THỨ BA 17 THÁNG SÁU 2014
Bulgarie dừng dự án South Stream : biện pháp trừng phạt kinh tế Nga ?
Le tracé des gazoducs North Stream et South Stream.
(Carte : L. Mouaoued/RFI)
Le tracé des gazoducs North Stream et South Stream.
Bulgarie ngậm bồ hòn làm ngọt. Dưới áp lực của Bruxelles và Washington, Sofia tạm ngưng dự án xây dựng đoạn ống dẫn khí đốt South Stream- Nam hải lưu. Lệ thuộc vào khí đốt của Nga và lại là một quốc gia thuộc khối cộng sản Đông Âu cũ, Bulgarie đang bị giằng xé giữa Liên Hiệp Châu Âu và Nga.
Ngày 08/06/2014 thủ tuớng Bulgarie Plamen Orecharski thông báo đình chỉ dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt South Stream-Nam hải lưu, thể theo yêu cầu của Ủy ban châu Âu. Bruxelles viện lý do, Sofia không tôn trọng thủ tục gọi thầu của châu Âu khi chọn đối tác xây dựng. Trong tháng 5/2014, Bulgarie đã chọn tập đoàn Nga, Stroytransgaz để thực hiện đoạn đường dài 540 cây số đi ngang qua lãnh thổ quốc gia này.
Cộng thêm với cảnh cáo của Liên Hiệp Châu Âu là áp lực của Mỹ : trong chuyến viếng thăm Bulgarie một nhóm thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, đứng đầu là ông John McCain, cảnh cáo chính quyền Sofia : đây không phải là lúc để làm ăn với Nga. Stroytransgaz có tên trong số những tập đoàn Nga bị Hoa Kỳ trừng phạt kinh tế từ sau khi Matxcơva thôn tính vùng Crimée của Ukraina.
Dự án Nam hải lưu được chính thức khởi động vào tháng 12/2012 với mục đích là đưa khí đốt của Nga sang thị trường Tây Âu mà không phải đi ngang qua lãnh thổ Ukraina. Đây là một đường ống dẫn khí đốt 2380 km. Điểm khởi đầu là mỏ dầu Bregovaïa của Nga bên bờ Hắc hải. Đường ống đi xuyên qua lòng Biển Đen, nối liền Bregovaïa với cảng Varna của Bulgarie trước khi được chia thành hai nhánh. Nhánh thứ nhất hướng về phía Hy Lạp với điểm đến sau cùng là một thành phố ở miền Nam nước Ý. Nhánh thứ nhì hướng về nước Áo, xuyên qua các quốc gia như Serbia, Hungarie và Slovénia.
Chi phí của dự án ước tính lên tới 16,5 tỷ đô la. 50 % trong số đó do tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga đài thọ. Đối tác đầu tư quan trọng thứ nhì của Gazprom là tập đoàn dầu khí Ý ENI (20 %). 30 % còn lại do hai tập đoàn năng lượng của Đức và Pháp là Wintershall (15 %) và EDF (15 %). Các bên đề ra mục tiêu Nam hải lưu phải được hoàn tất vào cuối năm 2015 và bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu năm 2016. Mỗi năm, Nga giao cho các đối tác Tây Âu 63 tỷ mét khối khí đốt.
Từ thủ đô Sofia, thông tín viên đài RFI, Damian Vodenicharof trở lại với áp lực của Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đối với chính quyền Bulgarie :
« Đây là một chuyện dài nhiều tập với nhiều hồi gay cấn và bất ngờ. Sau khi đã bị Bruxelles và Washington phản đối, chính quyền Bulgarie thông báo đình chỉ dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt South Stream-Nam hải lưu. Thủ tướng Plamen Orecharski đã ban hành quyết định nói trên sau khi tiếp một phái đoàn Mỹ do thượng nghị sĩ John McCain dẫn đầu.
Trước đó, tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Sofia đã tỏ thái độ cứng rắn dọa trừng phạt các tập đoàn Bulgarie tham gia vào dự án Nam hải lưu, tương tự như các biện pháp trừng phạt nhắm vào tập đoàn dầu khí Stroytransgaz của Nga. Washington muốn trừng phạt các tập đoàn Nga sau khi Matxcơva thôn tính vùng Crimée của Ukraina.
Trước Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu cũng lên tiếng phản đối Sofia. Nhưng chính quyền Bulgarie vẫn làm ngơ và tiếp tục cấp giấy phép cho tập các đoàn dầu khí của Nga xây dựng đường ống South Stream, đoạn đi ngang qua lãnh thổ nước này. Về mặt chính thức, Liên Hiệp Châu Âu chỉ trích Bulgarie không tôn trọng luật chung của Liên Hiệp trong việc chỉ định tập đoàn xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nam hải lưu.
Trên nguyên tắc South Stream phải hoàn tất trước cuối năm 2015. Đây là một dự án cho phép đưa khí đốt của Nga ra thị trường đông và Tây Âu mà không phải đi qua lãnh thổ Ukraina. Dự án này đã được chào đời sau khủng hoảng khí đốt giữa Nga với Ukraina năm 2009. Mùa đông năm đó, nhiều khách hàng của Nga đã không được cung cấp khí đốt đúng thời hạn.
50 % vốn của Nam hải lưu thuộc về tập đoàn khí đốt của Nga, Gazprom. 20 % thuộc về tập đoàn năng lượng ENI của Ý. 30 % còn lại chia đều cho Wintershall Holding của Đức và EDF của Pháp ».
Nga tố cáo ý đồ của Âu, Mỹ
Ngay sau khi chính quyền Bulgarie thông báo tạm dừng dự án Nam hải lưu, đình chỉ hợp tác với tập đoàn xây dựng trong ngành dầu khí của Nga là Stroytransgaz, bộ Năng lượng Nga lập tức lên tiếng chỉ trích Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu dùng đòn kinh tế để trừng phạt Matxcơva. Nga cho rằng Liên Hiệp Châu Âu và Mỹ tìm cách giữ Ukraina như một địa điểm chiến lược trên bàn cờ năng lượng của Nga. Qua đó buộc Nga phải thương lượng với Ukraina.
Mặt khác, vẫn theo các tờ báo của Nga, các là lãnh đạo mới ở Ukraina cũng đã tạo áp lực để phái hoại dự án Nam hải lưu. Đơn giản là vì Ukraina đang chuẩn bị tái cơ cấu tập đoàn dầu khí số 1 của mình là Naftogaz.
Chính xác hơn là mở cửa mời Âu Mỹ đầu tư vào lĩnh vực năng lượng. Đi xa hơn nữa hãng thông tấn Nga RIA tiết lộ, Ukraina đang muốn đặt hệ thống các đường ống dẫn khí đốt của mình trong tay các hãng dầu khí của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu. Hiện tại thì các tên tuổi như Shell, Chevron, ExxonMobil đã dàn sẵn quân và chỉ còn chờ tín hiệu từ phía Kiev để tung vốn đầu tư ồ ạt vào ngành năng lượng của Ukraina. Nói cách khách, Kiev sẽ không có lợi ích gì, để dự án South Stream được thuận buồm xuôi gió.
Về mặt chính thức, tổng thống Putin tố cáo Bruxelles « thọc gậy bánh xe » và trong trường hợp đó, Matxcơva nghiên cứu một số « giải pháp khác ». Một trong những phương án hướng tới là chuyển hướng đường ống dẫn khí đốt South Stream qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ. Liên bang Nga cho hay đã có được sự đồng thuận của chính quyền Ankara.
Về phần các phương tiện truyền thông Matxcơva tìm cách giảm thiểu tầm mức nghiêm trọng của vụ việc và tin là Sofia sẽ xét lại quyết định này. Nhiều tờ báo Nga cảnh cáo Bulgarie rằng, chính nước này sẽ bị thiệt hại hơn ai hết nếu như đường ống Nam hải lưu chậm đi vào hoạt động hay dự án bất thành.
Bulgarie bị giằng co giữa Châu Âu và Nga
Trở lại với câu hỏi Liên Hiệp Châu Âu đã gây áp lực như thế nào với chính quyền Bulgarie : Năm 2013 khi Nga đàm phán với các quốc gia liên quan về dự án xây đường ống dẫn khí đốt Nam hải lưu, đó là những cuộc đàm phán tay đôi, cho dù hầu hết các bên liên quan –ngoại trừ Serbia- đều là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu. Trên cơ sở đó, Ủy ban châu Âu cho rằng, các thỏa thuận song phương đạt được với Nga không tuân thủ những quy định chung của Liên Hiệp Châu Âu.
Cụ thể hơn, cuối tháng 5/2014 Sofia đã mời một tập đoàn của Nga là Stroytransgaz đứng liên doanh với 5 tập đoàn Bulgarie để xây dựng đoạn đường ống dẫn khí đốt 540 km của South Stream đi ngang qua lãnh thổ Bulgarie. Bên cạnh đó Sofia còn hứa sẽ dành cho Gazprom một chính sách thuế khóa ưu đãi. Sau cùng không tham khảo ý kiến các nước trong Liên Hiệp Châu Âu, Bulgarie tự ý để cho Gazprom toàn quyền ấn định giá cả bán khí đốt Sofia. Điều đó có nghĩa là là sau này Gazprom sẽ áp đặt giá cả với các đối tác khác trong Liên Hiệp Châu Âu trên cơ sở giá khí đốt bán cho Bulgarie.
Có một thực tế không thể chối cãi : Bulgarie tuy là một thành viên trong đại gia đình châu Âu nhưng đồng thời là một nước bạn truyền thống lâu đời của Nga. Nga đã từng đem quân giải phóng Bulgarie vào năm 1878, đưa quốc gia này thoát khỏi ách đô hộ của đế chế Ottoman. Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh Bulgarie từng là đồng minh trung thành nhất của nước Liên Xô cộng sản và đảng Xã hội Bulgarie ngày nay là hậu thân của đảng Cộng sản cũ.
Về phương diện kinh tế thì Bulgarie lệ thuộc gần như 100 % vào năng lượng Nga. Nói cách khác, dự án Nam hải lưu càng sớm đi vào hoạt động chừng nào, càng tốt cho Sofia chừng nấy, bởi đây là phương tiện làm giảm bớt áp lực về dầu khí đối với Bulgarie. Quốc gia này hiện chỉ có một nhà máy điện nguyên tử duy nhất mà toàn bộ nhà máy đó là do Nga xây dựng. Ngoài năng lượng, hai lĩnh vực khác trong cơ cấu kinh tế của Bulgarie lệ thuộc nhiều vào vốn đầu tư của Nga là ngành du lịch và địa ốc.
Đối với châu Âu, Bulgarie hiện là nước nghèo nhất trong số 28 thành viên Liên Hiệp và do vậy nhận được viện trợ nhiều nhất của Bruxelles. 65 % đầu tư nước ngoài vào quốc gia này đến từ Liên Hiệp Châu Âu và 62 % trao đổi mậu dịch của Bulgarie là giữa Sofia với 27 thành viên còn lại trong Liên Hiệp. Lại cũng Bulgarie chịu tác động nghiêm trọng nhất trong cuộc đọ sức xuất phát từ khủng hoảng Ukraina giữa Liên Hiệp Châu Âu với Nga khi mà Bruxelles và Matxcơva cùng coi khí đốt là một loại vũ khí hay một phương tiện để trừng phạt.
Gần một nửa dư luận Bulgarie phản đối mọi biện pháp trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây nhắm vào Liên bang Nga.
Từ gần một chục năm qua, và nhất là kể từ sau « chiến tranh giá cả » khí đốt giữa Nga với Ukraina hồi mùa đông năm 2009, cả Matxcơva lẫn Bruxelles đều tìm cách đa dạng hóa các nguồn cung cấp khí đốt.
Dự án đường ống Nam hải lưu là một trong những giải pháp. Đối với tập đoàn Gazprom South Stream vừa là phương tiện để đưa khí đốt của Nga đến tay những khách hàng đáng tin cậy là Tây Âu, vừa cho phép Nga đa dạng hóa các hệ thống phân phối, không bị lệ thuộc quá nhiều vào một đường ống dẫn khí, không bị lệ thuộc vào hệ thống đường ống dẫn khí đốt đi qua lãnh thổ Ukraina.
Với khủng hoảng Ukraina rồi việc Matxcơva sáp nhập vùng Crimée, dẫn tới việc Tây phương trừng phạt kinh tế Liên bang Nga, Ukraina một một lần nữa vẫn là rào cản để Nga đưa khí đốt của mình sang Tây Âu.
Riêng đối với dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nam hải lưu câu hỏi đặt ra với Liên Hiệp Châu Âu là liệu rằng Bruxelles sẽ có đặt những tính toán mang tính địa chính trị lên trên các quyền lợi thuần túy kinh tế hay không.
Ba đối tác châu Âu quan trọng tham gia dự án South Stream là ENI của Ý, EDF của Pháp và Wintershall của Đức. Hơn thế nữa năm ngoái Nga sản xuất 476 tỷ rưỡi mét khối khí đốt, 167 tỷ mét khối trong số đó được dành để bán sang Châu Âu –không kể Thổ Nhĩ Kỳ và các nước thuộc Cộng đồng kinh tế độc lập - và 50 % khí đốt bán cho Liên Hiệp Châu Âu phải chung chuyển qua lãnh thổ Ukraina. Nói cách khác, Bruxelles không dễ dàng dùng khí đốt để mặc cả với Matxcơva về bất cứ hồ sơ nào !
Cộng thêm với cảnh cáo của Liên Hiệp Châu Âu là áp lực của Mỹ : trong chuyến viếng thăm Bulgarie một nhóm thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, đứng đầu là ông John McCain, cảnh cáo chính quyền Sofia : đây không phải là lúc để làm ăn với Nga. Stroytransgaz có tên trong số những tập đoàn Nga bị Hoa Kỳ trừng phạt kinh tế từ sau khi Matxcơva thôn tính vùng Crimée của Ukraina.
Dự án Nam hải lưu được chính thức khởi động vào tháng 12/2012 với mục đích là đưa khí đốt của Nga sang thị trường Tây Âu mà không phải đi ngang qua lãnh thổ Ukraina. Đây là một đường ống dẫn khí đốt 2380 km. Điểm khởi đầu là mỏ dầu Bregovaïa của Nga bên bờ Hắc hải. Đường ống đi xuyên qua lòng Biển Đen, nối liền Bregovaïa với cảng Varna của Bulgarie trước khi được chia thành hai nhánh. Nhánh thứ nhất hướng về phía Hy Lạp với điểm đến sau cùng là một thành phố ở miền Nam nước Ý. Nhánh thứ nhì hướng về nước Áo, xuyên qua các quốc gia như Serbia, Hungarie và Slovénia.
Chi phí của dự án ước tính lên tới 16,5 tỷ đô la. 50 % trong số đó do tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga đài thọ. Đối tác đầu tư quan trọng thứ nhì của Gazprom là tập đoàn dầu khí Ý ENI (20 %). 30 % còn lại do hai tập đoàn năng lượng của Đức và Pháp là Wintershall (15 %) và EDF (15 %). Các bên đề ra mục tiêu Nam hải lưu phải được hoàn tất vào cuối năm 2015 và bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu năm 2016. Mỗi năm, Nga giao cho các đối tác Tây Âu 63 tỷ mét khối khí đốt.
Từ thủ đô Sofia, thông tín viên đài RFI, Damian Vodenicharof trở lại với áp lực của Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đối với chính quyền Bulgarie :
« Đây là một chuyện dài nhiều tập với nhiều hồi gay cấn và bất ngờ. Sau khi đã bị Bruxelles và Washington phản đối, chính quyền Bulgarie thông báo đình chỉ dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt South Stream-Nam hải lưu. Thủ tướng Plamen Orecharski đã ban hành quyết định nói trên sau khi tiếp một phái đoàn Mỹ do thượng nghị sĩ John McCain dẫn đầu.
Trước đó, tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Sofia đã tỏ thái độ cứng rắn dọa trừng phạt các tập đoàn Bulgarie tham gia vào dự án Nam hải lưu, tương tự như các biện pháp trừng phạt nhắm vào tập đoàn dầu khí Stroytransgaz của Nga. Washington muốn trừng phạt các tập đoàn Nga sau khi Matxcơva thôn tính vùng Crimée của Ukraina.
Trước Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu cũng lên tiếng phản đối Sofia. Nhưng chính quyền Bulgarie vẫn làm ngơ và tiếp tục cấp giấy phép cho tập các đoàn dầu khí của Nga xây dựng đường ống South Stream, đoạn đi ngang qua lãnh thổ nước này. Về mặt chính thức, Liên Hiệp Châu Âu chỉ trích Bulgarie không tôn trọng luật chung của Liên Hiệp trong việc chỉ định tập đoàn xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nam hải lưu.
Trên nguyên tắc South Stream phải hoàn tất trước cuối năm 2015. Đây là một dự án cho phép đưa khí đốt của Nga ra thị trường đông và Tây Âu mà không phải đi qua lãnh thổ Ukraina. Dự án này đã được chào đời sau khủng hoảng khí đốt giữa Nga với Ukraina năm 2009. Mùa đông năm đó, nhiều khách hàng của Nga đã không được cung cấp khí đốt đúng thời hạn.
50 % vốn của Nam hải lưu thuộc về tập đoàn khí đốt của Nga, Gazprom. 20 % thuộc về tập đoàn năng lượng ENI của Ý. 30 % còn lại chia đều cho Wintershall Holding của Đức và EDF của Pháp ».
|
Ngay sau khi chính quyền Bulgarie thông báo tạm dừng dự án Nam hải lưu, đình chỉ hợp tác với tập đoàn xây dựng trong ngành dầu khí của Nga là Stroytransgaz, bộ Năng lượng Nga lập tức lên tiếng chỉ trích Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu dùng đòn kinh tế để trừng phạt Matxcơva. Nga cho rằng Liên Hiệp Châu Âu và Mỹ tìm cách giữ Ukraina như một địa điểm chiến lược trên bàn cờ năng lượng của Nga. Qua đó buộc Nga phải thương lượng với Ukraina.
Mặt khác, vẫn theo các tờ báo của Nga, các là lãnh đạo mới ở Ukraina cũng đã tạo áp lực để phái hoại dự án Nam hải lưu. Đơn giản là vì Ukraina đang chuẩn bị tái cơ cấu tập đoàn dầu khí số 1 của mình là Naftogaz.
Chính xác hơn là mở cửa mời Âu Mỹ đầu tư vào lĩnh vực năng lượng. Đi xa hơn nữa hãng thông tấn Nga RIA tiết lộ, Ukraina đang muốn đặt hệ thống các đường ống dẫn khí đốt của mình trong tay các hãng dầu khí của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu. Hiện tại thì các tên tuổi như Shell, Chevron, ExxonMobil đã dàn sẵn quân và chỉ còn chờ tín hiệu từ phía Kiev để tung vốn đầu tư ồ ạt vào ngành năng lượng của Ukraina. Nói cách khách, Kiev sẽ không có lợi ích gì, để dự án South Stream được thuận buồm xuôi gió.
Về mặt chính thức, tổng thống Putin tố cáo Bruxelles « thọc gậy bánh xe » và trong trường hợp đó, Matxcơva nghiên cứu một số « giải pháp khác ». Một trong những phương án hướng tới là chuyển hướng đường ống dẫn khí đốt South Stream qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ. Liên bang Nga cho hay đã có được sự đồng thuận của chính quyền Ankara.
Về phần các phương tiện truyền thông Matxcơva tìm cách giảm thiểu tầm mức nghiêm trọng của vụ việc và tin là Sofia sẽ xét lại quyết định này. Nhiều tờ báo Nga cảnh cáo Bulgarie rằng, chính nước này sẽ bị thiệt hại hơn ai hết nếu như đường ống Nam hải lưu chậm đi vào hoạt động hay dự án bất thành.
Bulgarie bị giằng co giữa Châu Âu và Nga
Trở lại với câu hỏi Liên Hiệp Châu Âu đã gây áp lực như thế nào với chính quyền Bulgarie : Năm 2013 khi Nga đàm phán với các quốc gia liên quan về dự án xây đường ống dẫn khí đốt Nam hải lưu, đó là những cuộc đàm phán tay đôi, cho dù hầu hết các bên liên quan –ngoại trừ Serbia- đều là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu. Trên cơ sở đó, Ủy ban châu Âu cho rằng, các thỏa thuận song phương đạt được với Nga không tuân thủ những quy định chung của Liên Hiệp Châu Âu.
Cụ thể hơn, cuối tháng 5/2014 Sofia đã mời một tập đoàn của Nga là Stroytransgaz đứng liên doanh với 5 tập đoàn Bulgarie để xây dựng đoạn đường ống dẫn khí đốt 540 km của South Stream đi ngang qua lãnh thổ Bulgarie. Bên cạnh đó Sofia còn hứa sẽ dành cho Gazprom một chính sách thuế khóa ưu đãi. Sau cùng không tham khảo ý kiến các nước trong Liên Hiệp Châu Âu, Bulgarie tự ý để cho Gazprom toàn quyền ấn định giá cả bán khí đốt Sofia. Điều đó có nghĩa là là sau này Gazprom sẽ áp đặt giá cả với các đối tác khác trong Liên Hiệp Châu Âu trên cơ sở giá khí đốt bán cho Bulgarie.
Có một thực tế không thể chối cãi : Bulgarie tuy là một thành viên trong đại gia đình châu Âu nhưng đồng thời là một nước bạn truyền thống lâu đời của Nga. Nga đã từng đem quân giải phóng Bulgarie vào năm 1878, đưa quốc gia này thoát khỏi ách đô hộ của đế chế Ottoman. Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh Bulgarie từng là đồng minh trung thành nhất của nước Liên Xô cộng sản và đảng Xã hội Bulgarie ngày nay là hậu thân của đảng Cộng sản cũ.
Về phương diện kinh tế thì Bulgarie lệ thuộc gần như 100 % vào năng lượng Nga. Nói cách khác, dự án Nam hải lưu càng sớm đi vào hoạt động chừng nào, càng tốt cho Sofia chừng nấy, bởi đây là phương tiện làm giảm bớt áp lực về dầu khí đối với Bulgarie. Quốc gia này hiện chỉ có một nhà máy điện nguyên tử duy nhất mà toàn bộ nhà máy đó là do Nga xây dựng. Ngoài năng lượng, hai lĩnh vực khác trong cơ cấu kinh tế của Bulgarie lệ thuộc nhiều vào vốn đầu tư của Nga là ngành du lịch và địa ốc.
Đối với châu Âu, Bulgarie hiện là nước nghèo nhất trong số 28 thành viên Liên Hiệp và do vậy nhận được viện trợ nhiều nhất của Bruxelles. 65 % đầu tư nước ngoài vào quốc gia này đến từ Liên Hiệp Châu Âu và 62 % trao đổi mậu dịch của Bulgarie là giữa Sofia với 27 thành viên còn lại trong Liên Hiệp. Lại cũng Bulgarie chịu tác động nghiêm trọng nhất trong cuộc đọ sức xuất phát từ khủng hoảng Ukraina giữa Liên Hiệp Châu Âu với Nga khi mà Bruxelles và Matxcơva cùng coi khí đốt là một loại vũ khí hay một phương tiện để trừng phạt.
Gần một nửa dư luận Bulgarie phản đối mọi biện pháp trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây nhắm vào Liên bang Nga.
Từ gần một chục năm qua, và nhất là kể từ sau « chiến tranh giá cả » khí đốt giữa Nga với Ukraina hồi mùa đông năm 2009, cả Matxcơva lẫn Bruxelles đều tìm cách đa dạng hóa các nguồn cung cấp khí đốt.
Dự án đường ống Nam hải lưu là một trong những giải pháp. Đối với tập đoàn Gazprom South Stream vừa là phương tiện để đưa khí đốt của Nga đến tay những khách hàng đáng tin cậy là Tây Âu, vừa cho phép Nga đa dạng hóa các hệ thống phân phối, không bị lệ thuộc quá nhiều vào một đường ống dẫn khí, không bị lệ thuộc vào hệ thống đường ống dẫn khí đốt đi qua lãnh thổ Ukraina.
Với khủng hoảng Ukraina rồi việc Matxcơva sáp nhập vùng Crimée, dẫn tới việc Tây phương trừng phạt kinh tế Liên bang Nga, Ukraina một một lần nữa vẫn là rào cản để Nga đưa khí đốt của mình sang Tây Âu.
Riêng đối với dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nam hải lưu câu hỏi đặt ra với Liên Hiệp Châu Âu là liệu rằng Bruxelles sẽ có đặt những tính toán mang tính địa chính trị lên trên các quyền lợi thuần túy kinh tế hay không.
Ba đối tác châu Âu quan trọng tham gia dự án South Stream là ENI của Ý, EDF của Pháp và Wintershall của Đức. Hơn thế nữa năm ngoái Nga sản xuất 476 tỷ rưỡi mét khối khí đốt, 167 tỷ mét khối trong số đó được dành để bán sang Châu Âu –không kể Thổ Nhĩ Kỳ và các nước thuộc Cộng đồng kinh tế độc lập - và 50 % khí đốt bán cho Liên Hiệp Châu Âu phải chung chuyển qua lãnh thổ Ukraina. Nói cách khác, Bruxelles không dễ dàng dùng khí đốt để mặc cả với Matxcơva về bất cứ hồ sơ nào !
http://www.viet.rfi.fr/kinh-te/20140617-bulgarie-dung-du-an-south-stream-bien-phap-trung-phat-kinh-te-nga
Geen opmerkingen:
Een reactie posten