THỨ NĂM 26 THÁNG SÁU 2014
Kế hoạch chiếm Biển Đông đã được Bắc Kinh tiến hành từ 60 năm nay
Đường lưỡi bò Trung Quốc (đỏ) và đòi hỏi chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông.
Source : US defense department
Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông : Phát hành bản đồ « đường 10 đoạn » nuốt gọn 80% biển Đông Nam Á, đưa thêm 4 giàn khoan dầu vào khu vực, sử dụng hàng trăm tàu thuộc lực lượng tuần duyên trấn áp cảnh sát biển Việt Nam. Bắc Kinh thật sự tính toán gì ?
Qua diễn văn đọc tại Thượng Hải hồi đầu tháng 5, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình không che dấu mục tiêu chiến lược đẩy Hoa Kỳ ra khỏi khu vực.
Theo nhà phân tích Lưu Tường Quang thì chiến lược xuyên suốt này đã được đảng Cộng sản Trung Quốc, từng bước tiến hành từ thập niên 1950 đến nay và khai thác từng cơ hội như qua hòa đàm Genève 1954, chiến tranh Việt Nam, Mỹ triệt thoái năm 1973.
Nhưng vì sao Bắc Kinh lại chọn thời điểm 2014 này để khiêu khích Nhật ở Hoa Đông và lấn sâu vào vùng biển Việt Nam, triển khai lực lượng theo chiến thuật "quả cầu tuyết" càng ngày càng hùng hậu ?
Một công đôi việc, Trung Quốc đặt Nhật Bản vào thế phải tái võ trang hầu làm rạn nứt quan hệ Hàn-Nhật trong trục Washington-Tokyo-Seoul ở Châu Á.
Phải chăng Bắc Kinh khai thác thời cơ Mỹ thiếu lãnh đạo cứng rắn và quyết đoán để phá vỡ nguyên trạng tại Biển Đông trước khi Nhà Trắng có chủ nhân mới vào năm 2016?
Trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng này đâu là giải pháp khả thi cho Việt Nam ? Yếu hơn Trung Quốc nhưng Việt Nam dường như không thiếu lá chủ bài. Vấn đề là phải khai thác như thế nào ?
Từ Sydney, nhà phân tích Lưu Tường Quang tìm cách trả lời các câu hỏi này.
« Ngoài mục đích bình thường hóa những hoạt động để xác quyết chủ quyền, Bắc Kinh còn có ý đồ sâu xa hơn là thách đố Hoa Kỳ để xem Hoa Kỳ có chứng minh lời nói có đi theo cùng chiều với việc làm hay không. Nếu Hoa Kỳ không có hành động theo lời nói thì sẽ đánh mất lòng tin các nước nhỏ ở Châu Á và như thế sẽ khó thực hiện thành công chính sách định vị.
Trung Quốc lợi dụng thời cơ Hoa Kỳ gặp vấn đề tại Châu Âu và Trung Đông cũng như Tổng thống Obama gặp khó khăn tại quốc nội. Trung Quốc ra tay trước theo một chiến lược đã có từ 60 năm.
Từ nay đến 2016, trước khi Hoa Kỳ có Tổng thống mới, có lẽ Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách hung hăng này….. »
Theo nhà phân tích Lưu Tường Quang thì chiến lược xuyên suốt này đã được đảng Cộng sản Trung Quốc, từng bước tiến hành từ thập niên 1950 đến nay và khai thác từng cơ hội như qua hòa đàm Genève 1954, chiến tranh Việt Nam, Mỹ triệt thoái năm 1973.
Nhưng vì sao Bắc Kinh lại chọn thời điểm 2014 này để khiêu khích Nhật ở Hoa Đông và lấn sâu vào vùng biển Việt Nam, triển khai lực lượng theo chiến thuật "quả cầu tuyết" càng ngày càng hùng hậu ?
Một công đôi việc, Trung Quốc đặt Nhật Bản vào thế phải tái võ trang hầu làm rạn nứt quan hệ Hàn-Nhật trong trục Washington-Tokyo-Seoul ở Châu Á.
Phải chăng Bắc Kinh khai thác thời cơ Mỹ thiếu lãnh đạo cứng rắn và quyết đoán để phá vỡ nguyên trạng tại Biển Đông trước khi Nhà Trắng có chủ nhân mới vào năm 2016?
Trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng này đâu là giải pháp khả thi cho Việt Nam ? Yếu hơn Trung Quốc nhưng Việt Nam dường như không thiếu lá chủ bài. Vấn đề là phải khai thác như thế nào ?
Từ Sydney, nhà phân tích Lưu Tường Quang tìm cách trả lời các câu hỏi này.
« Ngoài mục đích bình thường hóa những hoạt động để xác quyết chủ quyền, Bắc Kinh còn có ý đồ sâu xa hơn là thách đố Hoa Kỳ để xem Hoa Kỳ có chứng minh lời nói có đi theo cùng chiều với việc làm hay không. Nếu Hoa Kỳ không có hành động theo lời nói thì sẽ đánh mất lòng tin các nước nhỏ ở Châu Á và như thế sẽ khó thực hiện thành công chính sách định vị.
Trung Quốc lợi dụng thời cơ Hoa Kỳ gặp vấn đề tại Châu Âu và Trung Đông cũng như Tổng thống Obama gặp khó khăn tại quốc nội. Trung Quốc ra tay trước theo một chiến lược đã có từ 60 năm.
Từ nay đến 2016, trước khi Hoa Kỳ có Tổng thống mới, có lẽ Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách hung hăng này….. »
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140626-ke-hoach-chiem-bien-dong-da-duoc-bac-kinh-tien-hanh-tu-60-nam-nay
Geen opmerkingen:
Een reactie posten