng
London Tube nổi tiếng với sự đáng tin cậy và sạch sẽ. Hệ thống này khá thân thiện với người sử dụng và thường xuyên được cải thiện và xây mới.
Hệ thống cũng được trao giải hệ thống tàu điện ngầm tốt nhất châu Âu nhờ những cải thiện đáng kể trong sự nhất quán của lịch trình các chuyến tàu.

1. New York (Mỹ)

Chiều dài: 660 dặm      Giá vé: 104 USD/vé 30 ngày
Thời gian phục vụ: 24 giờ
Mặc dù hệ thống tàu điện ngầm của thành phố New York không sạch nhất thế giới. Tại nhiều khu vực còn thiếu nhiều tiện nghi như điều hòa hay khu chờ. Một số tuyến còn luôn trong tình trạng xây dựng. Và chính quyền thành phố còn liên tục tăng giá vé.
Là một trong những hệ thống tàu điện ngầm đắt nhất trên thế giới, hệ thống tàu của thành phố New York cũng mở cửa 24 tiếng mỗi ngày và 365 ngày mỗi năm.
                                Tuyến Nguyễn (theo Business Insider)
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/07/nhung-he-thong-tau-dien-ngam-lon-nhat-the-gioi/page_1.asp

10 hãng hàng không tốt nhất thế giới 2011

Lọt vào danh sách này chủ yếu là các hãng hàng không khu vực châu Á Thái Bình Dương, không có đại diện nào đến từ Bắc Mỹ, số đại diện của Tây Âu đã giảm so với năm ngoái.

Lễ trao giải World Airline Awards vừa diễn ra tại Paris đã vinh danh 10 hãng hàng không tốt nhất thế giới 2011. Giải thưởng này được đưa ra dựa trên những bình xét của hãng nghiên cứu thị trường Skytrax có trụ sở tại Anh và kết quả điều tra khách hàng trên trang web AirlineQuality.
Xếp hạng này cũng được dựa trên sự hài lòng của 18,8 triệu hành khách của các hãng hàng không trên thế giới tham gia cuộc khảo sát trong suốt 10 tháng qua dưới nhiều hình thức như trả lời câu hỏi trực tuyến, phỏng vấn qua điện thoại… Cuộc khảo sát xoay quanh 38 dịch vụ hàng không khác nhau, như làm thủ tục lên máy bay, lên máy bay, độ thoải mái của chỗ ngồi, độ sạch sẽ, thức ăn, đồ uống và nhân viên phục vụ…
Dưới đây là danh sách 10 hãng hàng không tốt nhất thế giới.

10. Emirates

Quy mô: 153 máy bay
Trụ sở: Dubai, Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất
Quy mô của hãng hàng không Emirates chỉ có 153 máy bay, hãng này vẫn lọt vào danh sách 10 hãng hàng không tốt nhất thế về số dặm bay chở hành khách quốc tế. Đây cũng là hãng đường không lớn nhất Trung Đông.
Hãng này nổi tiếng về dịch vụ giải trí trên máy bay với 1.200 kênh và 280 bộ phim. Emirates đã có mặt trong top này được 7 năm. Trên khoang hạng nhất của một số máy bay của Emirates còn có các mini-bar và phòng tắm riêng biệt.
Được thành lập năm 1985, hãng hàng không quốc doanh Emirates có trên 1.000 chuyến bay từ Dubai mỗi tuần. Sự phát triển nhanh chóng của hãng đã giúp Dubai trở thành tâm du lịch liên lục địa hàng đầu thế giới. Năm 2001 đánh dấu lịch sử của Emirates khi hãng này công bố sẽ mua 58 máy bay mới với mức giá 15 tỷ USD. Tháng 6/2011, hãng này cho biết sẽ nỗ lực giải quyết tình trạng suy giảm lợi nhuận do giá nhiên liệu tăng cao bằng cách giảm chi phí dành cho máy bay Airbus A380 500 chỗ của mình.      
- 39 -
Emirate hiện là hãng khai thác lớn nhất loại siêu phi cơ này với 15 chiếc đang hoạt động và 75 chiếc khác đang đặt mua.

9. Turkish Airlines

Quy mô: 174 máy bay
Trụ sở: Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Lần đầu tiên có mặt trong danh sách này, Turkish Airlines đã giành được 3 giải tại World Airlines Awards 2011, trong đó có danh hiệu hãng hàng không tốt nhất châu Âu.
Hãng hàng không được thành lập năm 1993 này đã có nhiều thay đổi lớn kể từ khi chính phủ bán hơn nửa cổ phần của hãng năm 2003. Hiện nay, Turkish Airlines là hãng hàng không lớn thứ 3 châu Âu về số lượng hàng khách, vượt qua British Airways vào năm ngoái. Hãng này cũng giành được giải về ghế ngồi hạng phổ thông chất lượng tốt nhất và được khen ngợi về việc phục vụ những bữa ăn kiểu Thổ Nhĩ Kỳ trên máy bay.
Trong những năm gần đây, Turkish Airlines đang thực hiện một chiến lược marketing rầm rộ. Trong quảng cáo qua truyền hình, hãng đã sử dụng những gương mặt nổi tiếng thế giới, trong đó những vận động viên siêu sao như cầu thủ bóng rổ Kobe Byrant của NBA, đội bóng Manchester United, ngôi sao quần vợt Caroline Wozniacki hay ngôi sao Hollywood Kevin Costner.
Nhằm duy trì vị thế cạnh tranh, hãng đã đưa ra chương trình giảm giá đặc biệt cho sinh viên. Bên cạnh đó, tháng trước, hãng này cũng mở thêm 11 đường bay mới, nâng tổng số điểm đến trên toàn cầu của hãng lên 180.

8. Qantas Airways

Quy mô: 191 máy bay
Trụ sở: Sydney, Australia
Qantas Airways của Australia hiện là hãng hàng không lâu đời thứ 2 thế giới vẫn còn hoạt động. Được thành lập năm 1920 với tên đầy đủ là Queensland and Northern Territory Aerial Services (QANTAS), Qantas Airways là một trong những thương hiệu mạnh nhất Australia.                                                    - 40 -
Không ngạc nhiên khi suốt 6 năm qua, Qantas đều có mặt trong top 10 này. Với đơn đặt hàng 20 chiếc A380, hãng hiện là khách hàng lớn thứ 2 trên giới của dòng siêu phi cơ này.
Qantas nổi tiếng là hãng không an toàn nhờ không có tai nạn chết người nào kể từ năm 1951. Tuy nhiên, một số tai nạn suýt xảy ra trong suốt 12 tháng qua đang làm lung lay kỷ lục này của hãng.
Quantas hiện đang phải vất vả duy trì thị phần của mình do phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các hãng bay giá rẻ trong khu vực như Virgin Blue hay Tiger Airlines. Thị phần của Qantas trên thị trường vận tải hàng không đi và về Australia đã giảm xuống còn 27% từ mức 42% năm 1993.
Do ảnh hưởng của các thảm họa thiên nhiên và giá nhiên liệu tăng cao, tháng trước, ông Alan Joyce, CEO của hãng nhận định hãng sẽ bị thiệt hại trên 200 triệu USD trong năm 2011.

7. Air New Zealand

Quy mô: 103 máy bay
Trụ sở: Auckland, New Zealand
Air New Zealand hiện là hãng hàng không tốt nhất tại Australia và khu vực Thái Bình Dương. Hãng này cũng giành được giải cho hãng bay có ghế hạng phổ thông tốt nhất và dịch vụ ăn uống tốt nhất cho hạng ghế này. Trên tạp chí Conde Nast's Traveler, hành khách hàng không cho biết họ thích sử dụng dịch vụ hãng hàng không này trong các chuyến đi dài bởi dịch vụ ăn uống xuất sắc và sự thân thiện với trẻ em. Các bữa ăn trên máy bay thường có món sườn cừu New Zealand và những loại rượu danh tiếng của quốc gia này.
Đường bay dài nhất của Air New Zealand là tuyến Vancouver – Auckland với tổng thời gian bay 14 tiếng.
Hãng được thành lập năm 1940 với tên gọi là Tasman Empire Airways và đổi tên thành Air New Zealand vào năm 1965. Năm 1989, hãng này tiến hành tư nhân hóa, bán cổ phần của mình cho các hãng hàng không nước ngoài như Qantas, Qantas, Japan Airlines và American Airlines. Nhưng năm 2005, 75% cổ phần của Air New Zealand đã được quốc hữu hóa khi chính phủ New Zealand bơm tiền vào Air New Zealand sau những thua lỗ của Ansett airlines trực thuộc hãng này.
Trong nỗ lực làm mới hình ảnh của mình, Air New Zealand đã thực hiện hàng loạt các chiến dịch quảng cáo với việc kết hợp hình ảnh con rối Rico của hãng với các ngôi sao nổi tiếng thế giới như rapper Snoop Dog hay ngôi sao nhạc rock Richard Simmons. Diễn diên điện ảnh Lindsay Lohan và David Hasselhoff cũng đang có khả năng trở thành đại diện thương mại của hãng trong tương lai.

6. Etihad Airways

Quy mô: 57 máy bay
Trụ sở: Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất
Hãng hàng không non trẻ Etihad Airways đã đánh bại các tên tuổi như Singapore Airlines và Qantas để giành giải thưởng khoang hạng nhất tốt nhất và dịch vụ ăn uống tốt nhất cho cùng hạng này.
Thành lập năm 2003, Etihad Airways là hãng hàng không có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 2010, hãng đã bắt kịp đối thủ lớn là Emirates về số chuyến bay mỗi tuần. Vào tháng 8/2010, quan hệ đối tác với Virgin Australia đã giúp hãng này mở thêm 45 đường bay mới.
Tại khoang hạng nhất, Etihad Airways cung cấp loại ghế ngồi có thể ngả thành giường với hệ thống massage tự động. Ghế ngồi của khoang này được bọc cùng loại da dùng trong xe hơi Ferrari. Hành khách bay hạng nhất và hạng thương gia của hãng cũng được hưởng dịch vụ xe hơi miễn phí tại nhiều quốc gia trên thế giới.

5. Thai Airways

Quy mô: 95 máy bay
Trụ sở: Bangkok, Thái Lan
Giữ vị trí là một trong 5 hãng hàng không hàng đầu thế giới, tuần trước đã có hơn 3.600 ứng viên đang ký dự tuyển vào 370 vị trí trong phi hành đoàn của Thai Airways. Năm 2006, Thai Airways là hãng hàng không tốt nhất thế giới và xuống vị trí thứ 2 vào năm 2007.
Nổi tiếng với đội ngũ tiếp viên thân thiện, Thai Airways là một trong số ít các hãng hàng không yêu cầu tiếp viên nữ trên các chuyến bay quốc tế đổi từ bộ đồng phục màu tím sang bộ váy truyền thống của Thái Lan trước khi hành khách lên máy bay.
Hãng hàng không quốc gia Thái Lan này, với phần lớn cổ phần thuộc về chính phủ, được thành lập vào năm 1960 và có trụ sở tại Băng Cốc.
Thai Airways đang nỗ lực khai thác thị trường châu Âu bằng việc với 2 chuyến bay trực tiếp tới Brussels (Bỉ) và Copenhagen (Đan Mạch) hồi tháng 11 năm ngoái. Năm ngoái, 28% số du khách đến Thái Lan là từ châu Âu.

4. Cathay Pacific Airways

Quy mô: 125 máy bay
Trụ sở: Hong Kong, Trung Quốc
Cathay Pacific là hãng hàng lớn thứ 3 thế giới tính về lợi nhuận ròng. Đây cũng là hãng vận chuyển hàng hóa quốc tế lớn nhất thế giới.
Năm 1998, Cathay Pacific đã ghi danh vào lịch sử ngành hàng không khi khi khai thác chuyến bay thẳng đầu tiên trên thế giới từ New York qua Bắc Cực tới Hong Kong.
Được sáng lập năm 1946 bởi Roy C Farrell (người Mỹ) và Sydney H. de Kantzow (người Australia), hãng hàng không có trụ sở tại Hong Kong này đã nhanh chóng phát triển với tốc độ tăng trưởng 20% trong thời kỳ từ 1962-1967.
Cathay Pacific cũng được bình chọn là hãng hàng không của năm 2009. Trong nỗ lực cạnh tranh với các hãng hàng không lớn khác, Cathay Pacific cho biết sẽ lặp đặt ghế ngồi mới cho khoang hạng thường. Theo đó, 6 tháng trước, hãng đã công bố kế hoạch trị giá 128 triệu USD để cải tiến chất lượng khoang hạng thương gia trên các tuyến bay đường dài của hãng.

3. Asiana Airlines

Quy mô: 72 máy bay
Trụ sở: Seoul, Hàn Quốc
Giành được danh hiệu hãng hàng không tốt nhất thế giới vào năm ngoái, Asiana Airlines là một trong 2 hãng hàng không lớn nhất Hàn Quốc. Năm nay, hãng này cũng đạt được giải thưởng cho đội ngũ tiếp viên tốt nhất và hạng phổ thông tốt nhất.
Asiana Airlines được thành lập năm 1988 và có trụ sở tại Seoul. Hãng hiện là một trong 7 hãng hàng không duy nhất trên thế giới đạt danh hiệu 5 sao theo tiêu chuẩn của Skytrax. Với quy mô tương đối nhỏ, chỉ với 72 máy bay, Asiana Airlines cung cấp những dịch vụ độc nhất vô nhị, như phòng đợi sân bay dành riêng cho các khách hàng khuyết tật ở sân bay quốc tế Incheon, biểu diễn ảo thuật trên máy bay hay các hội hóa trang.
Hãng hiện có đường bay đến 68 thành phố trên thế giới. Trong đó, đường bay dài nhất là tuyến 14 tiếng từ Seoul đến sân bay quốc tế John F. Kennedy tại New York.

2. Singapore Airlines

Quy mô: 112 máy bay                                                 - 41 -
Trụ sở: Singapore
Luôn có mặt trong top đầu của bất kỳ bảng xếp hạng của các hãng hàng không trên toàn cầu, Singapore Airlines có rất nhiều cái đầu tiên trong ngành công nghiệp hàng không.
Được thành lập năm 1972, đây là hãng hàng không đầu tiên cung cấp ống nghe điện đài và các bữa ăn miễn phí trên các khoang hạng phổ thông vào những năm 70. Năm 1991, đây cũng là hãng đầu tiên đưa ra dịch vụ điện thoại qua vệ tinh trên máy bay. Năm 2004, hãng này đã phá kỷ lục về những chuyến bay trực tiếp dài nhất, với chuyến bay dài 18 tiếng từ Singapore đến thành phố Newark, thuộc bang New Jersey (Mỹ). Và năm 2008, hãng cũng là hãng hàng không đầu tiên sử dụng máy bay Airbus A380.
Với vai trò lớn trong Kangaroo Route của Qantas, Singapore Airlines chiếm gần 10% trên thị trường hàng không quốc tế ra vào Australia. Hiện nay, Singapore Airlines là hãng hàng không lớn thứ 2 thế giới với vốn hóa thị trường 14 tỷ USD.

1. Qatar Airways

Quy mô: 97 máy bay
Trụ sở: Doha, Qatar
Vươn lên từ vị trí thứ 8 vào sáu năm trước, Qatar Airways được vinh danh là hãng hàng không tốt nhất thế giới năm 2011. Qatar Airways cũng giành giải hãng hàng không tốt nhất khu vực Trung Đông và giải hãng có phòng chờ dành cho khách khoang hạng nhất có chất lượng tốt nhất.
Được thành lập năm 1994, và có trụ sở tại Doha, hãng hàng không quốc gia Qatar hiện sở hữu một trong những đội bay mới nhất thế giới với độ tuổi trung bình của máy bay là 4 năm.
Qatar Airways cũng là một trong những hãng hàng không phát triển nhanh nhất thế giới, với trên 100 điểm đến quốc tế tại 6 lục địa. Năm 2010, hãng mở thêm 10 đường bay mới, còn năm nay mở thêm 5 tuyến mới, trong đó có những tuyến bay đầu tiên tới Canada.  Tháng trước, hãng này đã đặt hàng 6 chiếc máy bay Boeing 777 trị giá 1,7 tỷ USD. Hãng hàng không 5 sao này cũng đang nỗ lực để cho ra mắt khoang hạng phổ thông hoàn toàn mới vào năm nay.                        Tuyến Nguyễn (theo CNBC)
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/07/10-hang-hang-khong-tot-nhat-the-gioi-2011/                                   

Những chuyến tàu xe lửa                 - 42 -
xa xỉ nhất thế giới
                                          

Không gian trên những chuyến tàu cao cấp thường mang màu sắc cổ điển, rất tiện nghi cho hành khách và dĩ nhiên giá không hề rẻ.

Dưới đây là những đoàn tàu xa xỉ nhất thế giới, theo tổng hợp của Business Insider.

1. Glacier Express

Con tàu này chở hành khách qua dãy Apls, Thụy Sĩ trên độ cao 6.670 feet với tốc độ không tưởng - 8 giờ để vượt qua 291 cây cầu và 91 đường hầm. Tổng chi phí cho hành trình này là 120 USD.

2. Pride of Africa

Con tàu này được cho là sang trọng bậc nhất trên thế giới, là “niềm tự hào” của Châu Phi, nối Cape Town (Nam Phi) với Dar Es Salaam (Tanzania). Hành khách sẽ được trải nghiệm một phần vẻ đẹp thiên nhiên Châu Phi trong 14 ngày với giá vé một chiều là 9.000 USD.

3. The Royal Scotsman

Với chi phí lên đến 6.620 USD cho 4 ngày trên tàu, The Royal Scotsman cũng được cho là một trong số những loại tàu đắt nhất hiện nay. Hành trình của con tàu dài 720 dặm qua các thành phố lớn của Scotland là Dundee, Aberdeen, Dalwhinnie và Perth

 

4. Palace on Wheels

Với những phòng nghỉ sang trọng mang phong cách cổ điển, chuyến tàu Palace on Wheels nối liền thủ đô Deli với Jasantan có giá vé là 2.380 USD.

5. Flam Railway

Hành trình của tàu Flam Railway dài khoảng 20km từ độ cao 3.000 feet so với mực nước biển, xuống một vịnh hẹp thuộc ngôi làng Flam, Na Uy. Flam Railway đi qua nhiều đèo dốc, thác nước, thung lũng với chi phí là 56 USD.

6. Venice – Simplon – Orient Express

Hành trình con tàu này nối liền London, Venice, Rome, Budapest và Prague trong 6 ngày 5 đêm, với chi phí bao gồm cả những bữa ăn là 5.656 USD.

7. Trans – Siberian Railway                                      - 43 -

Nối liền thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc với Matxcơva, Trans – Siberian Railway nổi tiếng bởi hành trình kéo dài tới 19 ngày và có chi phí dao động từ 500 đến 1.000 USD.

8. Hiram Bingham

Chuyến tàu mang phong cách Pullman những năm 1920 đưa hành khách từ Cruzco đến Machu Phichu. Chi phí bao gồm cả những bữa ăn là 588 USD.

9. Alaska Railroad

Tàu đi qua rất nhiều nơi có phong cảnh tuyệt đẹp trong 5 ngày với chi phí là 2.000 USD. Nếu rút ngắn hành trình, bạn có thể chỉ mất 50 USD mà vẫn không hề bỏ lỡ những cảnh đẹp.           Tạ Linh
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/07/nhung-chuyen-tau-xa-xi-nhat-the-gioi/

Cận cảnh sân bay tốt nhất thế giới

Dù còn nhiều tranh luận, nhưng từ trước đến nay Changi ở Singapore được nhiều người xem là sân bay tuyệt vời nhất thế giới.
> Những sân bay đẹp nhất thế giới
> Kinh doanh hàng không lỗ nhiều hơn lãi
> 7 hạng ghế xa xỉ nhất của các hãng hàng không

Kể từ khi mở cửa vào năm 1981, sân bay Changi của Singapore đã 370 lần nhận được các danh hiệu tốt nhất thuộc nhiều hạng mục từ các tổ chức du lịch hay các nhà xuất bản trên khắp thế giới. Khi nhìn vào cách điều hành của sân bay này, người ta hiểu tại sao Changi nhận được nhiều mến mộ của các hành khách đến thế. Changi là một trong những sân bay hiếm hoi có nhiều tiện nghi vốn chỉ tìm thấy ở các khu vực dành riêng cho khách VIP của các hãng hàng không. Tại đây, hành khách có thể nghỉ ngơi, ngủ trưa, xem TV, tìm đồ uống ở quầy bar, làm việc với đường Internet miễn phí. Phòng nghỉ trưa có giá 23 USD cho mỗi 3 tiếng đồng hồ, phòng tắm 6 USD mỗi lần. Thậm chí sân bay này cung cấp cả dịch vụ mát xa cá với giá 17 USD cho mỗi 20 phút. Hành khách ở lại khách sạn chờ chuyến sau có thể dùng bể bơi miễn phí, còn những người khác đóng 11 USD. Sân bay cũng có một chuyến xe bus miễn phí đi từ sân bay đến trung tâm Singapore.
Không chỉ quan tâm đến những chi tiết lớn, nhà quản lý còn chăm chút cả các tiểu tiết nhỏ để làm hài lòng khách hàng. Ví dụ tại đây, người ta hạn chế hết mức những màn thông báo bằng loa phiền toái vốn thường thấy ở các sân bay, thay vào đó, họ mở những bản nhạc dịu nhẹ xua tan cái căng thẳng cho những người đang chờ di chuyển. Thậm chí trong toilet, sân bay còn lắp đặt cả màn hình cảm ứng để hành khách gửi tin nhắn ra ngoài, chẳng hạn để thông báo hết giấy toilet.
Bằng những phương thức khéo léo, sân bay Changi đã "dụ dỗ" người dùng vui vẻ rút ví vào các trung tâm mua sắm. Ví dụ như hành khách muốn dùng cầu trượt từ tầng 4 của khu vui chơi phải trình được hóa đơn đã mua hàng tại trung tâm thương mại với giá trị ít nhất 8 USD. Tại đây, 70.000 mét vuông dành cho các cửa hàng, đã đem lại 50% doanh thu cho sân bay. Năm ngoái, tổng doanh thu của các nhà bán lẻ tại đây đã đạt kỷ lục tới một tỷ USD.
Là sân bay lớn thứ 18 thế giới về lượng hành khách, Changi vẫn nhỏ hơn Kennedy Airport ở New York và Schiphol ở Amsterdam. Mặc dù vậy, sân bay này đóng vai trò là điểm kết nối quan trọng giữa bắc và nam Á cũng như châu Âu với châu Đại dương.
"Chúng tôi muốn thay đổi cách thức đi lại từ trước đến nay, và tạo ra những trải nghiệm hoàn toàn mới, khiến người ta không còn cảm thấy căng thẳng mỗi khi phải di chuyển", ông Foo Sek Min, Phó Chủ tịch của Tập đoàn sân bay Changi, nơi điều hành sân bay Changi phát biểu.
Một trong dự án xuất phát từ ý tưởng cá nhân của ông Foo là khu vườn bướm. Với kỳ vọng đem lại cảm giác thư giãn, thoải mái cho hành khách, sân bay này xây dựng một khu vườn nhiệt đới 2 tầng với hàng nghìn con bướm sặc sỡ. Trước đây, người ta dự định xây nơi thư giãn cho những người hút thuốc. "Nhưng rồi chúng tôi tự hỏi: 'Sao không làm nhiều hơn thế", ông Foo nói.
Tại Changi, người ta có thể tìm thấy mọi loại dịch vụ cần thiết. Ở đây có hẳn một nhà ga mang tên "Jet Quay" dành cho những người có nhu cầu riêng tư như các ngôi sao, người           
- 44 -
đi máy bay riêng, quan chức chính phủ, các CIP (người quan trọng về mặt thương mại) hay nói chung bất cứ ai có tiền. Bỏ ra 1.150 USD, hành khách sẽ được đưa đón bằng limosine đến tận chân máy bay. Thêm 231 USD, họ sẽ được sử dụng nhà ga riêng và có xe điện đưa ra tận cửa. Bỏ ra 62 USD nữa, sẽ có người của Jet Quay chào đón khách và hộ tống ra khu vực chính.
"Phục vụ khách hàng luôn đi liền với kiếm lợi nhuận", ông Foo nói. "Đã bao giờ bạn cần một bể bơi ở sân bay chưa? Chưa bao giờ có ai đề nghị điều đó. Tuy nhiên chúng tôi đã tạo ra nhu cầu cho khách. Và thế là nhiều người đã chọn Singapore vì họ có thể bơi ở sân bay", ông nói tiếp.
Bill Franke, cựu Chủ tịch hãng hàng không America West Airlines, người đang điều hành hành một quỹ đầu tư vào các hãng hàng không, cho biết ông là một khách hàng thường xuyên của sân bay này. "Việc giao nhận hành lý nhanh chóng, thủ tục nhập cảnh dễ dàng và an ninh tốt, khung cảnh dễ chịu là vài trong số các lý do khiến tôi thích sân bay này", ông cho biết.
Còn ông chủ một công ty mỏ Kevin Swendson, đang trên đường đến Indonesia công tác, cho biết ông đã dành thời gian chờ máy bay để xem phim trong rạp tại sân bay Changi. "Tôi biết nhiều sân bay rất chán. Còn ở đây tôi được xem phim, mát xa, ăn uống. Điều đó thật tuyệt", ông thốt lên. Đối với Swendson, các sân bay chỉ cần có óc tưởng tượng tốt và thêm một chút gia vị là sẽ thành công. "Điều này có vẻ không khó đối với các hãng hàng không thực sự muốn thay đổi mình", Kevin Swendson nhận xét.
                                   Thanh Bình (theo WSJ)
Tại sân bay Changi, hành khách dễ dàng tìm thấy đủ tiện nghi như khoang dành riêng cho khách VIP của các hãng hàng không thế giới.
Cổng ngoài sân bay rộng lớn.
Bên trong sân bay.
Khu vườn bướm hai tầng đối diện cổng nhà để máy bay A380 của hãng Singapore Airlines.
Khu vườn này là nơi ở của hàng nghìn con bướm có nguồn gốc từ Singapore và Malaysia.
Phòng tắm sạch sẽ và tiện nghi ở sân bay. Gần bồn rửa mặt, có màn hình cảm ứng để khách hàng chấm điểm độ hài lòng.
Trạm xạc điện thoại dành cho khách hàng. Họ có thể cho điện thoại vào ngăn rồi khóa lại trong khi xạc.

Khu vực nghỉ ngơi, thư giãn dành cho khách. Ngoài ra, sân bay Changi còn cung cấp khu vực xem TV, quầy bar, bàn làm việc cho hành khách chờ chuyến bay.


Nhà ga số 3 cũng là nhà ga lớn nhất khai trương vào năm 2008 với những bức tường kính lớn và một bức tường bao phủ toàn cây xanh.
Công viên giải trí 4 tầng. Để sử dụng cầu trượt, khách hàng cần có hóa đơn mua hàng với giạ trị từ 8 USD trở lên. Nếu không có hóa đơn, khách chỉ có thể trượt ở 2 tầng dưới cùng.                         - 45 -
Chuyến xe bus miễn phí từ sân bay vào trung tâm Singapore.
Bằng những cách thức khéo léo, Chengi đã khiến khách hàng chi tiền tại đây hơn nhiều so với các sân bay khác.
Không khí Giáng sinh tại sân bay Changi.
Một khu vườn tại nhà ga 2.
Rạp chiếu phim với lối đi rộng để khách dễ dàng đặt hành lý trong khi xem phim tại nhà ga số 2 và 3
(Ảnh:
Wall Street Journal)
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/12/can-canh-san-bay-tot-nhat-the-gioi/

                                                                       - 46 -


Cận cảnh ngôi làng giàu nhất Trung Quốc

Ngôi làng với cái tên Huaxi thuộc tỉnh Giang Tô của Trung Quốc nằm ngoài tưởng tượng của bất cứ ai bởi sự giàu có và thịnh vượng.
> 18 thương hiệu hàng đầu thế giới của Trung Quốc
> 5 điều thú vị về người đàn bà giàu nhất Ấn Độ

Đi lên từ ngôi làng thuần nông lạc hậu với dân số 328.700 người, giờ đây, mọi người dân của Huaxi đều được hưởng các dịch vụ y tế và giáo dục miễn phí, và sở hữu những ngôi nhà đắt tiền.
Nơi đây còn có cả một “Công viên Thế giới” (World Park) với bản sao của các biểu tượng nổi tiếng của thế giới từ Tượng nữ thần tự do của Mỹ cho đến Khải hoàn môn (Arc de Triomphe) của Pháp. Đây cũng là nơi tòa nhà cao thứ 15 trên thế giới đang trong giai đoạn hoàn thành.
Và tất nhiên, cuộc sống giàu có tại ngôi làng này cũng có cái giá của nó. Người dân ở đây phải làm việc cả tuần, và thường là trong các nhà máy công nghiệp. Nếu họ bỏ việc, họ sẽ mất tất cả.
Dưới đây là những hình ảnh về cuộc sống xa hoa của ngôi làng Huaxi được nhiếp ảnh gia Bert van Dijk chụp:
Huaxi nổi tiếng với mức sống ngoài sức tưởng tượng dành cho một ngôi làng ở nông thôn Trung Quốc. Trên các con đường của Huaxi người ta đã quen thuộc với hình ảnh của những chiếc BMW, Cadillac và Mercedes nhập khẩu.

Mỗi ngôi nhà tại đây đều có giá ít nhất 250.000 USD.

Mỗi công dân trưởng thành đều được hưởng một ngôi nhà miễn phí. Đây là tòa chung cư xa hoa nhìn ra bờ sông.

Mặt trái của Huaxi là tất cả cư dân tại đây đều phải làm việc cả tuần, và thường là tại các nhà máy thép công nghệ cao và nhà máy dệt.

Làng Huaxi là đứa con tinh thần của Wu Ren Bao, hơn 80 tuổi, từng là trưởng thôn của Huaxi, người đã đưa ngôi làng thuần nông buồn tẻ này trở thành một thành phố thịnh vượng, còn được vinh danh là “làng tỷ phú”.

Đây là hình ảnh tuyên truyền cho ông Bao, người đã có ý tưởng đưa làng Huaxi lên sàn chứng khoán.

Tại làng Huaxi, người ta không còn canh tác nông nghiệp theo hình thức truyền thống mà đưa công            - 47 -
nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.              

Để đảm bảo cho cư dân của Huaxi không bị ướt mỗi khi trời mưa, ông Bao cho xây dựng một hệ thống đường đi xung quanh làng.

Các cửa hàng tại đây cũng được trang trí hết sức ấn tượng.
Với 7 ngày làm việc một tuần, nên người dân Huaxi không có thời gian đi du lịch. Vì vậy, ông Bao đã mang cả thế giới đến Huaxi bằng cách xây dựng công viên World Park.

Tại đây có rất nhiều các di tích mang tính biểu thượng của Trung Quốc như Tử Cấm Thành …                      - 48 -

và Vạn Lý Trường Thành.

Ngoài ra, World Park còn có cả bản sao của Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe) của Pháp hay Sydney Opera House của Australia.

Nhà Trắng và tượng Nữ thần Tự do của Mỹ cũng có mặt tại đây.

Hiện nay, một tòa nhà dự kiến cao thứ 15 thế giới đang trong giai đoạn hoàn thành.

Nội thất bên trong tòa nhà nổi bật với hình ảnh những ngọn đuốc rực rỡ.

Từ tòa nhà, người ta có thể thấy được toàn cảnh của Huaxi

Ban đêm, Huaxi rực rỡ trong ánh đèn điện giống như những cây thông Noel.
Tuyến Nguyễn (theo Business Insider)
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/10/can-canh-ngoi-lang-giau-nhat-trung-quoc/

Cận cảnh tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản
Trong tiếng Nhật, Shinkansen có nghĩa "đường tàu mới", ngoài ra còn được gọi là "bullet train" (tàu viên đạn) do hình dạng thuôn gọn của đầu tàu, cùng tốc độ chẳng kém gì viên đạn bay ra khỏi nòng súng.
>
Nhật tăng cường tiếp thị Shinkansen
Con tàu cao tốc đầu tiên của Nhật Bản và cũng là của thế giới ra đời năm 1964 với vận tốc 210 km/h. Hiện nay, Nhật Bản có 2.459 km đường sắt cao tốc, nối liền hầu hết các thành phố lớn nhất tại hai hòn đảo Honshū và Kyūshū, với vận tốc lên đến 300 km/h. Trong lần chạy thử nghiệm năm 1996, tàu Shinkansen đạt tới tốc độ 443 km/h và lập kỷ lục thế giới 581 km/h trong lần thử nghiệm năm 2003. Toàn bộ hệ thống tàu cao tốc Nhật Bản, hay Shinkansen, được điều hành bởi công ty đường sắt Nhật bản Japan Railways.
Theo tạp chí du lịch Lonely Planet, vận tốc siêu nhanh của tàu Shinkansen đi kèm với độ an toàn gần như tuyệt đối. Trong hơn 30 năm tàu cao tốc vận hành tại Nhật Bản, hầu như chưa hề có một rủi ro đáng kể nào xảy ra.
Khi đi tàu Shinkansen tại đất nước mặt trời mọc, hành khách có thể cảm nhận được tính chuyên nghiệp của dịch vụ ngay từ khi chưa bước chân lên tàu. Trên vé, tất cả các chi tiết về số toa, số ghế đều được ghi rõ ràng, bao gồm cả thông tin khách hàng nên đứng ở vị trí nào trên sân ga. Hành khách hầu như không bao giờ phải chờ đợi vì lịch trình đúng từng phút và cửa toa sẽ mở ở đúng ô mà người chờ đang đứng.
Mạng lưới tàu cao tốc ở Nhật Bản, với nhiều đoạn tàu Shinkansen. Ví dụ, tàu Tokaido Shinkansen chạy từ Tokyo đến Osaka có màu xanh nước biển. Tàu Sanyo Shinkansen chạy từ Osaka đến Fukuoka có màu xanh da trời. Ảnh: railway-technology.com
Trên hầu hết các tuyến đường tàu cao tốc, sẽ có hai         - 49 -
đến ba loại tàu chạy nhanh chậm khác nhau. Loại tàu nhanh chỉ dừng ở một số ga nhất định và loại tàu kém nhanh hơn dừng ở tất cả các ga. Giá vé của các loại tàu này không thay đổi, ngoại trừ loại tàu siêu nhanh Nozomi, chạy trên đoạn Tōkaidō và San-yō Shinkansen. Trên mỗi con tàu lại có một số toa hạng nhất, được gọi là Green Car có giá đắt hơn nữa.
Ví dụ, trên đoạn đường từ Tokyo đến thành phố Fukuoka có 3 loại tàu. Tàu chậm nhất là Kodama, dừng ở tất cả các ga. Tàu Hikari, dừng ở ít ga hơn tàu Kodama và thường mất khoảng 3 tiếng đồng hồ để đi 520 km từ Tokyo đến Osaka. Loại tàu nhanh nhất là Nozomi, dừng ở những ga quan trọng nhất, và mất chỉ 2 tiếng rưỡi để đi cùng quãng đường trên.
Giá vé tàu Hikari và Kodama đi từ Tokyo đến Osaka là 13.750 yen, tương đương 150 USD cho một người lớn. Tùy thuộc vào mùa lễ hội, thời gian cao điểm hay thấp điểm mà giá vé trên có thể dao động tăng giảm khoảng 200 yen. Để đi toa hạng nhất, khách hàng phải nộp thêm từ 1.000 đến hơn 7.000 yen, tùy thuộc vào quãng đường dài hay ngắn.
Tuy giá vé khá đắt đỏ nhưng tàu Shinkansen được nhiều người dân Nhật Bản chọn làm phương tiện di chuyển hàng ngày vì tốc độ cao và tính an toàn tuyệt đối. Ảnh: hu.emb-japan.go.jp
Đoạn Tōkaidō Shinkansen, nối Tokyo đến Osaka, hiện là tuyến đường sắt cao tốc bận rộn nhất thế giới, chuyên chở tới 151 triệu hành khách mỗi năm. Giữa hai thành phố lớn nhất Nhật Bản này, mỗi tiếng đồng hồ có tới 10 chuyến tàu chạy trên mỗi chiều, với lịch trình ít nhất 3 phút một chuyến. Với mạng lưới rộng khắp, tàu Shinkansen trở thành phương tiện thường xuyên đối với những người sống ở các thành phố nhỏ và đi làm hàng ngày tại thành phố lớn.
Các con tàu cao tốc tại Nhật Bản
Tàu cao tốc seri 500 trong hệ thống tàu cao tốc Shinkansen. Ảnh: railway-technology.com                                 - 50 -

Loại tàu cao tốc serie 300 Nozomi, chạy hết 2 tiếng rưỡi từ Tokyo đến Osaka. Ảnh: railway-technology.com

Loại tàu E2 được đưa vào vận hành trên hệ thống đường sắt cao tốc từ năm 1998. Ảnh: railway-technology.com

Con tàu thử nghiệm Maglev, có thể đạt tới vận tốc thử nghiệm 550 km/h. Người ta dự định sẽ vận hành con tàu này ở vận tốc 500 km/h trong tương lai gần. Ảnh: railway-technology.com

Khoang một con tàu cao tốc serie 500.
Ảnh: railway-technology.com

Nội thất con tàu cao tốc chạy tuyến Tokyo đến thành phố Hakone. Ảnh: home.arcor.de

Trung tâm điều hành tổng của hệ thống đường sắt cao tốc tuyến Tokaido-Sanyo Shinkansen.
Ảnh: railway-technology.com

Thiết kế lạ mắt của dự án tàu 300X, với hình dáng có mục đích nhằm giảm lượng tiếng ồn của tàu.
Ảnh: railway-technology.com

Tàu cao tốc seri 300 tại sân ga Tokyo. Ảnh: japaneselifestyle

Sân ga tàu cao tốc tại thành phố lớn thứ ba Nhật Bản Osaka. Ảnh: japaneselifestyle
Tàu cao tốc ở Nhật Bản được xây làm nhiều giai đoạn. - 51 -
Đoạn Tokaido Shinkansen, nối liền Tokyo với Nagoya, Kyoto và Osaka là tuyến đường cổ nhất, ra đời năm 1964. Đoạn đường kế tiếp là tuyến Sanyo Shinkansen nối liền thành phố Osaka với Fukuoka, hoàn thành năm 1975.
Các đoạn đường tàu cao tốc khác như Tohoku Shinkansen, Joetsu Shinkansen đường khánh thành vào năm 1982. Đường tàu Kyushu Shinkansen ở hòn đảo phía nam Nhật Bản hoàn thành năm 2004. Một phần đoạn đường này sẽ được hoàn thành trong năm nay. Ngoài ra, các đoạn đường tàu cau tốc khác đang được Chính phủ Nhật Bản nghiên cứu để mở rộng trong tương lai.
Tàu Shinkansen của Nhật chạy trên hai khổ đường sắt khác nhau là khổ 1.067 mm1.435 mm. Loại đường tàu khổ 1.067 mm đang được loại bỏ dần để thay thế bằng loại khổ lớn hơn.
                                                 
Thanh Bình
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2010/06/3ba1cef1/

20 tòa nhà độc đáo nhất thế giới

Tòa nhà hình cái giỏ, đĩa bay hoặc chiếc giầy... được dựng lên ở nhiều quốc gia trên thế giới chứng tỏ óc sáng tạo vô tận của con người.

1. Nhà hình chiếc giỏ (Ohio, Mỹ)

Đây được coi là "chiếc giỏ" lớn nhất thế giới. Basket Building - trụ sở của công ty Longaberger Basket ở Newark, Ohio, có 7 tầng và rộng gần 55.000 mét vuông này, lấy luôn ý tưởng từ sản phẩm kinh doanh của công ty này, đó là những chiếc túi, giỏ khác nhau. Chi phí xây dựng tòa nhà này là 30 triệu USD và 2 năm để hoàn thành.

2. Thư viện thành phố Kansas (Missouri, Mỹ)

Đây là công trình kiến trúc nổi bật tại thành phố Kansas, bang Missouri, Mỹ. Nhìn vào ai cũng có thể biết ngay đây là thư viện của thành phố vì tòa nhà nhìn như được sắp xếp bởi những cuốn sách khổng lồ.

3. Wonderworks (Pigeon Forge, Tennessee, Mỹ)

WonderWorks là một công viên kết hợp giữa giáo dục và giải trí với hơn 100 phòng triển lãm. Tòa nhà được thiết kế như thể sắp đổ.

4. Nhà Uốn éo (Ba Lan)

Là một phần của trung tâm mua sắm Rezydent, tòa nhà Krzywy Domek (Crooked House) tại Sopot, Ba Lan, được thiết kế với những đường cong uốn éo. Không ai có thể nghĩ rằng nó lại được làm từ vật liệu xây dựng cứng cáp vì mọi thứ dường như mềm oặt. Ý tưởng thiết kế tòa nhà được lấy từ tranh vẽ của hai họa sẽ nổi tiếng vẽ sách cho trẻ em là Jan Marcin Szancer (người Ba Lan) và Per Dahlberg (người Thụy Điển).

5. Tòa nhà Hundertwasser (Đức)

Được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Áo Friedensreich Hundertwasser, tòa nhà này thoạt nhìn thì những ô cửa sổ như những hình vẽ ngộ nghĩnh trên một ngọn đồi được uốn lượn mềm mại. Các kiến trúc sư gọi nó là “Khu rừng xoắn ốc”. Tòa nhà này gồm 12 tầng và 105 căn hộ. Trên mái là một khu vườn trồng sồi, phong, chanh, cùng một nhà hàng.

 

6. Nhà Khiêu vũ (Prague, Cộng hòa Séc)                   - 52 -

Là thiết kế của kiến trúc sư Séc gốc Croatia, Vlado Milunic, Dancing Building có kết cấu lạ mắt giống như đang khiêu vũ. Đây cũng là trụ sở của một số công ty đa quốc gia.

7. Torre Galatea Figueras (Tây Ban Nha)

Với những quả trứng khổng lồ trên mái, bảo tàng Salvador Dali Theatre Museum tại Figuerasis thu hút đông đảo du khách tới chiêm ngưỡng.

8. Habitat 67 (Montreal, Canada)

Habitat 67 là khu tổ hợp nhà ở nằm bên sông Saint Lawrence River tại Quebec, Canada. Thiết kế này là công trình nghiên cứu trong khóa luận thạc sỹ của kiến trúc sư Moshe Safdie tại trường đại học McGill.

9. Calakmul Building (Mexico)

Tòa nhà này được thiết kế với ý tưởng về chiếc máy giặt khổng lồ.

10. Mind House (Barcelona, Tây Ban Nha)

Ngôi nhà cổ tích này được xếp vào danh sách 10 toà nhà sáng tạo nhất thế giới, với 3 tầng và một tầng áp mái.

11. Nhà hình chiếc giày (bang Pennsylvania, Mỹ)

Ngôi nhà hình chiếc giày Haines được đặt tại Hallam, bang Pennsylvania. Được xây dựng bởi doanh nhân buôn giày Mahlon Haines năm 1948, tòa nhà này là một hình thức              - 53 -
quảng cáo cho công ty của ông.

12. Nhà hình đĩa bay (Sanjhih, Đài Loan)

Ngôi nhà với kiến trúc kỳ lạ này thực ra là một dự án resort bỏ hoang.

13. Khách sạn Ryugyong (Bình Nhưỡng, Triều Tiên)

Cao 105 tầng, khách sạn Ryugyong tại Triều Tiên được xây dựng với hình dáng của kim tự tháp và nghiêng 75 độ. Đây là một trong những tòa nhà cao tầng nổi bật nhất tại Bình Nhưỡng.

14. Grand Lisboa (Macao)

Tòa nhà cao nhất Macau này được thiết kế bởi 2 kiến trúc sư Hong Kong Dennis Lau và Ng Chun Man. Đây là khu tổ hợp sòng bạc, nhà hàng và khách sạn nổi tiếng tại Macau.

15. Thư viện quốc gia (Minsk, Belarus)

Thư viện quốc gia 23 tầng của Belarus được thiết kế giống một viên kim cương rực rỡ, đặc biệt là vào ban đêm.

16. Nhà Lỗ (Texas, Mỹ)

Hole House (nhà Lỗ) thực sự là một tác phẩm nghệ thuật hết sức độc đáo.

17. Sân vận động Olympic (Montreal, Quebec, Canada) - 54 -

Sân vận động đa chức năng Olympic tại Montreal, Canada được xây dựng cho Olympic mùa hè năm 1976. Thiết kế mái di động của tòa nhà cho phép nó có thể đóng mở mái rộng tới 175 mét. Đây là công trình kết cấu nghiêng cao nhất thế giới.

18. Đền Sen (New Delhi, India)

Ngôi đền được đặt tại thủ đô của Ấn Độ và cũng là một trong những điểm thu hút đông khách du lịch nhất thế giới. Tên đền - Sen (Lotus Temple) được đặt theo thiết kế hình bông sen của nó.

19. Đài truyền hình Fuji (Japan)

Tòa nhà ấn tượng này là trụ sở của đài truyền hình Fuji tại Odaiba, Minato, Nhật Bản. Công trình chống động đất của đài truyền hình mất 3 năm để hoàn thành.

20. Turning Torso (Malmo, Thụy Điển)

Đây là tòa nhà cao nhất Bắc Âu và chung cư cao thứ 2 tại Châu Âu với chiều cao 190 mét cùng 54 tầng. Tòa nhà được thiết kế với những đường lượn sóng ấn tượng.      Tuyến Nguyễn (theo Rediff)
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2012/01/20-toa-nha-doc-dao-nhat-the-gioi-1/

Quá khứ lẫy lừng của hãng kim cương lớn nhất thế giới "De Beers"

Không còn giữ vị trí độc tôn trên thị trường kim cương quốc tế nhưng De Beers là một tên tuổi được nhắc tới với tư cách là những người đặt nền móng cho ngành công nghiệp hào nhoáng này.
> 'Kim cương nhân tạo' bị thổi giá lên bạc triệu

Đầu thế kỷ 19, việc buôn bán kim cương chủ yếu diễn ra tại Ấn Độ và Brazil. Tuy nhiên, việc phát hiện ra mỏ kim cương Premier tại Nam Phi đã khiến thị trường xa xỉ này trở nên bão hòa. Trước việc lợi nhuận sụt giảm, các công ty kim cương đều ra sức quảng cáo, marketing nhằm giữ gìn danh tiếng. Đó cũng là lúc De Beers bước chân vào ngành công nghiệp này.
Người sáng lập De Beers - Cecil Rhodes.
Câu chuyện về De Beers khởi đầu với doanh nhân người Anh Cecil Rhodes. Trước khi mua những mỏ kim cương của riêng mình, ông là người cho thuê máy bơm nước cho những thợ mỏ trong thời gian cơn sốt kim cương năm 1867 tại Nam Phi. Khi đó, ông nhận ra rằng đây vẫn là một thị trường đầy tiềm năng và quyết định nhiều mỏ kim cương, trong đó có một mỏ mang tên De Beer. Năm 1880, Rhodes mua lại quyền khai thác mỏ của đối thủ Barney Barnato và thành lập công ty khai thác kim cương De Beers.
Công việc kinh doanh nhanh chóng phát triển. Đến năm 1888, De Beers Consolidated Mines, Ltd được thành lập, trở thành đế chế độc quyền sản xuất và phân phối kim cương trên toàn châu Phi. Sức ảnh hưởng của De Beers trên toàn thế giới ngày càng lớn. Để kiểm soát cung cầu và giá cả, Cecil Rhodes đã thành lập mạng lưới phân phối độc quyền gồm công ty Kinh doanh Kim cương (Diamond Trading Company) ở London và The Syndicate ở Israel.
Năm 1902, khi Rhodes qua đời, tập đoàn De Beers nắm trong tay 90% việc sản xuất và phân phối kim cương thô trên toàn thế giới. Sau nhiều năm nỗ lực, Oppenheimer, chủ nhân của công ty khai thác kim cương Anglo American Corporation, đã lên được vị trí giám đốc của De Beers và sau đó giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị. Dưới thời Oppenheimer, De Beers và tổ chức Bán hàng Trung tâm CSO (Central Selling Organization) của mình đã ký kết được nhiều hợp đồng độc quyền với các nhà cung cấp và khách hàng, biến De Beers trở thành một trong những đế chế độc quyền hùng mạnh nhất thế giới.
Oppenheimer đã từng chứng minh sự chi phối hoàn toàn của mình đối với thị trường kim cương khi vào những năm 1930 ông không bán kim cương ra mà chỉ thu gom lại bằng hết. Khắp nơi người ta gần như không còn nhìn thấy những hạt kim cương sáng chói vì lúc đó Oppenheimer đã nắm tới trên 90% kim cương của thế giới.
Với sự giúp đỡ của hãng quảng cáo N. W. Ayer, De Beers đã tiến hành chiến dịch quảng cáo nhằm tới đối tượng người tiêu dùng Mỹ, thuyết phục họ rằng kim cương chính là biểu tượng của tình yêu. Qua quảng cáo này, nam giới cho rằng, kích cỡ của viên kim cương trên nhẫn đính hôn càng lớn chứng tỏ tình yêu của họ cho người vợ sắp cưới càng mãnh liệt. Trong nhiều bộ phim điện ảnh, các ngôi sao màn bạc cũng xuất hiện với trang sức kim cương trên người. Năm 1947, chiến dịch quảng cáo này tung ra slogan nổi tiếng: “kim cương là vĩnh cửu” (diamond is forever). Sau này, đây trở thành khẩu hiệu chính thức của De Beers.
Cũng với chiến dịch quảng cáo này, De Beers đã thâm nhập vào các thị trường khác như Nhật Bản, Đức và Brazil. Nhật Bản không phải là thiên đường của hôn nhân lãng mạn và để bán được kim cương cho các quý ông là điều không hề dễ dàng. Thậm chí, vào năm 1959, chính quyền Nhật hậu chiến tranh không cho phép nhập khẩu kim cương. Tuy nhiên, nhờ vào chiến dịch quảng cáo thần kỳ này, kim cương đã trở thành biểu tượng của phương tây hiện đại và phá vỡ quan niệm truyền thống lâu đời của người Nhật. Nhờ vậy mà De Beers đã tạo nên cả một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đôla. Năm 1981, 60% các cô dâu Nhật Bản đeo kim cương trong ngày cưới, tăng từ 5% của năm 1967.
Năm 1950, việc phát hiện ra mỏ kim cương tại Siberia đã đe dọa đến dây chuyền cung cấp kim cương của De Beers. Tuy nhiên, thay vì cạnh tranh với các đối thủ Liên Xô, De Beers lại mua hầu hết tất cả kim cương sản xuất từ Siberia, nắm giữ và phân phối tất cả kim cương thô của thế giới thông qua một kênh duy nhất. Mặc dù kim cương của Liên Xô nhỏ hơn, nhưng chúng vẫn rất tuyệt vời để chế tạo nhẫn và các món trang sức nhỏ. Đây chính là cơ sở cho mối quan hệ hợp tác hốt bạc của De Beers và Liên Xô.
"Kim cương vĩnh cửu" trở thành slogan nổi tiếng của De Beers.
Thế kỷ 21 đánh dấu những sự thay đổi lớn của De Beers     - 55 -
khi các công ty sản xuất kim cương bắt đầu nổi dậy chống lại sự độc quyền của tập đoàn này, đặc biệt là tại Zaire, Israel. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc nổi dậy này đều bị lắng xuống sau khi De Beers xả các kho kim cương có chất lượng tương đương với kim cương của các nước đó. Tuy nhiên, điều này đã khiến nhu cầu kim cương giảm đáng kể.
Thời gian gần đây, nhiều quốc gia có nguồn dự trữ kim cương lớn như Nga, Canada và Australia, đã từ chối tham gia hợp tác vào hệ thống kênh phân phối duy nhất của De Beers. Cộng thêm việc giá kim cương giảm buộc De Beers phải thay đổi chiến lược của mình. Cuối thập kỷ trước, thay vì tập trung vào đánh bóng thương hiệu và phát triển các cửa hàng bán lẻ, De Beers chuyển sang chú trọng cung cấp kim cương thô và nắm giữ toàn ngành công nghiệp.
Năm 2011, lợi nhuận của De Beers tiếp tục tăng vọt nhờ việc mở thêm nhiều cửa hàng bán lẻ trên toàn thế giới. Chỉ trong năm đầu năm 2011, lợi nhuận của công ty đã tăng thêm 74% và số cửa hàng của tập đoàn này tăng từ 1 năm 2001 lên 39 vào năm 2008, trong đó chỉ riêng tại châu Á có tới 17 cửa hàng.
Dù lợi nhuận cao nhưng tháng 11/2011, De Beers đã kết thúc 80 năm bành trướng của mình khi bán 40% cổ phần của mình cho Anglo American plc với giá 5,1 tỷ USD. Trước đó, công ty này đã có 45% cổ phần trong De Beers. Anglo American trước đây được sáng lập bởi Oppenheimer - cũng chính là người điều hành De Beers sau khi nhà sáng lập của công ty này qua đời. Đây là sự chuyển giao của các thành viên trong cùng một gia đình, mà lý do của nó là không thành viên nào trong gia đình Oppenheimer muốn tiếp tục sự nghiệp kinh doanh kim cương.
Mặc dù giờ đây, De Beers không còn là đế chế độc quyền quyền lực nhất thế giới nhưng tập đoàn này vẫn tiếp tục kiếm ra hàng tỷ đôla mỗi năm.                  Tuyến Nguyễn (theo Business Insider)
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2012/01/qua-khu-lay-lung-cua-hang-kim-cuong-lon-nhat-the-gioi/
'Giọt nắng' được bán với giá 10,9 triệu USD                        16/11/2011 | 11:03
Đây cũng là mức giá kỷ lục cho một viên kim cương vàng.
Viên kim cương màu vàng lớn nhất thế giới với khối lượng 110,3 carat đã được bán với giá hơn 10,9 triệu USD. Tính cả tiền thuế và hoa hồng, giá tổng cộng của "Giọt nắng" lên tới gần 12,4 triệu USD, mức kỷ lục cho một viên kim cương vàng.
Viên kim cương "giọt nắng" được bán với giá 10,9 triệu USD. Ảnh: AP
Phiên đấu giá viên kim cương hình quả lê có tên gọi “Giọt nắng” diễn ra tại nhà đấu giá Sotheby's ở Geneva, Thuỵ Sĩ. Trước đó, người ta ước tính viên kim cương vàng này sẽ có giá trong khoảng 10 đến 15 triệu USD.
“Giọt nắng” được tìm thấy tại Nam Phi hồi năm ngoái. Công ty kim cương Cora International có trụ sở tại New York đã cắt, đánh bóng và đem bán đấu giá viên kim cương. Giá đắt nhất cho một viên kim cương cho tới nay thuộc về viên kim cương hồng nặng 24,78 carat, đã được bán với giá 46,4 triệu USD tại một nhà đấu giá của Sotheby's hồi tầm này năm ngoái.             (Theo VNE)
http://taichinh.vnexpress.net/tin-tuc/tien-cua-toi/hang-hieu/2011/11/giot-nang-duoc-ban-voi-gia-10-9-trieu-usd-3192/

10 quốc gia giàu khí đốt nhất thế giới

Thảm họa phóng xạ tại Nhật Bản đã làm cả thế giới phải giật mình cân nhắc lại khả năng sử dụng năng lượng hạt nhân. Cũng chính vì thế mà một số quốc gia bắt tay vào công cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế khác.

Nhật Bản là nước mua nhiều khí hóa lỏng tự nhiên nhất thế giới, và tổng cầu khí đốt trên thế giới được dự đoán sẽ chạm mốc 5,1 nghìn tỷ m3 vào năm 2035. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, sản lượng khí đốt hiện tại ở Nga (quốc gia giàu khí đốt nhất thế giới) sẽ phải tăng lên gấp ba thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của toàn thế giới năm 2035.
Dưới đây là danh sách 10 quốc gia có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, theo số liệu của CIA World Factbook năm 2010.

10. Algeria

Tổng trữ lượng: 4,5 nghìn tỷ m3
Chiếm khoảng: 2,37% trữ lượng khí đốt tự nhiên trên toàn thế giới.
Nhà máy xử lý khí đốt ở Algeria (JGC)

9. Venezuela

Tổng trữ lượng: 4,98 nghìn tỷ m3
Chiếm khoảng: 2,62% trữ lượng khí đốt tự nhiên trên toàn thế giới.

8. Nigeria                                                      - 56 -

Tổng trữ lượng: 5,25 nghìn tỷ m3
Chiếm khoảng: 2,76% trữ lượng khí đốt tự nhiên trên toàn thế giới.
Đường ống dẫn khí ở Nigeria. Ảnh: Corporate Nigeria

7. Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE)

Tổng trữ lượng: 6,07 nghìn tỷ m3
Chiếm khoảng: 3,19% trữ lượng khí đốt tự nhiên trên toàn thế giới.
Nhà máy sản xuất khí đốt Gasco ở Abu Dhabi. Ảnh: France 24

6. Mỹ

Tổng trữ lượng: 6,93 nghìn tỷ m3
Chiếm khoảng: 3,64% trữ lượng khí đốt tự nhiên trên toàn thế giới.
Dàn khoan khí đốt ở Texas. Ảnh: Csmonitor

5. Ảrập Xêút

Tổng trữ lượng: 7,46 nghìn tỷ m3
Chiếm khoảng: 3,92% trữ lượng khí đốt tự nhiên trên toàn thế giới.
Nhà máy chế biến Khursaniyah. Ảnh: Offshore Technology

4. Turkmenistan

Tổng trữ lượng: 7,5 nghìn tỷ m3
Chiếm khoảng: 3,95% trữ lượng khí đốt tự nhiên trên toàn thế giới.
Mỏ khí đốt tại Turkmenistan. Ảnh: Central Asia News Wire

3. Qatar

Tổng trữ lượng: 25,47 nghìn tỷ m3
Chiếm khoảng: 13,39% trữ lượng khí đốt tự nhiên trên toàn thế giới.
Ảnh: Emirates 24/7

2. Iran                                                                   - 57 -

Tổng trữ lượng: 29,6 nghìn tỷ m3
Chiếm khoảng: 15,57% trữ lượng khí đốt tự nhiên trên toàn thế giới.
Đường ống dẫn dầu của Iran chạy qua Iraq và Syria. Ảnh: Iraq Business News

1. Nga

Tổng trữ lượng: 47,57 nghìn tỷ m3
Chiếm khoảng: 25,02% trữ lượng khí đốt tự nhiên trên toàn thế giới.
Đường ống dẫn khí ở Nga. Ảnh: Asia News
Hà Thu (theo Business Insider)
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/07/10-quoc-gia-giau-khi-dot-nhat-the-gioi/
Điểm mặt những gia đình giàu nhất châu Á                27/10/2011 | 17:12
Tài sản của 3,3 triệu người giàu có trong khu vực sẽ tăng gấp 3 lần lên gần 15.810 tỷ USD vào năm 2015.
Không ít công ty gia đình đã định hình nên sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp ở các nước như ở Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông, Singapore. Dưới đây là danh sách 10 gia đình giàu nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương, theo số liệu tính toán của hãng nghiên cứu Wealth-X, một công ty chuyên cung cấp thông tin cho các ngân hàng tư nhân và tổ chức tư vấn.
Giá trị tài sản của mỗi gia đình được tính toán dựa         
- 58 -
trên tài sản nắm giữ, lương, cổ tức và mọi tài sản đầu tư khác. Tất cả các gia đình trong danh sách này đều có tối thiểu 2 thành viên đang tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp.
10. Nhà Wang (Đài Loan) - Tập đoàn Nhựa Formosa
Giá trị tài sản ước tính: 8,6 tỷ USD
Nhà họ Wang đã sáng lập nên Tập đoàn Nhựa Formosa, một trong những công ty nhựa lớn nhất thế giới. Đây cũng là công ty kinh doanh đa ngành lớn nhất ở vùng lãnh thổ Đài Loan thuộc Trung Quốc. Formosa cũng là một trong những nhà sản xuất sản phẩm hóa dầu hàng đầu ở châu Á, quản lý hơn 100 doanh nghiệp bao trùm nhiều lĩnh vực, từ giáo dục cho tới y tế.
Hai anh em ông Yung-ching (ảnh) và Yung-tsai Wang đã lập nên Formosa vào năm 1958. Từ một xưởng sản xuất nhỏ, hai ông đã đưa Formosa trở thành một trong những tập đoàn công nghiệp lớn nhất ở châu Á, với 4 công ty lớn niêm yết trên sàn chứng khoán.
Các ông nghỉ hưu từ năm 2006 và chuyển giao quyền lãnh đạo công ty cho một hội đồng, trong đó có Cher Wang (con gái ông Yung-ching) và Wen Yuang Wang (con trai ông Yung-tsai). Theo tạp chí Forbes, tài sản của ông vào thời điểm đó ước tính đạt 5,5 tỷ USD. Ông có ba người vợ và 10 đứa con.
Bà Cher Wang, 53 tuổi, con gái của ông Yung-ching, đã cùng tất cả các anh chị em trong gia đình nối tiếp thành công của người cha. Công ty điện thoại di động thông minh HTC của bà có doanh thu 9,8 tỷ USD trong năm 2010. Cher và chồng bà, ông Wen Chi Chen, đã được Forbes bình chọn là những người giàu nhất ở Đài Loan, với tài sản lên tới 8,8 tỷ USD trong năm 2011.
9. Nhà Ng (Singapore) - Tập đoàn Địa ốc Viễn Đông, Tập đoàn Sino
Giá trị tài sản ước tính: 8,9 tỷ USD
Gia đình họ Ng sở hữu tập đoàn phát triển địa ốc tư nhân lớn nhất Singapore – Tập đoàn Viễn Đông, và Tập đoàn Sino cũng kinh doanh bất động sản nhưng trụ sở đặt tại Hồng Kông. Các công ty này đều nằm trong số những tập đoàn địa ốc lớn nhất châu Á, với doanh thu hàng năm đạt khoảng 4,3 tỷ USD.
Người sáng lập nên các công ty này là ông Ng Teng Fong. Ông này đã qua đời năm 2010 vì xuất huyết não, hưởng thọ 82 tuổi. Ông nổi tiếng với phong cách sống thanh đạm khi sống suốt 30 năm trong một ngôi nhà bất kể tài sản của ông ngày càng nhiều. Sau khi ông qua đời, người con trai cả Robert (ảnh) đã thay ông cai quản Tập đoàn Sino, trong khi người con thứ đứng đầu Tập đoàn Viễn Đông.
Gia đình họ Ng ở Singapore nắm trong tay nhiều công trình địa ốc cực lớn như khách sạn Fulleton cùng hơn 700 bất động sản khác. Ngoài ra, họ đang có 5 công ty con được niêm yết trên sàn chứng khoán.
Tháng 7 vừa qua, Tập đoàn Viễn Đông công bố ý định nâng vốn ít nhất 410 triệu USD bằng việc đưa một số khách sạn và địa ốc cho thuê lên thị trường ủy thác đầu tư bất động sản REIT của Singapore. REIT là thị trường địa ốc lớn thứ ba thế giới, sau Nhật Bản và Australia.
8. Nhà Hartono (Indonesia)
Tập đoàn Djarum
Giá trị tài sản ước tính: 11 tỷ USD
Hartono là gia đình giàu nhất Indonesia, sở hữu một trong những công ty sản xuất thuốc lá lớn nhất thế giới – Tập đoàn Djarum. Tập đoàn này đồng thời sở hữu tỷ lệ lớn cổ phần của Ngân hàng Central Asia, một trong những nhà băng lớn nhất Indonesia.
Hai anh em Robert Budi Hartono và Michael Bambang Hartono đã thừa kế gia tài từ người cha gốc Hoa, ông Oei Wie Gwan, người sáng lập ra Djarum vào năm 1951. Sau khi người cha qua đời năm 1963, hai anh em nhà Hartono đã thay thế điều hành công ty.
10 năm sau đó, họ bắt đầu xuất khẩu thuốc lá. Các sản phẩm thuốc lá của Djarum từng chiếm 97% thị trường thuốc lá mùi đinh hương của Mỹ, trước khi chính quyền của Tổng thống Obama cấm bán các loại thuốc lá có hương khác mùi bạc hà.
Con trai Robert Budi Hartono là Armand Wahyudi (ảnh) cũng đã tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình, đảm nhiệm vị trí Giám đốc Ngân hàng Central Asia từ 2009. Do những biến động thị trường gần đây, tài sản của gia đình Hartono cũng vơi bớt một phần. Trong hai tuần (tính tới ngày 5/10), tài sản của họ đã giảm 8% xuống 10,5 tỷ USD.
7. Gia đình Lee Kun Hee (Hàn Quốc)
Tập đoàn Samsung
Giá trị tài sản ước tính: 11,6 tỷ USD
Ông Lee Kun Hee (trong ảnh) là Chủ tịch Công ty Điện tử Samsung, đơn vị hàng đầu thuộc Tập đoàn Sam Sung. Tập đoàn Sam là doanh nghiệp lớn nhất Hàn Quốc với 70 công ty thành viên và đóng góp gần một phần năm GDP của xứ sở kim chi.
Tập đoàn Samsung do cha của ông Lee Kun Hee sáng lập năm 1938. Kun Hee là con trai thứ ba trong gia đình ông. Ông lên nắm giữ cương vị chủ tịch tập đoàn sau khi người cha qua đời vào năm 1987. Công sức của Kun Hee được ghi nhận nhờ tài đưa công ty này trở thành một trong những trụ cột của ngành công nghiệp công nghệ trên toàn cầu.
Hãng Điện tử Samsung hiện là nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới sau Apple. Nhiều thành viên của gia đình đã tham gia vào hoạt động kinh doanh của Samsung. Con trai của Lee Kun Hee là Jay Y. Lee, hiện là Chủ tịch Công ty Điện tử Samsung. Con gái ông là Lee Boo Jin đang là Phó chủ tịch chuỗi khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp Shilla của tập đoàn
Với tư cách là người đứng đầu tập đoàn, ông Lee Kun Hee cũng đã phải đương đầu với hàng loạt sức ép trong vài năm gần đây. Vị chủ tịch 69 tuổi này đã bị buộc tội trốn thuế và bội tín vào năm 2008, bị phạt tù 3 năm nhưng sau đó được Tổng thống Hàn Quốc ân xá trong năm 2009. Sau hai năm rời khỏi Samsung, năm 2010, ông đã trở lại lãnh đạo tập đoàn này.
6. Nhà Kuok (Malaysia, Singapore)
Tập đoàn Kuok
Giá trị tài sản ước tính: 16,1 tỷ USD
Kuok là gia đình giàu nhất Đông Nam Á, chủ sở hữu tập đoàn cùng tên. Tập đoàn Kuok là một trong những công ty đa ngành nhất châu Á, trải rộng trên nhiều lĩnh vực kinh doanh, từ nông nghiệp, địa ốc, cho tới dịch vụ tài chính...
Tập đoàn này được thành lập năm 1949 bởi ba anh em nhà Kuok, trong đó người em út là Robert Kuok (ảnh) năm nay đã 88 tuổi. Khởi nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp, Tập đoàn Kuok đã mở rộng thị trường sang Singapore từ năm 1952 và sau đó là Thái Lan, Thái Lan, Indonesia, Hồng Kông và Trung Quốc.
Con trai ông Robert, Khoon Chen, năm nay 57 tuổi, là Giám đốc điều hành Tập đoàn Kuok và công ty con Kerry. Trong đó, Kerry là công ty phát triển địa ốc lớn nhất ở Hồng Kông. Người con trai thứ, Khoon Ean, 56 tuổi, hiện là Chủ tịch chuỗi khách sạn Shangri-La Asia.
Tuy nhiên, phần lớn nguồn tài sản của gia đình Kuok         - 59 -
đến từ Wilmar International, công ty kinh doanh dầu cọ lớn nhất thế giới đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Chủ tịch công ty này là Khoon Hong, cháu trai của ông Robert. Trong quý II năm 2011, doanh thu của công ty này đã tăng 56% so với cùng kỳ năm trước, lên 10,6 tỷ USD.                               (Theo Vneconomy)
http://taichinh.vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi-phang/2011/10/diem-mat-nhung-gia-dinh-giau-nhat-chau-a-2612/

Samoa chào đón năm mới sớm nhất thế giới                        Friday, December 30, 2011
APIA, Samoa (AP) - Ðảo quốc Samoa trên một quân đảo nhỏ bé ở nam Thái Bình Dương, diện tích 2,800 km2, dân số 186,000 người, là nước đầu tiên đón năm mới 2012, cùng với New Zealand và Australia - thay vì là nước cuối cùng như trong những năm trước.
Bờ biển Maninoa, Samoa. (Hình: Hannah Johnston/Getty Images)
Sự kiện này là kết quả của việc chính quyền Samoa hồi tháng 6 đã ban hành đạo luật chuyển đất nước mình từ phía Ðông về phía Tây của Ðường Ðổi Ngày quốc tế (International Date Line).
Như vậy năm nay Samoa sẽ không có ngày Thứ Sáu; ngay sau lúc nửa đêm Thứ Năm 29 tháng 12 sẽ là bắt đầu ngày Thứ Bảy 31 tháng 12.
Dân chúng tập trung đông đảo quanh cột đồng hồ ở công trường chính của thủ đô Apia đêm Thứ Năm khi pháo bông và còi hụ nổi lên chào đón giây phút lịch sử này.
Ðường đổi ngày quốc tế, trên nguyên tắc là đường kinh tuyến 180 độ, một đường tưởng tượng giữa Thái Bình Dương, kéo thẳng từ Bắc Cực xuống Nam Cực. Nhưng trong thực tế đó là một đường vòng vèo qua lại, tùy theo các đảo và lãnh thổ tự ấn định vị trí của mình ở phía Ðông hay phía Tây đường này. Quyết định chọn lựa ấy là theo sự thuận tiện, không có quy định bó buộc bởi luật lệ quốc tế nào.
119 năm trước, một nhóm thương gia Hoa Kỳ đã thuyết phục nhà cầm quyền Samoa (kinh tuyến 172 độ Tây) chọn vị trí ở phía Ðông đường đổi ngày để có cùng giờ với American Samoa, hòn đảo ủy trị thuộc Hoa Kỳ ở phía Ðông Nam Samoa (kinh tuyến 170 độ Tây), và Hoa Kỳ giúp cho Samoa giao thương với California.
Nhưng ngày nay đảo quốc độc lập Samoa có nhiều liên hệ kinh tế với New Zealand và Australia cho rằng chọn cùng ngày giờ với hai nước này là hợp lý hơn. Thủ Tướng Tuila'epa Sailele Malielegaoi nói với thông tấn xã AP: “Chúng tôi phải nhớ là trên 90% dân Samoa đã di cư và đang sinh sống ở New Zealand và Australia”.             (H.C.)                    
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=142396&z=1

Lụt lội đe dọa Hà Lan

Hà Lan đang đối mặt với nguy cơ lụt lội trên diện rộng khi nhiều con đê ở đất nước này bị đe dọa bởi mực nước dâng cao sau những cơn mưa lớn.
> Trận lũ lụt lịch sử ở Thái Lan

Hàng chục nông dân được cảnh báo di tản khỏi một           - 60 -
vùng ở phía bắc thủ đô Amsterdam khi một con đê bảo vệ khu vực này đứng trước nguy cơ bị vỡ. Bức ảnh trên chụp lại vùng đất nông nghiệp bị ngập nước quanh làng Boerakker. Ảnh: AP

Hà Lan là quốc gia nhỏ bé nhưng có tới 17 triệu dân. 25% diện tích của đất nước này nằm dưới mực nước biển. Hà Lan vừa phải chịu một đợt mưa lớn và gió tây bắc mạnh trong nhiều ngày. Trong ảnh là một người dân đứng nhìn mực nước lụt dân cao gần tới đầu gối phía ngoài căn nhà của ông tại Dordrecht, một thành phố ở phía tây của Hà Lan. Ảnh: EPA

Những cơn mưa làm nước dâng cao tại các con đê, kênh thoát nước và các dòng sông, trong khi những cơn gió mạnh vẫn thổi dọc bờ biển Hà Lan, khiến những nỗ lực bơm nước từ các con kênh ra biển gặp phải khó khăn. Cậu bé trong bức ảnh trên đang lội qua một bãi đỗ xe bị ngập nước gần một bến du thuyền dọc khu vực Prinses Margriet Kanaal ở Bergum, phía bắc Hà Lan. Ảnh: AFP

Các quan chức Hà Lan vận động 85 nông dân vẫn còn giữ các gia súc ở ngôi làng thấp hơn mực nước biển Tolbert, cách thủ đô Amsterdam khoảng 160 km về phía bắc, tụ giác đi di tản vì con đê ở đây đang bị đe dọa. Ảnh: EPA

Bộ Quốc phòng Hà Lan đã đặt 50 binh sĩ trong tình trạng sẵn sàng cùng với các thuyền cao su, xe tải và xe cứu thương, phòng trong trường hợp khẩn cấp. Bức ảnh trên được chụp tại thành phố Dordrecht, cho thấy cảnh những người dân Hà Lan ngồi bên cửa sổ nhà họ và theo dõi mức nước ngày một dâng cao. Ảnh: EPA

Một cảnh sát Hà Lan đang theo dõi mực nước lên cao ở Tolbert, phía bắc Hà Lan. Ảnh: EPA

Giới chức Hà Lan đã lập nên một hàng rào chắn tại các khu vực bờ sông gần những khu dân cư đông đúc ở phía nam nước này. Tại thành phố Dordrecht, hàng nghìn bao cát đã được chuyển tới cho những người dân có nhà của bị đe dọa bởi mực         - 61 -
nước dâng cao tại 3 con sông khác nhau. Ảnh: EPA

Người dân Hà Lan tự chuẩn bị các bao cát để bảo vệ nhà của họ trước mực nước dâng cao từ các con sông. Ảnh: AFP

Những bao cát lớn được xếp thành một đê chắn bảo vệ nhà cửa tại thành phố Zwijndrecht ở phía nam Hà Lan. Ảnh: EPA

Bảo tàng Groninger tại Groningen, thành phố đông dân nhất tại miền bắc Hà Lan, đang theo dõi sát sao mực nước tại hào nước bao quanh bảo tàng này. Trong ảnh, một nhân viên của bảo tàng nhìn ra ngoài cửa sổ để quan sát dòng nước. Ảnh: EPA

Bảo tàng Groninger thông báo rằng một số gian trưng bày tại đây đang bị đe dọa. Bảo tàng đã liên lạc với giới chức về việc có nên đóng cửa và sơ tán một số khu vực trưng bày. Ảnh: EPA

Việc phục chế con tàu Batavia tại Lelystad, ở miền trung Hà Lan, bị ảnh hưởng bởi những cơn gió mạnh và mực nước lên cao. Hà Lan đang phải chịu đợt gió mạnh với sức gió lên tới 110 km/giờ. Ảnh: AFP
Hà Giang
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/anh/2012/01/lut-loi-de-doa-ha-lan/
Thế giới thương tiếc cựu TT Tiệp Vaclav Havel          RFA 18.12.2011
Tất cả những lời ca tụng tốt đẹp nhất đang được dành cho Cố Tổng Thống Vaclav Havel của Cộng Hòa Tiệp, người mới từ trần ngày hôm qua ở Praha, hưởng thọ 75 tuổi.
AFP Photo/MAFA-Nguyen Phuong Thao
Cựu Tổng thống Tiệp Vaclav Havel (giữa) đặt hoa          - 62 -
tại Narodni Trida (National Street), trung tâm thành phố Prague, ngày 17 tháng 11 năm 2003 kỷ niệm cuộc nổi dậy của sinh viên đã giúp gây ra sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Tiệp Khắc.
Ngoại Trưởng Đức Guido Westerwelle gọi ông Havel là linh hồn của cuộc cách mạng nhung 1989, đồng thời cũng là người có công hàn gắn Châu Âu sau những rạn nứt do chiến tranh lạnh gây nên.
Ông Westerwelle bảo thêm rằng nếu không có ông Havel và những công trình mà ông đã thể hiện lúc còn sống thì chẳng bao giờ Đông Âu và Trung Âu có được tự do, dân chủ.
Ngoại trưởng Carl Bildt của Thụy Điển cũng gọi ông Havel là nhà vô địch của tự do và dân chủ, bảo thêm rằng vị Cựu Tổng Thống mới từ trần là nhân vật vĩ đại của thế giới, và chính tiếng nói tự do của ông Havel đã đặt nền tảng cho cả một Châu Âu tự do.
Tổng thống Áo, ông Heinz Fischer thì nói là tin ông Havel từ trần đánh dấu một thời đại mà cả thế giới sẽ không bao giờ quên, vì thời đại đó được xây dựng bởi nhân vật vĩ đại nhất của Châu Âu.
Thủ Tướng Petr Necas của Cộng Hòa Tiệp cho hay cũng như tất cả mọi người, ông sững sờ khi được báo tin ông Havel từ trần. Theo Thủ Tướng Necas, ông Havel là người có công rất lớn, đã giúp quốc gia tiến đến dân chủ và là biểu tượng của đất nước ở khắp mọi nơi.
Ông Havel từng là một nhà bất đồng chính kiến và là một trong những người tham gia và điều khiển cuộc cách mạng nhung đòi độc lập cho Tiệp Khắc hồi 1989.
Sau ngày cách mạng thành công, ông làm Tổng Thống Tiệp Khắc từ 1989 đến 1992 và sau đó là Tổng Thống Cộng Hòa Tiệp từ 1993 đến 2003.
Tin tức được phổ biến cho hay từ lâu sức khỏe của ông không được tốt, một phần vì bị hành hạ trong 5 năm trời ngồi tù dưới chế độ cộng sản, phần khác vì ông bị ung thư phổi phải giải phẫu hồi 1996.

http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/tributes-pour-in-for-havel-12182011114512.html
Thái Lan lắp wi-fi miễn phí diện rộng
27 tháng 12, 2011

Đề án 30 tỷ bạt sẽ được thực hiện trong bốn năm.
Bộ Thông tin và Công nghệ Truyền thông Thái Lan (ICT) cho biết sẽ lắp đặt 20.000 điểm internet không dây (WiFi) công cộng miễn phí tại Ngoại vi Bangkok bắt đầu từ ngày 28/12.
Dự kiến sẽ lắp đặt thêm 20.000 điểm WiFi ​​vào tháng mười năm sau, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Công nghệ Truyền thông Thái Lan Anudith Nakornthap cho biết.   40.000 điểm WiFi, theo ngân sách tài chính của ICT vào năm 2012, sẽ có một tốc độ trung bình là 2 Mbps.   Kế hoạch này đảm bảo kết nối internet cho 77 tỉnh, 878 văn phòng cấp quận huyện, hàng ngàn văn phòng, tổ chức chính quyền xã, 12.355 trường học, 1.278 bệnh viện và 8.269 đồn cảnh sát, ông nói.  Đề án 30 tỷ bạt (950 triệu đôla), một phần của dự án Smart Thái Lan của ICT, sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian bốn năm bắt đầu từ năm 2012.   Dự án này nhằm mục đích mở rộng internet băng thông rộng tốc độ cao, cả có dây và không dây cho 80% số quận huyện trong cả nước, thu hẹp khoảng cách về điều kiện tiếp xúc internet và nâng cấp cơ sở hạ tầng viễn thông của Thái Lan.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2011/12/111227_thai_free_wifi.shtml

10 phụ nữ nóng bỏng nhất mọi thời

Jennifer Aniston - vợ cũ của Brad Pitt - nhận danh hiệu "The Hottest Woman of All Time" trong khi người tình hiện tại của anh - Angelina Jolie - đứng ở vị trí thứ 10 trong cuộc bình chọn do tạp chí Menshealth thực hiện.
> Mỹ nhân 'Transformers 3' nóng bỏng nhất hành tinh

1. Jennifer Aniston: "Hài hước tạo nên sự gợi cảm và Jennifer Aniston thì rất hài hước. Tính cách gần gũi của Jen khiến cô đặc biệt dễ hòa đồng và chiếm được cảm tình của mọi người", tạp chí Menshealth viết về người phụ nữ đứng đầu cuộc bình chọn của độc giả do họ tổ chức. Còn Jen, khi được hỏi, ai là người nóng bỏng nhất mọi thời đại, cô nói: "Tôi băn khoăn giữa Bridgette Bardot và Gloria Steinem. Nhưng nếu phải chọn, tôi chọn Gloria".

2. Raquel Welch: Nữ diễn viên sinh năm 1940 từng được coi là quả bom sex của điện ảnh Mỹ. Tạp chí Playboy bình chọn cô là "người phụ nữ được khao khát nhất trong thập niên 1970".

3. Marilyn Monroe: Một biểu tượng gợi cảm đã            - 63 -
thành huyền thoại.

In Quảng Cáo !

Tờ Thông Tin của Hội Người Việt Tự Do Purmerend được xuất bản mỗi năm 2 Kỳ vào dịp Tết Nguyên đán và Tết Trung Thu và đến tay được tất cả khoảng
170 gia đình người Vit ở Purmerend.
Quý vị nào muốn đăng Quảng Cáo cho Sản Phẩm hay Dịch Vụ của mình hoặc muốn Nhắn Tin trong Tờ Thông Tin này với Giá Ủng Hộ
thì xin liên lạc với Ban Biên Tập qua :
Tel. 0299-77.17.96  hoặc  06-417.466.08
Email :  Tim.Dinh.999@Gmail.com

Kính Mời !
4. Britney Spears: Diện chiếc váy đồng phục nữ sinh, đi tất trắng và buộc tóc nhí nhảnh, Brit nổi tiếng ở tuổi 17 trong clip nhạc "Baby One More Time”. Nay trải qua nhiều sóng gió, nét trong sáng đó không còn nữa, nhưng ở Britney vẫn toát lên vẻ sexy, nóng bỏng mê hoặc.

5. Madonna: Sức hút của Madonna đến từ mọi thứ: gương mặt, thân hình, giọng ca và tính cách mạnh mẽ, hoang dại.

6. Ursula Andress: Nữ diễn viên sinh năm 1936, gốc Thụy Sĩ, từng được coi là biểu tượng sex những năm 1960.

7. Bettie Page: Nữ diễn viên sinh năm 1923 và đã mất năm 2008. Bà từng được mệnh danh là "Nữ hoàng nội y".

8. Pamela Anderson: Một vị trí trong trong top 10 Hottest Woman of All Time là điều dễ hiểu với mỹ nhân đang nắm kỷ lục xuất hiện nhiều nhất trên trang bìa tạp chí Playboy.

9. Jane Fonda: Jane vừa sexy, vừa mạnh mẽ.               - 64 -
Người phụ nữ từng phản đối cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam này còn có biệt danh là Jane Hà Nội.

10. Angelina Jolie: Jolie chỉ đứng ở vị trí thứ 10 - một vị trí quá thấp so với nhan sắc của cô. Tuy nhiên, điều đó chẳng mấy tổn hại đến một biểu tượng sắc đẹp đã quá nổi tiếng.
http://vnexpress.net/gl/van-hoa/2011/12/10-phu-nu-nong-bong-nhat-moi-thoi/

Coi đại nhạc hội qua YouTube.com

Trong năm 2011 đã có 2 buổi đại nhạc hội do những Ca Sĩ nổi tiếng từ Mỹ sang trình diễn ở Ấu Châu, trong đó có Hòa Lan, với những tên tuồi như : Thanh Tuyền, Y Phụng, Dan Nguyên, Ngọc Anh, Trịnh Lam, Việt Hương+Hoài Tâm (tháng 4 ở Den Haag) & Minh Tuyết, Ngọc Huyền, "Bé" Nguyễn Huy, Nguyên Lê (mới đây vào dịp Noel ở Rotterdam). Quí vị nào muốn xem lại nguyên cả buổi văn nghệ này thì có thể vào :
www.YouTube.com
rồi điền vào Thanh Tìm Kiếm (Search) của YouTube tên của ca sĩ mình thích chẳng hạn :
" Minh Tuyet in Holland " hoặc " Y Phung in Holland " 
rồi bấm "enter"
hoặc bấm vào tên người Uploader là "TulipGarden5"  thì sẽ hiện lên các Links của 2 buổi văn nghệ rất xuất sắc nói trên.
Chúc Vui !
 


Xin Lưu ý !
Quý Hội Viên nào có Tin Vui hoặc Tin Buồn muốn chia sẻ với bà con trong Hội ; hoặc chuyển nhà sang địa chỉ mới ; hoặc mới tới định cư ở Purmerend .v.v… thì xin vui lòng liên lạc với Ban đại diện đ
được gửi tới "Tờ Thông Tin" của Hội :
Tel. 0299-77.17.96  hoặc  06-417.466.08
Email :  Tim.Dinh.999@Gmail.com
 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten