Tàu vỏ sắt trở thành đại họa của ngư dân Việt
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
QUẢNG NGÃI (NV)
.- Chủ của hai con tàu đánh cá vỏ sắt mang tên Hoàng Anh 01 và Sang
Fish 01 kêu trời ngay sau chuyến đi biển đầu tiên. Có vẻ chương trình hỗ
trợ ngư dân mới nhất chẳng khác trước.
Tàu đánh cá vỏ sắt mang tên Hoàng Anh 01 do SBIC thiết kế và đóng, được kéo về sửa. (Hình: Lao Động) Hai con tàu đánh cá vỏ sắt vừa kể do Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam – gọi tắt là SBIC (hậu thân của Vinashin, một tập đoàn nhà nước đã phá sản sau khi để lại khoản nợ hàng chục ngàn tỷ đồng) thiết kế và đóng. Từ khi tranh chấp chủ quyền trên biển Đông trở thành căng thẳng, chế độ Hà Nội công bố hàng loạt kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế biển, trong đó có “Chương trình hỗ trợ chuyển đổi 3,000/130,000 tàu đánh cá từ vỏ gỗ, sang vỏ sắt”, với ngân khoản dự trù 10,000 tỉ đồng. SBIC được xem là nỗ lực chính để thực hiện chương trình này. Theo chương trình vừa kể, SBIC sẽ đóng những tàu đánh cá vỏ sắt, trị giá khoảng 7 tỉ/tàu. Chủ tàu trả khoảng một nửa, nửa còn lại được vay từ khoản hỗ trợ 10,000 tỉ của nhà nước, rồi trả dần trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 năm, không phải trả lãi. Đã có rất nhiều người, đặc biệt là các chuyên gia, công khai bày tỏ sự lo ngại cả về tính khả thi của “Chương trình hỗ trợ chuyển đổi 3,000/130,000 tàu đánh cá từ vỏ gỗ sang vỏ sắt”, lẫn các mẫu tàu của SBIC. Trong đó, đáng chú ý nhất là cảnh báo của ông Nguyễn Quốc Chính, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, kiêm Ủy viên Ban Chấp hành Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam. Theo ông Chính, tàu do SBIC đóng chỉ phù hợp với công việc câu mực ở giữa đại dương, chưa phù hợp với các nhu cầu đánh bắt khác, giá thành lại quá cao. Nếu ngư dân tự đóng, chi phí chỉ khoảng 5 hoặc 6 tỉ và chất lượng không thua kém những con tàu mà SBIC đóng với giá 7 tỉ. Khoản chênh lệch hàng tỉ đó ngư dân phải gánh và đây là điều vô lý, chưa kể chúng sẽ tạo thêm nhiều khó khăn cho ngư dân. Ông Chính còn nói thêm rằng, nếu là hỗ trợ thì phải để ngư dân đóng góp những kinh nghiệm của họ vào con tàu mà họ phải vay tiền để mua, chứ không phải nhận một con tàu đóng sẵn rồi họ phải ra khơi trên con tàu xa lạ đó. Cũng theo ông Chính, ngư dân đang cần cơ chế vay vốn phù hợp. Vay vốn phù hợp là tất cả những người trên tàu, từ thuyền trưởng đến thủy thủ cùng được vay để cùng góp vốn vào con tàu mới song chuyện này chưa được tính tới. Trong quá khứ, một số người từng lợi dụng chương trình hỗ trợ ngư dân để đứng ra vay vốn đóng tàu, sau đó thuê thuyền trưởng và thủy thủ, bóc lột thuyền trưởng và thủy thủ tới mức họ không thể chịu đựng được rồi bỏ việc và những con tàu đó trở thành vô dụng. Ông Ngô Khắc Lễ, người vừa là chuyên gia hàng hải, vừa là Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, rất quan tâm đến những đề nghị của ông Chính. Ông Lễ cho rằng, phải có những hợp đồng ràng buộc chặt chẽ tất cả các bên: đóng tàu, kiểm định, ngân hàng, bảo hiểm, ngư dân để bảo đảm sự an toàn cho cả ngân hàng lẫn ngư dân. Tránh tình trạng chương trình hỗ trợ lần này trở thành vô dụng, thất thoát tiền bạc như những lần trước. Những cảnh báo như vừa kể nay đang trở thành hiện thực. Sau chuyến đi biển đầu tiên, ông Mai Thành Văn, chủ tàu Hoàng Anh 01, cho biết, trục kéo lưới của tàu bị gãy ngay lần kéo cá đầu tiên, sau đó máy chính bị hư hại nặng, không thể sửa, ông Văn đành để tàu trôi tự do rồi gọi tàu cứu nạn, nhờ kéo về cảng. Tàu Sang Fish 01 cũng gặp những trục trặc tương tự: Trục kéo lưới bị gãy, mất cả lưới lẫn cá. Ông Lê Văn Sang, chủ tàu Sang Fish 01 còn lưu ý, hình như vì cabin quá to, khi ra biển, con tàu rung lắc rất đáng sợ, điều đó khiến ngư dân có thể rơi xuống biển bất kỳ lúc nào. Cả ông Văn lẫn ông Sang, những người sở hữu hai con tàu vỏ sắt đầu tiên do SBIC thiết kế và đóng, đều than họ lỗ nặng khi phải tự thanh toán mọi chi phí phát sinh do trục trặc trong chuyến đi biển đầu tiên. Trong quá khứ, các chính sách hỗ trợ ngư dân luôn xem là cơ hội cho viên chức nhiều cấp, nhiều ngành đục khoét. Năm 1997, nhà cầm quyền CSVN thực hiện chương trình hỗ trợ ngư dân “đánh bắt xa bờ”. Chương trình này ra đời sau trận bão thứ 5 của năm 1996, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngư dân và ngư nghiệp Việt Nam. Đến tháng 4 năm 2006, sau khi chương trình này ngốn hết 1,400 tỉ đồng, kết quả thanh tra cho thấy, 95% của khoản 1,400 tỉ đồng đó bị tham nhũng. Các tỉnh - thành phố, quận – huyện, phường - xã của 29 tỉnh, thành phố nằm trong chương trình đã thi nhau dựng ra những hợp tác xã ma, công ty ma để rút bằng hết nguồn vốn vay có tính ưu đãi cho ngư dân để chia chác với nhau. Sau chương trình hỗ trợ ngư dân “đánh bắt xa bờ”, gần đây, chế độ Hà Nội thực hiện một chương trình hỗ trợ khác cũng dành cho ngư dân. Đó là “lắp thiết bị định vị vệ tinh cho tàu đánh cá”. Chương trình đã thực hiện thí điểm với 2,000 tàu đánh cá và phóng sự của nhiều tờ báo cho thấy, hàng loạt thuyền trưởng của các tàu đánh cá được chọn thí điểm đã yêu cầu được trả lại thiết bị vì chất lượng tồi, hiệu quả kém mà lại quá nhiều ràng buộc. Có vẻ như “Chương trình hỗ trợ chuyển đổi 3,000/130,000 tàu đánh cá từ vỏ gỗ, sang vỏ sắt” chỉ là bản sao của những chương trình trước đó. (G.Đ)
Advertisement
View more the latest threads:
http://vietsn.com/forum/showthread.php?t=803617
|
donderdag 11 september 2014
Tàu vỏ sắt trở thành đại họa của ngư dân Việt
Abonneren op:
Reacties posten (Atom)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten