Ukraina : Goodbye Lênin và Đảng Cộng sản
Người biểu tình hạ tượng Lê-nin tại Kiev, ngày 08/12/2013.REUTERS/Gleb Garanich
Trước văn phòng thường trực bầu cử, bức tượng bán thân Stalin đã nhiều lần bị phá hoại. Ứng cử viên cộng sản trong kỳ bầu cử Quốc hội Ukraina, Olexii Babourine tự cho là nạn nhân của việc « truy bức », với hình ảnh của một Đảng Cộng sản có nguy cơ biến mất khỏi Quốc hội.
Gian hàng bị tấn công, truyền đơn bị xé bỏ… « Tất cả các nỗ lực vận động tranh cử của chúng tôi đều vấp phải các vụ tấn công ». Nhà hoạt động chính trị lão luyện thở dài. Xung quanh ông là những lá cờ Liên Xô, trong văn phòng tại Zaporijia, thành phố công nghiệp miền Nam Ukraina nói tiếng Nga, nổi tiếng với nhà máy sản xuất xe hơi.
Người cộng sản 65 tuổi lên án bọn hooligan, các cổ động viên những câu lạc bộ bóng đá và những người dân tộc chủ nghĩa. Nói chung là chủ nghĩa « chống cộng » hiện đang tăng lên ở Ukraina và « dân tộc chủ nghĩa tràn lan ». Và do không thể tiến hành chiến dịch tranh cử trong các điều kiện tốt đẹp, ông phải tập trung vận động từng nhà.
Gần đến kỳ bầu cử Quốc hội trước thời hạn, 26/10/2014, theo các cuộc thăm dò, Đảng Cộng sản chỉ nhận được khoảng 4% số phiếu bầu so với năm 2012 là 15%. Nói cách khác, ở dưới ngưỡng 5% cần thiết để vào được Rada - Quốc hội Ukraina. Như vậy Quốc hội lần đầu tiên có thể không có đại biểu cộng sản, kể từ năm 1993 đến nay.
Bị lên án là đã ủng hộ phe ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraina, những người cộng sản đang là trung tâm của tâm trạng thù địch ngày càng tăng tại những nơi khác trên toàn quốc, và nhóm nghị sĩ cộng sản trong Quốc hội đã bị giải tán từ mùa hè.
Với việc sáp nhập Crimée vào Nga và cuộc xung đột ở miền Đông Ukraina đã ngăn trở một bộ phận dân chúng trong vùng đi bầu, phe cộng sản lại còn mất đi một số lượng cử tri quan trọng, có thể đến 680.000 lá phiếu. Nhà chính trị học Vadim Karassev, thuộc Viện Chiến lược Quốc tế ở Kiev, khẳng định : « Cơ hội để các đại biểu cộng sản vào được Quốc hội là không nhiều ».
Tại Zaporijia, thành phố công nghiệp nói tiếng Nga, nơi đảng Cộng sản có số cử tri lớn, ông Babourine muốn tin vào may mắn của mình và bác bỏ kết quả thăm dò. Ông nói : « Với tình trạng truy bức và xu thế chống cộng tại Ukraina hiện nay, người dân sợ không dám nói sẽ bầu cho ai ».
Babourine kể lại sự khốn khổ mà bức tượng bán thân bằng đồng của Stalin đang ngự trị trên bậc thềm bên ngoài văn phòng ông, phải chịu đựng: « Trước hết họ chặt đầu bức tượng, rồi họ đặt chất nổ làm nổ tung chiếc đầu ». Rốt cuộc ông phải đem giấu bức tượng phía sau các pa-nô kim loại.
Đối với ông Karassev, đảng Cộng sản nếu muốn tiếp tục hiện diện trong một Ukraina mà dân tộc chủ nghĩa đang bùng phát, cần phải giữ khoảng cách với Lênin và Stalin. Ông giải thích : « Đảng Cộng sản bị chỉ trích chủ yếu ở việc thân Nga hơn là thân Ukraina », chứ không phải vì những tư tưởng cánh tả. Những người cộng sản phải đối mặt trước gió bão : rất nhiều người Ukraina quay lưng lại với quá khứ Xô viết có chung với Nga, mà theo họ đang đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước với sự hỗ trợ của quân nổi dậy.
Các biểu tượng của Liên Xô cũ đặc biệt nằm trong tầm ngắm. Đất nước Ukraina vốn mừng ngày thành lập quân đội cùng lúc với Nga, vào một thời điểm thừa hưởng từ thời Xô viết, nay vừa mới thay đổi. Từ nay người Ukraina sẽ mừng riêng ngày thành lập quân đội quốc gia (UPA) – đã chiến đấu giành độc lập cho đến thập niên 50, và theo các nhà sử học, đã hợp tác với Đức quốc xã.
Các bức tượng Lênin, hiện diện trên nhiều quảng trường ở Ukraina, đã bị hạ bệ. Tại Kharkov, thành phố lớn nói tiếng Nga nằm gần biên giới nước Nga, bị những cuộc biểu tình của phe ly khai khuấy động hồi mùa xuân, những tượng Lênin lớn nhất đã gục ngã vào cuối tháng 09/2014, do những người biểu tình dân tộc chủ nghĩa tấn công.
Thế nên bức tượng lớn nhất của nhà lãnh đạo Xô viết tại Ukraina, bây giờ nằm ở Zaporijia, nhìn xuống Dniepr. Trong tháng này, các nhà tranh đấu đã mặc cho tượng một chiếc áo sơ-mi thêu kiểu truyền thống Ukraina (vychivanka), đang lại trở thành mốt.
Tại chỗ, những người đi dạo quan sát cảnh tượng một cách thú vị, và chụp hình trước tác phẩm điêu khắc này. Antonina, đôi má có vẽ lá cờ Ukraina, mỉm cười : « Một số người muốn hạ bệ Lênin, số khác muốn tượng này vẫn ở chỗ cũ. Đây là một thỏa thuận ». Còn đảng Cộng sản ? Người phụ nữ trung niên dứt khoát : « Chẳng còn ai cần đến cái đảng ấy nữa, đã tuyệt chủng rồi. Cứ để những ông già, bà già bầu cho họ ».
http://vi.rfi.fr/goodbye-lenin//
Người cộng sản 65 tuổi lên án bọn hooligan, các cổ động viên những câu lạc bộ bóng đá và những người dân tộc chủ nghĩa. Nói chung là chủ nghĩa « chống cộng » hiện đang tăng lên ở Ukraina và « dân tộc chủ nghĩa tràn lan ». Và do không thể tiến hành chiến dịch tranh cử trong các điều kiện tốt đẹp, ông phải tập trung vận động từng nhà.
Gần đến kỳ bầu cử Quốc hội trước thời hạn, 26/10/2014, theo các cuộc thăm dò, Đảng Cộng sản chỉ nhận được khoảng 4% số phiếu bầu so với năm 2012 là 15%. Nói cách khác, ở dưới ngưỡng 5% cần thiết để vào được Rada - Quốc hội Ukraina. Như vậy Quốc hội lần đầu tiên có thể không có đại biểu cộng sản, kể từ năm 1993 đến nay.
Bị lên án là đã ủng hộ phe ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraina, những người cộng sản đang là trung tâm của tâm trạng thù địch ngày càng tăng tại những nơi khác trên toàn quốc, và nhóm nghị sĩ cộng sản trong Quốc hội đã bị giải tán từ mùa hè.
Với việc sáp nhập Crimée vào Nga và cuộc xung đột ở miền Đông Ukraina đã ngăn trở một bộ phận dân chúng trong vùng đi bầu, phe cộng sản lại còn mất đi một số lượng cử tri quan trọng, có thể đến 680.000 lá phiếu. Nhà chính trị học Vadim Karassev, thuộc Viện Chiến lược Quốc tế ở Kiev, khẳng định : « Cơ hội để các đại biểu cộng sản vào được Quốc hội là không nhiều ».
Tại Zaporijia, thành phố công nghiệp nói tiếng Nga, nơi đảng Cộng sản có số cử tri lớn, ông Babourine muốn tin vào may mắn của mình và bác bỏ kết quả thăm dò. Ông nói : « Với tình trạng truy bức và xu thế chống cộng tại Ukraina hiện nay, người dân sợ không dám nói sẽ bầu cho ai ».
Babourine kể lại sự khốn khổ mà bức tượng bán thân bằng đồng của Stalin đang ngự trị trên bậc thềm bên ngoài văn phòng ông, phải chịu đựng: « Trước hết họ chặt đầu bức tượng, rồi họ đặt chất nổ làm nổ tung chiếc đầu ». Rốt cuộc ông phải đem giấu bức tượng phía sau các pa-nô kim loại.
Đối với ông Karassev, đảng Cộng sản nếu muốn tiếp tục hiện diện trong một Ukraina mà dân tộc chủ nghĩa đang bùng phát, cần phải giữ khoảng cách với Lênin và Stalin. Ông giải thích : « Đảng Cộng sản bị chỉ trích chủ yếu ở việc thân Nga hơn là thân Ukraina », chứ không phải vì những tư tưởng cánh tả. Những người cộng sản phải đối mặt trước gió bão : rất nhiều người Ukraina quay lưng lại với quá khứ Xô viết có chung với Nga, mà theo họ đang đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước với sự hỗ trợ của quân nổi dậy.
Các biểu tượng của Liên Xô cũ đặc biệt nằm trong tầm ngắm. Đất nước Ukraina vốn mừng ngày thành lập quân đội cùng lúc với Nga, vào một thời điểm thừa hưởng từ thời Xô viết, nay vừa mới thay đổi. Từ nay người Ukraina sẽ mừng riêng ngày thành lập quân đội quốc gia (UPA) – đã chiến đấu giành độc lập cho đến thập niên 50, và theo các nhà sử học, đã hợp tác với Đức quốc xã.
Các bức tượng Lênin, hiện diện trên nhiều quảng trường ở Ukraina, đã bị hạ bệ. Tại Kharkov, thành phố lớn nói tiếng Nga nằm gần biên giới nước Nga, bị những cuộc biểu tình của phe ly khai khuấy động hồi mùa xuân, những tượng Lênin lớn nhất đã gục ngã vào cuối tháng 09/2014, do những người biểu tình dân tộc chủ nghĩa tấn công.
Thế nên bức tượng lớn nhất của nhà lãnh đạo Xô viết tại Ukraina, bây giờ nằm ở Zaporijia, nhìn xuống Dniepr. Trong tháng này, các nhà tranh đấu đã mặc cho tượng một chiếc áo sơ-mi thêu kiểu truyền thống Ukraina (vychivanka), đang lại trở thành mốt.
Tại chỗ, những người đi dạo quan sát cảnh tượng một cách thú vị, và chụp hình trước tác phẩm điêu khắc này. Antonina, đôi má có vẽ lá cờ Ukraina, mỉm cười : « Một số người muốn hạ bệ Lênin, số khác muốn tượng này vẫn ở chỗ cũ. Đây là một thỏa thuận ». Còn đảng Cộng sản ? Người phụ nữ trung niên dứt khoát : « Chẳng còn ai cần đến cái đảng ấy nữa, đã tuyệt chủng rồi. Cứ để những ông già, bà già bầu cho họ ».
http://vi.rfi.fr/goodbye-lenin//
Ukraina: Người biểu tình hạ bệ tượng Lênin tại Kiev
Người biểu tình Ukraina lật nhào và đập vỡ tượng Lênin tại Kiev, 08/12/2013REUTERS
Quốc tế kêu gọi chính quyền Ukraina đối thoại với người biểu tình. Kiev đồng ý đối thoại với phe đối lập. Hôm qua 08/12/2013, hàng trăm ngàn người đã biểu tình đòi Tổng thống Ianoukovitch từ chức. Ban tổ chức đưa ra con số 1 triệu người biểu tình tại Kiev. Còn theo các nguồn tin độc lập, thì đã có từ 300.000 đến 500.00 hưởng ứng kêu gọi của phe đối lập.
Ở Kiev, người biểu tình hạ bệ tượng Lênin. Pho tượng cao ba thước rưỡi này đã được dựng lên từ năm 1946. Tượng bị gẫy cụt đầu trong tiếng reo hò mừng rỡ của đám đông.
Đặc phái viên RFI tại Kiev, Anastasia Becchio, tường trình :
« Người ta dùng búa, đập vào pho tượng khổng lồ của Lênin vừa bị hạ bệ. Hàng trăm người tò mò bao quanh.
Một người biểu tình chụp một bức ảnh làm kỷ niệm. Ông nói : ‘Lênin là biểu tượng của hận thù, vì vậy chúng tôi hạ bệ và phá hủy tượng ông ta’. Mọi người reo hò tán đồng quan điểm trên.
Một phụ nữ có mặt gần đó đưa ra cùng nhận định. Bà nói : ‘Ukraina đang trải qua một cuộc cách mạng. Hạ bệ tương đài của Lênin là lật đổ một tay bạo chúa’. Một người thứ ba giành được một mảnh vỡ của pho tượng. Một vị dân biểu có mặt trong đám đông nhận xét : « Lênin là người đầu tiên lập ra những trại cải tạo. Làm sao có thể chấp nhận để tượng Lênin sừng sững đứng giữa lòng thủ đô Ukraina ?
Người dân Kiev hãnh diện là đã lật đổ được một biểu tượng. Tiếc là người biểu tình không gửi được đến tay Tổng thống Nga một mảnh vỡ của pho tượng này. Ông Putin nên thu về những mảnh tượng vỡ. Ukraina không cần đến những thứ đó’. Đám đông không biết xử lý những mảnh vỡ từ pho tượng Lênin ra sao. Một phụ nữ khoác cờ Châu Âu trên người đề nghị hãy đem bán đấu giá, để lấy tiền tài trợ cho phong trào nổi dậy Ukraina ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20131209-ukraina-nguoi-bieu-tinh-ha-be-tuong-lenin-tai-kiev/
Đặc phái viên RFI tại Kiev, Anastasia Becchio, tường trình :
« Người ta dùng búa, đập vào pho tượng khổng lồ của Lênin vừa bị hạ bệ. Hàng trăm người tò mò bao quanh.
Một người biểu tình chụp một bức ảnh làm kỷ niệm. Ông nói : ‘Lênin là biểu tượng của hận thù, vì vậy chúng tôi hạ bệ và phá hủy tượng ông ta’. Mọi người reo hò tán đồng quan điểm trên.
Một phụ nữ có mặt gần đó đưa ra cùng nhận định. Bà nói : ‘Ukraina đang trải qua một cuộc cách mạng. Hạ bệ tương đài của Lênin là lật đổ một tay bạo chúa’. Một người thứ ba giành được một mảnh vỡ của pho tượng. Một vị dân biểu có mặt trong đám đông nhận xét : « Lênin là người đầu tiên lập ra những trại cải tạo. Làm sao có thể chấp nhận để tượng Lênin sừng sững đứng giữa lòng thủ đô Ukraina ?
Người dân Kiev hãnh diện là đã lật đổ được một biểu tượng. Tiếc là người biểu tình không gửi được đến tay Tổng thống Nga một mảnh vỡ của pho tượng này. Ông Putin nên thu về những mảnh tượng vỡ. Ukraina không cần đến những thứ đó’. Đám đông không biết xử lý những mảnh vỡ từ pho tượng Lênin ra sao. Một phụ nữ khoác cờ Châu Âu trên người đề nghị hãy đem bán đấu giá, để lấy tiền tài trợ cho phong trào nổi dậy Ukraina ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20131209-ukraina-nguoi-bieu-tinh-ha-be-tuong-lenin-tai-kiev/
Ukraina : Ai đã chặt đầu tượng Lênin ?
Người biểu tình Ukraina thân Châu Âu lật nhào tượng Lênin, tại Kiev, 08/12/2013REUTERS/Gleb Garanich
Về những diễn biến căng thẳng tại Ukraina, nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, đang giằng xé giữa Nga và Châu Âu, báo Le Monde có một phóng sự đáng chú ý : « Ukraina : Ai đã chặt đầu tượng Lênin ? ». Cuộc điều tra của Le Monde rút cục không cho phép xác định được bất cứ dấu vết nào của thủ phạm vụ cắt đầu bức tượng. Nhưng qua những gặp gỡ với các lãnh đạo chính trị và dân chúng địa phương, phóng sự đã cho thấy một thái độ thờ ơ phổ biến đối với Lênin - nhân vật một thời rất được sùng bái. Biến cố diễn ra hết sức lặng lẽ tại Kotovsk, một thành phố nhỏ thuộc khu vực nói tiếng Nga của Ukraina, tưởng như không có gì đặc sắc đã được Le Monde khai thác để đưa độc giả trực diện với những mâu thuẫn xã hội sâu sắc tại một khu vực tưởng như hoàn toàn nằm trong quỹ đạo của nước Nga.
Một buổi sáng đầu tháng 12, tin về bức tượng Lênin, nằm tại công viên « Công nhân viên ngành đường sắt » ở Kotovsk, bị cắt đôi được thông báo. Ngày hôm trước, một bức tượng Lênin tương tự tại Kiev cũng chịu cùng số phận. Nếu như đảng Svopoda – một đảng dân tộc chủ nghĩa triệt để - đứng ra nhận tránh nhiệm trong vụ cắt tượng Lênin tại thủ đô Kiev, thì không khí im lặng bao trùm lên vụ cắt tượng thứ hai tại thành phố nhỏ vẫn được coi là trung thành với nước Nga.
Kể từ sau vụ bức tượng Lênin đầu tiên bị lật nhào vào năm 1989, hai năm trước khi Liên Xô tan rã và Ukraina tuyên bố độc lập, gần như tất cả tượng Lênin tại miền tây Ukraina đã bị xóa sổ. Nhưng tại miền nam Ukraina nói tiếng Nga, còn rất nhiều tượng của lãnh tụ cộng sản này. Riêng tại Kotovsk, có đến ba bức tượng, hoặc nói chính xác « hai bức tượng rưỡi », sau khi bức tượng kể trên bị cắt làm đôi, theo nhận xét của Le Monde.
Phần trên của bức tượng bị cắt được tìm thấy không xa nơi đặt tượng. Các mẩu sắt lòi ra khỏi đầu bức tượng, do rơi từ trên cao xuống, « cánh tay phải của lãnh tụ trước đây chỉ về hướng tương lai sáng lạn, thì nay chỉ về phía một nhà kho đường sắt chìm trong sương mù, cách đấy khoảng chừng trăm mét ». Phần còn lại của bức tượng « của nhà cách mạng cộng sản » có lẽ đã có thể trở thành một « tác phẩm nghệ thuật mang tính cách mạng », như nhận xét của đặc phái viên Le Monde. Khi được hỏi về sự kiện tượng Lênin bị cắt đôi, thị trưởng thành phố Kotovsk – nguyên là một đảng viên cộng sản và hiện là thành viên đảng cầm quyền « Các vùng » thân Nga – bình luận : « Quý vị hãy nói ít về Lênin thôi ! Hãy nhấn mạnh rằng thành phố của chúng tôi đang mở rộng cửa cho các đầu tư nước ngoài ! ».
Kotovsk cách Kiev khoảng 400 km, nhưng cuộc hành trình tới thủ đô của những người thuộc phe đối lập ở Kostovsk là hết sức gian truân. Cách nay 2 tuần, một nhóm khoảng 30 người của đảng đối lập Batkivchtchina (đảng « Tổ quốc » của cựu Thủ tướng Timochenko) định khởi hành đi Kiev để tham gia vào cuộc biểu tình chống chính phủ, nhưng rút cục đoàn không lên đường được vì bị ngăn cản. Lãnh đạo địa phương của đảng đối lập Batkivchtchina tỏ ý hài lòng về vụ tấn công nhắm vào bức tượng Lênin. Hơn nữa ông còn muốn hạ bệ cả các pho tượng Kotovsk, tức Grigori Kotovsk - một tư lệnh Hồng quân thời nội chiến Nga đầu những năm 1920, mà hiện nay thành phố này mang tên (Grigori Kotovsk được biết đến như một người có quá khứ tội phạm tại Moldavia).
Cuộc truy tìm dấu vết thủ phạm cắt đôi bức tượng Lênin đưa phóng viên Le Monde tới gặp những con người, có những thái độ hết sức khác biệt về lịch sử Ukraina và xã hội Ukraina hiện tại. Một đảng viên cộng sản kỳ cựu, một cụ bà 87 tuổi, với những năm tháng hạnh phúc thời xô viết, chỉ duy nhất cảm thấy bất hạnh khi bị những người dân tộc chủ nghĩa miền Tây mắng chửi là « kẻ chiếm đóng » và cho rằng thủ phạm cắt tượng Lênin là đảng dân tộc chủ nghĩa Svoboda… Tuy nhiên, rất khó tìm được những người thuộc đảng Svoboda ở Kotovsk có một thái độ rõ ràng về chuyện này, ngoại trừ một nhà văn ở độ tuổi tứ tuần. Le Monde tìm gặp được nhà văn nói trên gần một bức tượng đài nhỏ bé và nằm xa trung tâm, được dựng lên cách đây khoảng 2, 3 năm để tưởng niệm các nạn nhân của nạn đói lớn do chính quyền Liên Xô gây ra trong những năm 1930, bức tượng đài mà thị trưởng thành phố không hề muốn đóng góp dù chỉ một xu nhỏ… Trong khi đó, nhiều thanh niên thành phố Kotovsk thì không hề muốn nói đến chính trị, và an phận với cuộc sống nhỏ bé hiện tại…
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20131227-ukraina-ai-da-cat-doi-tuong-lenin/
Kể từ sau vụ bức tượng Lênin đầu tiên bị lật nhào vào năm 1989, hai năm trước khi Liên Xô tan rã và Ukraina tuyên bố độc lập, gần như tất cả tượng Lênin tại miền tây Ukraina đã bị xóa sổ. Nhưng tại miền nam Ukraina nói tiếng Nga, còn rất nhiều tượng của lãnh tụ cộng sản này. Riêng tại Kotovsk, có đến ba bức tượng, hoặc nói chính xác « hai bức tượng rưỡi », sau khi bức tượng kể trên bị cắt làm đôi, theo nhận xét của Le Monde.
Phần trên của bức tượng bị cắt được tìm thấy không xa nơi đặt tượng. Các mẩu sắt lòi ra khỏi đầu bức tượng, do rơi từ trên cao xuống, « cánh tay phải của lãnh tụ trước đây chỉ về hướng tương lai sáng lạn, thì nay chỉ về phía một nhà kho đường sắt chìm trong sương mù, cách đấy khoảng chừng trăm mét ». Phần còn lại của bức tượng « của nhà cách mạng cộng sản » có lẽ đã có thể trở thành một « tác phẩm nghệ thuật mang tính cách mạng », như nhận xét của đặc phái viên Le Monde. Khi được hỏi về sự kiện tượng Lênin bị cắt đôi, thị trưởng thành phố Kotovsk – nguyên là một đảng viên cộng sản và hiện là thành viên đảng cầm quyền « Các vùng » thân Nga – bình luận : « Quý vị hãy nói ít về Lênin thôi ! Hãy nhấn mạnh rằng thành phố của chúng tôi đang mở rộng cửa cho các đầu tư nước ngoài ! ».
Kotovsk cách Kiev khoảng 400 km, nhưng cuộc hành trình tới thủ đô của những người thuộc phe đối lập ở Kostovsk là hết sức gian truân. Cách nay 2 tuần, một nhóm khoảng 30 người của đảng đối lập Batkivchtchina (đảng « Tổ quốc » của cựu Thủ tướng Timochenko) định khởi hành đi Kiev để tham gia vào cuộc biểu tình chống chính phủ, nhưng rút cục đoàn không lên đường được vì bị ngăn cản. Lãnh đạo địa phương của đảng đối lập Batkivchtchina tỏ ý hài lòng về vụ tấn công nhắm vào bức tượng Lênin. Hơn nữa ông còn muốn hạ bệ cả các pho tượng Kotovsk, tức Grigori Kotovsk - một tư lệnh Hồng quân thời nội chiến Nga đầu những năm 1920, mà hiện nay thành phố này mang tên (Grigori Kotovsk được biết đến như một người có quá khứ tội phạm tại Moldavia).
Cuộc truy tìm dấu vết thủ phạm cắt đôi bức tượng Lênin đưa phóng viên Le Monde tới gặp những con người, có những thái độ hết sức khác biệt về lịch sử Ukraina và xã hội Ukraina hiện tại. Một đảng viên cộng sản kỳ cựu, một cụ bà 87 tuổi, với những năm tháng hạnh phúc thời xô viết, chỉ duy nhất cảm thấy bất hạnh khi bị những người dân tộc chủ nghĩa miền Tây mắng chửi là « kẻ chiếm đóng » và cho rằng thủ phạm cắt tượng Lênin là đảng dân tộc chủ nghĩa Svoboda… Tuy nhiên, rất khó tìm được những người thuộc đảng Svoboda ở Kotovsk có một thái độ rõ ràng về chuyện này, ngoại trừ một nhà văn ở độ tuổi tứ tuần. Le Monde tìm gặp được nhà văn nói trên gần một bức tượng đài nhỏ bé và nằm xa trung tâm, được dựng lên cách đây khoảng 2, 3 năm để tưởng niệm các nạn nhân của nạn đói lớn do chính quyền Liên Xô gây ra trong những năm 1930, bức tượng đài mà thị trưởng thành phố không hề muốn đóng góp dù chỉ một xu nhỏ… Trong khi đó, nhiều thanh niên thành phố Kotovsk thì không hề muốn nói đến chính trị, và an phận với cuộc sống nhỏ bé hiện tại…
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20131227-ukraina-ai-da-cat-doi-tuong-lenin/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten