Trốn tránh cảnh sát Thái, bồng bế nhau chạy về Cam Bốt với vài ngàn bath trong túi, đó là số phận của 190.000 lao động Cam Bốt chạy về quê nhà trong những ngày qua. Xứ Chùa Tháp, quốc gia thuộc loại nghèo nhất thế giới, có thể sẽ bị khủng hoảng vì vừa phải cưu mang làn sóng nhân công mất việc hồi hương, vừa mất đi một nguồn ngoại tệ quan trọng.
Thế nhưng, theo AFP, không phải Cam Bốt mà là giới doanh nghiệp Thái Lan cần được trấn an. Thái Lan, với khoảng 38 triệu dân ở tuổi lao động và gần như không bị thất nghiệp, đã tuyển dụng thêm 2,3 triệu nhân công nước ngoài đa số là người Cam Bốt, Lào và Miến Điện. Bên cạnh đó, theo Bộ Lao động, số người nhập cư lao động bất hợp pháp trên đất Thái lên đến ít nhất 800.000 người.
Lao động Miến Điện chiếm đa số công nhân không có tay nghề vững, làm những công việc cực nhọc như đánh tôm, xây nhà.
Cho đến hôm nay, đại bộ phận di dân lao động chạy về nước là người Cam Bốt nhưng ngành công nghiệp lo ngại xảy ra hiệu ứng dây chuyền. Suchard Chantarakaracha, trách nhiệm Liên đoàn Kỹ nghệ Thái báo động : chúng tôi không thể để mất nhiều tay nghề như vậy vì lực lượng công nhân nước ngoài là nhu cầu sinh tử của kinh tế Thái Lan.
Một chuyên gia Tây phương hoạt động tại Bangkok cũng chia sẻ mối lo âu này. Bruno Jeti của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Đương đại IRASEC phân tích : Nếu nhân công Miến Điện cũng di tản hàng loạt như đồng nghiệp Cam Bốt thì Thái Lan gặp họa lớn.
Một trong những hậu quả đầu tiên nhìn thấy được là ở vùng miền Đông nước Thái, nơi sử dụng nhiều nhân công Cam Bốt : Hàng loạt nhà máy chế biến cao su đã phải giảm năng suất vì mất 30% nhân viên.
10 ngày sau khi hàng trăm ngàn lao động Cam Bốt bỏ về nước, chính quyền quân sự Thái Lan lên tiếng trấn an công nhân nước ngoài và khẳng định chỉ có những di dân bất hợp pháp sẽ bị trục xuất. Theo chuyên gia Bruno Jeti thì thông báo đe dọa của chính quyền quân sự Thái hôm 11/05 là một động thái vụng về, đành rằng mỗi khi kinh tế Thái Lan gặp khó khăn thì lao động nhập cư bị đưa ra làm vật tế thần.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997, Bangkok đã cưỡng bách hàng trăm ngàn lao động Miến Điện về vùng biên giới. Kinh tế Thái Lan hiện nay cũng gặp nhiều bấp bênh với tỷ lệ tăng trưởng bị giảm xuống mức âm. Tổng sản lượng quốc gia trong ba tháng đầu năm 2014, theo thống kê, bị co thắt lại -0,6% so với cùng thời kỳ năm 2013.
Để đối phó với tình hình kinh tế khó khăn, một phần là do khủng hoảng chính trị kéo dài suốt nhiều năm liên tiếp, chính phủ cũ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã chuẩn bị nhiều dự án thuộc loại đại công trình xây dựng cần thiết để kích cầu. Các tướng lãnh Thái, sau khi hủy bỏ các dự án, đã tuyên bố sẽ xem xét lại nhưng rồi vẫn chưa thấy có quyết định gì. Tập đoàn tướng lãnh Thái chỉ phác họa chung chung về chính sách di dân với hai dự án vùng kinh tế đặc biệt ở biên giới, nơi sẽ thu nhận nhân công nước ngoài.
Lập luận của chính quyền quân sự là cần phải tái tổ chức toàn diện chính sách nhập cư, do tính chất cực kỳ phức tạp và thiếu hiệu quả , đã làm người muốn nhập cư hợp pháp nản lòng và do vậy họ chọn con đường bất hợp pháp.
Trong bản nghiên cứu về Thái Lan của Tổ chức Di dân Quốc tế (của Liên Hiệp Quốc) năm 2011, Thái Lan bi xem là không có một chính sách di dân dài hạn. Nói cách khác, khi cần nhân công thì thả lỏng khi không cần thì siết lại. Sau khi cưỡng bách hàng trăm ngàn lao động Miến Điện hồi hương trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997, Thái Lan cũng không đưa ra một chính sách cụ thể nào để chuẩn bị cho tương lai.
Năm 2001, để đáp ứng nhu cầu phục hồi kinh tế, Thủ tướng bấy giờ là Thaksin Shinawatra đã mở rộng cửa cho di dân Cam Bốt, Miến Điện tự do định cư nơi nào cũng được.
Một nhân công Cam Bốt chạy về đến biên giới nói với AFP : Không biết là chính quyền quân sự Thái Lan rồi có sẽ hối hận vì trục xuất chúng tôi hay không, nhưng chắc chắn là giới chủ nhân xí nghiệp sẽ bị thiệt hại nặng.
Thế nhưng, theo AFP, không phải Cam Bốt mà là giới doanh nghiệp Thái Lan cần được trấn an. Thái Lan, với khoảng 38 triệu dân ở tuổi lao động và gần như không bị thất nghiệp, đã tuyển dụng thêm 2,3 triệu nhân công nước ngoài đa số là người Cam Bốt, Lào và Miến Điện. Bên cạnh đó, theo Bộ Lao động, số người nhập cư lao động bất hợp pháp trên đất Thái lên đến ít nhất 800.000 người.
Lao động Miến Điện chiếm đa số công nhân không có tay nghề vững, làm những công việc cực nhọc như đánh tôm, xây nhà.
Cho đến hôm nay, đại bộ phận di dân lao động chạy về nước là người Cam Bốt nhưng ngành công nghiệp lo ngại xảy ra hiệu ứng dây chuyền. Suchard Chantarakaracha, trách nhiệm Liên đoàn Kỹ nghệ Thái báo động : chúng tôi không thể để mất nhiều tay nghề như vậy vì lực lượng công nhân nước ngoài là nhu cầu sinh tử của kinh tế Thái Lan.
Một chuyên gia Tây phương hoạt động tại Bangkok cũng chia sẻ mối lo âu này. Bruno Jeti của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Đương đại IRASEC phân tích : Nếu nhân công Miến Điện cũng di tản hàng loạt như đồng nghiệp Cam Bốt thì Thái Lan gặp họa lớn.
Một trong những hậu quả đầu tiên nhìn thấy được là ở vùng miền Đông nước Thái, nơi sử dụng nhiều nhân công Cam Bốt : Hàng loạt nhà máy chế biến cao su đã phải giảm năng suất vì mất 30% nhân viên.
10 ngày sau khi hàng trăm ngàn lao động Cam Bốt bỏ về nước, chính quyền quân sự Thái Lan lên tiếng trấn an công nhân nước ngoài và khẳng định chỉ có những di dân bất hợp pháp sẽ bị trục xuất. Theo chuyên gia Bruno Jeti thì thông báo đe dọa của chính quyền quân sự Thái hôm 11/05 là một động thái vụng về, đành rằng mỗi khi kinh tế Thái Lan gặp khó khăn thì lao động nhập cư bị đưa ra làm vật tế thần.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997, Bangkok đã cưỡng bách hàng trăm ngàn lao động Miến Điện về vùng biên giới. Kinh tế Thái Lan hiện nay cũng gặp nhiều bấp bênh với tỷ lệ tăng trưởng bị giảm xuống mức âm. Tổng sản lượng quốc gia trong ba tháng đầu năm 2014, theo thống kê, bị co thắt lại -0,6% so với cùng thời kỳ năm 2013.
Để đối phó với tình hình kinh tế khó khăn, một phần là do khủng hoảng chính trị kéo dài suốt nhiều năm liên tiếp, chính phủ cũ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã chuẩn bị nhiều dự án thuộc loại đại công trình xây dựng cần thiết để kích cầu. Các tướng lãnh Thái, sau khi hủy bỏ các dự án, đã tuyên bố sẽ xem xét lại nhưng rồi vẫn chưa thấy có quyết định gì. Tập đoàn tướng lãnh Thái chỉ phác họa chung chung về chính sách di dân với hai dự án vùng kinh tế đặc biệt ở biên giới, nơi sẽ thu nhận nhân công nước ngoài.
Lập luận của chính quyền quân sự là cần phải tái tổ chức toàn diện chính sách nhập cư, do tính chất cực kỳ phức tạp và thiếu hiệu quả , đã làm người muốn nhập cư hợp pháp nản lòng và do vậy họ chọn con đường bất hợp pháp.
Trong bản nghiên cứu về Thái Lan của Tổ chức Di dân Quốc tế (của Liên Hiệp Quốc) năm 2011, Thái Lan bi xem là không có một chính sách di dân dài hạn. Nói cách khác, khi cần nhân công thì thả lỏng khi không cần thì siết lại. Sau khi cưỡng bách hàng trăm ngàn lao động Miến Điện hồi hương trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997, Thái Lan cũng không đưa ra một chính sách cụ thể nào để chuẩn bị cho tương lai.
Năm 2001, để đáp ứng nhu cầu phục hồi kinh tế, Thủ tướng bấy giờ là Thaksin Shinawatra đã mở rộng cửa cho di dân Cam Bốt, Miến Điện tự do định cư nơi nào cũng được.
Một nhân công Cam Bốt chạy về đến biên giới nói với AFP : Không biết là chính quyền quân sự Thái Lan rồi có sẽ hối hận vì trục xuất chúng tôi hay không, nhưng chắc chắn là giới chủ nhân xí nghiệp sẽ bị thiệt hại nặng.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten