dinsdag 31 maart 2015

Lính dù Mỹ huấn luyện quân đội Ukraina

Hoa KỳQuân độiChâu ÂuUkrainaQuốc tế

Lính dù Mỹ huấn luyện quân đội Ukraina

mediaTổng thống Ukraina Porochenko tại buổi lễ tiếp nhận vũ khí không sát thương của Mỹ ngày 25/03/2015.REUTERS/Gleb Garanich
Bộ trưởng Nội vụ Ukraina thông báo kể từ ngày 20/04/2015, 290 lính dù của Mỹ sẽ đào tạo cho lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraina tại miền Tây nước này, một hành động có nguy cơ chọc giận Matxcơva.
Trên trang mạng xã hội Facebook cá nhân, ngày 30/03/2015, bộ trưởng Nội vụ Ukraina, Arsen Avakov cho biết chương trình đạo tạo sẽ diễn ra tại căn cứ Iavoriv, thuộc tỉnh Lviv, sát biên giới Ba Lan.
Theo dự kiến, trong 8 tuần lễ, lính dù của Mỹ sẽ huấn luyện cho khoảng 900 Vệ binh Quốc gia Ukraina, trực thuộc bộ Quốc phòng. Trong số những người sẽ được đào tạo, có cả những tình nguyện viên từng tham gia phong trào dân chủ Maidan.
Ngoài ra, vẫn theo ông Avakov, trong khuôn khổ chương trình nói trên, hai bên sẽ tổ chức nhiều cuộc thao dượt chung. Những việc hợp tác quân sự giữa Mỹ và Ukraina có khả năng khiến Nga thêm phẫn nộ.
Matxcơva luôn tố cáo Washington dật giây cuộc nổi dậy ở Maidan năm 2014. Cuộc cách mạng Maidan đã dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền tổng thống Viktor Ianoukovitch thân Nga vào tháng 2/2014, Matxcơva giành lại bán đảo Crimée và xung đột kéo dài ở miền Đông Ukraina.

http://vi.rfi.fr/20150330-my-ukraina//

Quốc hội Mỹ yêu cầu hành pháp cung cấp vũ khí cho Ukraina

mediaTên lửa phòng thủ Patriot của Mỹ.REUTERS/Franciszek Mazur/Agencja Gazeta
Trong cuộc biểu quyết ngày 23/03/2015, Hạ viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết thúc giục Tổng thống Barack Obama viện trợ vũ khí “sát thương” cho Ukraina để chống Nga “xâm lược”. Lập pháp Mỹ gây thêm sức ép theo chiều hướng của giới quân sự.
Nghị quyết 348-48 đã được đại đa số dân biểu hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thông qua, gây thêm sức ép đòi hành pháp dứt khoát cung cấp súng đạn, vũ khí nặng và trang thiết bị quân sự cho quân đội chính phủ Ukraina. Nội dung nghị quyết thúc giục tổng thống Obama giúp Ukraina “vũ khí sát thương để tự vệ và bảo toàn lãnh thổ trước cuộc chiến tranh xâm lược không chính đáng của liên bang Nga”.
Quốc hội Mỹ gia tăng sức ép trong bối cảnh Washington loan báo ngay trong tháng này sẽ viện trợ cho Kiev 75 triệu đô la trang thiết bị quân sự “không thuộc loại sát thương”. Tuy nhiên, theo phân tích của tướng Martin Dempsey, Tổng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ trước Ủy ban Quân lực Thượng viện, thì Mỹ bắt buộc phải xem xét việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraina. Bản thân Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter cũng tuyên bố “nghiên theo” nhận định này.
Theo AFP, đại đa số dân biểu Mỹ đồng ý tăng cường ủng hộ Ukraina trong lãnh vực quân sự mà theo nhận định của chủ tịch Hạ viện John Boehner, nếu chính phủ Mỹ không phản ứng mạnh thì không thể ngăn chận được cuộc xâm lăng của Nga.
Dân biểu đảng Dân chủ Eliot Engel, tác giả nghị quyết vận động các dân biểu đồng viện đừng tiếp tục xem cuộc chiến Ukraina như là “khủng hoảng ở phương xa”. Ông nhấn mạnh cuộc chiến này đã làm nhiều ngàn nạn nhân tử vong, hàng chục ngàn người bị thương với hơn 1 triệu người tỵ nạn và bắt đầu đe dọa ổn định tại Châu Âu.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150324-my-ukraina-vu-khi/

Mỹ do dự về việc trang bị vũ khí cho Ukraina

mediaTổng thống Mỹ do dự trước khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraina.REUTERS/Larry Downing
Có nên cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraina để giúp quân đội nước này chống phiến quân ly khai thân Nga ? Đây là vấn đề đang gây tranh luận sôi nổi tại Hoa Kỳ, nhưng hiện giờ chính quyền Obama còn do dự.
Hoa Kỳ vẫn tố cáo Nga trang bị vũ khí cho phiến quân ly khai ở miền Đông Ukraina ( điều mà Matxcơva vẫn bác bỏ), nhưng cho tới nay Washington loại trừ khả năng cung cấp vũ khí cho Kiev, mà chỉ trợ giúp Ukraina các thiết bị không sát thương như áo chống đạn, thiết bị y tế và radar.
Hôm Chủ nhật vừa qua, tờ New York Times lần đầu tiên đã nêu lên việc chính quyền Obama dự trù cung cấp vũ khí cho Ukraina. Đến hôm qua, nhiều chuyên gia thân cận với Nhà Trắng, trong đó có bà Michèle Flournoy, nguyên là nhân vật số 3 của Lầu Năm Góc và ông Ivo Daalder, cựu đại sứ Mỹ bên cạnh khối NATO, đã ký chung một báo cáo công khai kêu gọi cung cấp vũ khí « phòng thủ » cho Ukraina.
Báo cáo này nói rõ : « Điều đó có nghĩa là phải trợ giúp quân sự trực tiếp cho Ukraina, với những số tiền cao hơn số tiền cung cấp cho tới nay và bao gồm cả những vũ khí phòng thủ « sát thương » để Ukraina có thể tự vệ. »
Các chuyên gia nói trên đề nghị ngay từ năm 2015 Hoa Kỳ cung cấp 1 tỷ đôla vũ khí, đặc biệt là các thiết bị như radar diệt pháo, máy bay không người lái, dụng cụ phá sóng, cũng như các vũ khí như tên lửa diệt tăng, nhằm ngăn chận mọi cuộc tấn công mới của Nga vào Ukraina.
Hôm qua, một quan chức Lầu Năm Góc xác nhận là họ đang thảo luận về khả năng cung cấp vũ khí phòng thủ, thiết bị phòng thủ cho Ukraina. Về phần phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ Jennifer Psaki tuyên bố thận trọng hơn : « Hiện chưa có phương án nào được đưa ra bàn bạc, nhưng chúng tôi không loại trừ một khả năng nào. Chúng tôi vẫn đang thảo luận ».
Bà Psaki đọc một thông cáo đã được soạn thảo rất kỹ lưỡng : « Chúng tôi tiếp tục xem xét cách thức nào là tốt nhất để trợ giúp Ukraina. Mục tiêu của chúng tôi vẫn là đạt được một giải pháp thông qua con đường ngoại giao. Và chúng tôi vẫn liên tục xem xét những phương án khác cóthể giúp đạt đến một giải pháp thương lượng cho cuộc khủng hoảng. »
Về phần ông Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, thì tuyên bố trên đài truyền hình CNN rằng cung cấp thêm vũ khí cho Ukraina « không phải là một giải pháp cho khủng hoảng Ukraina ».
Tóm lại, mặc dù chỉ trích Matxcơva rất nặng nề, nhưng Washington vẫn cố tránh cho quan hệ Mỹ-Nga xấu đi thêm. Hiện giờ, chính quyền Obama chủ trương tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế và cố gắng duy trì một mặt trận thống nhất giữa Hoa Kỳ với châu Âu đối đầu với Nga.
Washington cũng kêu gọi quốc tế gia tăng trợ giúp tài chính cho Ukraina. Ngoại trưởng John Kerry sẽ đến Kiev vào ngày 05/02/2015 để bày tỏ sự ủng hộ này.

http://vi.rfi.fr/20150203-my-ukraina//

Geen opmerkingen:

Een reactie posten