Việc các nước Châu Á đổ xô đi mua vũ khí diễn ra trong bối cảnh đang có tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với nhiều láng giềng ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Các nước Châu Á khác, như Ấn Độ, Hàn Quốc cũng nhanh chóng hiện đại hóa quân đội, cho dù các tranh chấp lãnh thổ giữa họ và Bắc Kinh trong thời gian qua, mới chỉ ở cấp độ phản đối ngoại giao.
Theo giới chuyên gia, Châu Á hiện nay chiếm khoảng một nửa tổng nhập khẩu vũ khí toàn thế giới và trong một thập niên qua, chi phí quân sự của Trung Quốc đã tăng gấp bốn lần.
Ông Robert Kaplan, chuyên gia phân tích địa chính trị thuộc Văn phòng Stratfor, trụ sở tại Mỹ, nhận định, mục đích của Trung Quốc là vươn lên thay thế Hoa Kỳ, để thống trị Thái Bình Dương. « Trung Quốc nghĩ là có thể tăng cường khả năng quân sự tại Biển Đông và biển Hoa Đông nhanh hơn Việt Nam và Philippines ». « Nếu Trung Quốc có thể tự do di chuyển và kiểm soát nhiều hơn các vùng biển lân cận, thì họ sẽ thực sự trở thành cường quốc hải quân ».
Theo Viện nghiên cứu hòa bình Stockholm, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chưa thể đuổi kịp Hoa Kỳ (ngân sách quốc phòng của Mỹ lên tới 665 tỷ đô la), nhưng gần bằng tổng chi phí quân sự của 24 nước Đông và Nam Á.
Đáng chú ý là đến năm 2020, Trung Quốc có số lượng tàu ngầm bằng Mỹ, 78 tàu. Và nhiều tàu ngầm sẽ đậu tại cảng quân sự cực lớn ở Hải Nam, ngay lối ra Biển Đông.
Các ý đồ của Trung Quốc làm dấy lên làn sóng mua tàu ngầm. Trong năm nay, Việt Nam sẽ nhận chiếc tàu ngầm thứ ba trong đơn đặt hàng mua 6 chiếc của Nga và một số máy bay tuần duyên có khả năng phát hiện tàu ngầm của Trung Quốc. Trong 5 năm qua, chi phí quân sự của Việt Nam tăng 83%, chiếm tới 8% ngân sách Nhà nước.
Nhật Bản có kế hoạch thay thế toàn bộ đội tàu ngầm và trang bị các tàu hiện đại hơn. Hải quân Hàn Quốc được tăng cường các tàu ngầm tấn công lớn hơn. Còn Ấn Độ có kế hoạch đóng thêm 6 tàu ngầm mới.
Các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu hòa bình Stockholm nhận định : Tàu ngầm được đánh giá là vũ khí nhiều tiềm năng, giúp đối phó với một kẻ thù to lớn hơn.
So với Việt Nam và Nhật Bản, thì Philippines có phần chậm chạp và vất vả hơn trong việc hiện đại hóa hải quân. Bất lực trước việc Trung Quốc liên tục xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo đang có tranh chấp ở vùng Trường Sa, Manila đã ký với Washington một thỏa thuận có giá trị trong vòng 20 năm, cho phép quân đội Mỹ thay phiên nhau đồn trú trong các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines. Đồng thời, Philipines dự tính mua thêm máy bay tuần tra, tiêm kích và các thiết bị quân sự khác.
Ngay tại Nam Á, nơi mà Trung Quốc dường như hành xử kín đáo hơn, Ấn Độ cũng mua thêm xe tăng, máy bay tiêm kích và trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Đồng thời, New Delhi cho lập một căn cứ với khoảng 100 ngàn binh sĩ, gần những nơi có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.
Mặc dù tăng cường mua sắm các phương tiện quân sự hạng nặng để đối phó với Trung Quốc, nhưng theo giới quan sát, các nước Châu Á vẫn muốn tránh xung đột quân sự và do vậy, phát triển lực lượng tuần duyên. Tháng Sáu vừa qua, Nhật Bản đồng ý cung cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần duyên. Năm ngoái, Tokyo cam kết giao cho Manila 10 tàu. Theo Viện nghiên cứu chiến lược IISS, trụ sở tại Anh Quốc, trong 5 năm qua, số tàu tuần duyên của Việt Nam tăng gấp đôi, lên tới 68 tàu.
Còn tuần duyên Nhật Bản được trang bị thêm 44 tàu, nâng tổng số lên thành 389 tàu, nhưng dường như Tokyo cũng chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất. Tháng trước, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đề nghị ngân sách quốc phòng cho năm 2015, lên tới 48 tỷ đô la, mức cao kỷ lục.
Tháng Bẩy, nội các Shinzo Abe thông qua việc diễn giải Hiến pháp chủ hòa, cho phép quân đội Nhật tham chiến ở nước ngoài. Đầu tháng Chín, Nhật Bản và Ấn Độ thỏa thuận hợp tác về công nghệ quốc phòng và tiến hành tập trận chung.
Một nhà phân tích quân sự thuộc Viện nghiên cứu quốc tế, tại Singapore, nhận định : « Nếu Trung Quốc tỏ ra hiếu chiến hơn, đó là vì họ thấy có cơ hội. Điều này có thể gây ra tình trạng bạo lực dữ dội hơn ».
Theo giới chuyên gia, Châu Á hiện nay chiếm khoảng một nửa tổng nhập khẩu vũ khí toàn thế giới và trong một thập niên qua, chi phí quân sự của Trung Quốc đã tăng gấp bốn lần.
Ông Robert Kaplan, chuyên gia phân tích địa chính trị thuộc Văn phòng Stratfor, trụ sở tại Mỹ, nhận định, mục đích của Trung Quốc là vươn lên thay thế Hoa Kỳ, để thống trị Thái Bình Dương. « Trung Quốc nghĩ là có thể tăng cường khả năng quân sự tại Biển Đông và biển Hoa Đông nhanh hơn Việt Nam và Philippines ». « Nếu Trung Quốc có thể tự do di chuyển và kiểm soát nhiều hơn các vùng biển lân cận, thì họ sẽ thực sự trở thành cường quốc hải quân ».
Theo Viện nghiên cứu hòa bình Stockholm, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chưa thể đuổi kịp Hoa Kỳ (ngân sách quốc phòng của Mỹ lên tới 665 tỷ đô la), nhưng gần bằng tổng chi phí quân sự của 24 nước Đông và Nam Á.
Đáng chú ý là đến năm 2020, Trung Quốc có số lượng tàu ngầm bằng Mỹ, 78 tàu. Và nhiều tàu ngầm sẽ đậu tại cảng quân sự cực lớn ở Hải Nam, ngay lối ra Biển Đông.
Các ý đồ của Trung Quốc làm dấy lên làn sóng mua tàu ngầm. Trong năm nay, Việt Nam sẽ nhận chiếc tàu ngầm thứ ba trong đơn đặt hàng mua 6 chiếc của Nga và một số máy bay tuần duyên có khả năng phát hiện tàu ngầm của Trung Quốc. Trong 5 năm qua, chi phí quân sự của Việt Nam tăng 83%, chiếm tới 8% ngân sách Nhà nước.
Nhật Bản có kế hoạch thay thế toàn bộ đội tàu ngầm và trang bị các tàu hiện đại hơn. Hải quân Hàn Quốc được tăng cường các tàu ngầm tấn công lớn hơn. Còn Ấn Độ có kế hoạch đóng thêm 6 tàu ngầm mới.
Các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu hòa bình Stockholm nhận định : Tàu ngầm được đánh giá là vũ khí nhiều tiềm năng, giúp đối phó với một kẻ thù to lớn hơn.
So với Việt Nam và Nhật Bản, thì Philippines có phần chậm chạp và vất vả hơn trong việc hiện đại hóa hải quân. Bất lực trước việc Trung Quốc liên tục xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo đang có tranh chấp ở vùng Trường Sa, Manila đã ký với Washington một thỏa thuận có giá trị trong vòng 20 năm, cho phép quân đội Mỹ thay phiên nhau đồn trú trong các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines. Đồng thời, Philipines dự tính mua thêm máy bay tuần tra, tiêm kích và các thiết bị quân sự khác.
Ngay tại Nam Á, nơi mà Trung Quốc dường như hành xử kín đáo hơn, Ấn Độ cũng mua thêm xe tăng, máy bay tiêm kích và trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Đồng thời, New Delhi cho lập một căn cứ với khoảng 100 ngàn binh sĩ, gần những nơi có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.
Mặc dù tăng cường mua sắm các phương tiện quân sự hạng nặng để đối phó với Trung Quốc, nhưng theo giới quan sát, các nước Châu Á vẫn muốn tránh xung đột quân sự và do vậy, phát triển lực lượng tuần duyên. Tháng Sáu vừa qua, Nhật Bản đồng ý cung cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần duyên. Năm ngoái, Tokyo cam kết giao cho Manila 10 tàu. Theo Viện nghiên cứu chiến lược IISS, trụ sở tại Anh Quốc, trong 5 năm qua, số tàu tuần duyên của Việt Nam tăng gấp đôi, lên tới 68 tàu.
Còn tuần duyên Nhật Bản được trang bị thêm 44 tàu, nâng tổng số lên thành 389 tàu, nhưng dường như Tokyo cũng chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất. Tháng trước, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đề nghị ngân sách quốc phòng cho năm 2015, lên tới 48 tỷ đô la, mức cao kỷ lục.
Tháng Bẩy, nội các Shinzo Abe thông qua việc diễn giải Hiến pháp chủ hòa, cho phép quân đội Nhật tham chiến ở nước ngoài. Đầu tháng Chín, Nhật Bản và Ấn Độ thỏa thuận hợp tác về công nghệ quốc phòng và tiến hành tập trận chung.
Một nhà phân tích quân sự thuộc Viện nghiên cứu quốc tế, tại Singapore, nhận định : « Nếu Trung Quốc tỏ ra hiếu chiến hơn, đó là vì họ thấy có cơ hội. Điều này có thể gây ra tình trạng bạo lực dữ dội hơn ».
Geen opmerkingen:
Een reactie posten