Thursday, March 19, 2015 4:22:32 PM
BẮC KINH (NV) .- Quân đội Trung Quốc, hồi tháng trước, buộc phải dừng một dự án làm đường lộ ở khu vực nối với biên giới vì sợ phía Việt Nam dùng con đường này để 'xâm lăng' Trung Quốc.
Đây là câu chuyện “phòng vệ” và lo xa của Bắc Kinh làm không ít người ngạc nhiên khi được báo South China Morning Post (SCMP) loan tải hôm Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015.
Lý do được nêu ra để dừng dự án đường lộ ở khu vực Fangchenggang (Phòng Thành Cảng) thuộc vùng tự trị Guangxi Zhuang (Quảng Tây Choang) là phía Việt Nam có thể dùng con đường này như một con đường tắt để “xâm lăng”.
Nếu hoàn tất, con đường “chắc chắn trở nên mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh quốc phòng của Trung Quốc”, một sĩ quan quân đội Trung Quốc phụ trách biên giới vụ ở thành phố Phòng Thành Cảng, được dẫn lời nói như trế trên trang mạng của Bộ Quốc Phòng nước này và được báo SCMP thuật lại.
Con đường có hai làn xe nối làng Tansan ở biên giới với Việt Nam đến trung tâm thành phố Phòng Thành Cảng dài 100km. Vùng biên giới với Việt Nam từng xảy ra chiến tranh giữa hai nước. Trận chiến hồi Tháng Hai 1979 dọc theo suốt biên giới giữa hai nước tuy ngắn ngủi nhưng thiệt hại nhân mạng rất nặng nề. Người ta ước lượng hơn 30,000 quân lính và thường dân đã bị thiệt mạng. Nhiều cuộc xung đột lẻ tẻ hay căng thẳng vẫn còn kéo dài cho đến đầu thập niên 1990.
Tháng 5 năm ngoái, lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam đã phải đối diện căng thẳng với nhiều lực lượng khác nhau của Trung Quốc suốt hai tháng rưỡi khi Bắc Kinh đem dàn khoan xuống tìm dầu ở phía nam quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam vẫn khẳng định chủ quyền lãnh thổ và đặc quyền kinh tế. Cuộc đối đầu chỉ chấm dứt khi Bắc Kinh rút giàn khoan về nước.
“Con đường (dự trù hoàn tất) một đầu thì chạy tới bờ sông ở biên giới, một đầu thì đến thẳng các cơ sở quân sự tiền phương của chúng ta.” Viên chức quân đội nói trên giải thích trên bản tin.
Quân đội Trung Quốc đã yêu cầu dừng dự án nói trên của nhà cầm quyền thành phố Phòng Thành Cảng sau khi vừa bắt đầu khởi công được hai ngày. Nếu chiến tranh xảy ra, quân đội Việt Nam có thể dùng con đường sắp làm để tấn công quân đội Trung Quốc, trang mạng của Quân đội Trung Quốc cảnh cáo cư dân làng Tansan.
Tuy nhiên, dân làng Tansan rất tức giận vì chuyện dự án bị dừng lại, theo bản tin của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc. Đây là một con đường trải nhựa đầu tiên nối vùng biên giới hẻo lánh này với các phần khác của Trung Quốc.
Một số viên chức thành phố Phòng Thành Cảng cũng phản bác ý kiến của phía quân đội. Theo những quan chức này, con đường mới sẽ giúp nông dân vận chuyển nông sản tới thị trường các nơi. Nếu dự án bị dừng lại sẽ ảnh hưởng đến chương trình cải thiện đời sống của nông dân nghèo khổ ở khu vực.
Theo bản tin tường thuật của tờ SCMP, đại diện quân đội Trung Quốc đã đến thăm viếng dân làng để giải thích về lý do nhạy cảm của dự án vì nó tác động đến vấn đề phòng vệ biên giới. Quân đội Trung Quốc cũng đạt thỏa thuận với nhà cầm quyền địa phương là để tránh các vấn đề xung đột quyền lợi tương tự, các dự án xây dựng đều có sự tham khảo với phía quân sự. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=204652&zoneid=1#.VQxSkOlFC70
Bản đồ khu vực Phòng Thành Cảng có con đường bị dừng xây dựng vì sợ Việt Nam “xâm lăng”. (Hình: SCMP)
|
Lý do được nêu ra để dừng dự án đường lộ ở khu vực Fangchenggang (Phòng Thành Cảng) thuộc vùng tự trị Guangxi Zhuang (Quảng Tây Choang) là phía Việt Nam có thể dùng con đường này như một con đường tắt để “xâm lăng”.
Nếu hoàn tất, con đường “chắc chắn trở nên mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh quốc phòng của Trung Quốc”, một sĩ quan quân đội Trung Quốc phụ trách biên giới vụ ở thành phố Phòng Thành Cảng, được dẫn lời nói như trế trên trang mạng của Bộ Quốc Phòng nước này và được báo SCMP thuật lại.
Con đường có hai làn xe nối làng Tansan ở biên giới với Việt Nam đến trung tâm thành phố Phòng Thành Cảng dài 100km. Vùng biên giới với Việt Nam từng xảy ra chiến tranh giữa hai nước. Trận chiến hồi Tháng Hai 1979 dọc theo suốt biên giới giữa hai nước tuy ngắn ngủi nhưng thiệt hại nhân mạng rất nặng nề. Người ta ước lượng hơn 30,000 quân lính và thường dân đã bị thiệt mạng. Nhiều cuộc xung đột lẻ tẻ hay căng thẳng vẫn còn kéo dài cho đến đầu thập niên 1990.
Tháng 5 năm ngoái, lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam đã phải đối diện căng thẳng với nhiều lực lượng khác nhau của Trung Quốc suốt hai tháng rưỡi khi Bắc Kinh đem dàn khoan xuống tìm dầu ở phía nam quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam vẫn khẳng định chủ quyền lãnh thổ và đặc quyền kinh tế. Cuộc đối đầu chỉ chấm dứt khi Bắc Kinh rút giàn khoan về nước.
“Con đường (dự trù hoàn tất) một đầu thì chạy tới bờ sông ở biên giới, một đầu thì đến thẳng các cơ sở quân sự tiền phương của chúng ta.” Viên chức quân đội nói trên giải thích trên bản tin.
Quân đội Trung Quốc đã yêu cầu dừng dự án nói trên của nhà cầm quyền thành phố Phòng Thành Cảng sau khi vừa bắt đầu khởi công được hai ngày. Nếu chiến tranh xảy ra, quân đội Việt Nam có thể dùng con đường sắp làm để tấn công quân đội Trung Quốc, trang mạng của Quân đội Trung Quốc cảnh cáo cư dân làng Tansan.
Tuy nhiên, dân làng Tansan rất tức giận vì chuyện dự án bị dừng lại, theo bản tin của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc. Đây là một con đường trải nhựa đầu tiên nối vùng biên giới hẻo lánh này với các phần khác của Trung Quốc.
Một số viên chức thành phố Phòng Thành Cảng cũng phản bác ý kiến của phía quân đội. Theo những quan chức này, con đường mới sẽ giúp nông dân vận chuyển nông sản tới thị trường các nơi. Nếu dự án bị dừng lại sẽ ảnh hưởng đến chương trình cải thiện đời sống của nông dân nghèo khổ ở khu vực.
Theo bản tin tường thuật của tờ SCMP, đại diện quân đội Trung Quốc đã đến thăm viếng dân làng để giải thích về lý do nhạy cảm của dự án vì nó tác động đến vấn đề phòng vệ biên giới. Quân đội Trung Quốc cũng đạt thỏa thuận với nhà cầm quyền địa phương là để tránh các vấn đề xung đột quyền lợi tương tự, các dự án xây dựng đều có sự tham khảo với phía quân sự. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=204652&zoneid=1#.VQxSkOlFC70
Geen opmerkingen:
Een reactie posten