VN không hài lòng với Facebook về việc xử lý thông tin 'xấu'
Google 'hợp tác hơn' so với Facebook trong việc gỡ bỏ các thông tin 'độc hại' trên mạng, báo Việt Nam dẫn lời Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn.
Theo bản tiếng Anh của báo VnExpress hôm 18/11, có dẫn lời Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói: "Google và Youtube hợp tác với Bộ Thông tin và Truyền Thông hơn Facebook."Hôm 17/11 tại phiên họp chất vấn Quốc hội, Bộ trưởng TT&TT cho biết Google đã "tuân thủ" trong việc gỡ bỏ hơn 5000 video "nội dung xấu, độc hại, bôi nhọ và làm xấu danh tính của nhiều lãnh đạo Việt Nam" trên Youtube.
Còn "Facebook tỏ ra kém hợp tác hơn," VnExpress English dẫn lời ông Tuấn.
Việt Nam: Tự do Internet dậm chân tại chỗ?
Người châu Á phản đối Trump muốn nói điều gì?
Nhiều tổ chức lên tiếng về dân chủ ở VN trước APEC
Thử thách mới cho YouTube và Facebook?
Tuy nhiên, Google, công ty mẹ của Youtube nói chỉ mới nhận được khoảng 50 yêu cầu gỡ bỏ, và từ 2009 đến tháng 12/2016 chỉ có 5 yêu cầu từ chính quyền Việt Nam, theo báo cáo minh bạch của Google.
Cũng theo VnExpress, ông Trương Minh Tuấn cũng "phàn nàn" về Facebook với các quan chức ngoại giao Hoa Kỳ trong một cuộc họp gần đây và bộ TT&TT cũng sẽ gia tăng xử lý các hành vi vi phạm trên Facebook.
Phần lớn thị phần thương mại điện tử của nước ngoài
Cũng trong chiều 17/11, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ trích các công ty nước ngoài nẫng tay trên "trăm triệu đôla" mà không đóng thuế.
Báo Thanh tra hôm 17/11 dẫn lời ông Đam nói: "Tiền quảng cáo các công ty nước ngoài điển hình là Facebook và Youtube chiếm tới 80% thị phần. Riêng số tiền mà hai công ty Facebook và Youtube năm vừa rồi thu được là 320 triệu đô la. Thời gian tới chúng ta phải có thái độ kiên quyết hơn với những vấn này"
Dẫn lời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, báo này viết ở Việt Nam, "mạng xã hội 95% thị phần của nước ngoài; công cụ tìm kiếm 98% của nước ngoài; thương mại điện tử 80% của công ty nước ngoài…"
"Google có chính sách chia sẻ doanh thu cho người sản xuất nội dung nên các phần tử chống đối, thế lực thù địch lợi dụng người dân vì hám lợi tham gia sản xuất, đăng tải clip phản động lên mạng, coi đó là việc làm nhẹ nhàng thu nhập cao," Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói theo báo Thanh tra.
Xây dựng thương hiệu Việt thay thếGoogle, Facebook
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn bày bỏ "tham vọng xây dựng thương hiệu cạnh tranh" với Google và Facebook.
Ông dẫn chứng một số quốc gia đã thành công trong việc này như Trung Quốc, vốn có mạng xã hội Weibo thống lĩnh thị trường nội địa và Nga, quốc gia có công cụ tìm kiếm riêng, Yandex.
Ông cũng đề cập đến một số trang mạng xã hội Việt Nam như Bamboo, Zalo, Zingme, vốn không cạnh tranh thành công đối với Facebook.
Ông Tuấn đề nghị "thí điểm triển khai một số cơ chế chính sách, với điều kiện ưu tiên đồng bộ cả thuế, tài chính, giảm thủ tục hành chính, có chính sách ưu tiên đặc biệt để quản lý thông tin hỗ trợ" các doanh nghiệp Việt Nam phát triển.
Theo báo cáo mới nhất của tổ chức Freedom House, Nga, Trung Quốc và Việt Nam đều nằm trong những nước bị đánh giá "không có tự do Internet".
Tin liên quan
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42035969
Việt Nam lại mơ ước ‘5-7 năm nữa có sản phẩm thay thế Facebook, Google’
Đó là mong muốn có mạng xã hội và công cụ tìm kiếm “made in Vietnam” nhằm mục tiêu kiểm duyệt thông tin “đúng định hướng” mà Bộ Trưởng Thông Tin-Truyền Thông Trương Minh Tuấn nói trong phiên chất vất trước Quốc Hội CSVN hôm 17 Tháng Mười Một.
Báo VietNamNet dẫn lời ông Tuấn: “Tại Việt Nam từ 2008 đã có một số trang như Bamboo, Xalo, Zingme được kỳ vọng có thể thay thế được các trang mạng nước ngoài, nhưng sau khi hoạt động được một thời gian, do tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh và do thiếu chính sách hỗ trợ đặc biệt của nhà nước, nên Bamboo và Xalo đã phải đóng cửa sau hai năm. Hiện chỉ có Zingme còn tồn tại nhưng càng ngày càng tụt hậu cả số lượng, người sử dụng, nếu so với Facebook, Google thì rất thấp.”
“Từ thực tế đó, nếu có thể thí điểm triển khai một số cơ chế chính sách, với điều kiện ưu tiên đồng bộ cả thuế, tài chính, giảm thủ tục hành chính, có chính sách ưu tiên đặc biệt để quản lý thông tin hỗ trợ các doanh nghiệp số trong nước phát triển, từ đó ta mới hình thành được hệ sinh thái số lớn mạnh tại Việt Nam,” ông Tuấn nói.
Ông cũng cho biết, mới đây Việt Nam “đã buộc gỡ 5,000 video xấu độc trên YouTube” và “đang làm việc tiếp với YouTube để có bộ lọc trên mạng để có gì xóa ngay.”
Hồi năm 2010, công ty VTC làm lễ ra mắt mạng xã hội Go.vn khá rầm rộ với tham vọng “thay thế Facebook.” Bộ trưởng Thông Tin-Truyền Thông ở thời điểm ấy, ông Lê Doãn Hợp, tuyên bố: “Tôi tin Go.vn sẽ là mạng xã hội số một Việt Nam vì ‘đúng với mong muốn của nhân dân và kỳ vọng của thế hệ trẻ, có nơi giao lưu, giải trí; và đúng với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin.’”
Tuy vậy, Go.vn cũng như một số mạng xã hội “made in Vietnam” mau chóng cùng chung số phận chết yểu vì người dùng vẫn chọn YouTube và Facebook do không muốn bị kiểm duyệt thông tin.
Cũng liên quan đến mạng xã hội, báo VNExpress hôm 17 Tháng Mười Một trích lời ông Hoàng Phước Thuận, cục trưởng Cục An Ninh Mạng, Bộ Công An, nói: “Tình trạng phát tán thông tin xuyên tạc, bôi xấu cá nhân, cán bộ trên mạng đang diễn ra rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhà chức trách chưa thể giải quyết tận gốc vì máy chủ của các nhà cung cấp được đặt ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Việc yêu cầu Facebook và Google đặt máy chủ ở Việt Nam là rất thỏa đáng, phù hợp với luật pháp quốc tế, tạo cạnh tranh công bằng. Đặc biệt, việc đặt máy chủ ở Việt Nam sẽ giúp tốc độ truy cập nhanh, truy thu hàng tỷ đô la mỗi năm về băng thông khi đi thuê ở nước ngoài, tăng cường công tác bảo vệ quốc gia.” (T.K.)
Mời độc giả xem Điểm tin buổi sáng ngày 17 tháng 11 năm 2017
Geen opmerkingen:
Een reactie posten